Ethyl clorua mua ở đâu

Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, các tác dụng phụ ngắn hạn của việc hít phải ethyl clorua bao gồm cảm giác say xỉn, thiếu phối hợp và bất tỉnh. Tiếp xúc lâu dài với lượng hóa chất cao cũng có thể dẫn đến một số tác dụng phụ về thần kinh như phản xạ chậm, mất điều hòa, khó nói, run, chuyển động mắt không tự chủ và ảo giác.

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ lưu ý rằng các tác dụng phụ trên đã được báo cáo từ những người hít nhiều ethyl clorua trong vài tháng. Tử vong cũng được báo cáo khi ethyl clorua được sử dụng làm thuốc gây mê trong các cuộc phẫu thuật lớn. Tuy nhiên, các tác dụng phụ của việc tiếp xúc lâu dài với lượng ethyl clorua thấp hơn vẫn đang tiếp diễn. Các thử nghiệm trên động vật trong phòng thí nghiệm cho thấy tác dụng phụ đối với các cơ quan quan trọng như thận, phổi, gan và tim.

WebMD liệt kê các triệu chứng bổ sung khi tiếp xúc lâu dài với lượng cao ethyl clorua, bao gồm buồn nôn và nôn dai dẳng; thay đổi màu sắc của nước tiểu của một người; vàng da và mắt; đau bụng hoặc đau bụng; và mệt mỏi bất thường. WebMD cũng nói rằng các phản ứng dị ứng có thể xảy ra khi hít phải hóa chất. Các triệu chứng của phản ứng dị ứng bao gồm chóng mặt dữ dội, phát ban, ngứa hoặc sưng, đặc biệt là ở mặt hoặc cổ họng và khó thở.

Chứng kiến các cầu thủ đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam và đội tuyển bóng đá nam lăn xả trong SEA Games 30 vừa qua, không ít người khâm phục ý chí và quyết tâm của các cầu thủ. Mặc dù bị đau nhưng họ vẫn chiến đấu hết mình vì màu cờ sắc áo.

Các cầu thủ bóng đá bị va chạm rất đau đớn

Mặc dù bị đau nhưng họ vẫn chiến đấu hết mình vì màu cờ sắc áo

Trong các trận đấu đó, nhiều người thắc mắc, tại sao khi các cầu thủ bóng đá bị va chạm đau đớn như vậy nhưng nhân viên y tế chỉ cần dùng bình thuốc xịt vào chỗ bị thương là các cầu thủ đứng lên tiếp tục thi đấu.

Trao đổi với PV, bác sĩ Nguyễn Trọng Thuỷ [BS Chuyên khoa Y học thể thao - Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia Hà Nội ] sẽ giải mã điều này.

BS Thuỷ chăm sóc vết thương cho các cầu thủ.

BS Thủy cho biết, bản thân ông từng gắn bó với ĐTQG, tận mắt chứng kiến không ít ca chấn thương theo các mức độ khác nhau. Chấn thương trong hoạt động thể thao là bình thường. Riêng với bóng đá, khi có tính đối kháng cao, va chạm, va đập nhiều thì rõ ràng mức độ chấn thương sẽ ở tỉ lệ cao hơn. Các cầu thủ trên sân luôn luôn phải hoạt động thể lực với cường độ cao và thời gian kéo dài như thế hẳn nhiên chấn thương là điều khó tránh khỏi.

Do đó, khi các vận động viên [VĐV] gặp chấn thương dẫn đến bị đau, tùy mức độ tổn thương sẽ có những biện pháp xử trí khác nhau.

Với những trường hợp VĐV bị chấn thương, đầu tiên các bác sĩ phải đánh giá thật nhanh tình trạng và mức độ tổn thương của VĐV ở mức độ nào. “Đối với vết thương sưng đau, bầm tím, không chảy máu [không phải vết thương hở], không gãy xương, tổn thương gân, cơ, dây chằng nhẹ…, ở mức độ cầu thủ vẫn có thể chịu đựng mà không gây ảnh hưởng nhiều về sau thì chúng tôi có thể dùng bình xịt lạnh giảm đau ngay tại chỗ”, BS Thủy cho hay.

Sau khi xịt, cầu thủ sẽ cảm thấy giảm đau khá nhiều và có thể tiếp tục tham gia thi đấu”. Thành phần chính của các bình xịt lạnh mà chúng ta vẫn thường thấy các BS xịt cho các VĐV khi họ bị đau do chấn thương, đó là: Cloroethane hoặc monochloroethane, thường được biết đến với tên cũ ethyl clorua, có công thức hóa học là C2H5Cl.

Với nhiều loại và hãng sản xuất khác nhau, họ có thể cho thêm các chất giảm đau, tinh dầu, menthol... hay các phụ gia khác. Các chất này có tác dụng làm lạnh, giảm đau cục bộ tức thời do chất Etyl clorua là chất có nhiệt độ sôi chỉ hơn 12 độ C.

Do đó, khi xịt lên chỗ bị thương [có nhiệt độ khoảng 37 độ C] sẽ làm cho etyl clorua sôi và bay hơi ngay lập tức, mang theo nhiệt tại vị trí đó rất nhanh và mạnh, làm cho da bị đông lạnh cục bộ và tê cứng đi. Dây thần kinh cảm giác sẽ không truyền được cảm giác đau lên não bộ nữa và cầu thủ thấy hết đau.

BS Thủy khuyến cáo mọi người không nên quá lạm dụng bình xịt lạnh

Khi những tổ chức bị tổn thương, có thể gây đứt các mạch máu tại đó [mọi người vẫn hay gọi là “chảy máu trong”]. Vì làm lạnh đột ngột như vậy, nó sẽ làm co mạch ngoại vi, giúp cầm máu, hạn chế sưng khá nhiều.

“Bình xịt này không phải “thần thánh” như mọi người vẫn nghĩ. Nó chỉ có tác dụng làm lạnh, giảm đau cục bộ ngay lập tức, nó ức chế cơn đau, giảm đau tạm thời, giảm sưng chứ không có tác dụng chữa trị vết thương. Nên sau trận đấu, chúng tôi sẽ khám và đánh giá tổn thương lại. Từ đó sẽ đưa ra chẩn đoán xác định, tiên lượng và phác đồ điều trị cho tình trạng hiện tại của VĐV, sao cho VĐV có thể khỏi nhanh nhất và tốt nhất”, BS Thủy nhấn mạnh.

BS Thủy khuyến cáo mọi người không nên quá lạm dụng bình xịt lạnh này. Vì nhiều khi nó làm đánh lừa cảm giác mỗi khi bị chấn thương. Bởi lẽ, đau là cảm giác có lợi cho cơ thể. Nó là sự báo hiệu cho chúng ta biết để tránh, không cho các vết thương đó nặng nề thêm. Tốt nhất mọi người nên hỏi và được các chuyên gia về lĩnh vực này hay bác sĩ thể thao tư vấn, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Trong thể thao, đặc biệt là những môn mang tính đối kháng trực diện thì chấn thương là đều rất bình thường. Đặc biệt với tần suất và cường độ hoạt động, sự va chạm, va đập của các cầu thủ bóng đá thì việc xảy ra các chấn thương ở nhiều mức độ khác nhau trong lúc tập luyện và thi đấu cũng là điều không thể tránh khỏi.

Hầu như trong mọi trận đấu bóng đá, các chấn thương không chảy máu, không gãy xương đều được các bác sĩ xử lý tại chỗ bằng một trong 2 cách. Nếu chấn thương nhẹ gây đau tức thời thì chỉ cần chườm đá lạnh là đủ nhưng nếu chấn thương nặng hơn thì phải cần đến xịt giảm đau chuyên dụng.

Nếu bạn thường xuyên theo dõi bóng đá thì chắc chắn sẽ gặp rất nhiều tình huống mà cầu thủ va chạm nhau và lăn lộn rất đau đớn, khi đó bác sĩ chỉ cần xịt một loại thuốc đặc biệt mà họ cầu thủ đó lại có thể thi đấu tiếp tục.

Không thể phủ nhận những nỗ lực, cố gắng của các cầu thủ để thi đấu tiếp, nhưng tác dụng của loại bình xịt này cũng quả là thần kỳ. Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem loại bình xịt giảm đau trong bóng đá thực chất là gì nhé!

Bình xịt giảm đau trong bóng đá là gì

Các cầu thủ đau đớn trên sân nhưng chỉ cần sử dụng bình xịt như thế này là đã có thể thi đấu bình thường, điều này làm cho nhiều người tò mò về nó và xem đây là loại bình xịt ma thuật.

Thế nhưng mọi thứ điều xuất phát từ khoa học cả thôi.

Người phát minh ra loại thuốc này là bác sĩ người Anh – Benjamin Richardson. Ông đã phát minh ra và lúc ban đầu sử dụng nó với mục đích gây mê, dần dần nó trở thành xịt giảm đau thần thánh mà chúng ta thường thấy bây giờ.

Thành phần chính của các loại xịt giảm đau [xịt lạnh] mà các bác sĩ thể thao vẫn thường dùng là Chloroethane hoặc Monocloroethane hay còn gọi với cái tên Ethyl Clorua có công thức hóa học là C2H5Cl và có thêm một vài loại chất khác hoặc phụ gia tùy vào nhà sản xuất.

Cơ chế hoạt động của loại xịt này là dựa vào nhiệt độ sôi của Ethyl Clorua khi đây là chất có nhiệt độ sôi rất thấp [chỉ khoảng 12 độ C]. Do đó khi xịt vào da thì ngay lập tức sôi lên và bay hơi hết, bay hơi càng nhanh thì sẽ mang theo nhiệt độ tại vị trí đó đi càng nhiều, điều này sẽ dẫn đến da bị làm đông lạnh cục bộ.

Nó cũng như việc bạn cầm một cục đá lạnh đủ lâu và sau đó bàn tay sẽ mất cảm giác. Thì việc da đông lạnh cục bộ cũng vậy, dây thần kinh dưới da cũng coi như mất tác dụng khi bị tê, do đó mà cảm giác đau sẽ không được truyền đi đến thần kinh trung ương. Đó là lý do vì sao bình xịt thần thánh này làm cho các cầu thủ thi đấu bình thường ngay lập tức.

Đọc thêm: Cách Chữa Căng Cơ Khi Đá Bóng

Ngoài ra việc va chạm mạnh có thể dẫn đến chảy máu trong khiến vết thương sưng lên, với việc làm lạnh cục bộ, các mạch máu bị đứt cũng sẽ co lại nhanh chóng và cầm máu, hạn chế hiện tượng sưng.

Một khi đã hiểu được thành phần cũng như cơ chế tác dụng của bình xịt giảm đau thì có thể thấy đây là một cách giảm đau cho các vận động viên mà không hề gây hại gì khi thi đấu, không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nói đúng hơn thì bình xịt giảm đau trong bóng đá không trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe và thể trạng các cầu thủ nhưng nó sẽ tác động một cách gián tiếp. Nên nhớ tác dụng của xịt lạnh là gây tê cục bộ làm mất cảm giác đau chứ không phải làm hết đau và chấn thương vẫn còn đó nên khi thi đấu tiếp tục chấn thương sẽ nặng thêm chứ không hề mất đi. Chính vì vậy các cầu thủ cần được thăm khám và kiểm tra kỹ lưỡng sau trận đấu để đánh giá và điều trị chấn thương.

Các cầu thủ phong trào khi thi đấu và sử dụng bình xịt giảm đau cần hết sức lưu ý, cần hạn chế và không nên lạm dụng nó để gây mất cảm giác vì vốn dĩ đau là hiện tượng có lợi vì nó báo hiệu cơ thể có vấn đề.

Vì thế khi đá bóng mà bị chấn thương thì nên sử dụng đá lạnh, nếu vẫn còn đau thì nên nghỉ ngơi điều trị chấn thương chứ không nên sử dụng bình xịt lạnh quá nhiều để đánh lừa cảm giác và vô tình làm cho chấn thương thêm trầm trọng và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm về sau.

Nói như vậy nhưng cũng không thể phủ nhận những gì mà bình xịt giảm đau mang lại, nó không chỉ giúp cầu thủ giảm đau để thi đấu tiếp mà còn có thể kích thích tâm lý, chỉ cần hiểu rõ và không lạm dụng quá nhiều thì mọi thứ điều tốt cả.

Chính vì vậy mà sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một vài loại bình xịt giảm đau phổ biến được nhiều cầu thủ tin dùng hiện nay.

Đọc thêm: Cách Quấn Băng Cổ Chân

Top 5 xịt giảm đau bóng đá tốt nhất

Bình xịt giảm đau Kenza

Mua tại Lazada

Chỉ định: dùng để giảm triệu chứng đau nhức xương khớp, viêm, đau lưng, căng cơ, bong gân,…

Cách dùng: xịt trực tiếp lên vùng bị chấn thương, giữ khoảng cách 5cm xịt 2 đến 3 lần ngắn. Lắc đều trước khi sử dụng. Chú ý không dùng lên vết thương hở. Cẩn thận bay vào mắt và những bộ phận nhạy cảm khác. Chỉ sử dụng ngoài da, không được uống.

Thành phần: ngoài thành phần chính là Ethyl Clorua thì bình xịt Kenza còn được bổ sung thêm nước khử ion, dầu cây rum, dầu mùa đông, long não, tinh dầu bạc hà.

Bảo quản ở nhiệt độ dưới 50 độ C và không được đâm thủng vỏ bình.

Không được sử dụng cho trẻ em dưới 5 tuổi và người mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Dung tích 150ml.

Cần chú ý rằng không nên lạm dụng sản phẩm, chỉ nên sử dụng 1-2 lần trong một trận đấu , nếu triệu chứng quá nặng, hãy đi kiểm tra tình hình chấn thương để có biện pháp điều trị để hạn chế biến chứng.

Đọc thêm: [Review] Top 6 Băng Bảo Vệ Đầu Gối Tốt Nhất cho Người Chơi Bóng Đá

Mua tại Lazada

Bình xịt lạnh giảm đau TAAN

Mua tại Lazada

Chỉ định: giảm đau, giảm sưng, ức chế cơn đau, đặc biệt là các triệu chứng bong gân, chấn thương cổ chân, tác dụng rất nhanh và mạnh.

Cách dùng: xịt trực tiếp lên vùng bị chấn thương, giữ khoảng cách 15 – 20cm từ vòi xịt đến da, xịt 3 – 5 lần ngắn sẽ thấy cơn đau giảm rõ rệt, tình trạng sưng tấy cũng giảm hẳn và có thể hoạt động lại bình thường. Lắc đều trước khi sử dụng. Chú ý không dùng lên vết thương hở. Cẩn thận bay vào mắt và những bộ phận nhạy cảm khác. Chỉ sử dụng ngoài da, không được uống hoặc hít.

Bảo quản ở nhiệt độ thường ngày, ở nơi khô thoáng, tránh xa tầm tay trẻ em.

Dung tích 150ml.

Đây là sản phẩm xịt giảm đau được rất nhiều cầu thủ bóng đá phong trào sử dụng vì giá thành phải chăng mà tác dụng khác nhanh và hiệu quả.

Mua tại Lazada

Chai xịt lạnh giảm đau Starbalm

Mua tại Lazada

Starbalm là một sản phẩm xịt giảm đau của Novum Pharma BV – một nhãn hàng y tế thể thao khá nổi tiếng và các loại xịt giảm đau mang thương hiệu này cũng được nhiều vận động viên chuyên nghiệp tin dùng.

Chỉ định: giảm đau, giảm sưng ngay lập tức, sử dụng cho các cầu thủ bị bong gân, chấn thương cổ chân. Làm dịu các cơn đau cho những người bị bệnh về xương khớp,…

Cách dùng: xịt trực tiếp lên vùng bị tổn thương, giữ cách xa da khoảng 10cm và xịt khoảng 3 – 5 lần để cho hiệu quả nhanh nhất. Không sử dụng cho những vết thương hở hoặc vùng da bị trầy xước, hạn chế hít vào cơ thể và không được nuốt.

Sản phẩm này có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng nhưng để cho hiệu quả cao nhất thì nên cho vào ngăn mát tủ lạnh hoặc ngâm nước đá.

Đọc thêm: Top 5 Băng Cổ Chân Tốt Nhất

Mua tại Lazada

Bình xịt lạnh giảm đau Chillit

Mua tại Lazada

Công dụng: giảm đau, giảm sưng nhanh chóng và hiệu quả ngay tại chỗ với các trường hợp bị bong gân, đau cơ, đau xương khớp và các triệu chứng chấn thương trong thể thao.

Xịt tạo khí với cảm giác mát lạnh, gây đông cứng cục bộ.

Cách sử dụng:

  • Lắc đều trước khi sử dụng.
  • Dùng để xịt trực tiếp lên vùng bị chấn thương, xịt từ 3 đến 5 lần ở khoảng cách 10cm để cho hiệu quả cao nhất.
  • Không xịt vào vết thương hở, vùng mặt, mắt, tránh hít và nuốt vào trong cơ thể.
  • Đậy kín nắp sau mỗi lần sử dụng.
  • Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa tầm tay trẻ em, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời, không làm hư hại vỏ bình.

Mua tại Lazada

Xịt giảm đau Salonpas

Mua tại Lazada

Cuối cùng trong danh sách là một cái tên vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam, một thương hiệu có thể nói mà hầu như ai dùng các sản phẩm giảm đau điều biết đến, với đa dạng các mặt hàng cùng chất lượng rất cao là một đặc trưng của các thương hiệu đến từ Nhật Bản.

Cách dùng: sử dụng cho người trên 12 tuổi, xịt trực tiếp lên vùng bị tổn thưởng không quá 3 giây, hạn chế số lần dùng trong ngày đối với các trường hợp điều trị bệnh, không xịt lên vùng da bị tổn thương và vết thương hở. Không sử dụng với da bị kích ứng, dị ứng với một trong các thành phần của thuốc. Không sử dụng chung với băng dán nóng.

Lưu ý chỉ sử dụng ngoài da, tránh tiếp xúc với mắt và một số bộ phận nhạy cảm khác. Tránh hít phải hoặc nuốt vào cơ thể.

Bảo quản ở nơi khô thoáng dưới 25 độ C, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời, không được làm hư hại vỏ vì có thể dẫn đến cháy nổ. Tránh xa tầm tay trẻ em.

Mua tại Lazada

Vừa rồi chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về xịt giảm đau trong bóng đá nói riêng và các môn thể thao khác nói chung. Chúng tôi cũng đã gửi đến các bạn một vài gợi ý để lựa chọn sản phẩm phù hợp. Chúc các bạn có thể thật khỏe mạnh trong lúc chơi thể thao và nhớ đừng nên lạm dụng xịt giảm đau nhiều quá.

Video liên quan

Chủ Đề