Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường

Môn Ngữ Văn Lớp 9 Đề 1 Phần 1 (4đ): Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Chuyện kể rằng : em, cô gái mở đường Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương Cho đoàn xe kịp giờ ra trận Em đã lấy tình yêu tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy những luồng bom… Đơn vị tôi hành quân qua con đường mòn Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái Một nấm mộ, nắng ngời bao sắc đá Tình yêu thương bồi đắp cao lên… (Trích Khoảng trời, hố bom của Lâm Thị Mỹ Dạ) 1, (0,5đ) Xác định phương thức biểu đạt. 2, (1đ) Người con gái trong đoạn thơ đã hi sinh như thế nào? Tìm những lời thơ nói lên điều đó. 3, (2đ) Từ đoạn thơ em có cảm nghĩ gì về con người về dân tộc Việt Nam?(Viết khoảng 7-10 câu) 4, (0,5đ) Đoạn trích gợi em nghĩ tới những tác phẩm nào trong chương trình Ngữ văn lớp 9? Phần 2: 6 điểm: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: – Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa.Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với công việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hả bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu như thế đấy…. – Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói: – Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người để trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ. – Quê anh ở đâu thế? – Họa sĩ hỏi. – Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa ra lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra mặt trận. Kết qua bố cháu thắng chảu một- không. Nhân dịp tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một- hòa nhé!” Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không đừng vẽ cháu! Để cháu giói thiệu cho bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.” Câu 1 (0,5đ): Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 2 (0,5đ): Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Câu 3 (1đ): Theo em tại sao các nhân vật trong tác phẩm lại không có tên riêng cụ thể? Câu 4 (4đ): Từ nội dung văn bản kết hợp với hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn theo cấu trúc Tổng phân hợp, trình bày suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên và sự cống hiến thầm lặng.

Giúp em bài này với ạ em cần gấp, đừng copy nguồn trên mạng nha. Em xin cảm ơn thầy cô và các bạn nhiều.

           Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

 Chuyện kể rằng : em, cô gái mở đường Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương Cho đoàn xe kịp giờ ra trận Em đã lấy tình yêu tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy những luồng bom… Đơn vị tôi hành quân qua con đường mòn Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái Một nấm mộ, nắng ngời bao sắc đá Tình yêu thương bồi đắp cao lên… (Trích Khoảng trời, hố bom của Lâm Thị Mỹ Dạ)

Nêu thông điệp của đoạn thơ trên.

Cái chết của cô gái "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" chính là thông điệp mà tác giả gửi gắm vào bài thơ bằng những so sánh và hình ảnh đẹp trong thi phẩm. "Em…" trở thành "khoảng trời đã nằm yên trong đất". Đấy là một khoảng trời được tỏa sáng bởi tâm hồn người con gái nên đêm đêm "Những vì sao ngời chói lung linh".

Câu hỏi hot cùng chủ đề

  • Câu 1: (3 điểm) Cho đoạn trích sau

    “ (…) Trong đình, đèn thắp sáng trưng; nha lệ, lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn ràng. Trên sập, mới kê ở gian giữa, có một người quan phụ mẫu uy nghi, chễm chện ngồi. Tay trái tựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ dưới đất mà gãi. Một tên lính lệ đứng bên, cầm quạt lông, chốc chốc sẽ phẩy. Tên nữa đứng khoanh tay, chực hầu điếu đóm.(…)”

    (Ngữ văn 7- tập 2, trang 76)

    a. (1.0 đ) Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Của ai? Nêu nội dung chính của đoạn trích ?

    b. (1.5 đ) Xác định một biện pháp nghệ thuật có trong đoạn trích trên và nêu tác dụng?

    c. (0.5 đ) Dựa vào văn bản có chứa đoạn trích trên hãy đặt một câu đơn mở rộng thành phần và cho biết thành phần được mở rộng?

  • Đề 1

    Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

                “… Điều quan trọng là chúng ta sẽ không ngắm cuộc đời trong ánh ban mai tươi sáng, cũng chẳng nhìn nó trong cảnh chiều tà ảm đạm, mà dưới một nhận thức thực tế và tích cực. Ngày nhỏ, khi nước mắt lưng tròng vì bị cha mẹ, thầy cô quở phạt, chúng ta đã học bài học đầu tiên để phân biệt đúng sai. Yêu cuộc sống, chúng ta phải học để sinh tồn, để tiếp nhận thực tế với cả thất bại và thành công, cả niềm vui lẫn nỗi buồn…”.

                                                                               (Trích “Hạt giống tâm hồn”)

    Câu 1. Nêu nội dung đoạn trích trên. 

    Câu 2. Hãy tìm 2 cặp từ trái nghĩa trong đoạn trích trên. 

    Câu 3. Đối với bản thân, để yêu cuộc sống này, em cần phải làm gì? Hãy viết (4 -6 dòng) nêu ý kiến của bản thân. 

    Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn (5-7 dòng), trong đó có sử dụng câu rút gọn và câu đặc biệt. Gạch dưới những câu rút gọn và câu đặc biệt đó. 

    Giúp em câu 3,4 với các cao nhân ơiii!

  • Câu Rút Gọn Là Gì? Cách Dùng Câu Rút Gọn
     

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Kiểm tra đọc hiểu - kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm).

Đọc bài văn sau:

Cho và nhận

   Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.

   Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.

    Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! – Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.

   Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “ Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.

   Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy.

    Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy ghi lại chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc viết câu trả lời vào giấy kiểm tra.

Câu 1: Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt? (0,5 điểm)

a. Vì bạn ấy bị đau mắt b. Vì bạn ấy không có tiền c. Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt

d. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường.

Câu 2: Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính? (0,5 điểm)

a. Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền, không đáng là bao nên bạn không phải bận tâm. b. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn. c. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyền tiếp món quà cho người khác.

d. Vì lời ngọt ngào, dễ thương của cô .

Câu 3: Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì? (0,5 điểm)

- Em không thể nhận được ! Em không có tiền trả đâu thưa cô!

a. Đánh dấu những ý liệt kê. b. Đánh dấu bộ phận giải thích. c. Đánh dấu những từ đứng sau nó là lời nói trực tiếp của nhân vật.

d. Báo hiệu đó là các ý đối thoại trong đoạn văn.

Câu 4: Việc cô thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người thế nào? (0,5 điểm)

a. Cô là người thường dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh. b. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận. c. Cô là người luôn sống vì người khác.

d. Cô là người biết làm cho người khác vui lòng.

Câu 5: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (1 điểm)

Câu 6: Qua câu chuyện trên em học được điều gì ở các nhân vật? (1 điểm)

Câu 7: Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ in đậm trong câu sau: “Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.” (0,5 điểm)

a. đơn giản b. đơn điệu c. đơn sơ

d. đơn thuần

Câu 8: Câu nào sau đây là câu ghép. (0,5 điểm)

a. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận. b. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. c. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe.

d. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác.

Câu 9: Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: (1 điểm)

Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời.

Câu 10: Điền cặp từ hô ứng vào các chỗ trống cho thích hợp và viết lại câu văn đó ? (1 điểm)

Tôi … cầm sách để đọc, cô giáo… nhận ra là mắt tôi không bình thường.