Đỉnh fansipan còn có tên gọi là gì

Để chuẩn bị cho chuyến đi, ngoài việc đợi một ngày thời tiết thuận lợi, cả tháng trước đó tôi mướt mồ hôi tập chạy. Chạy và chạy.

Theo lời khuyên của ông Trần Ngọc Lâm [người dẫn đường cho tôi  - nhân vật từng giúp Sa Pa mở đường lên đỉnh Phanxipăng và từng sống một mình 3 tháng để chữa ung thư trên cổng trời cao ngất ấy], mỗi ngày tôi phải chạy 15 phút trở lên, chỉ chạy bằng mười đầu ngón chân, như lối các võ sĩ Tàu luyện khinh công, nhằm tránh cảm giác “đôi bàn chân như muốn gẫy lìa ra” khi tiếp cận các dốc đứng trên triền núi.

 

 Nhà báo Lê Hồng Quân trên "nóc nhà" Đông Dương.

Trước khi khoác lên vai chiếc ba lô trĩu nặng túi ngủ, áo rét, lương khô cùng một ít đồ uống bằng thảo dược, tôi vẫn khá mơ hồ về Phanxipăng.

Những góp nhặt từ sách giáo khoa môn địa lý chỉ cho tôi vài con số, rằng, nước ta có 3/4 diện tích đất đai là đồi núi và cao nguyên, trong đó, chiếm đến 85% là đồi núi thấp, núi có độ cao trên 2.000 m chỉ có 1%. Các ngọn núi như Bạch Mộc Lương Tử [2.998 m], Phu Luông [2.985 m], Pu Lai Leng [2.711m]... đều rất hùng vĩ, nhưng vượt qua ngưỡng cao 3.000 m thì cả nước ta chỉ vẻn vẹn có... 3 ngọn và Phanxipăng là đỉnh cao nhất của ba đỉnh cao đó.

 

 Một bức tranh thủy mặc

Phanxipăng là khối hoa cương đột khởi từ dãy Hoàng Liên Sơn, với chiều cao 3.143m là ngọn núi cao nhất của cả ba nước Đông Dương. Đó là xét một cách thuần túy theo chiều cao hình học, so với mực nước biển. Nếu xét theo “chiều cao” của đời sống văn hóa, tâm linh thì dân gian luôn cho rằng: Nhất cao là núi Tản Viên/ Nhất xanh là sắc thần tiên Ba Vì..., vì núi thiêng Tản Viên [1.287 m] là nơi tụ linh khí của nước Nam, nơi thần tiên ở; còn danh sơn Yên Tử [1.068 m], nơi khởi phát của Thiền phái Trúc Lâm, luôn được coi là nơi giao hòa của trời đất. Người Trung Quốc cũng coi núi Thái Sơn, nơi các triều đại phong kiến đặt đàn tế trời đất là cao nhất, chứ không phải độ cao vô địch thiên hạ 8.848 m của đỉnh Everest.

Không hiểu ngày trước, lên Phanxipăng, Nguyễn Tuân có thấy chiếc chóp nào khác không, khi ông cho rằng, Phanxipăng cao 3.142 m.

Theo hồi ức của nhà văn Tô Hoài, vào năm 1964, đôi đầu gối lão luyện giang hồ của Nguyễn Tuân đã chinh phục đỉnh Phanxipăng, khi đi theo một đoàn cán bộ nghề rừng.

Thư gửi cho Tô Hoài, Nguyễn Tuân viết: “Hoài. Mình leo Hoàng Liên Sơn cả lên cả xuống mất 5 ngày. Người đang mệt và đau gối rất đau. Mình ở trên đỉnh cao nhất, được thấy hoa Đỗ Quyên nở rất đẹp. Đỗ Quyên màu hồng điều, cánh sen vàng nở giữa rừng trúc phất trần. Trong đời mình, trong mọi mùa xuân, mình chưa bao giờ thấy mây và hoa nhiều đến thế. Lên đây lạnh, mưa gió như bão, túi luôn phải có chai rượu mạnh để chống khí núi. Hết 2/3 lạng cao hổ cốt rồi. Nguyễn Tuân”..

Ngọn cao thứ hai là Phu Ta Leng [3.096m] cũng nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn, ở phía Tây Bắc đỉnh Phanxipăng. Đỉnh núi này dường như không có lối lên, cực kỳ hoang vu, hiểm trở, từ lâu vắng dấu chân người [nhưng không hiểu vì sao và tự bao giờ mà chót vót đỉnh núi lại có một bàn cờ tướng rất lớn vạch sâu trên đá đầy rêu phong cổ kính]. Cao thứ ba là ngọn Pu Si Lung [3.076m] nằm ở Tây Bắc tỉnh Lai Châu, giữa sông Đà và sông Nậm Na, sát biên giới Việt - Trung.

Có nhiều cách giải thích về tên gọi của Phanxipăng, nhưng dường như đây vẫn là một bí mật chưa hoàn toàn được khám phá. Cách hiểu phổ biến nhất vẫn lưu truyền đến nay là dựa theo trang web của địa phương: Tên của Phanxipăng được gọi theo hình dáng của núi, do đọc trại đi từ chữ “Hủa xi pan”, theo tiếng Quan thoại nghĩa là “tảng đá khổng lồ chênh vênh”. Các tài liệu khác cơ bản đều trích dẫn nguyên từ nguồn này và không bình luận gì thêm, nên điều này nghiễm nhiên được thừa nhận [!].

 Hoa đỗ quyên bên đường

Mãi gần đây, năm 2005, mới có người rụt rè đưa ra ý kiến: Phanxipăng theo tiếng Mông nghĩa là “Núi Đỗ quyên”, vì núi này là xứ sở của hoa đỗ quyên, có tới 4 chi và hàng chục loài, quanh năm khoe sắc nhưng thường nở bạt ngàn vào mùa xuân. Điều này không hẳn đã vô lý, vì dãy Hoàng Liên Sơn, nền tảng của Phanxipăng, chẳng phải đã được đặt theo tên một loài cây thuốc đặc hữu của núi là Hoàng Liên đó sao?

Trong những ngày lang thang trên đỉnh Phanxipăng, người đồng hành của tôi lại quả quyết với cách lý giải khác, chưa từng thấy công bố chính thức ở tài liệu nào.

Dẫn lời những khách du lịch người Pháp từng là lính viễn chinh đồn trú ở Sa Pa những năm đầu thế kỷ trước, ông Trần Ngọc Lâm cho rằng: Phanxipăng thực chất là “Phan Văn Sơn”,  tên một viên quan địa lý của nhà Nguyễn, năm 1905 đã cùng người Pháp đi vẽ bản đồ, phân định biên giới nước ta với nhà Thanh [Trung Quốc].

 

 Hoa phong lan nở bạt ngàn bên đường

Phan Văn Sơn dẫn đầu một đoàn dân phu leo lên tận đỉnh núi, dùng máy móc, kỹ thuật của người Pháp đo độ cao Phanxipăng và hầu khắp các núi cao trên 2.000 m của Hoàng Liên Sơn. Người Pháp tôn trọng dấu chân đầu tiên của ông nên gọi đỉnh núi cao nhất dãy Hoàng Liên Sơn là Phan Văn Sơn. Do cách phát âm tiếng Pháp của người Mông, người Dao, người Kinh không chuẩn, lâu dần “Phan Văn Sơn” trại đi mà thành “Phan Xi Pan” hay “Phanxipăng” như ngày nay. Cũng với cách hiểu đó, Sa Pa là do đọc trại đi từ “De Chapa”, tên viên đại úy Pháp đã chiếm được vùng đất này hồi đầu thế kỷ trước.

Chúng tôi đi theo con đường từ sát đỉnh đèo núi Xẻ như đại đa số khách du lịch khác. Con đường này do ông Lâm có công khôi phục từ con đường bị lãng quên từ thời Pháp thuộc, “chỉ” hơn 12 km đồi núi, ngắn và thuận tiện hơn nhiều so với những con đường còn lại. Trong sương mù và sau các ngọn núi lớn, Phanxipăng lúc ẩn lúc hiện, như thách thức, như chào gọi, thôi thúc bước chân khám phá.

 

 Bậc tam cấp bằng các rễ cây cổ thụ

Miệt mài bước trên lối mòn mà chỉ mới dăm bảy năm trước đây còn chưa ai nhớ đến, nay đã thành con đường nhỏ, lại có các biển chỉ dẫn khiến du khách không thể lạc lối. Khi mở con đường này, ông Lâm từng phải ăn rau dại cả tuần vì hết gạo. Có lẽ do đã quá nhiều năm lủi thủi một mình trong thâm sơn cùng cốc, ông Lâm đặc biệt cẩn thận, lo lắng... cho tôi.

Đề phòng chúng tôi có thể lạc nhau giữa rừng, ông dặn: “Nhìn các ngọn trúc kìa, chúng đều ngả hết về hướng Đông đón ánh mặt trời, là hướng về Sa Pa đó. Lạc sang hướng Lai Châu thì toàn rừng nguyên sinh cả, cây cối chằng chịt không có lối đi đâu”. Ông Lâm còn chỉ cho tôi nhiều loại hoa, quả, lá cây và dây leo có thể ăn, uống được, thứ rôn rốt chua, thứ thơm phức ngọt ngào, thứ giòn tan mát dịu..., “phòng khi đã ăn hết lương khô mà vẫn chưa tìm được lối về”.

Kỳ sau: Sống nương dưới bóng đại hùng sơn

Lê Hồng Quân

kimvan

Fansipan [còn được viết là Phan Si Păng hay Phan Xi Păng] là ngọn núi cao nhất Việt Nam và cũng là cao nhất trong ba nước Đông Dương nên được mệnh danh là "Nóc nhà Đông Dương" thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn. Về mặt hành chính, núi nằm trên địa giới huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu và thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai thuộc vùng Tây Bắc Bộ, cách trung tâm thị xã Sa Pa khoảng 9km về phía tây nam. Chiều cao của đỉnh núi đo đạc vào năm 1909 là 3.143m, tuy vậy theo số liệu mới nhất của Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam đưa ra vào cuối tháng 6 năm 2019, đỉnh núi cao 3.147,3m.[1]

Nguồn gốc cái tên Fansipan chưa rõ ràng. Nhiều trang mạng cho hay một tên khác của đỉnh Fansipan là Hủa Xi Pan [nhiều nguồn khẳng định tên gọi này gốc Quan thoại], tức "phiến đá khổng lồ chênh vênh".[2][3] Có giả thuyết khác cho rằng cái tên này là tên tiếng H'mông, giải nghĩa là núi Đỗ quyên vì sự phổ biến của cây đỗ quyên và các loài thực vật thuộc chi Rhododendron trên núi.[3]

Cũng có ý kiến cho rằng cái tên này là lối đọc trại của Phan Văn Sơn, tên một viên quan địa lý nhà Nguyễn, năm 1905 cùng người Pháp đi vẽ bản đồ, phân định biên giới Việt Nam với nhà Thanh.[3]

Fansipan là ngọn núi cao nhất trong dãy núi Hoàng Liên Sơn, nằm ở biên giới tỉnh Lào Cai và tỉnh Lai Châu với đỉnh nằm ở phía Lào Cai. Núi này là một phần của vườn quốc gia Hoàng Liên. Nó có địa hình nổi bật với chiều cao 1.613m, đứng thứ 6 ở Việt Nam.

Fansipan được hình thành vào thời khoảng giáp ranh của hai kỷ Permi và Tam Điệp của Đại Cổ sinh [Paleozoi] và Đại Trung sinh [Mesozoi] cách nay 260-250 triệu năm.[4] Dãy núi Himalaya, kể từ Đại Trung sinh muộn, đã nâng cao thêm đỉnh Fansipan và dãy Hoàng Liên Sơn, và tạo ra đứt gãy sông Hồng về phía đông.

 

Bia đá đánh dấu vị trí cao nhất của Fansipan

Bia đá đáng kim tự tháp kim loại ban đầu được các kỹ sư Liên Xô đến từ Hòa Bình chế tạo và lắp đặt tại đây vào năm 1985. Chuyến thám hiểm leo núi nghiệp dư này là chuyến đầu tiên kể từ cuối thời kỳ thuộc địa và chính thức diễn ra vào dịp kỷ niệm 40 năm Ngày Chiến thắng của Liên bang Xô Viết trước Phát xít Đức.

 

Biển chỉ dẫn đường lên đỉnh Fansipan ở vị trí Trạm Tôn

Hệ thực vật ở Fansipan khá phong phú. Có tới 1.680 loại cây chia làm 679 chi thuộc 7 nhóm. Có một số loại thuộc nhóm quý hiếm. Dưới chân núi là những cây gạo, mít, cơi với mật độ khá dày tạo nên những địa danh Cốc Lếu [Cốc Gạo], Cốc San [Cốc Mít], vân vân. Từ đây đến độ cao 700m là vành đai nhiệt đới có những vạt rừng nguyên sinh rậm rạp, dây leo chằng chịt. Từ 700m trở lên là tầng cây hạt trần như pơmu, có những cây ba, bốn người ôm không xuể, cao 50-60m, tuổi đời tới vài trăm năm. Từ độ cao 2.800m, phủ kín mặt đất là trúc lùn, những bụi trúc thấp khoảng 25-30cm, cả thân cây trơ trụi, phần ngọn có một chút lá phất phơ, nên loài trúc này được gọi là trúc phất trần. Xen kẽ là một số cây thuộc các họ như cói, hoa hồng, hoàng liên.

  • Sa Pa
  • Danh sách các núi cao nhất thế giới
  • Danh sách điểm cực trị của Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề