Gia chủ gia súc là gì

Gần đây, một vụ lùm xùm xung quanh vấn đề nuôi chó, mèo ở chung cư đã diễn ra khá gay gắt. Cụ thể, 01 nữ MC lên tiếng bày tỏ bức xúc vì ban quản lý tòa nhà nơi cô ở coi thú cưng là gia súc và không cho nuôi chó, mèo tại chung cư.

Mục lục bài viết

  • Chó, mèo có phải gia súc không?
  • Có cấm nuôi chó, mèo trong nhà chung cư?
  • Có cấm mang chó, mèo lên xe khách không?

Câu hỏi: Em xin hỏi, chó, mèo có phải gia súc không? Ban quản lý chung cư em yêu cầu không được nuôi chó mèo vì “Luật quy định như thế”. Không biết, thông tin này có đúng không? Em xin cảm ơn.

Chó, mèo có phải gia súc không?

Theo định nghĩa tại Luật Chăn nuôi 2018:

6. Gia súc là các loài động vật có vú, có 04 chân được con người thuần hóa và chăn nuôi.

7. Gia cầm là các loài động vật có 02 chân, có lông vũ, thuộc nhóm động vật có cánh được con người thuần hóa và chăn nuôi.

8. Động vật khác trong chăn nuôi là động vật ngoài gia súc, gia cầm và ngoài Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, động vật rừng thông thường, động vật thủy sản, danh mục động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Theo định nghĩa nêu trên, nhiều người nghĩ rằng chó, mèo cũng là gia súc. Tuy nhiên, tại Phụ lục II Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi, chó mèo được xếp vào loại động vật khác chứ không thuộc danh mục gia súc.

Vì thế, trong văn bản số 176/BXD-QLN ngày 18/01/2021, Bộ Xây dựng trả lời Sở Xây dựng TP.HCM, đã khẳng định: Chó, mèo không thuộc danh mục gia súc, gia cầm, do đó việc nuôi chó, mèo trong nhà chung cư không thuộc hành vi bị cấm theo quy định.
 

Có cấm nuôi chó, mèo trong nhà chung cư?

Theo Điều 35 Nghị định 99/2015/NĐ-CP, các hành vi nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng nhà chung cư gồm:

3. Chăn, thả gia súc, gia cầm trong khu vực nhà chung cư.

Nhưng, theo phân tích như trên, chó, mèo không phải gia súc nên không chịu điều chỉnh bởi quy định này.

Tuy nhiên, tại mẫu nội quy tham khảo về quản lý, sử dụng nhà chung cư tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư 28/2016/TT-BXD nghiêm cấm các hành vi khác gây ảnh hưởng không tốt đến cộng đồng và người sử dụng nhà chung cư do hội nghị nhà chung cư xem xét, quyết định.

Trong văn bản 176 của Bộ Xây dựng cũng quy định trường hợp các chủ sở hữu căn hộ chung cư, người sử dụng phải tuân thủ các quy định trong bản nội quy đã được Hội nghị nhà chung cư thông qua.

Vì thế, nếu chung cư không cho phép bạn nuôi chó, mèo thì bạn vẫn cần tuân thủ.


Có khá nhiều tranh cãi về việc chó, mèo có phải gia súc không? [Ảnh minh họa]
 

Có cấm mang chó, mèo lên xe khách không?

Câu hỏi: Em sắp chuyển về quê nên cần mang một bạn chó và một mèo về quê lên xe khách. Xin hỏi, hiện nay có quy định nào cấm mang chó, mèo lên xe khách không?

Theo Điều 68 Luật Giao thông đường bộ 2008:

Điều 68. Vận tải hành khách bằng xe ô tô

1. Người vận tải, người lái xe khách phải chấp hành các quy định sau đây:

c] Không chở hàng nguy hiểm, hàng có mùi hôi thối hoặc động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách;

Như vậy, việc mang động vật mang xe là không được phép. Bạn cần tìm phương án khác để vận chuyển chó, mèo của mình về quê.

Nếu nhà xe vẫn cho phép bạn mang chó, mèo lên xe có thể bị xử phạt theo Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5,000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Vận chuyển hàng nguy hiểm, hàng độc hại, dễ cháy, dễ nổ hoặc động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách trên xe chở hành khách;

Nếu bạn cố tình mang chó, mèo lên xe có thể làm ảnh hưởng sức khỏe của hành khách khác [chẳng hạn những người dị ứng với lông động vật], và có thể làm xe khách bị xử phạt.

Trên đây là một số thông tin về chó mèo có phải gia súc? Có được nuôi chó, mèo tại chung cư hay không? Nếu còn có thêm vướng mắc, bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

YênBái - Người xưa quan niệm vạn vật hữu linh [tất cả đều có linh hồn, vía], đặc biệt là các loại gia súc. Trong đó, hồn vía gia súc có vai trò rất quan trọng liên quan đến sức khỏe và sinh sản trong chăn nuôi của gia đình.

Chẳng hạn, nếu vật nuôi, nhất là đại gia súc: trâu, bò, ngựa - nguồn tài sản giữ đầu cơ nghiệp trong mỗi gia đình không được chăm sóc ăn uống tốt, bị mắng chửi hoặc hành hạ thì gia súc có thể ốm, chết hoặc không sinh sản... Vì thế, con người từ xa xưa đã dành cho vật nuôi sự quý trọng thông qua nhiều hình thức tâm linh khác nhau. 

Chẳng hạn, ngay ở vùng đồng bằng Bắc Bộ bây giờ có nơi vẫn giữ tục khi trong nhà có người qua đời thì cây cối trong vườn, vật nuôi cũng phải được đeo tang cho chủ, nếu không chúng sẽ sầu thảm chết theo. Lợn to mà bán đi thì chủ nhà nhổ lại mấy cái lông đuôi ném vào chuồng lấy vía để nuôi những con khác cũng to như thế. Chó con mua về, chủ nhấc hai chân trước chú chó lên lạy những con chó trong nhà để khỏi bị chó cũ cắn đuổi. Mổ gà thì kiêng bổ đầu gà để chăn nuôi không bị toi dịch. 

Người Thái có tục cúng vía trâu vào Rằm tháng 7 để tạ ơn trâu đã nai lưng vất vả quanh năm giúp con người cày bừa để ngô thóc đầy nhà, sinh đẻ đông đàn dài lũ giúp gia chủ có nhiều tiền bạc. 

Đồng thời, trong lễ cúng này, gia chủ cũng nhằm tạ lỗi với trâu vì trong lúc con người làm mùa vất vả đã thiếu kiềm chế, nóng giận lỡ đánh mắng trâu và xin trâu thứ lỗi [xá tội] cho người mà giúp cho cuộc sống trong nhà ngày càng sung túc. 

Người Mường, người Kinh xưa kia có tục khêu [khao] trâu. Tục này cũng giống như tục cúng vía trâu đều mang ý nghĩa tri ân vật nuôi. Trong lễ cúng vía, lễ khêu, trâu được tắm sạch, cho ăn nhiều cỏ ngon, bột bắp, cháo hoa. 

Ngoài ra, đến tết Nguyên đán, trong lễ cúng tất niên, nhiều dân tộc cũng cho trâu, bò, ngựa được ăn miếng thịt, miếng xôi nho nhỏ gói lẫn vào trong mớ cỏ hoặc làm động tác bôi quanh miệng của chúng. Sáng mùng 1 tết, gia chủ lấy vải điều xé nhỏ buộc vào sừng, vào cổ tượng trưng cho việc gia chủ tặng khăn và áo mới cho vật nuôi... 

Lúc vật nuôi sinh đẻ, người xưa quan niệm đây là lúc ma quỷ thấy máu thường kéo về làm hại như hút máu động vật từ cuống rốn, đường sinh dục của trâu, bò, ngựa mẹ khiến cho những con vật này về đêm hay sợ hãi lồng lộn, giẫm đạp con, không cho con bú... 

Vì thế, người nhà phải thay nhau đốt lửa, canh đêm giữ cho con non cứng cáp, con mẹ khỏe mạnh ra áng ăn cỏ được thì mới thôi. Ngoài ra, chủ nhà còn nhờ thầy mo làm lễ dán hình bùa chú xua đuổi tà ma lên cột chuồng nuôi nhốt. Khi vật nuôi bị ốm đau, người xưa thường xin thuốc bùa chú cho uống hoặc bôi đắp lên vết đau... 

Đối với những con vật: trâu, bò, ngựa... mới mua về, người xưa còn thực hiện thêm nghi lễ cúng giải hạn và cúng trình. Trong đó, cúng giải hạn chỉ thực hiện đối với những trường hợp gia đình bị mất trộm hết gia súc, gia súc chết vì dịch bệnh hoặc bị thú dữ ăn thịt, chết do ngã hố ngã vực... 

Tuy nhiên, trước khi diễn ra nghi lễ này, gia chủ phải làm thủ tục chọn ngày lành, tháng tốt để dắt gia súc về nhà. Riêng với nghi lễ cúng trình, người mua muốn cắt được vía của gia súc không còn quyến luyến đến chủ cũ nữa để phù trợ cho gia đình mới tậu về. 

Đồng thời, để vật nuôi biết là khi về nhà mới sẽ được đối đãi tử tế. Thông báo với thần linh, thổ địa nơi ở rằng, gia đình mới tậu được con của mới, lỡ nó có phóng uế gây bẩn, động phá gây náo loạn bản thổ thì thần linh biết mà lượng thứ và phù hộ cho vật nuôi thịnh với nơi ở mới. 

Đối với ma nhà cũng thế, trong lễ cúng này, chủ nhà trình báo với tổ tiên được biết nhà có con vật quý mới mua về, ấy là nhờ vào phúc đức tiên tổ phù trợ cho mà có. Bởi thế, mong tổ tiên tiếp tục bảo vệ cho vật nuôi khỏe, sinh nở đầy đàn. 

Sơn Nam

Chủ Đề