Dông cả năm nghĩa là gì

Chỉ vì chuyện cỏn con

Sáng mồng Một, Ngọc gọi chồng con dậy ăn sáng, chuẩn bị áo quần tươm tất cho cả nhà đi chúc Tết họ hàng.

Bọn trẻ thì rất háo hức, có mỗi bố mẹ là mãi chưa xong vì còn mải tranh luận… sang bên nội hay bên ngoại trước.

Ngọc một mực đòi sang ngoại trước vì gần. Huấn lại cương quyết sang nội trước vì như vậy phải phép hơn. Ngọc ra chiều ấm ức chồng xem nhẹ nhà vợ. Chỉ đến khi Huấn quát lên khiến bọn trẻ ngoài cửa cũng giật mình Ngọc mới chịu nghe theo, nhưng trong lòng hậm hực.

Cả nhà đi chúc Tết mà ai nấy mặt mày bí xị. Sau cái nghi lễ với hai bên gia đình, Huấn - Ngọc mỗi người “tùy nghi di tản”. Ngọc đi lễ chùa, Huấn ở nhà tụ tập với đám anh em.

Năm ngoái, đưa thằng cu lớn đi chúc Tết mấy anh cùng cơ quan, Bách mải vui uống rượu quên gọi điện về cho vợ. Hương sốt ruột chờ chồng con về sang nhà sếp, mãi gần 10 giờ tối vẫn chưa thấy bóng dáng đâu.  

Rồi muộn hai bố con cũng về. Thằng nhỏ bơ phờ, ông bố thì nôn thốc nôn tháo. Nhìn chồng bê tha, Hương, vợ Bách, không nén nổi cơn giận: “Uống cho lắm vào rồi về lại con này hầu. Đầu năm thế đấy…”. Cô giận chồng, bỏ mặc anh nằm một mình ngoài phòng khách, úp cái lồng bàn lên “đống ô uế” cho sáng mai chồng dọn. Sáng hôm sau, chồng cũng dọn thật, nhưng hai người giận nhau luôn.

Nói đến lì xì, bọn trẻ chẳng đứa nào không thích, chỉ có người lớn là đau đầu khi đồng tiền mỗi ngày một mất giá. Đã thống nhất khoản chi cho lì xì từ trước, thế mà năm mới về quê, Tùng bỗng ra oai “người thành phố” mạnh tay lì xì cho đám con cháu “lạm phát” đến mấy trăm bạc. Hải nhìn chồng rỉnh rảng trong lòng khó chịu lắm: “Ở nhà vợ con xin một đồng còn khó…”. Về đến Hà Nội, cô “xạc” ngay cho chồng một trận, thế là cái Tết chẳng còn.

Song bi hài nhất có lẽ là chuyện nhà anh Khải. Có cái tivi LCD hai vợ chồng mới sắm dịp cuối năm để nhà cửa thêm sáng sủa đón Xuân, lúc đầu cả đôi ngắm nghía ra chiều thích thú lắm, vừa xem vừa bàn luận “anh anh em em” ngọt xớt.

Thế nào mà chỉ vài phút sau đã nghe tiếng Khải xô mâm cơm xuống đất cái rầm. Ra hai người đôi co chuyện có cái tivi là… do công của ai! Vợ Khải bắt đầu tru tréo trước ông chồng nồng hơi men với tính sĩ diện đang lên cao ngút trời: “Anh thì lúc nào cũng rượu chè, bè bạn, cả năm mới thò về vài đồng. Không có tôi xoay sở thì chỉ còn nước ra đường ở…”.

Thấy vợ khinh nhờn, Khải nóng mặt, ngang nhiên giơ tay “bụp vợ” ngay trong ngày đầu Xuân vui vẻ.

Ngày Tết đừng để bất hòa

Tết là thời gian mọi người bỏ qua những mâu thuẫn, cùng bên nhau trong không khí ấm cúng, đừng để căn nhà nguội lạnh chỉ vì những cãi cọ không đâu.

Người Việt có quan niệm “Tết thế nào, cả năm thế ấy”. Chính vì thế, người ta kiêng to tiếng những ngày đầu Xuân. Có điều gì không hài lòng, vợ chồng nên nhẹ nhàng góp ý cho nhau hiểu. Bố mẹ cãi vã, con cái cũng không vui, thậm chí sợ hãi. Đừng vì sự ích kỉ, hiếu thắng của mình mà tước đi cái Tết của con. Tết là để yêu thương.

Duy Khánh

Mất giông là gì, mất giông có nghĩa là gì, mất giông hay mất dông, wowhay.com giải đáp ý nghĩa mất giông đọc ngay kẻo lỡ.

Mất giông là gì?

Mất giông hay mất dông là mất đi may mắn trong năm mới vì nói những chuyện không vui, những chuyện bất hòa trong ngày đầu năm.

Chính vì thế ngày Tết đừng để bất hòa.

Vì sao ngày Tết không nên bất hòa?

Tết là thời gian mọi người bỏ qua những mâu thuẫn, cùng bên nhau trong không khí ấm cúng, đừng để căn nhà nguội lạnh chỉ vì những cãi cọ không đâu.

Người Việt có quan niệm “Tết thế nào, cả năm thế ấy”. Chính vì thế, người ta kiêng to tiếng những ngày đầu Xuân. Có điều gì không hài lòng, vợ chồng nên nhẹ nhàng góp ý cho nhau hiểu.

Bố mẹ cãi vã, con cái cũng không vui, thậm chí sợ hãi. Đừng vì sự ích kỉ, hiếu thắng của mình mà tước đi cái Tết của con. Tết là để yêu thương.

Ngày Tết mang theo yêu thương và hy vọng; biểu thị quan hệ họ hàng gia đình và bạn bè; và hứa hẹn một năm tốt đẹp hơn ở phía trước.

Tết đến là dịp người Việt Nam bày tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên cũng như đón Tết đoàn viên bên những người thân yêu trong gia đình. Hơn nữa, trước đây, Tết rất cần thiết vì nó là một trong số ít thời gian nghỉ dài trong năm nông nghiệp, được tổ chức giữa việc thu hoạch vụ mùa và gieo sạ những vụ tiếp theo.

Để dễ hiểu hơn, người ta có thể hình dung Tết là sự kết hợp của Giáng sinh và Năm mới: mọi gia đình sẽ quây quần bên nhau dùng bữa lớn, trang trí cây Tết và ăn Tết nhưng để đón năm mới thay vì vì mục đích tôn giáo.

Một số báo tin tức online như VnExpress, Dân trí, Người lao động,... cùng một số trang tin khác sử dụng "giông lốc" hay "cơn giông".

Tuy nhiên, khi gõ tìm kiếm từ 'cơn dông' trên Google, người ta lại thấy một số báo mạng, trang tin khác sử dụng từ này.

Vậy cách viết nào: "Giông" hay "dông" mới đúng chính tả?

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Dông - hay còn viết là giông - là hiện tượng khí tượng phức hợp gồm chớp và kèm theo sấm do đối lưu rất mạnh trong khí quyển gây ra. Nó thường kèm theo gió mạnh, mưa rào, sấm sét dữ dội, thậm chí cả mưa đá, vòi rồng, ở vùng vĩ độ cao có khi còn có cả tuyết rơi...

Thuật ngữ "dông" trong tiếng Anh là thunderstorm; từ điển khí tượng Trung Quốc dịch là "lôi bạo", nghĩa là "sấm dữ dội", còn trong dân gian Việt Nam thì "dông" là "trận gió to”.

Trong khi đó, từ điển mở Wiktionary chỉ đưa ra định nghĩ danh từ “dông” – “chỉ hiện tượng khí quyển phức tạp, xảy ra đặc biệt vào các tháng 6-7-8, có mưa rào, gió giật mạnh, chớp và kèm theo sấm, sét”.

Được biết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung Ương cũng chỉ sử dụng từ "dông" như "mưa dông",... trong những bản tin của họ.

Qua tìm hiểu của phóng viên, các từ điển tiếng Việt từ nhiều năm trước chỉ có dông với nghĩa là gió lớn trong lúc chuyển mưa [Huỳnh Tịnh Của, 1896a: 243; Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:156; Lê Văn Đức, 1970a:377].

Một số từ điển hiện nay cũng coi dông là dạng duy nhất đúng chính tả [Nguyễn Như Ý, 1999:548].

Từ điển Tiếng Việt NXB Khoa học Xã hội Việt Nam 1988, [tr.283] cũng định nghĩa: Dông đ. Biến động mạnh của thời tiết bằng hiện tượng phóng điện giữa các đám mây lớn, thường có gió to. sấm sét, mưa rào, đôi khi có cả cầu vồng...

Bên cạnh đó cũng có một số từ điển gần đây chấp nhận cả dông và giông, xem như hai biến thể của cùng một từ [Nguyễn Kim Thản, 2005: 474 và 689; Hoàng Phê, 2006: 263 và 403].

Cũng bàn về câu chuyện dùng "dông" hay "giông", trang tunguyenhoc cho rằng, có vẻ như dạng sai chính tả bắt đầu "ngoi" lên kể từ khi Vũ Trọng Phụng cho xuất bản quyển tiểu thuyết lấy nhan đề là "Giông tố" vào năm 1937. Tác phẩm như Giông tố và nhà văn tầm cỡ Vũ Trọng Phụng nhất định phải có vai trò quan trọng trong việc phổ biến cách viết sai. Tuy nhiên, cái lỗi chính tả đó cũng phải phù hợp với cảm thức của người Việt nên nó mới dễ dàng được chấp nhận như ta thấy hiện nay.

Tác phẩm "Giông tố" của nhà văn Vũ Trọng Phụng.

Có thể thấy, trong các từ điển tiếng Việt, từ trước tới nay từ "dông" được chấp nhận là đúng chuẩn chính tả. Tuy nhiên, trong văn chương, từ thời cố nhà văn Vũ Trọng Phụng đã dùng tới từ "giông" và tạo chỗ đứng khá vững trong ngôn ngữ đại chúng ngày nay. Tới hiện tại, dường như mọi người biết tới và sử dụng từ giông nhiều hơn, vậy đâu mới là từ sử dụng đúng chính tả theo ngôn ngữ hiện đại?

Để trả lời cho câu hỏi này, PV báo Điện tử Người đưa tin đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Phạm Văn Tình [Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam]. Liên quan đến việc sử dụng từ "giông" hay "dông", PGS.TS Phạm Văn Tình cho biết: “Trong chính tả, tiếng Việt nói chung có nhiều trường hợp lưỡng khả, tam khả. Chữ “d” hay “gi” trong thực tiễn sử dụng tiếng Việt hiện nay được gọi là trường hợp “lưỡng khả” chấp nhận cả hai, viết cách nào cũng đúng”...

Thi Ân - Hoàng Bích

Video liên quan

Chủ Đề