Độc thoại một mình là gì?

Hầu hết mọi người cứ vài ngày lại có ít nhất một lần "tâm sự với mình". Điều này có thể khiến bạn trở nên ngớ ngẩn và có vấn đề về đầu óc trong mắt người khác. Tuy nhiên, hãy cứ thoải mái làm vậy đi vì những lợi ích bất ngờ sau đây:

1. Tìm kiếm đồ vật nhanh hơn

Khi đi mua đồ mà không thể tìm ra món đồ mình muốn, mọi người thường bật chế độ tự lẩm bẩm "táo, táo, táo...". Đây như là một cách để loại bỏ các loại thông tin gây nhiễu khác và giúp tập trung giúp tìm ra thứ bạn cần.

Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí tâm lý học Quarterly Journal of Experimental Psychology chỉ ra: Những người thường nhắc đi nhắc lại tên món đồ trong khi tìm kiếm thường có khả năng tìm nhanh hơn những người chỉ tìm kiếm trong im lặng. 

Nhóm nghiên cứu đưa ra lời giải thích rằng: "Việc nói đi nói lại tên món đồ thành tiếng giúp gợi lên hình ảnh món đồ đó trong trí nhớ nên khiến chúng trở nên hữu hình và nổi bật hơn trong mắt người tìm kiếm".

2. Dễ đạt được mục tiêu hơn

Viết danh sách những việc cần làm là ý tưởng các bạn trẻ thường thực hiện, nhưng khi danh sách quá dài thì bạn cũng sẽ thấy bị quá tải. Ngoài việc viết danh sách, hãy tự nói chuyện với bản thân về những mục tiêu đó. 

Điều này cũng giống như trường hợp khi đi mua hàng vậy. Nó giúp phân loại mức ưu tiên, cụ thể hóa các nhiệm vụ và tăng sự quyết tâm giúp bạn dễ dàng hoàn thành mục tiêu hơn.

Nhà tâm lý học Linda Sapadin chia sẻ: "Nhắc lại những nội dung đã có và nói ra những mục tiêu của mình giúp bạn tập trung sự chú ý, kiểm soát cảm xúc và loại bỏ những điều gây mất tập trung".

3. Giảm căng thẳng

Trong cuộc sống bận rộn ngày nay, dường như lúc nào cũng có hàng triệu suy nghĩ "chạy lộn xộn" trong đầu và có thể khiến đầu bạn nổ tung vì quá tải. 

Lúc này, nói chuyện với chính mình sẽ giúp bạn "xả" bớt những suy nghĩ vẩn vơ, sắp xếp lại thứ tự ưu tiên và biết được điều gì có tầm ảnh hưởng nhất với mình. Bạn sẽ cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn là chỉ sống với sự im lặng toàn tập.

Nói chuyện một mình còn giúp bạn lên dây cót cho những điều sắp tới trong cuộc sống. Ví dụ như một buổi xem mặt, phỏng vấn với sếp hoặc gặp gỡ đồng nghiệp tại công ty mới. Cho dù chỉ là độc thoại để lấy động lực hay luyện tập nhuần nhuyễn những gì mình sẽ nói thì việc nghe lời nói của chính mình sẽ giúp bạn tự tin và dũng cảm hơn rất nhiều.

4. Phát triển khả năng độc lập

Trong khi những người khác thường tìm sự giúp đỡ từ người thân hay bạn bè thì những người có thói quen nói chuyện một mình lại thường tìm động lực từ chính con người họ. 

Ở những người thường bị cho là "hâm" này, họ lại phát triển khả năng phân tích tình huống và đưa ra quyết định một cách độc lập mà không cần ai giúp đỡ. Đồng thời, họ cũng biết cách lắng nghe chính mình và khám phá ra những gì họ thực sự muốn.

Nếu bạn còn chưa biết độc thoại là gì hay chưa thể phân biệt được những khái niệm về các hình thức thoại của nhân vật văn học thì cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Độc thoại trước hết là một hình thức thể hiện tâm tư, tình cảm quan trọng của nhân vật trong các tác phẩm văn bản tự sự. Độc thoại là hình thức bộc bạch lời lẽ của một nhân vật nào đó thành lời trong tình huống tự nói chuyện với chính mình hoặc nhân vật là ai đó do bản thân nhân vật tự tưởng tượng ra. Nhìn chung, độc thoại được phân biệt rất rõ ràng với hình thức đối thoại và độc thoại nội tâm mà tác giả có thể sử dụng rất nhiều cho nhân vật trong tác phẩm văn học tự sự của mình.

Hình thức độc thoại thường được thể hiện dưới dạng gạch đầu dòng khi nhân vật trong tác phẩm tự sự của mình cất tiếng nói.

1.2. Phân biệt độc thoại, đối thoại và độc thoại nội tâm

Phân biệt độc thoại, đối thoại và độc thoại nội tâm

Khái niệm về độc thoại mặc dù khá phổ biến nhưng nhiều người vẫn chưa thể phân biệt được khái niệm này với những khái niệm khác như đối thoại và độc thoại nội tâm, đặc biệt là hình thức độc thoại nội tâm.

Về nội dung:

- Đối thoại là hình thức đối đáp giữa hai hay nhiều nhân vật trong một cuộc hội thoại trong tác phẩm tự sự của mình. Hình thức đối thoại được thể hiện ra thành lời khi nhân vật cất tiếng nói.

- Độc thoại cũng là hình thức đối đáp nhưng là với chính bản thân mình hoặc ai đó trong tưởng tượng được hư cấu tạo dựng lên. Hình thức độc thoại cũng được thể hiện cất tiếng ra thành lời khi nhân vật nói chuyện.

- Độc thoại nội tâm cũng là hình thức đối đáp với chính bản thân mình hoặc ai đó trong tưởng tượng, hư cấu nhưng không thể hiện ra thành lời nói mà được thể hiện trong suy nghĩ trong đầu và trong lòng.

Về hình thức:

- Đối thoại được thể hiện dưới dạng gạch đầu dòng cho từng lời nói của nhân vật đối đáp lại nhau

- Độc thoại cũng tương tự đối thoại, được thể hiện trên từng gạch đầu dòng nhưng chỉ là của nhân vật đang độc thoại

- Đối thoại nội tâm thì không như vậy, được thể hiện thành từng câu văn trong ngoặc kép hoặc in nghiêng để thể hiện đây là suy nghĩ của nhân vật và không được cất ra thành lời nói

Việc làm Chăm sóc khách hàng

2. Lợi ích của việc sử dụng hình thức độc thoại trong tác phẩm tự sự

2.1. Không phải là một cuộc đối thoại thông thường

 Không phải là một cuộc đối thoại thông thường

Khác với đối thoại, độc thoại lại là hình thức giao tiếp, trò chuyện với chính bản thân mình hoặc một ai đó mà do họ tự tưởng tượng ra. Vì vậy, khi tác giả sử dụng và để cho nhân vật của chính mình nói độc thoại thì đây không phải là một cuộc đối thoại thông thường. Đây là một cuộc hội thoại có nhiều tầng lớp ý nghĩa và thể hiện được chiều sâu trong nội tâm nhân vật rất nhiều.

Đã bao giờ bạn tự hội thoại và tự đưa ra các câu hỏi cho chính bản thân mình hay chưa? Những lúc như vậy, bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Rất sâu sắc đúng không nào? Nhân vật độc thoại cũng vậy. Khi họ phải đối mặt với chính bản thân mình qua một chiếc gương hay đơn thuần là sự phản chiếu của họ, họ tự nói với chính mình những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của chính mình thì đây không phải là một trò chuyện thông thường mà mang tính nghệ thuật rất cao. Qua đó, nó có thể toát lên nhiều điều mà tác giả đang muốn gửi gắm tới độc giả.

2.2. Thể hiện tâm tư, tình cảm của nhân vật

Nếu như đối thoại là một hình thức thể hiện được cảm xúc của nhân vật qua những thái độ, cử chỉ một cách tự nhiên khi tiếp xúc với một ai đó hay độc thoại nội tâm là khi cảm xúc được che giấu một cách thầm kín và chỉ được toát lên qua suy nghĩ, tâm tư củ một nhân vật nào đó, thì độc thoại lại không hề như vậy.

Độc thoại là hình thức thể hiện rất chân thật tâm tư, tình cảm của nhân vật một cách trực quan nhất cũng là cách để độc giả nắm rõ được những suy nghĩ, tâm tư của nhân vật. Đỉnh cao của sự thể hiện tình cảm, suy nghĩ của nhân vật là khi nhân vật đó tự đối diện với chính bản thân mình và nói với chính bản thân mình. Tuy nhiên, hình thức độc thoại phần nào còn cho thấy sự bế tắc của nhân vật khi mà dù cho đưa ra những câu hỏi cho bản thân nhưng lại không hề có câu trả lời cho chính bản thân mình.

2.3. Biểu lộ rõ những điều mà tác giả muốn gửi gắm nhiều hơn

Biểu lộ rõ những điều mà tác giả muốn gửi gắm nhiều hơn

Đôi khi những nhân vật trong các tác phẩm tự sự lại chính là bản sao của các tác giả để họ có thể thoải mái bộc lộ những tâm tư, tình cảm, nỗi đau của họ một cách gián tiếp. Chính vì vậy, độc thoại cũng là một trong những hình thức biểu lộ rõ những điều mà các tác giả của các tác phẩm tự sự mong muốn gửi gắm tới độc giả của mình.

Đó có thể là những cảm xúc đau đớn, bế tắc, vô vọng, ngăn cản, mâu thuẫn với chính bản thân mình. Đó có thể là những lời động viên bản thân không được bỏ cuộc, phải cố gắng theo đuổi nhiều hơn nữa. Hoặc đó có thể là nỗi nhớ, những mất mát về một ai đó, một nơi nào đó mà nhân vật luyến tiếc, tiếc nuối mong muốn hàn gắn,… Có rất nhiều điều mà tác giả muốn gửi gắm tới độc giả của mình, là những bài học bổ ích, là những lời khuyên mà cách tốt nhất chính là lựa chọn để cho nhân vật của chính mình tự độc thoại với chính bản thân nhân vât.

2.4. Làm cho câu chuyện thêm tính triết lí cao

Khác với đối thoại chỉ đơn thuần là cuộc trò chuyện qua lại của hai nhân vật nên khiến cho mọi lời nói trở nên khách quan cũng như giảm bớt độ tin tưởng, tính triết lí lại thì hình thức độc thoại lại khiến cho câu chuyện tăng thêm tính triết lí cao. Như vậy, tác giả mới có thể tạo dựng được các bài học từ câu chuyện tăng tính thuyết phục cũng như lấy được sự đồng cảm, yêu thương từ phía độc giả dành cho nhân vật của mình.

Đây có thể nói là một cách hay một hình thức nghệ thuật, một biện pháp văn học rất hữu dụng dành cho nhân vật và tác phẩm tự sự của mình để từ đó tăng giá trị triết lí cao hơn nữa.

3. Những dấu hiệu thể hiện một nhân vật tự sự đang độc thoại

3.1. Dấu gạch đầu dòng

Những dấu hiệu thể hiện một nhân vật tự sự đang độc thoại

Như chúng tôi đã đề cập ở phía trên thì cả hai hình thức đối thoại và độc thoại đều có sử dụng dưới dạng hình thức gạch đầu dòng. Vì vậy, đây cũng được cho là dấu hiệu của việc nhân vật đang được tác giả nhắc đến đang độc thoại. Tuy nhiên, các độc giả cũng nên dựa vào các dấu hiệu khác để khẳng định đây là hình thức độc thoại nhé!

Việc sử dụng dấu gạch đầu dòng trước hết là để phân biệt với hình thức độc thoại nội tâm. Sau đó, đây là biểu hiện của việc nhân vật đang cất tiếng ra thành lời chứ không đơn thuần là chỉ suy nghĩ và không thể hiện nó ra thành lời nói khiến cho độc giả phải tự tìm hiểu, suy nghĩ hay khó hiểu nhân vật đang trải qua những cảm xúc, khó khăn gì. Do đó, nếu bạn muốn xác định đây có phải là độc thoại hay không, hãy thử xem nó có dấu gạch đầu dòng ở đầu câu nói hay không nhé!

3.2. Đối tượng hội thoại

Kế tiếp đó, nếu bạn muốn chắc chắn hơn rằng nhân vật đó đang sử dụng hình thức độc thoại để thể hiện suy nghĩ, tâm tư của chính mình thì hãy xét đến đối tượng hội thoại. Đối thoại là hình thức mà có hai hay nhiều nhân vật trở lên trong một cuộc hội thoại và cất tiếng thành lời. Vì vậy, đối thoại khi được sử dụng sẽ có những câu những chữ như nhân vật A, nhân vật B, nhân vật C,… nói. Dấu hiệu này để độc giả phân biệt được với hình thức độc thoại.

Độc thoại thì là hình thức nói chuyện và giao tiếp với chính bản thân mình hoặc nhân vật do mình tự tưởng tượng ra nên hầu như không có các chú thích phức tạp được để cập ở phía trên. Chính vì vậy, độc giả hãy xác định thật chi tiết và chính xác nhất xem các tác giả có chú thích lời nói của các nhân vật hay không nhé. Nếu không có chú thích thì rất có thể nhân vật đó đang độc thoại vơi chính mình đó.

3.3. Hoàn cảnh hội thoại

Hoàn cảnh hội thoại

Hoàn cảnh hội thoại cũng là một yếu tố trở thành dấu hiện để các độc giả xác định được nhân vật đó có đang độc thoại hay đối thoại hay độc thoại nội tâm. Nhìn chung, hoàn cảng hội thoại khi nhân vật được đặt trong để độc thoại thường là những hoàn cảnh mà nhân vật đó chi có một mình, thường là rơi vào cảm xúc, tâm trạng thê lương nhất, nhớ nhung da diết, không nguôi, ăn năn, hối hận, thất vọng và có thể tìm đến cái chết. Vì vậy, có thể kết luận hầu hết các hoàn cảnh độc thoại của nhân vật được gây dựng lên thường là hoàn cảnh đơn độc, một mình và rất tiêu cực, bi đát, éo le.

3.4. Mục đích hội thoại

Mục đích hội thoại cũng là dấu hiệu mà thể hiện được nhân vật đó có đang độc thoại hay không vì phần lớn tác giả sẽ sử dụng hình thức độc thoại và độc thoại nội tâm để thể hiện chiều sâu trong tâm trạng, tâm tư, tình cảm của nhân vật thay vì đối thoại. Do đó, thường khi nhân vật rơi vào các nút thắt của câu chuyện hoặc đỉnh điểm của nhân vật sẽ thường độc thoại hoặc độc thoại nội tâm. Khi đó, các độc giả hãy xem xét thêm các dấu hiệu khác để xác định chính xác nhất có thể nhé!

Tự nói chuyện một mình là biểu hiện của bệnh gì?

Khi việc nói chuyện một mình trở nên không thể kiểm soát, người đó như đang chìm vào một tình trạng mơ màng, thể hiện các lời nói lộn xộn và trong những bối cảnh không phù hợp đó có thể là biểu hiện của một bệnh tâm thần ví dụ như tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực....

Nói một mình gọi là gì?

Việc thực hành nói chuyện với chính mình được biểu hiện qua nhiều hình thức như: độc thoại nội tâm [đối thoại bên trong suy nghĩ] và độc thoại qua lời nói. Vì vậy, bạn có thể ngồi lại và xử lý mọi thứ thông qua một cuộc trò chuyện nội tâm với chính mình, gọi là tự vấn.

Cười một mình là dấu hiệu của bệnh gì?

Tự nhiên cười một mình có thể dấu hiệu của các bệnh rối loạn tâm lý nguy hiểm như trầm cảm, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hoang tưởng.. Đôi khi những người đang trong thái hạnh phúc vì tình yêu cũng có thể tự cười một mình.

Tại sao người già hay nói chuyện một mình?

Nguyên nhân gây chứng ảo giác Chứng ảo thị thường là do ngộ độc rượu, ma túy, cocain, nhiễm độc chất salicylat, u-rê máu tăng vọt, do mắc bệnh sa sút trí tuệ thể nhẹ Alzheimer… Chứng ảo thính thường làm cho bệnh nhân khó chịu buồn bực dẫn đến suy luận, cho rằng người khác nói xấu mình.

Chủ Đề