Giá trị feather định nghĩa điều gì sau đây?

Feather là 1 chức năng tạo sự chuyển đổi mèm mại giữa các vùng cắt ghép trong photoshop. Ví dụ khi bạn muốn tách hình cô gái sau đây ra khỏi nền. 1.] Ví dụ tôi tách một bức hình này

 

Sau quá trình tách bạn sẽ thấy ở viền ngoài đối tượng nhìn quá sắc [hình], bạn muốn làm mềm nó

Dùng một công cụ chọn bất kỳ để bao lấy phần muốn làm mềm.

Sau khi bao xong , nếu bạn nhấn DELETE bình thường thì cái nét vẫn sắc , vậy muốn làm mềm thì dùng chức năng Feather trong menu Select

Cách làm : Sau khi bao xong , bạn hãy vào Select > Feather , giá trị càng cao thì cạnh bị làm mềm càng nhiều


Sau đó nhấn DELETE nhiều lần , bạn sẽ thấy như thế này

Đó chính là chức năng của Feather

Bài này các bạn sẽ được giải thích rõ về Feather xem nó là gì và cách sử dụng nó như thế nào trong photoshop [các phiên bản CS6, CS5, CS4, CS3…]

Khuyến nghị: Nếu bạn là người mới bắt đầu tìm hiểu về xử lý hình ảnh hoặc thiết kế đồ họa bằng phần mềm photoshop cs6 và bạn muốn học trực tuyến trên mạng [học online], bạn đã tìm ra trang web của chúng tôi qua các công cụ tìm kiếm nội dung trên internet, để có thể theo dõi nội dung các bài hướng dẫn một cách đầy đủ và chi tiết nhất chúng tôi khuyên bạn bắt đầu tìm hiểu từ bài đầu tiên trong nhóm các bài lý thuyết cơ bản sau đó mới đến các bài hiệu chỉnh màu sắc và xử lý ảnh. Nếu đã biết cơ bản, bạn có thể bỏ qua khuyến nghị này.

Trong hầu hết các công cụ tạo vùng chọn đều có tùy chọn cho phép chúng ta chọn gía trị Feather. Mặc định ban đầu Feather =0. Vậy Feather dùng để làm gì, nó có tác dụng gì trong xử lý ảnh.
Minh họa có và không có Feather
Một ví dụ đơn giản để dể hình dung: bạn hãy tạo mới một file có nền màu trắng kích thước khoảng 800px x 600px, độ phân giải 72pixels/inch xong bạn chọn công cụ Rectangular Marquee rồi vẽ một vùng chọn trên file này [vùng chọn vừa thôi nhé, đừng lớn quá, đừng úa nhỏ]. Tiếp theo bạn bấm phím Shift – F6 để mở cửa sổ Feather sau đó nhập giá trị Feather là 5px rồi bấm phím Alt-Delete để tô màu Foreground cho vùng chọn vừa tạo, trước khi bấm phím Alt-Delete bạn nên chọn lại màu Foreground là màu đỏ cho dể nhìn. Tiếp tục lập lại các bước trên để vẽ vùng chọn thứ 2 kế bên vùng chọn ban đầu và cũng tô màu đỏ cho nó nhưng lần này chọn Feather là 0px [thực tế nó sẽ yêu cầu bạn nhập feather=0.1]. Tiếp theo nữa bạn tạo vùng chọn thứ 3 rồi tô màu đỏ nhưng lần này chọn Feather là 15px.
Từ trái qua phải Feather lần lượt là 5;  0.1;  15
Bạn sẽ thấy ở trường hợp 1 thì đường biên của hình tứ giác bị nhòe 1 ít, trường hợp 2 thì sắc nét không bị nhòe, trường hợp 3 thì bị nhòe khá nhiều. Vậy khi tạo Feather cho một đối tượng với giá trị càng cao thì đường biên của đối tượng đó càng bị nhòe nên khu vực đó sẽ hòa lẫn với lớp bên dưới. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà chúng ta gán một giá trị Feather cho đối tượng để có kết quả ghép hình ảnh trung thực hơn. Ví dụ bạn cắt hình người mẫu áo tắm hay hình gì đó để ghép qua nền background khác thì khi cắt bạn cho Feather khoảng bằng 1 hoặc 2 tùy bức ảnh, khi đó bạn sẽ thấy kết quả trung thực hơn so với không có feather. Khi bạn tạo ra một vùng chọn bằng bât kỳ công cụ nào thì trên thanh tùy chọn của nó cũng có hộp thông số để bạn nhập vào một giá trị Feather [mặc định là Feather=0], bạn phải chọn Feather trước rồi mới tạo vùng chọn , nếu đã tạo vùng chọn rồi mới nhập Feather thì không có tác dụng, nó chỉ có hiệu lực cho lần tạo tiếp theo. Khi đã tạo vùng chọn chưa có Feather, nếu muốn gán một giá trị Feather cho chính vùng chọn đó thì bạn bấm phím Shift – F6 hoặc chọn lệnh từ Menu: Select\Modify\Feather sau đó nhập một giá trị vào cửa sổ Feather. Bạn đã hiểu dùng feaher để làm gì rồi đúng không và khi thực hành nhiều bạn sẽ có kinh nghiệm để tự quyết định một giá trị feather khoảng bao nhiêu là phù hợp nhất đối với từng file ảnh cụ thể.

Bạn muốn xem gì để chúng tôi chia sẽ? + Bạn là người mới nhập môn photoshop, đề nghị học thật kỹ các bài căn bản nhất.
+ Bạn muốn xem cách chỉnh sửa màu sắc như thế nào xem liên kết này.
+ Bạn muốn biết cách dùng các công cụ xử lý ảnh đừng bỏ qua mục này.
+ Bạn muốn xem hướng dẫn thực hành để nâng cao kỹ năng, nó ở đây.
+ Bạn muốn xem hết các video clip thì cũng...được.

Page 2

Trong bài viết lần này, GenZ sẽ giới thiệu cho bạn một chức năng rất có ích trong Photoshop đó là chức năng Feather [mềm biên] và ứng dụng chức năng của công cụ selection dưới bài viết sau.

Dựa vào độ mềm, độ mịn hoặc độ cứng chúng ta có thể tạo ra nhiều kiểu thiết kế khác nhau hoặc thậm chí là kết hợp lại. Bạn cũng có thể gặp trường hợp chỉ làm mờ phần rìa, nhưng không làm mờ toàn bộ hình ảnh trong quá trình xây dựng ý tưởng của mình.

Xem thêm: Công cụ Puppet Wrap Trong Photoshop – Hướng Dẫn Sử Dụng Cho Người Mới Bắt Đầu

Bạn sẽ sáng tạo ra những gì bằng Feather Tool?

Chúng ta Photoshop các Feather như cắt ghép đơn giản và nhu cầu được cách điệu hóa của hiệu ứng. Sử dụng khi tạo những hoa văn hoặc kết hợp các hình ảnh khác lại với nhau. Lựa chọn hình ảnh có viền mềm hay sử dụng Feather rất là hữu ích cho các hiệu ứng như bắt sáng, đổ bóng. Hoặc để pha trộn hình ảnh foreground vào background một cách tinh tế. Tùy vào cường độ sử dụng trong các thao tác ảnh và thiết kế sẽ tạo ra một bức ảnh có tính chân thật cao.

Đây sẽ là hình ảnh mẫu GenZ sử dụng để ứng dụng chức năng Feather này trong bài hướng dẫn.

Giới thiệu chức năng Feather trong Photoshop

Bạn có thể tạo Feather cho công cụ Marquee [M], công cụ Lasso [L], công cụ Polygonal Lasso hoặc công cụ Magnetic Lasso. Bạn có thể thêm chức năng Feather vào vùng đang lựa chọn khi bạn đang sử dụng các công khác. Hãy chọn giá trị Feather trên bảng cài đặt phía trên trước khi bạn chọn công cụ bạn mong muốn. 

Giá trị đó sẽ xác định chiều rộng của viền Feather, nó có thể nằm trong khoảng từ 0 đến 1000px. Bạn hãy chọn một giá trị phù hợp. Hiệu ứng Feather sẽ bắt đầu rõ hơn khi bạn move, cut, copy, fill sự lựa chọn của bạn.


Có thêm một cách khác để mở Feather, bạn có thể chọn cách nào mà mình thấy thuận tiện nhất. Bạn đi đến Select > Modify > Feather hoặc sử dụng phím tắt Shift + F6. Trong hộp thoại, xuất hiện Feather Radius chọn giá trị bạn mong muốn và nhấn “OK” để thay đổi.Đi đến checkbox “Apply effect at canvas bounds”, nó hoạt động khi vùng bạn chọn chạm phải đường viền của field mà nó đang làm việc và sẽ tạo độ mịn trên đường viền đó. 

Chúng ta sẽ không có bản xem trước cho hiệu ứng này. Sau khi nội dung trong hình ảnh được tách thành một layer mới, bạn sẽ thấy phần viền trở nên mềm hơn.

Sự lựa chọn bán kính của Feather quá lớn sẽ bị lỗi. Nếu bạn thấy thông báo “No pixels are more than 50% selected”, hãy giảm bán kính của Feather hoặc bạn phải tăng kích thước vùng chọn lên. Điều đó xảy ra bởi vì các đường viền đều vô hình nên không thể chọn được.

Nhưng nếu bạn nhấn OK thì vùng bạn đã chọn vẫn sẽ ở đó, chỉ là bạn sẽ không nhìn rõ được các viền. Bạn có thể bỏ chọn bằng [Cmd/Ctrl + D hoặc đi đến Select > Deselect] và nó sẽ bắt đầu lại từ đầu.

Làm mờ và mềm viền

Để tạo sự chuyển đổi mềm mại từ hình ảnh này qua hình ảnh khác hoặc tốt hơn là kết hợp một hình ảnh với background mà không có các viền dễ nhận thấy nhưng không làm mờ tất cả nội dung. Bạn chỉ cần sử dụng bất kì công cụ mà GenZ đã đề cập ở phần trước từ thanh công cụ bên trái. Sau đó cài đặt thanh công cụ phía trên cùng, hãy đặt giá trị Feather ở mức tối đa và tạo vùng lựa chọn của bạn.

Tách phần nội dung của vùng lựa chọn sang một layer mới. Bạn có thể làm điều đó bằng nhiều cách. Tạo một layer mới [Layer > New] sau đó đi đến Edit > Copy/Paste. Hoặc sử dụng phím tắt Cmd/Ctrl + J để duplicate nội dung qua một layer mới mà vẫn giữ nguyên hình ảnh gốc

Tạo các hiệu ứng đặc biệt

Nếu bạn muốn tạo hiệu ứng quầng sáng, bóng đổ hoặc các nét mềm xung quanh trên đối tượng đã được tách. Chỉ cần load sự lựa chọn của bạn bằng cách nhấn vào layer hoặc mask và giữ phím Cmd/Ctrl. Đi đến Select => Modify => Feather hoặc sử dụng tổ hợp phím Shift + F6.

Đặt giá trị Feather Radius phù hợp với pixel và nhấn OK để thay đổi viền của sự lựa chọn.

Tạo một layer mới [Cmd/Ctrl + Opt/Alt + Shift + N] dưới layer của đối tượng ban đầu. Sau đó, thêm vào hình ảnh như gradient, solid color, pattern, etc… hoặc sử dụng nó như một mask cho layer khác.

Trong một số trường hợp, sẽ thuận tiện hơn khi sử dụng phong cách layer.

Tạo họa tiết

Feather rất tiện lợi khi sử dụng để tạo họa tiết. Thêm một layer mới ở đầu ngăn layer trên Layer Panel [Cmd/Ctrl + Opt/Alt + Shift + N]. Chọn Elliptical Marquee Tool [M] or Lasso Tool [L] và đặt giá trị Feather bạn mong muốn ở thanh trên cùng.

Bạn hãy tạo một hình bầu dục hoặc bất kỳ hình dạng nào trong khu vực đang thao tác. Các họa tiết sẽ tạo ra tốt hơn với Feather có giá trị lớn hơn vì sẽ tạo ra sự chuyển đổi nhẹ hơn. Nghịch chuyển vùng chọn [Cmd/Ctrl  + Shift + I hoặc đi đến Select => Inverse] để chọn vùng bên ngoài vùng đã chọn. Fill vùng chọn [Shift + F5 hoặc Edit => Fill] với một solid color có loại sắc thái sáng hoặc sắc thái tối.

Bạn cũng có thể sử dụng Paint Bucket Tool hoặc Gradient Tool [G]. Trên Layer Panel, làm giảm giá trị Opacity của Layer để có kết quả mong muốn. Thay đổi Blending mode thành “Multiply” cho chế độ tối hoặc “lighten” cho màu sắc sáng hoặc một chế độ khác. Bây giờ các họa tiết của bạn đã sẵn sàng!

Sự thao tác trong hình ảnh

Feather sử dụng các giá trị nhỏ hơn trong việc tạo ra các hình ảnh chân thực. Nó giúp tích hợp tốt hơn các phân đoạn mới vào bố cục hình ảnh. Nó có hơi kỳ lạ bởi vì điều quan trọng là các đường sharp/hard và sự lựa chọn luôn chính xác. Trong thực tế, một chút đường viền không rõ nét khoảng 0.1 – 3 pixels, nó sẽ giúp kết hợp từng nét lại với nhau.

Trong khi các đường viền siêu cứng sẽ trở thành một vấn đề hoặc các sản phẩm tạo tác. Nhìn vào tổng thể của bức hình, các phần viền cứng chia ra phần cắt bóng của những mảnh bị vỡ. Đặc biệt nếu background bị mờ hoặc có một độ sâu trường ảnh. [DOF].

Nhưng đây là những câu hỏi về sở thích, chất lượng và cách làm tinh tế hơn. Kết quả đó đánh giá bằng sự zoom lớn lên của từng mảnh nhỏ. Người mới bắt đầu luôn có ý tưởng giữ tất cả các phần viền càng cứng càng tốt. Chỉ với thời gian thực hành và quan sát, bạn có thể học được cách kiểm soát công cụ này.

Có nhiều cách thay thế

Bạn có hay làm việc với layer mask không? Bạn có thể đến phần cài đặt của layer mask bằng cách nhấn vào thumbnail và chọn“View Properties” [Window > Properties]. Trong bảng điều khiển này, hãy đặt giá trị bạn mong muốn cho Feather slider đến khi bạn đạt được kết quả mình mong đợi. Bạn lúc nào cũng có thể quay lại và thay đổi giá trị nếu cần.

Trong khi thao tác với các mask, bạn có thể áp dụng bất kỳ kiểu làm mờ nào trong Filter Menu hoặc Blur Tool và Smudge Tool. Bạn có thể hoàn toàn làm theo những lựa chọn của Feather trong Quick Mask Mode [Q] bằng những công cụ, bộ lọc và soft brushes.  

Xem Thêm: 12 Nguyên Tắc Vàng Trong Thiết Kế Đồ Họa

Tóm lại

Hãy cố gắng sáng tạo và áp dụng nó để mang lại lợi ích cho bài thiết kế của bạn. Các hiệu ứng có thể làm đơn giản hóa một số bước trong Photoshop. Kết hợp các phương pháp và việc thiết kế để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật vô cùng đẹp mắt. Bạn hãy chọn một cách mà bạn thấy tiện lợi nhất để có thể hoàn thành được mục tiêu và nhiệm vụ của mình.

Thông thường sử dụng các chức năng đó kết hợp với các chức năng của menu Select > Modify. Đừng lo lắng khi bạn bị phụ thuộc vào các phần mềm, phong cách hay  thể loại nào đó. Điều quan trọng hơn hết là đừng ngại sáng tạo và trải nghiệm!

GenZ cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này, chúc bạn luôn có những sáng tạo đột phá cho các dự án thiết kế của mình. Nếu bạn có câu hỏi hay thắc mắc gì hãy để lại bình luận bên dưới.

Nguồn: PSD VAULT

Video liên quan

Chủ Đề