Dòng điện xoay chiều là gì vật lý 9

Mục Lục Bài Viết

Nội dung chính

  • Chương II: Điện Từ Học Vật Lý Lớp 9
  • Bài 35: Các Tác Dụng Của Dòng Điện Xoay Chiều Đo Cường Độ Và Hiệu Điện Thế Xoay Chiều
  • Tóm Tắt Lý Thuyết
  • I. Tác Dụng Của Dòng Điện Xoay Chiều
  • Bài Tập C1 Trang 95 SGK Vật Lý Lớp 9
  • II. Tác Dụng Từ Của Dòng Điện Xoay Chiều
  • Bài Tập C2 Trang 95 SGK Vật Lý Lớp 9
  • III. Đo Cường Độ Dòng Điện Và Hiệu Điện Thế Của Mạch Điện Xoay Chiều
  • III. Vận Dụng
  • Bài Tập C3 Trang 96 SGK Vật Lý Lớp 9
  • Bài Tập C4 Trang 97 SGK Vật Lý Lớp 9
  • Những Điểm Cần Lưu Ý
  • Bài Tập Liên Quan:
  • Chia Sẻ Bài Giải Ngay:
  • Video liên quan

  • Bài 35: Các Tác Dụng Của Dòng Điện Xoay Chiều Đo Cường Độ Và Hiệu Điện Thế Xoay Chiều
  • Tóm Tắt Lý Thuyết
  • I. Tác Dụng Của Dòng Điện Xoay Chiều
  • Bài Tập C1 Trang 95 SGK Vật Lý Lớp 9
  • II. Tác Dụng Từ Của Dòng Điện Xoay Chiều
  • Bài Tập C2 Trang 95 SGK Vật Lý Lớp 9
  • III. Đo Cường Độ Dòng Điện Và Hiệu Điện Thế Của Mạch Điện Xoay Chiều
  • III. Vận Dụng
  • Bài Tập C3 Trang 96 SGK Vật Lý Lớp 9
  • Bài Tập C4 Trang 97 SGK Vật Lý Lớp 9
  • Những Điểm Cần Lưu Ý

Chương II: Điện Từ Học Vật Lý Lớp 9

Bài 35: Các Tác Dụng Của Dòng Điện Xoay Chiều Đo Cường Độ Và Hiệu Điện Thế Xoay Chiều

Dòng điện xoay chiều được dùng phổ biến trong đời sống và trong sản xuất. Vây câu hỏi đặt ra là, dòng điện xoay chiều có gì giống và khác dòng điện một chiều? Cách đo cường độ và hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều như thế nào?

Để đi tìm câu trả lời minh bạch làm rỏ câu hỏi trên, mời các bạn cùng tìm hiểu qua nội dung bài 35 Các tác dụng của dòng điện xoay chiều Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều chương II.

Tóm Tắt Lý Thuyết

Dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt, quang và từ.

Lực từ đổi chiều khi dòng điện đổi chiều

Dùng ampe kế hoặc vôn kế xoay chiều có kí hiệu AC [hãy ~] để đo các giá trị hiệu dụng của cường độ và hiệu điện thế xoay chiều. Khi mắc ame kế và vôn kế xoay chiều vào mạch điện xoay chiều không cần phân biệt chốt của chúng.HocTapHay.Com

I. Tác Dụng Của Dòng Điện Xoay Chiều

Bài Tập C1 Trang 95 SGK Vật Lý Lớp 9

Hãy mô tả hiện tượng xảy ra trong mỗi thí nghiệm ở hình 35.1 và cho biết hiện tượng nào chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt, tác dụng quang, tác dụng từ.

  • Xem: giải bài tập c1 trang 95 sgk vật lý lớp 9

Đèn dây tóc nóng phát sáng: tác dụng nhiệt và tác dụng quang.

Các đinh ghim sắt bị hút: Tác dụng từ

Như vậy, dòng điện xoay chiều có tác dụng: quang, nhiệt và từ.

Ngoài 3 tác dụng trên dòng điện xoay chiều còn có tác dụng: Dòng điện xoay chiều còn có tác dụng sinh lí. Dòng điện xoay chiều thường dùng có hiệu điện thế 220v nên tác dụng sinh lí rất mạnh, gây nguy hiểm chết người, đặc biệt là dòng điện trong mạng điện sinh hoạt.

Tác dụng sinh lí của dòng điện xoay chiều: Dòng điện có tác dụng sinh lí khi đi qua cơ thể người gây co giật, tim ngừng đập, thần kinh tê liệt, ngạt thở nhưng để dòng diện phù hợp thì có thể đi qua cơ thể người, giúp chúng ta chữa một số bệnh. Chứng tỏ dòng diện có tác dụng sinh lí.HocTapHay.Com

Nêu các ứng dụng tác dụng hóa học của dòng điện: Dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt, tác dụng quang, tác dụng từ, tác dụng sinh lí.HocTapHay.Com

II. Tác Dụng Từ Của Dòng Điện Xoay Chiều

1. Thí nghiệm

Bài Tập C2 Trang 95 SGK Vật Lý Lớp 9

Làm thí nghiệm như hình 35.2. Hiện tượng gì xảy ra khi ta đổi chiều dòng điện?

Làm lại thí nghiệm nhưng thay nguồn điện một chiều bằng nguồn xoay chiều 6V [hình 35.3]. Hiện tượng xảy ra với thanh nam châm có gì khác so với trường hợp dùng nguồn điện một chiều? Giải thích vì sao?

  • Xem: giải bài tập c2 trang 95 sgk vật lý lớp 9

2. Kết luận

Khi đổi nguồn điện một chiều bằng nguồn điện xoay chiều lực từ lần lượt tác dụng lực hút, lực đẩy lên cực N của nam châm. Do dòng điện luân phiên đổi chiều.

III. Đo Cường Độ Dòng Điện Và Hiệu Điện Thế Của Mạch Điện Xoay Chiều

1. Quan sát giáo viên làm thí nghiệm

a. Mắc mạch điện như hình 35.4. Dùng vôn kế và ampe kế một chiều có kí hiệu DC [hay -] để đo hiệu điện thế ở hai cực của nguồn điện một chiều và cường độ dòng điện trong mạch điện. Nếu ta đổi chiều dòng điện thì chiều quay của kim trên dụng cụ đo thay đổi thế nào?

b. Thay nguồn điện một chiều bằng nguồn xoay chiều có hiệu điện thế 3V, kim của vôn kế và ampe kế một chiều chỉ bao nhiêu?

c. Thay vôn kế và ampe kế một chiều bằng vôn kế và ampe kế có kí hiệu AC [hay ~], gọi là vôn kế và ampe ké xoay chiều [hình 35.5]. Kim của vôn kế và ampe ké chỉ bao nhiêu? Nếu đổi hai đầu phích cắm vào ổ lấy điện thì kim của ampe kế và vọn kế có quay không?

2. Kết luận

Đo hiệu điện thế và cường độ của dòng điện xoay chiều bằng vôn kế và ampe kế có kí hiệu là AC [ hay ~].

Kết quả đo không thay đổi khi ta đổi chỗ hai chốt của phích cắm vào ổ lấy điện.

* Các số đo này chỉ giá trị hiệu dùng của hiệu điện thế xoay chiều và cường độ dòng điện xoay chiều. Dòng điện xoay chiều có cường độ hiệu dụng 3A khi chạy qua một dây dẫn tỏa ra một nhiệt lượng bằng nhiệt lương khi cho dòng điện một chiều có cường độ 3A chạy qua dây dận đó trong cùng một thời gian.

* Thông thường, cuồng độ và hiệu điện thế hiệu dụng của dòng điện xoay chiều được gọi tắt là cường độ và hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều.

III. Vận Dụng

Bài Tập C3 Trang 96 SGK Vật Lý Lớp 9

Một bóng đèn có ghi 6V 3W. Lần lượt mắc vào một mạch điện một chiều và mạch điện xoay chiều có cùng hiệu điện thế 6V. Trường hợp nào đèn sáng hơn? Tại sao?

  • Xem: giải bài tập c3 trang 96 sgk vật lý lớp 9

Bài Tập C4 Trang 97 SGK Vật Lý Lớp 9

Đặt một nam châm điện A có dòng điện xoay chiều chạy qua trước một cuộn dây dẫn kín B như hình 35.6. Sau khi công tắc K đóng thì trong cuộn dây dẫn B có xuất hiện dòng điện cảm ứng không? Tại sao?

  • Xem: giải bài tập c4 trang 97 sgk vật lý lớp 9

Những Điểm Cần Lưu Ý

1. Nhận biết được các tác dụng nhiệt, quang, từ của dòng điện xoay chiều.

2. Chứng tỏ được rằng lực từ đổi chiều khi dòng điện đổi chiều.

3. Biết được các kí hiệu của ampe kế và vôn kế xoay chiều, sử dụng được chúng để đo cường độ và hiệu điện thế hiệu dụng của dòng điện xoay chiều.

Trên là nội dung bài 35 Các tác dụng của dòng điện xoay chiều Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều chương II vật lý lớp 9. Hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn tìm sự khác biệt giữa dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều. Chúc các bạn học tốt vật lý 9.

Các bạn đang xem Bài 35: Các Tác Dụng Của Dòng Điện Xoay Chiều Đo Cường Độ Và Hiệu Điện Thế Xoay Chiều thuộc Chương II: Điện Từ Học tại Vật Lý Lớp 9 môn Vật Lý Lớp 9 của HocTapHay.Com. Hãy Nhấn Đăng Ký Nhận Tin Của Website Để Cập Nhật Những Thông Tin Về Học Tập Mới Nhất Nhé.

Bài Tập Liên Quan:

  • Bài 39: Tổng Kết Chương II Điện Từ Học
  • Bài 38: Thực Hành Vận Hành Máy Phát Điện Và Máy Biến Thế
  • Bài 37: Máy Biến Thế
  • Bài 36: Truyền Tải Điện Năng Đi Xa
  • Bài 34: Máy Phát Điện Xoay Chiều
  • Bài 33: Dòng Điện Xoay Chiều
  • Bài 32: Điều Kiện Xuất Hiện Dòng Điện Cảm Ứng
  • Bài 31: Hiện Tượng Cảm Ứng Điện Từ
  • Bài 30: Bài Tập Vận Dụng Quy Tắc Nắm Tay Phải Và Quy Tắc Bàn Tay Trái
  • Bài 29: Thực Hành: Chế Tạo Nam Châm Vĩnh Cửu, Nghiệm Lại Từ Tính Của Ống Dây Có Dòng Điện
  • Bài 28: Động Cơ Điện Một Chiều
  • Bài 27: Lực Điện Từ
  • Bài 26: Ứng Dụng Của Nam Châm
  • Bài 25: Sự Nhiễm Từ Của Sắt, Thép Nam Châm Điện
  • Bài 24: Từ Trường Của Ống Dây Có Dòng Điện Chạy Qua
  • Bài 23: Từ Phổ Đường Sức Từ
  • Bài 22: Tác Dụng Từ Của Dòng Điện Từ Trường
  • Bài 21: Nam Châm Vĩnh Cửu

Chia Sẻ Bài Giải Ngay:

  • Click to share on Facebook [Opens in new window]
  • Click to share on Twitter [Opens in new window]
  • Click to share on Tumblr [Opens in new window]
  • Click to share on Pinterest [Opens in new window]

Related

Chủ Đề