Tại sao trẻ sơ sinh cứ đặt xuống là khóc

LÀM MẸNuôi dạy bé 1 tuổi trở lên

Chào các chịCác chị có kinh nghiệm vui lòng giúp em vớiBé nhà em được 3 tháng tuổi, bé thường ngủ sau khi được bú no, và được bế để ợ hơi, bé ợ hơi xong là ngủ trên tay bố, mẹ, mọi lần thì không sao.Nhưng 2 hôm nay, khi bé ngủ em đặt bé xuống giường là bé khóc thét lên, hoặc tỉnh luôn, nhiều khi mới hơi nghiêng người bé đã khóc, bế lên thì nín và ngủ tiếp.Hôm nay bé lại tỉnh khi em đặt nằm xuống, em để cho bé chơi với ý định khi mệt bé sẽ ngủ, và cũng dễ ru ngủ hơn, nhưng bé nằm chơi cả ngày vẫn kg thấy buồn ngủ. Đến tối thì khóc quấy, 10 g ngủ rồi, mà đặt xuống lại khóc, bế lên ngủ đến 12g mới dám đặt bé xuống, rả cả ngườiBé nhà em vẫn ăn được tuy có ít hơn bình thường, đi ngoài lúc trước 3-4 lần/ ngày , giờ còn 1-2 lần, nước nhiều.Các chị có cách nào, giúp em với.:Sad:

Phương pháp luyện ngủ bế lên đặt xuống là một phương pháp luyện ngủ khá nhẹ nhàng. Đây là phương pháp luyện ngủ không nước mắt nhưng đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn. Bạn có từng nghe đến phương pháp này chưa? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu một chút nhé.

Bế lên đặt xuống [PUPD] là một trong những phương pháp luyện bé ngủ ngon bằng lời thì thầm trong cuốn sách nổi tiếng Secrets of the Baby Whisperer của Tracy Hogg. Giống như tên gọi của phương pháp, bế lên đặt xuống tức là nếu bé khóc khi ngủ trong cũi, bạn hãy bế bé lên và an ủi cho đến khi bé buồn ngủ. Sau đó, bạn lại đặt bé trở lại cũi. Nếu bé vẫn tiếp tục khóc, bạn lặp lại điều này cho đến khi bé ngủ.

Phương pháp này đòi hỏi bố mẹ kiên nhẫn và không phải phù hợp với mọi trẻ và bố mẹ. Một vài bé khi được áp dụng phương pháp bế lên đặt xuống như vậy thường cảm thấy bị kích thích hơn là thư giãn. Và hệ quả là bé khó ngủ hơn trước.

Trước khi thực hiện phương pháp luyện ngủ bế lên đặt xuống

Bạn có thể bắt đầu thực hiện phương pháp này khi bé ba tháng tuổi. Trước khi bắt đầu, bạn phải thực hiện 3 bước quan trọng sau:

1. Duy trì thời gian đi ngủ

Dựa vào đồng hồ sinh học của bé, bạn hãy quan sát những dấu hiệu cho thấy bé buồn ngủ và khi nào bé có những dấu hiệu này. Từ đó, bạn hãy tập cho bé một vài thói quen ngủ đơn giản. Điều quan trọng là bạn phải duy trì một thời điểm đi ngủ nhất định để bé biết việc gì sắp xảy ra.

2. Xây dựng thói quen ngủ tốt

Việc xây dựng thói quen ngủ sẽ là dấu hiệu để bé nhận biết hiện tại là ban đêm và đây là thời gian để ngủ. Hát ru, tắt bớt đèn trước khi đi ngủ… Những thói quen này có thể giúp bé biết rằng mình bắt đầu đi ngủ.

3. Đặt bé xuống giường khi bé buồn ngủ chứ không phải là lúc bé đã ngủ thiếp đi.

Cách thực hiện phương pháp luyện ngủ bế lên đặt xuống

Khi bạn đã sẵn sàng, hãy thực hiện 7 bước sau:

1. Khi bạn đặt bé xuống, nếu bé khóc, hãy nhẹ nhàng đặt tay lên ngực và trấn an bé bằng những tiếng thì thầm mà bạn luôn sử dụng để dỗ bé ngủ, ví dụ như “ngủ đi con”. 2. Nếu bé vẫn khóc, hãy bế bé lên và lặp lại những tiếng thì thầm đó. 3. Khi bé ngừng khóc nhưng vẫn còn thức, hãy đặt bé vào cũi lại. Nếu bé lại khóc, hãy bế bé lên tiếp. 4. Lặp lại quá trình này cho đến khi bạn thấy bé có các dấu hiệu ổn định [ví dụ tiếng khóc của bé nhỏ dần]. 5. Khi bạn thấy bé đã dịu lại, đừng bế bé nữa mà hãy đặt bé vào cũi. Đặt tay lên ngực bé và nói lại những tiếng thì thầm. 6. Ra khỏi phòng. 7. Nếu bé khóc lại, hãy lặp lại quá trình trên nhiều lần cho đến khi bé ngủ.

Phương pháp luyện ngủ bế lên đặt xuống thích hợp cho trẻ 3 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu bé lớn hơn thì cần phải có một số điều chỉnh.

Nếu bé bốn tháng, bạn hãy thực hiện những bước sau:

  • Chỉ ẵm bé tối đa năm phút. Nếu bé vẫn chưa có dấu hiệu nín, hãy đặt bé xuống và ẵm bé lên lại nếu bé khóc.
  • Giữa mỗi lần bế lên, đặt xuống hãy vỗ về bé nhẹ nhàng khi bé nằm trong cũi.
  • Nếu bé vẫn khóc, hãy bế bé lên lại.
  • Đặt bé xuống ngay khi bé ngừng khóc hoặc khi bạn đã bế bé 5 phút.

Phương pháp luyện ngủ bế lên đặt xuống cho bé 5 – 6 tháng tuổi

Phương pháp này cần phải được điều chỉnh khi bé lớn hơn:

1. Nhận biết những dấu hiệu buồn ngủ của bé

Từ 4 – 6 tháng, bạn phải quan sát những dấu hiệu buồn ngủ của bé. Nếu bé uốn cong lưng lại thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy bé muốn nằm xuống dù bé vẫn đang khóc.

2. Đừng để bé hiểu rằng “khi khóc, bé sẽ được bế”

Nếu bạn ẵm bé quá lâu thì bé sẽ liên kết giữa việc khóc với việc bế. Bạn hãy nói “để ba/mẹ bế” hoặc “để ba/mẹ đặt con nằm xuống” mỗi khi thực hiện hành động.

3. Giảm thời gian ẵm bé

Bạn chỉ nên ẵm bé tối đa 3 phút, sau đó đặt bé xuống, ngay cả khi bé vẫn còn khóc. Bạn có thể lặp lại quá trình này.

Phương pháp luyện ngủ bế lên đặt xuống cho bé 6 – 8 tháng

1. Đừng bế bé lên ngay lập tức

Thay vào đó, hãy đưa tay ra một lúc để xem bé có phản ứng gì. Ví dụ, bạn hãy đưa tay ra vào nói “để ba/mẹ bế”. Nếu bé tiến đến gần, hãy bế bé lên.

2. Không đu đưa

Khi ẵm bé lên, hãy thì thầm những tiếng quen thuộc. Không được nhìn bé hoặc đu đưa bé. Sau đó đặt bé xuống.

3. Chiều theo mong muốn của bé

Khi bé bắt đầu có dấu hiệu nín, hãy tiếp tục nói những lời thì thầm. Bạn cũng có thể đặt tay lên ngực hoặc lưng bé. Tuy nhiên, có một số bé không thích. Do đó, bạn hãy quan sát bé. Nếu bé không thích thì đừng làm.

Phương pháp bế lên đặt xuống cho bé từ 8 tháng đến 1 tuổi

Từ giai đoạn này, bé dễ nín khóc hơn khi nằm trong cũi. Vì vậy, trừ khi bé thực sự thấy khó chịu, bạn không nên bế bé lên.

1. Đặt bé nằm xuống

Nếu bé đứng lên hoặc nhấc mình lên, nhẹ nhàng đặt bé xuống.

2. Sử dụng giọng nói

Bé sẽ bắt đầu hiểu những gì bạn nói, ví dụ “đã đến lúc đi ngủ”.

3. Kết hợp phương pháp biến mất dần

Ở độ tuổi này, bạn có thể kết hợp phương pháp bế lên đặt xuống và phương pháp biến mất dần [gradual retreat] để luyện ngủ cho bé.

Điều gì sẽ xảy ra khi sử dụng phương pháp luyện ngủ bế lên đặt xuống?

Có thể sau một vài phút đến vài giờ, bé mới có thể nín. Số lần bế lên càng ngày càng ít đi khi bé đã quen. Bạn có thể đếm số lần bế lên để theo dõi quá trình luyện ngủ của bé.

Bạn sẽ thấy có sự cải thiện sau vài ngày áp dụng phương pháp này, trung bình là khoảng 5 ngày.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Bé sơ sinh đặt xuống là khóc – có thể do chưa quen với thế giới bên ngoài

Tất cả chúng ta đều biết rằng mỗi đứa trẻ đều có một số rắc rối nhất định. Một số cha mẹ lo lắng về việc cho bé bú, những người khác lo về giấc ngủ, và thường xuyên nhất, là nỗi lo bé khóc mỗi khi đặt xuống. Nếu bé thích được bế cả ngày, cha mẹ hẳn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi.

Nếu bé nhà bạn đang như vậy, thời gian duy nhất bạn có thể nghỉ ngơi đó là khi bé ngủ.

Tuy nhiên, điều này không phải là bất thường. Đối với hầu hết trẻ sơ sinh [đặc biệt là khi chúng còn rất nhỏ], mong muốn được bế ẵm là bình thường, và bé khóc khi đặt xuống cũng không có gì đáng lo ngại.

Em bé cần những liên kết về thể chất hợp lý trong vài tháng đầu đời. Một số chuyên gia còn gọi hiện tượng này là “tam cá nguyệt thứ tư”.

Trong giai đoạn này, bạn phải giữ bé trên tay hầu hết thời gian.

“Bé sơ sinh đặt xuống là khóc”: Hiệu ứng tam cá nguyệt thứ tư

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Đối với bé sơ sinh, quá trình chuyển đổi tử cung sang thế giới là một thách thức. Bé không có nhiều sự chuẩn bị cho việc này.

Trong suốt 9 tháng mang thai, bé sống trong môi trường an toàn, tối, ấm và ổn định [37 độ C]. Bé chẳng cần làm quen với tã lót và nôi. Phần lớn bé dành thời gian để cuộn tròn và ngủ.

Chào đời thời sự thay đổi đầu tiên, và rất đột ngột với bé yêu.

Bé bây giờ phải điều chỉnh để làm quen với âm thanh mới, những người mới và ngủ thẳng lưng. Mối liên hệ giữa bé và mẹ sẽ không còn như khi con còn ở trong bụng mẹ.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Tất cả những yếu tố này làm cho bé vô cùng lo lắng và buộc bé phải báo động khi bị bỏ lại một mình. Vì vậy, bé không hề cố tình làm bạn phát điên. Bé phụ thuộc vào mẹ về mọi mặt, và chỉ cảm thấy thoải mái khi ở trong vòng tay mẹ.

Trong khi đang cố gắng thích nghi với một thế giới mới trong vài tháng đầu tiên, bé vẫn sẽ cảm thấy lo lắng khi đặt xuống. Vì vậy, mẹ hãy tiếp tục ôm ấp con càng lâu càng tốt, đặc biệt là trong vài tháng đầu tiên.

Làm thế nào để giúp bé cảm thấy an toàn?

Để an ủi bé, giúp bé bớt lo âu, bạn có thể tái tạo “thế giới tử cung”. Điều này có nghĩa là mẹ cần thực hiện một số hoạt động nhất định để bé cảm thấy mình đang ở trong môi trường an toàn nơi bụng mẹ.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Nếu bé khóc khi đặt xuống và muốn mẹ bế mọi lúc, đây là một vài cách để giải quyết vấn đề:

Khi còn trong bụng mẹ, bé được đung đưa mỗi khi mẹ di chuyển. Khi ra ngoài, bé vẫn nhớ những chuyển động nhịp nhàng ấy.

Để làm dịu bé, mẹ có thể thử lắc lư bé từ bên này sang bên kia. Mẹ cũng có thể thử đi bộ chậm khi bế con trên tay. Hoặc mẹ có thể sáng tạo với những động tác chuyển động lên xuống nhẹ nhàng. Hầu hết các hành động này tái tạo lại chuyển động của tử cung, khiến bé yêu cảm thấy an toàn hơn.

Trẻ sơ sinh thường nghe thấy giọng nói bị bóp nghẹt của mẹ khi còn ở trong tử cung. Nhưng một khi đã ra ngoài, bé có thể nghe rõ mọi thứ. Điều này có thể khiến bé bối rối.

Một lựa chọn tốt để làm cho trẻ cảm thấy an toàn hơn là bật một bản nhạc nhẹ trong phòng. Đôi khi bé không nhất thiết phải yêu một bài hát ru, lúc này tiếng ồn trắng có thể giúp ích. Âm thanh của sóng vỗ hoặc gió cũng có thể là một lựa chọn không tồi.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Một cách khác để làm dịu trẻ sơ sinh là thử bế bé với các vị trí khác nhau. Mẹ có thể ôm bé nằm sấp như tư thế “hổ nằm trên cây” vậy.

Một phương án khác, mẹ có thể ôm bé vào ngực mình, để bé chạm vào da mẹ. Bằng cách này, bé sẽ cảm thấy an toàn và gần gũi với mẹ hơn.

Nếu trẻ sơ sinh bị đói, mẹ không thể làm gì để xoa dịu chúng, trừ khi cho trẻ ăn. Vì vậy, hãy cho bé bú thường xuyên. Mẹ sẽ biết khi nào bé đói và cho bé ăn đúng lúc.

Đôi khi bé không thực sự đói mà chỉ muốn một chút sữa hoặc được ngậm ti để cảm thấy thoải mái hơn. Điều này cũng giúp sữa về và việc cho con bú sẽ dễ dàng hơn.

Quấn bé trong chăn ấm để hạn chế cử động của chân tay. Điều này giúp bé cảm thấy an toàn và ấm áp. Đây cũng là một cách tuyệt vời để làm giảm sự lo lắng của bé bất cứ khi nào bé không nhìn thấy mẹ,  bởi vì được ủ ấm trong chăn cũng giống với cảm giác được nằm trong bụng mẹ.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Cần cẩn thận với cách quấn bé. Không nên quấn quá chặt và mẹ phải dừng việc này khi bé biết tự lăn mình.

Thi thoảng, ngâm mình trong nước ấm sẽ khiến bé cảm thấy dễ chịu. Và sẽ còn tốt hơn nếu mẹ có thể tắm cùng bé. Tiếp xúc da kề da giúp bé cảm thấy an toàn.

Ngoài ra, tiếp xúc da kề da giải phóng oxytocin [hormone hạnh phúc] khiến bé cũng như cha mẹ cảm thấy vui vẻ.

Mang bé bằng địu là một lựa chọn tốt để xoa dịu con. Trong thực tế, ở bài viết này chúng tôi đề cập rằng “Địu con sẽ khiến bé cảm thấy an toàn như khi được mẹ ôm trong tay vậy, trong khi mẹ có thể rảnh rang làm những việc khác.”

Theo một nghiên cứu năm 1986, trẻ sơ sinh được bế nhiều hơn sẽ ít kén chọn hơn so với trẻ sơ sinh chỉ được bế trong khi bú. Con số chính xác là trẻ sẽ ít quấy khóc hơn 43%.

Điều khiến bé cảm thấy an toàn là ngủ chung với bé. Trẻ sơ sinh được mẹ ngủ cùng sẽ ngủ nhanh hơn và lâu hơn.

Mẹ thực sự có thể ngăn bé khóc ban đêm vì mẹ nằm ngay cạnh con. Ngủ chung với con khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ vì việc cho ăn vào ban đêm dễ dàng hơn.

Nếu con muốn được bế, hãy cứ làm vậy!

Điều căn bản ở đây là mẹ cần phải hiểu bé. Hãy tự hỏi xem liệu bé đang lo lắng về sự tách biệt hay bé chỉ đang tìm kiếm sự thoải mái.

Dĩ nhiên, phụ nữ có thể theo bản năng làm tất cả những điều này. Nếu cha mẹ đang thực hành việc nuôi dạy con cái theo phương pháp attachment parenting [cha mẹ gần gũi con cái] bạn không có gì phải lo lắng. Em bé của bạn sẽ nhanh ổn thôi.

Đừng nghĩ rằng bế ẵm quá nhiều sẽ làm hư bé. Một số người có thể ‘khuyên’ bạn không nên làm vậy, nhưng điều đó hoàn toàn sai.

Thực tế là cha mẹ không thể “làm hư” một đứa trẻ. Không có gì gọi là bế ẵm quá nhiều. Xét cho cùng, mẹ nào chẳng thích ôm ấp đứa con của mình?

Nếu bạn hài lòng với việc bế bé và con yêu nhanh chóng ổn định, hãy làm điều đó miễn là mẹ muốn. Và nếu quá mệt mỏi, hãy nhờ tới sự giúp đỡ của người cha. Khi em bé có nhu cầu cao, mẹ cũng cần nghỉ ngơi một chút. Vì vậy, mẹ cần yêu cầu người thân giúp đỡ trong trường hợp này.

Có vẻ điều này khá khó khăn, nhưng mẹ hãy nhớ, bé lớn rất nhanh. Mọi mệt mỏi rồi cũng sẽ qua. Hãy tận hưởng khoảng thời gian khó quên này cùng con yêu mẹ nhé!

Nguồn: //sg.theasianparent.com/

Xem thêm các bài viết khác:

Vì sao bé sơ sinh hay khóc về đêm? [Cùng Mẹ Nhật luyện con ngủ]

Trẻ sơ sinh thở khò khè, bình thường hay cần theo dõi điều trị?

Video liên quan

Chủ Đề