Đỗ bá tỵ là ai

Người nổi tiếng> Chính trị gia> Đỗ Bá Tỵ

Chính trị gia Đỗ Bá Tỵ là ai? Đỗ Bá Tỵ là một nhà chính trị cấp cao của Nhà nước Việt Nam, ông được biết đến là một Đại tướng- tướng lĩnh cấp cao của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Hiện nay, ông đang giữ chức Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách quốc phòng - an ninh, đồng thời là Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam. Bên cạnh đó, ông còn là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa X, XI, XII; Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Việt Nam.


Đỗ Bá Tỵ quê ở xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội; từ năm 1972 ông bắt đầu nhập ngũ vào quân đội sau đó từ năm 1985 đến năm 1988, ông trải qua nhiều chức vụ khác nhau Trung đoàn trưởng Trung đoàn 92, sau đó là sư đoàn 355 rồi Quân đoàn 29, Quân khu 2 mang quân hàm Thiếu tá. Một thời gian sau ông được cử đi học tại Học viện lục quân sau đó năm 1992 ông tiếp tục đi học tại Học viện Quốc phòng tốt nghiệp Đào tạo Chỉ huy Tham mưu Cao cấp Binh chủng hợp thành khóa 12 vào năm 1994.
Sau khi học xong, ông trở lại công tác tại Quân khu 2 và lần lượt giữ các chức vụ Sư đoàn phó, Sư đoàn trưởng, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Thọ, Tham mưu phó Quân khu 2.Đến năm 2001, ông là Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 2 mang quân hàm Thiếu tướng. Sau đó, vào năm 2006, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X và giữ chức Tư lệnh Quân khu 2 thăng quân hàm lên Trung tướng từ ngày 7 tháng 2 năm 2007.Tháng 10 năm 2010, ông giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng sau đó đến tháng 12 ông được Chủ tịch nước bổ nhiệm làm Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Tháng 1 năm 2011, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI và được bầu vào Quốc hội Việt Nam khóa 13 của tỉnh Điện Biên vào tháng 5 năm 2011.

Đến ngày 5 tháng 12 năm 2011, ông được Chủ tịch nước phong lên làm quân hàm Thượng tướng và quân hàm Đại tướng vào ngày 5 tháng 10 năm 2015Tháng 1 năm 2016, ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII của Đảng Cộng sản Việt Nam mặc dù đã quá tuổi. Đến ngày 5 tháng 4 năm 2016, tại Kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII ông được bầu làm Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách quốc phòng - an ninh và thôi giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng vào ngày 27 tháng 4 năm 2016.

Các mối quan hệ thân thiết

Bạn gái/ vợ/ người yêu Chính trị gia Đỗ Bá Tỵ là ai?
Thông tin này hiện đang được cập nhật!

Chính trị gia Đỗ Bá Tỵ cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu? Chiều cao: đang cập nhậtCân nặng: đang cập nhật

Số đo 3 vòng: đang cập nhật

Chính trị gia Đỗ Bá Tỵ sinh năm bao nhiêu, bao nhiêu tuổi? Đỗ Bá Tỵ sinh ngày 1-12-1954 [68 tuổi].

Chính trị gia Đỗ Bá Tỵ sinh ở đâu, con giáp/ cung hoàng đạo gì?


Đỗ Bá Tỵ sinh ra tại Tỉnh Phú Thọ, nước Việt Nam. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Hà Nội, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung Nhân Mã, cầm tinh con [giáp] ngựa [Giáp Ngọ 1954]. Đỗ Bá Tỵ xếp hạng nổi tiếng thứ 78948 trên thế giới và thứ 1885 trong danh sách Chính trị gia nổi tiếng.

Người nổi tiếng theo ngày sinh:
12345678910111213141516171819202122232425262728293031 / 123456789101112 196219631964196519661967196819691970197119721973197419751976197719781979198019811982198319841985198619871988198919901991199219931994199519961997199819992000200120022003200420052006200720082009201020112012201320142015201620172018


Chân dung Phó chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ

Một hình ảnh chân dung khác về Thứ trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam Đỗ Bá Tỵ

Đỗ Bá Tỵ - Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam kiêm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam

Phó chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đón tiếp ngài Sakchai TANABOONCHAI trưởng đoàn nhóm Nghị sỹ hữu nghị Thái lan - Việt Nam

Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ thăm hỏi và tặng quà lực lượng bảo vệ mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.


Bình luận:

[Đề nghị sử dụng tiếng Việt có dấu]

Tên bạn:
Nội dung:

Các sự kiện năm 1954 và ngày 1-12

Các sự kiện thế giới vào năm sinh Đỗ Bá Tỵ

  • Nasser trở thành thủ tướng Ai Cập [tháng 17].
  • Hội nghị Geneva được triệu tập để mang lại hòa bình cho Việt Nam [tháng tư-tháng bảy]. Nước chia ở vĩ tuyến 17, trong khi chờ các cuộc bầu cử dân chủ.
  • Điện Biên Phủ, tiền đồn quân sự của Pháp ở Việt Nam, rơi xuống quân đội Việt Minh [tháng 7]. Bối cảnh: Chiến tranh Việt Nam
  • Tám quốc gia Đông Nam Á Hiệp ước Quốc phòng tập thể [thành lập SEATO] ký kết tại Manila [ngày 08 tháng 9].
  • Hiệp định Paris cấp Tây Đức chủ quyền và nhận vào NATO và phương Tây minh châu Âu [23 Tháng Mười, hiệu quả May, 1955]
  • Chiến tranh Algérie Độc lập chống Pháp bắt đầu [31 tháng 10].

Ngày sinh Đỗ Bá Tỵ [1-12] trong lịch sử

  • Ngày 1-12 năm 1824: Cuộc bầu cử tổng thống giữa John Q. Adams, Andrew Jackson, William Crawford, và Henry Clay đã được chuyển cho Hạ viện do thiếu một đa số cử tri bỏ phiếu.
  • Ngày 1-12 năm 1887: Sherlock Holmes Sir Arthur Conan Doyle xuất hiện lần đầu tiên trong in ấn trong câu chuyện "Chiếc nhẫn tình cờ."
  • Ngày 1-12 năm 1955: Rosa Parks bị bắt vì không chịu từ bỏ ghế xe buýt phía trước phần của mình để một người đàn ông da trắng ở Montgomery, Alabama.
  • Ngày 1-12 năm 1959: Mười hai quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ, đã ký một hiệp ước đặt ra một Nam Cực là một khoa học bảo tồn miễn phí từ hoạt động quân sự.
  • Ngày 1-12 năm 1997: Đại diện đến từ hơn 150 quốc gia tập trung tại một hội nghị thượng đỉnh toàn cầu ấm lên ở Kyoto, Nhật Bản, và trong quá trình mười ngày rèn một thỏa thuận để kiểm soát phát thải khí nhà kính. Tổng thống Bush của Hoa Kỳ kéo ra khỏi Nghị định thư Kyoto vào năm 2001.
  • Ngày 1-12 năm 1998: Exxon Mobil và đồng ý sáp nhập, tạo ra tập đoàn lớn nhất thế giới.
Hiển thị toàn bộ

Thông tin/ profile đầy đủ và mới nhất của Đỗ Bá Tỵ được nguoinoitieng.tv cập nhật liên tục. Các thông tin về Chính trị gia Đỗ Bá Tỵ có thể chưa đủ hoặc chưa chính xác và chỉ mang tính tham khảo, nếu bạn thấy thông tin là chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: .

Đỗ Bá Tỵ [sinh năm 1954] là đại tướng Quân đội nhân dân và chính khách người Việt Nam. Ông hiện là Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XIV phụ trách quốc phòng - an ninh, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội và là đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016–2021 thuộc đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Lào Cai. Ông từng là Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Thường trực Bộ Quốc phòng [2010–2016], hàm Đại tướng. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông giữ chức vụ Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII.1

Thân thế

Đỗ Bá Tỵ sinh ngày 1 tháng 12 năm 1954 tại xã Hùng Quan, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ

Quê quán: Xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.2

+ Giáo dục phổ thông: 10/10 [Bổ túc THPT]

 + Chuyên môn nghiệp vụ: Đại học - Chỉ huy tham mưu

 + Học hàm, học vị: Không

 + Lý luận chính trị: Cao cấp

 + Ngoại ngữ: Không

Binh nghiệp

Ngày vào Đảng: 31/03/1974

Ngày chính thức: 31/03/1975

Năm 1972, ông nhập ngũ vào Quân đội nhân dân Việt Nam.

5/1972 - 7/1973: Chiến sỹ thuộc Tiểu đoàn 9, Tiểu đoàn 4 - Trung đoàn 246

8/1973 - 5/1976: Tiểu đội trưởng, Trung đội trưởng thuộc Trung đoàn 28 - Sư đoàn 10 - Quân đoàn 3

6/1976 - 8/1979: Đại đội trưởng,Phó Tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn trưởng, Trợ lý Tác chiến, Phó Tham mưu trưởng thuộc Trung đoàn 28 - Sư đoàn 10 - Quân đoàn 3

9/1979 - 8/1982: Học viên Học viện Lục quân - Bộ Quốc phòng

9/1982 - 4/1983: Phó Trung đoàn trưởng - Tham mưu trưởng Trung đoàn 752 - Sư đoàn 355- Quân đoàn 29 - Binh đoàn Sông Thao - Quân khu 2 [đã giải thể]

5/1983 - 8/1987: Phó Trung đoàn trưởng - Tham mưu trưởng, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 192 - Sư đoàn 355 - Quân đoàn 29 - Quân khu 2

9/1987 - 4/1988: Phó Trưởng phòng Tác chiến Quân đoàn 29 - Quân khu 2

5/1988 - 6/1989: Phó Sư đoàn trưởng - Tham mưu trưởng Sư đoàn 345 - Quân đoàn 29 - Quân khu 2

7/1989 - 8/1992: Phó Sư đoàn trưởng, Phó Sư đoàn trưởng - Tham mưu trưởng Sư đoàn 313 - Quân đoàn 29 - Quân khu 2

9/1992 - 7/1994: Học viên Chỉ huy Tham mưu cao cấp, Học viện Quân sự cấp cao- Bộ Quốc phòng [nay là Học viện Quốc phòng Việt Nam]

8/1994 - 11/1996: Sư đoàn trưởng Sư đoàn 355 - Quân khu 2

12/1996 - 02/1999: Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Thọ - Quân khu 2

03/1999 - 7/1999: Học viên Học viện Chính trị Quân sự - Bộ Quốc phòng

8/1999 - 01/2000: Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Thọ- Quân khu 2

02/2000 - 11/2000: Phó Tham mưu trưởng Quân khu 2

12/2000 - 4/2001: Phó Tư lệnh Quân khu 2

Năm 2001, ông giữ chức Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 2, hàm Thiếu tướng.

5/2001 - 01/2007: Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng Quân khu 2

Tháng 1 năm 2006, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X.

Ngày 7 tháng 2 năm 2007, ông được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm giữ chức Tư lệnh Quân khu 2,3 hàm Trung tướng4 , thay cho Trung tướng Ma Thanh Toàn.

02/2007 - 10/2010: Tư lệnh Quân khu 2

Ngày 22 tháng 10 năm 2010, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam.

Sau khi Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên qua đời, ngày 22 tháng 12 năm 2010, ông được Chủ tịch nước bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.5

12/2010 - 3/2016: Tổng tham mưu trưởng - Thứ trưởng Thường trực Bộ Quốc phòng.

Tháng 1 năm 2011 tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam ông được bầu lại làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI.

Tháng 5 năm 2011, ông được bầu vào Quốc hội Việt Nam khóa XIII tại đơn vị bầu cử là tỉnh Điện Biên.

Ngày 5 tháng 12 năm 2011, ông được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phong quân hàm Thượng tướng cùng với 8 tướng lĩnh cấp cao khác của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam [tháng 1 năm 2016] ông là một trong bốn trường hợp quá tuổi, được BCH Trung ương Đảng khóa XI giới thiệu để tái cử6 và được bầu lại vào BCH Trung ương Đảng khóa XII.7

Ngày 5 tháng 10 năm 2015 ông được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phong quân hàm Đại tướng8 . Cùng được phong quân hàm Đại tướng với ông trong ngày này còn có ông Ngô Xuân Lịch.

Ngày 5 tháng 4 năm 2016 tại Kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII, ông được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách quốc phòng - an ninh.

Ngày 27 tháng 04 năm 2016, ông được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định thôi giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng để nhận nhiệm vụ mới.9

Tháng 5 năm 2016, ông tiếp tục được bầu vào Quốc hội Việt Nam khóa XIV tại đơn vị bầu cử là tỉnh Lào Cai.10

Tháng 7 năm 2016 tại Kỳ họp thứ 1 Quốc hội khóa XIV, ông được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách quốc phòng - an ninh.

Huân huy chương

Huân chương Hiệp sĩ bội tinh Đệ Nhất của Hoàng gia Thái Lan11

Khen thưởng

          + 04 Huân chương Chiến công [02 hạng nhất, 02 hạng nhì]

          + Huân chương Chiến sỹ giải phóng hạng Nhì [1974]: Huy chương Quân kỳ Quyết thắng

          + 03 Huân chương Chiến sỹ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba

Lịch sử thụ phong quân hàm

Năm thụ phong 1981 1985 1989 1993 1997 2001 2007 2011 2015
Quân hàm
Cấp bậc Đại úy Thiếu tá Trung tá Thượng tá Đại tá Thiếu tướng Trung tướng Thượng tướng Đại tướng

Chú thích

  1. ^ Thông tin đại biểu Quốc hội
  2. ^ Hội đồng bầu cử Quốc gia năm 2016, Danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV năm 2016 ở 63 tỉnh thành
  3. ^ Quyết định 170/QĐ-TTg 2007
  4. ^ Quyết định 200/QĐ-TTg 2007
  5. ^ Trao quyết định bổ nhiệm Tổng Tham mưu trưởng
  6. ^ “​Giới thiệu 4 trường hợp ủy viên trung ương “đặc biệt””. Báo Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2016. 
  7. ^ “Công bố danh sách Ban chấp hành Trung ương khóa XII”. Báo Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2016. 
  8. ^ Chủ tịch nước thăng quân hàm Đại tướng cho hai tướng quân đội, ngày 5/10/2015.
  9. ^ “Quyết định số 695/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc Đại tướng Đỗ Bá Tỵ thôi giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng”. 
  10. ^ “Đại tướng Đỗ Bá Tỵ trúng cử đại biểu Quốc hội với số phiếu cao nhất tại Lào Cai”. Báo Dân trí. 28 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2017. 
  11. ^ “Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ đón nhận Huân chương cao quý của Thái Lan”. 

Tiền nhiệm:
Trung tướng Ma Thanh Toàn
Tư lệnh Quân khu 2
2007-2010
Kế nhiệm:
Trung tướng Dương Đức Hòa
Tiền nhiệm:
Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên
Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam
2010-2016
Kế nhiệm:
Phan Văn Giang
Tiền nhiệm:
Huỳnh Ngọc Sơn
Phó Chủ tịch Quốc hội
2016-nay
Kế nhiệm:
Đương nhiệm

[Nguồn: Wikipedia]

Video liên quan

Chủ Đề