Đường dây nóng bảo vệ phụ nữ và trẻ em

         Cứ 3 người phụ nữ thì có gần 02 người phải chịu ít nhất 01 hoặc hơn 01 hình thức bạo lực do chồng gây ra trong đời. Dịch bệnh COVID-19 có thể trở thành chất xúc tác làm cho trình trạng bạo hành phụ nữ và trẻ em gái gia tăng. Tại Việt Nam, tỉ lệ bạo lực gia đình thời điểm tháng 4 năm 2020 tăng 7% so với tháng 12 năm 2019.

        Cùng nhau chia sẻ vun đắp yêu thương cho gia đình và an toàn trong thời gian sống chung dịch COVID-19.

        Chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em. Gia đình cùng vui đẩy lùi COVID-19. Chia sẻ năng lượng sống tích cực trong bối cảnh dịch COVID-19. Bạo lực không phải là cách vượt qua COVID-19.

        PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM BỊ BẠO HÀNH, XIN LIÊN HỆ:          - Tổng đài Quốc gia Bảo vệ trẻ em 111.

          - Tổng đài hỗ trợ giải đáp thắc mắc của người dân TP Đà Nẵng 1022.

          - Tổng đài Trung tâm Cung cấp dịch vụ công tác xã hội TP Đà Nẵng 0236.2. 214668.

          - Đường dây nóng miễn phí Ngôi nhà Ánh Dương 18001769.

[PLO]- Ngoài đường dây nóng 111 là tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em, người dân TP.HCM có thể gọi các số 113; 1900.54.55.59; 1800.90.69 để bảo vệ trẻ em khi cần thiết. 

 Video: 4 số điện thoại cần gọi khi biết trẻ em bị xâm hại

Vụ cháu bé 8 tuổi ở quận Bình Thạnh, TP.HCM bị người phụ nữ sống chung nhà bạo hành, tử vong đã khiến dự luận phẫn nộ những ngày qua. Từ vụ việc đau lòng này, nhiều bạn đọc đặt câu hỏi nếu trẻ em hoặc hàng xóm phát hiện có trẻ bị bạo hành thì nên báo ở đâu và quy trình xử lý tin báo như thế nào?

Đường dây nóng bảo vệ trẻ em

Trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục...thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm thông báo ngay cho nơi tiếp nhận thông tin.

Hiện nay, ngoài đường dây nóng 111 tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em [do Cục Trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH quản lý] thì người dân tại TP.HCM có thể gọi đến các số điện thoại từ đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em như sau:

Số 1900.54.55.59 - Trung tâm Công tác xã hội Trẻ em TP.HCM [trực thuộc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM].

Số 1800.90.69 - Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM.

Số 113 -  Cơ quan Công an.


Mọi người cầu nguyện cho cháu bé 8 tuổi [nạn nhân] vào đêm 27-12. Ảnh: NGUYỄN YÊN

Quy trình xử lý tin báo trẻ bị bạo hành

Về quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin, tin báo hành vi xâm hại trẻ em được quy định tại Nghị định 56/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em.

Tại điều 22, Nghị định 56 có quy định cụ thể về nhiệm vụ của tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em [111]. Theo đó, tổng đài viên sẽ tiếp nhận thông tin và xử lý.

Nhằm hướng dẫn chi tiết về quy trình phối hợp hỗ trợ, can thiệp, xử lý đối với các trường hợp trẻ em bị bạo hành, xâm hại trên địa bàn TP.HCM, UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định 2017/2020.

Cụ thể, Quyết định 2017/2020 nêu rõ quy trình tiếp nhận, phối hợp xử lý đối với các trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại, xâm hại tình dục gồm 3 bước:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin

M

ọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo ngay [trực tiếp hoặc qua điện thoại hoặc hình thức khác] nơi tiếp nhận thông tin khi phát hiện hoặc có thông tin trẻ em bị xâm hại. Nơi tiếp nhận thông tin là một trong những cơ quan sau:

- UBND 

nơi xảy ra vụ việc hoặc nơi trẻ em cư trú;

- Công an cấp xã nơi xảy ra vụ việc;

Đường dây Tư vấn và Hỗ trợ trẻ em: 111; 113; 1900.54.55.59; 1800.90.69;

- Cơ quan LĐ-TB&XH các cấp.

Tùy theo mức độ tổn hại của trẻ em các cơ quan tiếp nhận sẽ thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn tạm thời cho trẻ em trong trường hợp đặc biệt.

Người tiếp nhận thông tin có trách nhiệm ghi chép đầy đủ thông tin do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp [theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 56].

Bước 2: Phối hợp xử lý thông tin

Nơi đã tiếp nhận thông tin chuyển ngay thông tin đến UBND cấp xã nơi xảy ra vụ việc để thực hiện các bước tiếp theo của Quy trình phối hợp.

Đối với trường hợp cơ quan Công an các cấp tiếp nhận nguồn tin về đối tượng có hành vi bạo lực, xâm hại thì kể từ khi bắt đầu giải quyết vụ việc phải thông tin ngay đến UBND cấp xã để kịp thời cử cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em. Đồng thời, trong quá trình xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, điều tra vụ án thì khi làm việc với trẻ em, Cơ quan điều tra phải đảm bảo có sự tham gia của người giám hộ của trẻ...

Bước 3: Báo cáo kết quả xử lý thông tin

Trong vòng 2 giờ kể từ thời điểm tiếp nhận thông tin vụ việc, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã phải báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý tính xác thực của thông tin cho Chủ tịch UBND và Trưởng ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em. Đồng thời báo cáo nhanh về Thường trực Ban Điều hành Bảo vệ chăm sóc trẻ em quận, huyện [Phòng  LĐ-TB&XH ] để phối hợp và triển khai các biện pháp hỗ trợ, can thiệp theo quy định.

Bảo mật thông tin người báo tin, phản ánh

Có một số bạn đọc phản ánh đến PLO thắc mắc rằng việc phản ánh, cung cấp thông tin trẻ bị bạo hành có được bảo mật không?

Tại điều 24, Nghị định 56/2017 [quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em] về nguyên tắc bảo mật thông tin có quy định:

Mọi thông tin, thông báo, tố giác trong quá trình tiếp nhận, xác minh phải được bảo mật vì lợi ích, sự an toàn của người cung cấp thông tin và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em có liên quan.

Quá trình cung cấp, trao đổi thông tin phục vụ cho việc bảo vệ trẻ em giữa nơi tiếp nhận thông tin và cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, chức năng bảo vệ trẻ em phải được bảo mật.

Thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, chức năng bảo vệ trẻ em phải xác định mức độ bảo mật và phạm vi cung cấp thông tin, báo cáo.

 

UBND TP.HCM chỉ đạo xử lý nghiêm vụ bé gái 8 tuổi bị bạo hành

[PLO]- UBND TP.HCM chỉ đạo Công an TP khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm các cá nhân có liên quan đến việc bé gái 8 tuổi bị bạo hành, tử vong ở quận Bình Thạnh.

NGUYỄN HIỀN

Các thiết bị được đại diện UN Women trao tặng cho Ngôi nhà bình yên tại Cần Thơ. Ảnh: UN Women.

Đại dịch COVID-19 không chỉ gây ảnh hưởng trầm trọng tới kinh tế, xã hội mà còn là tác nhân gia tăng tình trạng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em . Theo báo cáo của UN Women, tỷ lệ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em trên toàn cầu đã tăng từ 30% - 300% kể từ khi đại dịch bùng phát.

Theo nghiên cứu của Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ [UN Women], riêng trong giai đoạn COVID-19 năm 2020, số lượng tham vấn qua tổng đài 1900969680 và mạng xã hội của Ngôi nhà Bình Yên tăng 7 lần so với cùng kỳ năm trước. Ngôi nhà Bình Yên đã phối hợp với chính quyền địa phương tư vấn khủng hoảng/can thiệp khẩn cấp, giải cứu gần 30 vụ, tăng 40%.

Cùng với đó, số cuộc gọi, tin nhắn tới đường dây nóng và nạn nhân tìm tới Nhà bình yên cũng được UN Women cho biết đã tăng gấp đôi trong thời gian phong tỏa và giãn cách xã hội; và tăng gấp 7 lần trong năm 2020 so với năm 2019.

Những thiết bị và vật dụng thiết yếu trên đã được bàn giao cho Ngôi nhà Bình yên tại Hà Nội và Cần Thơ là một phần hỗ trợ trong dự án chung ứng khó khẩn cấp với bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em trong bối cảnh COVID-19 được Chính phủ Australia tài trợ với sự đóng góp tài chính và kỹ thuật của UN Women, Quỹ Dân số Liên hợp quốc [UNFPA] và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc [UNICEF].

Bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam cho biết: Các dịch vụ thiết yếu đảm bảo hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực không bị gián đoạn trong giai đoạn dịch COVID-19. Ngoài cung cấp các trang thiết bị, UN Women đồng thời nâng cao năng lực cho các nhân viên xã hội trực đường đây nóng và Ngôi nhà bình yên nhằm nâng cao khả năng ứng phó khẩn cấp với tình hình bạo lực gia tăng vốn được coi là "Đại dịch bóng tối" của COVID-19. Trong bối cảnh COVID-19, mỗi một cuộc gọi tới Đường dây nóng và Nhà bình yên đều mang ý nghĩa sống còn, là phao cứu sinh đối với nạn nhân./.

Đường dây nóng và Ngôi nhà bình yên, thuộc Trung tâm phụ nữ và phát triển, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam được thành lập nhằm cung cấp các dịch vụ toàn diện và tạm trú miễn phí cho phụ nữ và trẻ em bị bạo lực gia đình, xâm hại tình dục và mua bán.

Kể từ khi thành lập, Đường dây nóng và Ngôi nhà Bình yên đã hỗ trợ tham vấn cho hơn 9.000 người, giải cứu, tiếp đón và hỗ trợ trực tiếp cho hơn 1.300 phụ nữ và hơn 550 trẻ em vào tạm trú. Phụ nữ và trẻ em bị bạo lực có thể gọi tới số điện thoại 1900969680 để nhận được hỗ trợ kịp thời.

Hướng tới một tương lai bình đẳng cho phụ nữ

Video liên quan

Chủ Đề