Giá cua biển 2023

Thu hoạch cua biển nuôi. [Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN]

Từ đầu tháng 5/2021, trong khi giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng thương phẩm sụt giảm, nhưng cua biển lại liên tục tăng cao, nhất là trong tuần qua giá cua gạch luôn ở mức từ 600.000-650.000 đồng/kg.

Còn cua thịt loại 1 [1-2 con/kg] giá từ 450.000 đồng/kg trở lên.

Bà Nguyễn Thị Thu, chủ đại lý thu mua thủy sản chợ Trà Vinh, cho biết không chỉ cua gạch, cua loại 1 mà tất cả các loại cua biển thương phẩm đều tăng cao với mức tăng bình quân từ 70.000-150.000 đồng/kg so với đầu tháng 5/2021.

Cụ thể, cua cái so loại 4 con/kg giá từ 280.000-300.000 đồng/kg; cua thịt loại I loại 2 con/kg giá 450.000 đồng/kg; cua gạch loại từ 3-4 con/kg có giá từ 600.000-650.000 đồng/kg; giá cua xô từ 5-6 con/kg có giá từ 180.000-220.000 đồng/kg.

Theo bà Thu, giá cua biển thương phẩm tăng mạnh là do nhu cầu tiêu dùng tại các thành phố lớn tăng,trong khi đó, nguồn cua biển nuôi đang trong giai đoạn mới bắt đầu thu hoạch vụ nuôi đầu tiên của năm 2021.

Số hộ có cua biển thu hoạch sớm và lượng cua gạch, cua thịt đạt trọng lượng 500gram rất ít và cung không đủ cầu nên giá cua tăng đột biến.

[Trà Vinh: Giá cua biển tăng cao nhất trong vòng 4 năm qua]

Ông Nguyễn Văn Tư, ở ấp Cái Cối, xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải, thu hoạch đợt cua biển nuôi đầu tiên trong năm được 120kg, phân loại bán thu được gần hơn 35 triệu đồng.

Ông Tư phấn khởi cho biết, đây là mức giá cao nhất trong vòng 5 năm qua.

Với mức giá cua biển hiện nay, người nuôi cua 3 vụ/năm đạt lợi nhuận khoảng 180 triệu đồng/ha mặt nước. Nếu so với nuôi tôm sú, tôm thẻ bán thâm canh, lợi nhuận nuôi cua biển đem lại tương đương và không lo rủi ro dịch bệnh, thua lỗ.

Theo ông Nguyễn Văn Quốc, Chi Cục Trưởng Chi cục Thủy sản Trà Vinh, từ đầu năm đến nay, tại các địa phương vùng ven biển đã có hơn 12.300 lượt hộ thả nuôi cua biển với số lượng 87 triệu con giống và diện tích 14.200 ha, đạt 75 % so với kế hoạch năm 2021.

Phần nhiều diện tích nuôi cua biển trong ao, đập khoanh nuôi quảng canh kết hợp tôm-cua-cá dưới tán rừng hoặc nuôi xen canh mộg vụ cua trong ao nuôi tôm.

Tổng lượng cua được người nuôi trong tỉnh thu hoạch trong 2 tháng gần đây ước tính trên 2.000 tấn.

Năm 2021, ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh có kế hoạch khuyến khích nông dân mở rộng diện tích nuôi cua biển khoảng 23.000ha. Tổng sản lượng cua biển nuôi trong tỉnh thu hoạch của năm 2021 trên 70.000 tấn./.

Nhờ giữ ổn định giá trị đồng tiền trong nhiều năm qua nên niềm tin của người dân, doanh nghiệp vào VND khá cao, không còn hiện tượng đầu tư, “đô la hóa” gây nhiễu loạn thị trường ngoại hối.

Kim ngạch xuất nhập khẩu không phụ thuộc nhiều vào tỷ giá

Phân tích về việc điều hành tỷ giá khi Việt Nam mở rộng hoạt động xuất nhập khẩu, TS. Nguyễn Đức Độ cho rằng, kể từ năm 2016 đến nay, Việt Nam điều hành tỷ giá dựa trên sự biến động của một rổ tiền tệ. Do đó, tỷ giá giữa VND và USD biến động cùng chiều với USD-Index, nhưng với biên độ hẹp hơn. Cách điều hành này giúp tỷ giá ngoại tệ của Việt Nam có được sự ổn định trong ngắn hạn, nhưng không mất đi sự linh hoạt trong dài hạn.

Trong nhiều năm qua, tỷ giá VND/USD chỉ biến động trong khoảng 1-2%/năm, nhưng trong 9 tháng năm 2022, chỉ số USD đã tăng khá mạnh, tỷ giá VND/USD cũng đã tăng 3-4%. Mặc dù vậy, tình hình xuất nhập khẩu từ đầu năm đến nay của Việt Nam vẫn rất tốt.

Trong 9 tháng năm 2022, cả nước xuất siêu 6,52 tỷ USD dù nhiều đồng tiền trên thế giới mất giá mạnh. Rõ ràng, kim ngạch xuất nhập khẩu tại Việt Nam đã không còn phụ thuộc nhiều vào tỷ giá như trước, mà nhờ vào năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cũng như nhờ vào tổng cầu trên thế giới, tổng cầu vẫn mạnh thì xuất khẩu vẫn tốt.

Theo TS. Nguyễn Đức Độ, với nền kinh tế vĩ mô, lạm phát thấp và tỷ giá ổn định sẽ khuyến khích các dòng vốn trong và ngoài nước đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt tăng trưởng cao. Trong bối cảnh kiểm soát lạm phát là khả thi, NHNN có thể ưu tiên mục tiêu ổn định tỷ giá nhiều hơn. Bởi khi can thiệp trên thị trường ngoại hối, khó khăn lớn nhất không phải ở vấn đề thiếu ngoại tệ hay phải giảm dự trữ ngoại hối, mà là giải pháp để NHNN phải thu VND về và khiến lãi suất tăng lên.

“Nên khi lãi suất tiền gửi VND tăng, người dân và doanh nghiệp sẽ giảm tình trạng găm giữ ngoại tệ, giúp cho việc can thiệp trên thị trường ngoại hối trở nên thuận lợi hơn. Vì thế, động thái tăng lãi suất điều hành của NHNN vào cuối tháng 9 vừa qua có ý nghĩa nhiều hơn đến việc ổn định thị trường ngoại hối”, TS. Nguyễn Đức Độ nêu rõ.

Thị trường tỷ giá và lãi suất sẽ ổn định trở lại trong năm 2023?

Nhìn nhận về diễn biến tỷ giá và lãi suất trong thời gian tới, TS. Nguyễn Đức Độ cho hay, việc điều hành tỷ giá, diễn biến của tỷ giá tại Việt Nam sẽ tiếp tục phụ thuộc vào sức mạnh đồng USD trên thị trường quốc tế và tình hình lạm phát. Nên nếu tỷ giá còn biến động mạnh, thì NHNN có thể sẽ “mạnh tay” can thiệp để giá USD trong năm nay không vượt mức 24.000 VND/USD.

Thực tế cho thấy, Việt Nam vẫn có nhiều lợi thế để ổn định tỷ giá, chẳng hạn như xuất siêu ở mức cao, dự trữ ngoại hối và nguồn kiều hối lớn, giải ngân vốn đầu tư nước ngoài [FDI] cũng khả quan… Hơn nữa, nhờ giữ ổn định giá trị đồng tiền trong nhiều năm qua nên niềm tin của người dân, doanh nghiệp vào VND khá cao, không còn hiện tượng đầu tư, “đô la hóa” gây nhiễu loạn thị trường ngoại hối.

“Sang năm 2023, việc điều hành tỷ giá và lãi suất có thể sẽ thuận lợi hơn năm 2022, do tình hình lạm phát, sức mạnh đồng USD trên thị trường thế giới có thể đạt đỉnh. Điều này giúp các ngân hàng trung ương giảm bớt tần suất tăng lãi suất, sức ép lên thị trường tiền tệ trong nước sẽ thấp hơn. Do đó, NHNN sẽ giảm giá USD, đẩy mạnh mua vào USD, giúp thị trường tỷ giá và lãi suất ổn định trở lại”, TS. Nguyễn Đức Độ nhận định.

Lạm phát trong năm 2022 ở mức dưới 4% có thể đạt được

Theo TS. Nguyễn Đức Độ, trong nửa đầu năm 2022, lạm phát tại Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới đều chịu tác động từ sự gia tăng mạnh của giá năng lượng. Tuy nhiên, tình hình lạm phát quốc tế có khả năng đã đạt đỉnh, nên trong những tháng còn lại của năm 2022 sẽ không ảnh hưởng nhiều đến lạm phát trong nước. Ngoài ra, giá lương thực, thực phẩm, giá nguyên vật liệu, giá năng lượng… tại Việt Nam đang giữ ổn định nhờ việc chủ động được nguồn cung, nên vừa tránh lạm phát, vừa không bị đứt gãy chuỗi cung ứng như tại một số nước.

Mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2022 ở mức dưới 4% có thể đạt được. Tại Việt Nam, kiểm soát lạm phát là gốc rễ của ổn định kinh tế vĩ mô và giữ vững giá trị đồng tiền. Nếu áp lực lạm phát không còn nhiều, thì lãi suất điều hành có thể không còn tăng.

Chủ Đề