Em hãy đặt ra một tình huống có người bị tai nạn điện và cách cứu chữa người đó của em

Sơ cứu người bị điện giật là một việc quan trọng và cấp thiết. Bởi nếu được sơ cứu nhanh và đúng cách, khả năng cứu sống người bị nạn là 98%. Ngược lại, sau 5 phút bị điện giật mà không được sơ cứu kịp thời, khả năng cứu sống chỉ còn 25%. Thậm chí, người bị nạn có thể bị tử vong.

1. Các bước sơ cứu người bị điện giật

Ngay khi phát hiện người bị điện giật, bạn cần nhanh chóng sơ cứu đúng cách theo các bước sau. Sơ cứu càng nhanh thì khả năng cứu sống sẽ càng cao, mức độ rủi ro càng thấp.

Ngắt nguồn điện ngay lập tức

Đây là bước đầu tiên và cực kỳ quan trọng. Hãy quan sát xung quanh để xác định nguồn điện ở đâu và tìm cách ngắt ngay nguồn điện. Điện được ngắt càng sớm thì mức độ tổn thương mà người bị nạn gánh chịu càng thấp, càng dễ cứu chữa. Ngược lại, bị điện giật càng lâu thì cơ thể càng bị tổn hại, việc cứu chữa sẽ khó khăn, thậm chí là tử vong trước khi được sơ cứu.

Ngắt nguồn điện là việc đầu tiên khi phát hiện người bị điện giật

Tách nguồn điện ra khỏi người bị nạn

Không phải lúc nào bạn cũng có thể xác định được vị trí nguồn điện ở đâu. Và trong những trường hợp như vậy, hãy dùng thanh nhựa, thanh gỗ, thanh cao su hay bất cứ vật dụng, món đồ nào không dẫn điện để tách người bị nạn ra khỏi nguồn điện. Tuyệt đối không dùng tay, chân hay bất cứ bộ phận nào của cơ thể để chạm vào người bị điện giật.

Tiến hành sơ cứu người bị điện giật

Sau khi ngắt nguồn điện hoặc tách người bị nạn ra khỏi nguồn điện, bắt đầu thực hiện sơ cứu người bị điện giật theo các bước sau:

  • Đặt nạn nhân trong tư thế thoải mái, đầu thấp, ở nơi thoáng khí, rộng rãi, thuận tiện cho việc sơ cứu. Đồng thời, chú trọng việc giữ ấm cho nạn nhân, không để nạn nhân bị lạnh.

  • Kiểm tra nạn nhân còn thở hay không. Trường hợp nạn nhân còn thở và bị bỏng nhẹ thì có thể rửa sạch vết bỏng dưới vòi nước mát. Nếu bị chảy máu thì cầm máu bằng miếng gạc [hoặc vải] sạch.

  • Nếu nạn nhân bị tổn thương nặng ở phần đốt sống cổ thì chuyển họ đến bệnh viện ngay lập tức để được cấp cứu kịp thời, tránh bị liệt về sau.

  • Trường hợp nạn nhân bất tỉnh và có dấu hiệu ngưng thở, cần thực hiện sơ cứu bằng cách hô hấp nhân tạo hoặc ép tim ngoài lồng ngực. Đây là những kỹ thuật quan trọng, cần thực hiện đúng cách để có thể cứu sống nạn nhân.

Thực hiện hô hấp nhân tạo hoặc ép tim ngoài lồng ngực nếu nạn nhân bất tỉnh và có dấu hiệu ngưng thở

Nói chung, khi kiểm tra tình trạng nạn nhân, tùy mức độ mà bạn có cách sơ cứu phù hợp. Nhưng lưu ý, sau khi sơ cứu người bị điện giật xong, nạn nhân đã tỉnh táo và ổn định thì vẫn nên đưa họ đến bệnh viện.

Lúc này, bác sĩ sẽ kiểm tra các tổn thương như vết bỏng, mức độ chảy máu, tình trạng gãy xương,… Trong một số trường hợp, sẽ chỉ định người bị nạn thực hiện một số xét nghiệm quan trọng. Chẳng hạn như xét nghiệm máu, đo điện tâm đồ, chụp CT hoặc MRI.

2. Một vài lưu ý khi sơ cứu người bị điện giật

Ngoài các bước sơ cứu nói trên, bạn cần lưu ý đến những vấn đề sau để đảm bảo an toàn cho cả bản thân lẫn nạn nhân:

  • Khi nhìn thấy người bị điện giật, việc đầu tiên bạn cần làm là giữ bình tĩnh, không được hốt hoảng. Bởi sự mất bình tĩnh trong lúc này có thể dẫn đến hành động sai, không chỉ đe dọa tính mạng nạn nhân mà còn nguy hiểm cho bản thân.

  • Không chạm vào người nạn nhân khi chưa tắt nguồn điện. Không dùng vật truyền dẫn điện, chẳng hạn như thanh kim loại để tách nguồn điện ra khỏi nạn nhân. Bởi những việc này có thể khiến bạn bị điện giật.

Không chạm tay mà hãy dùng vật không dẫn điện để tách nguồn điện ra khỏi nạn nhân

  • Sau khi tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, nên đặt họ ở tư thế phục hồi một cách cẩn thận, nhẹ nhàng. Tuyệt đối không để họ ngã hoặc va chạm vào những vật cứng. Bởi không chỉ gây đau đớn mà còn khiến các tổn thương càng thêm nghiêm trọng. Cũng không nên tập trung đông người vì có thể khiến họ cảm thấy khó thở.

  • Nếu nạn nhân bị giật điện trên cao, nên chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết để đưa nạn nhân xuống. Để thuận lợi và an toàn, có thể nhờ sự hỗ trợ của công ty điện lực.

  • Tuyệt đối không thoa dầu, cạo gió hay đổ nước vào người nạn nhân. Chỉ cần giữ ấm cho nạn nhân là được.

  • Chỉ sơ cứu người bị điện giật bằng cách hô hấp nhân tạo hoặc ép tim ngoài lồng ngực khi họ bất tỉnh và có dấu hiệu ngưng thở. Nếu họ còn thở thì không thực hiện các kỹ thuật này.

  • Đối với hô hấp nhân tạo, thực hiện 20 lần/phút. Có thể thổi hơi vào miệng hoặc mũi nạn nhân đều được. Đối với ép tim ngoài lồng ngực, thực hiện 100 lần/phút. Nạn nhân càng trẻ tuổi thì càng thực hiện nhanh và nhiều.

  • Để nạn nhân nhanh tỉnh, có thể kết hợp song song hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực. Cứ 5 lần ép tim thì thực hiện 1 lần thổi hơi. Kết hợp đến khi nào nạn nhân tỉnh lại thì dừng và đưa đến viện.

  • Quá trình sơ cứu tại chỗ, nên gọi thêm xe cứu thương. Và ngay sau khi xe cứu thương đến thì hãy để các nhân viên y tế cấp cứu và đưa nạn nhân vào viện nhanh chóng. Kể cả khi nạn nhân tỉnh táo.

Song song với sơ cứu người bị điện giật, nên gọi xe cứu thương để kịp thời đưa nạn nhân đến bệnh viện

Có thể nói, bị điện giật là tai nạn thường gặp. Có nhiều nguyên nhân cũng như mức độ nguy hiểm là khác nhau. Nhưng nhìn chung, người bị điện giật cần được sơ cứu kịp thời, nếu không, sẽ gặp nhiều biến chứng, thậm chí là tử vong.

Trên đây là những lưu ý cũng như các bước sơ cứu người bị điện giật đúng cách và an toàn. Trong mọi tình huống khẩn cấp, hãy luôn giữ bình tĩnh và có cách xử lý phù hợp, đúng cách, an toàn.

Song song đó, gọi điện đến các bệnh viện, cơ sở y tế để được hỗ trợ. Hotline của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là 1900565656, mọi người có thể gọi bất cứ lúc nào để được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời trong mọi tình huống.

Nhằm nâng cao sự hiểu biết của người dân về cách sơ cứu người bị điện giật, tránh trường hợp cứu chữa không đúng cách làm nạn nhân dễ tử vong hơn, Công ty Điện lực Hậu Giang hướng dẫn phương pháp sơ cấp cứu người bị tai nạn điện giật như sau:

Có 2 bước cơ bản để cứu người bị điện giật là: Tách nạn nhân ra khỏi mạch điện; cứu chữa nạn nhân tại chỗ.

I. Tách nạn nhân ra khỏi mạch điện

1. Trường hợp cắt được mạch điện: Cắt điện bằng những thiết bị đóng, cắt gần nhất như: công tắc điện, cầu chì, hoặc rút phích cắm, cầu dao,...

2. Trường hợp không cắt được mạch điện:

- Nếu điện hạ áp thì người cứu: Đứng trên bàn, ghế, tấm gỗ khô, đi dép hoặc ủng cao su, đeo găng cao su để kéo nạn nhân; Dùng kìm cách điện, búa, rìu cán bằng gỗ để cắt đứt dây điện; Nếu không có các phương tiện trên có thể dùng gậy gỗ, tre khô gạt dây điện, đẩy nạn nhân để tách ra. Tuyệt đối không được chạm trực tiếp vào người nạn nhân vì như vậy người đi cứu cũng bị điện giật.                        

- Nếu mạch điện cao áp, cách tốt nhất là phải nhanh chóng điện thoại cho đơn vị quản lý lưới điện hoặc qua tổng đài 19001006 để cắt điện kịp thời.

II. Cứu chữa nạn nhân sau khi đã tách khỏi mạch điện:

Ngay sau khi nạn nhân được tách khỏi mạch điện và đưa đến vị trí an toàn, người cứu phải căn cứ vào tình trạng người bị nạn mà cấp cứu:

1. Đối với nạn nhân bất tỉnh, không có dấu hiệu thở: Tiến hành hô hấp nhân tạo và ép tim lồng ngực tại chỗ.

2. Phương pháp hà hơi thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực:

Để nạn nhân nằm ngửa, nới rộng quần áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm nạn nhân ra, đặt đầu nạn nhân hơi ngửa ra sau.

Người cứu đứng [hoặc quỳ] bên cạnh nạn nhân, đặt chéo 2 bàn tay lên 1/3 dưới xương ức, giữa ngực nạn nhân rồi dùng cả sức mạnh thân người ấn nhanh, mạnh, làm lồng ngực nạn nhân bị nén xuống [3÷5] cm. Sau khoảng 1/3 giây, buông tay ra để lồng ngực nạn nhân trở lại bình thường. Làm như vậy, khoảng từ 80-100 lần/phút.

Kết hợp động tác ép tim phải hà hơi, thổi ngạt. Dùng miếng gạc đặt lên miệng nạn nhân, người cứu ngồi bên cạnh đầu, lấy một tay bịt mũi nạn nhân, một tay giữ cho miệng nạn nhân há ra [nếu thấy lưỡi bị tụt vào thì kéo ra], hít thật mạnh để lấy nhiều không khí vào phổi rồi ghé sát vào miệng nạn nhân rồi thổi mạnh cho lồng ngực phồng lên [hoặc bịt miệng để thổi vào mũi].

Nếu chỉ có một người cứu thì cứ 15 lần ép tim chuyển sang hà hơi, thổi ngạt 02 lần.

Nếu có 02 người thì một người làm động tác ép tim, người còn lại hà hơi, thổi ngạt. Cứ 05 lần ép tim lại thổi ngạt 01 lần. Điều quan trọng là phải kết hợp 02 động tác nhịp nhàng với nhau, nếu không thì động tác này sẽ phản lại động tác kia.

Tuyệt đối không cấp cứu bằng cách để nạn nhân nằm dưới nước hoặc đắp đất ướt lên người nạn nhân, không đổ bất cứ thuốc hay nước gì vào miệng nạn nhân.

* Khi khách hàng cần báo sửa chữa điện, tai nạn điện; báo tình trạng lưới điện mất an toàn; cần gắn điện kế mới, di dời điện kế, khiếu nại hóa đơn; kiểm tra điện kế,… hãy liên hệ qua tổng đài Trung tâm chăm sóc khách hàng Điện lực miền Nam 19001006 để được tư vấn và hỗ trợ một cách tốt nhất.

  • Vật liệu và dụng cụ:

    • Sào tre, gậy gỗ khô, ván khô, vải khô

    • Tủ lạnh, dây dẫn điện để thực hành hai tình huống giả định.

    • Chiếu hoặc nilon để trải ra nằm khi thực tập cấp cứu hô hấp nhân tạo.

  • Trình tự cứu người bị tai nạn điện:

2. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện

  • Một người đang đứng dưới đất, tay chạm vào tủ lạnh bị rò điện. Em phải làm gì để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện ?

    • Cách xử lí

      • Rút phích cắm điện, nắp cầu chì hoặc ngắt aptomat.

      • Lót tay bằng vải khô kéo nạn nhân ra khỏi tủ lạnh.

  • Trên đường đi học về, em và các bạn bất chợt gặp tình huống: Một người bị dây điện trần[ Không bọc cách điện] của lưới điện hạ áp 220V bị đứt đè lên người. Trong trường hợp này, em và các bạn phải xử lí như thế nào? 

    • Cách xử lí

      • Đứng trên ván gỗ khô, dùng sào tre [gỗ] khô hất dây điện ra khỏi nạn nhân.

3. Sơ cứu nạn nhân:

  • Tình huống: Nhóm bạn đến học bài một gia đình, trong giờ giải lao một bạn đi vệ sinh ở gần khu chuồng chăn nuôi, do sơ ý vấp phải đường dây điện bảo vệ chuồng nuôi bị điện giật. Với những kiến thức đã học  em hãy xử lí tình huống như thế nào ?

  • Sơ cứu nạn nhân: 

    • Trường hợp nạn nhân vẫn tỉnh: Để nạn nhân nằm nghỉ chỗ thoáng mát, sau đó báo cho nhân viên y tế.

    • Trường hợp nạn nhân ngất, không thở hoặc thở không đều, co giật và run:

      • Làm hô hấp nhân tạo cho tới khi nạn nhân thở được, tỉnh lại

        • Phương pháp nằm sấp

        • Phương pháp hà hơi thổi ngạt.

a. Phương pháp nằm sấp:

  • Quỳ trên lưng nạn nhân. Đặt hai lòng bàn tay vào hai mạng sườn[ tại xương sườn cụt], ngón cái trên lưng.

  • Đặt nạn nhân nằm sắp, đầu nghiêng một bên, cậy miệng và kéo lưỡi để họng nạn nhân mở ra.

  • Động tác 1: Đẩy hơi ra

    • Nhô toàn thân về phía trước. Dùng sức nặng toàn thân ấn vào lưng nạn nhân. Bóp các ngón tay vào chổ xương sườn cụt. Miệng đếm nhịp 1,2,3 .

  • Động tác 2: Hút khí vào

    • Nới tay, ngả người về phía sau. Nhấc nhẹ lưng nạn nhân lên để lồng ngực dãn rộng, phổi nở ra hút khí vào. Miệng đếm 4,5,6 .

b. Phương pháp hà hơi thổi ngạt

  • Chuẩn bị : Quỳ bên cạnh nạn nhân, đẩy

  • Ngửa đầu nạn nhân cho thông đường thở

  • Thổi vào mũi

    • Ấn mạnh cằm để giữ mồn nạn nhân ngậm chặt lại.

    • Lấy hơi, ngậm mũi nạn nhân, thổi mạnh.

    • Làm khoảng 16-20 lần/phút cho đến khi nạn nhân hồi tĩnh hẳn.

  • Thổi vào mồm:

    • Cách lấy hơi thổi tương tự như thổi vào mũi.

    • Nhưng khi thổi phải dùng má áp chặt vào mũi người bị nạn nên thường không được kín và khó làm 

  • Xoa bóp tim ngoài lồng ngực:

    • Khi tim nạn nhân không hoạt động thì cần có 2 người cứu để đồng thời vừa xoa bóp tim vừa thổi ngạt theo tỉ lệ: 5 lần xoa bóp tim/1 lần thổi ngạt.

Video liên quan

Chủ Đề