Phân tích truyền thần thoại Sơn Tinh, Thủy Tinh

Cảm nhận truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh dưới góc độ thi pháp

Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh vốn bắt nguồn từ thần thoại cổ về thần núi Tản Viên, được lịch sử hóa thành truyền thuyết. Do vậy, về mặt loại hình, Sơn Tinh Thủy Tinh là kiểu thể loại mang trong mình dấu ấn của cả thần thoại và truyền thuyết. Theo đó, đặc trưng thi pháp của truyện cũng chịu sư qui chiếu của kiểu loại truyện truyền thuyết được lịch sử hóa từ thần thoại.

Về mặt đề tài và chủ đề, truyện mang cả tính chất thần thoại và truyền thuyết. Đó là vấn đề tự nhiên, vũ trụ trong quan niệm và cách giải thích của người xưa [thần thoại] và vấn đề lịch sử, thế sự của cuộc sống con người với những cuộc giao đấu của các nhân vật lịch sử cùng các lực lượng đối lập để khẳng định bản thân, giống nòi, bộ tộc và cộng đồng trong lịch trình phát triển của xã hội và con người [truyền thuyết].

Thi pháp nhân vật trong truyện được thể hiện ở nhiều điểm nhìn:

Một là, các nhân vật chính được nhìn từ sự phối kết của nhân vật thần thoại và nhân vật lịch sử. Tính chất thần thoại được thể hiện ở mấy phương diện cơ bản như: Nhân vật xuất hiện không rõ nguồn gốc. Người đọc không biết nguồn gốc, lai lịch của cả Sơn Tinh lẫn Thủy Tinh, chỉ biết được rằng: “Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ […], một người ở miền biển, tài năng cũng không kém…” Nhân vật có những khả năng siêu phàm của các vị thần mà người thường không thể có được: “Với Sơn Tinh thì Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi”; còn với Thủy Tinh thì “gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về”.  Như vậy, những vấn đề mà nhân vật biểu trưng và thể hiện thuộc về phạm trù của vũ trụ, tự nhiên, vốn là cốt lõi của những vấn đề thuộc về thần thoại. Bên cạnh đó là tính chất lịch sử của các nhân vật chính được thể hiện thuộc phạm trù cuộc sống xã hội, văn hóa, lịch sử của con người và cộng đồng, bao gồm vấn đề hôn nhân, sính lễ, hạnh phúc, lũ lụt và công cuộc trị thủy để bảo vệ mùa màng và cuộc sống dân cư…

Trong truyện, các phương diện thuộc tự nhiên và xã hội có sự gắn kết, tạo nên sức hấp dẫn và gần gũi với người đọc vì nếu những tính chất tự nhiên kia không có mối liên hệ với tính chất xã hội thì vấn đề được phản ánh có thể sẽ xa lạ với người đọc. Nhưng trước hết, tình tiết đầu mối và cốt lõi là tình yêu và hôn nhân: Cả hai vị thần đều muốn có vợ, mà người vợ đó là công chúa, lại là người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu… Như vậy, tác giả thiên chuyện đã kéo thế giới thần về với thế giới người. Đặc biệt là chọn chi tiết tìm vợ – vốn là một vấn đề có tầm phổ quát rộng rãi trong toàn xã hội và thuộc về vấn đề có tính muôn thuở – với lời yêu cầu sính lễ không dễ thực hiện, cùng với giao tranh dữ dội và hận thù không dứt…, đã nhân hóa thần linh

Theo đó, tác giả thiên truyện kéo thế giới thần về thế giới người, giao thoa hai thế giới này một khi thần cũng yêu bỏng cháy, cũng khát khao gia đình, cũng ghen tuông và thù hận như người vậy. Đặc biệt, vấn đề tình yêu và hôn nhân vốn dĩ là một trong những vấn đề phố quát nhất, có ảnh hưởng lớn nhất tới cuộc sống và con người trong xã hội thì tính xã hội của truyện càng cao.

Hai là, mối quan hệ giữa các nhân vật được nhìn từ sự trái ngược về tính chất, đối kháng, loại trừ triệt để và được tác giả thiên truyện đẩy về hai đầu mút cực đoan: Đất và nước, núi và biển, được vợ và mất vợ. Chính việc lựa chọn này là đầu mối cho việc tạo ra mâu thuẫn. Nhất là khi Mỵ Nương không thể làm vợ cả hai vị thần thì mối thù không thể triệt tiêu, mâu thuẫn không thể giải quyết. Nhân dân đã lấy hiện tượng lũ lụt xảy ra hàng năm ở vùng lưu vực sông Hồng để làm cơ sở giải thích cho điều đó, như thế càng làm tăng sự thuyết phục đối với người đọc.

Ba là, điểm nhìn bao trùm là điểm nhìn bên ngoài chứ không phải điểm nhìn bên trong, điểm nhìn tường thuật chứ không phải tâm lý. Đây là đặc điểm chung của nhân vật trong thần thoại và truyền thuyết. Cả nhân vật Sơn Tinh và
Thủy Tinh được miêu tả thông qua những hành động mà nhân vật thể hiện; nhân vật không có ngôn từ, không tự thể hiện diễn biến tâm lý bên trong mà thái độ được thể hiện qua việc miêu tả hành vi từ bên ngoài của người kể chuyện. Một số chi tiết miêu tả thái độ nhân vật hai vị thần cũng là ngôn từ người kể chuyện từ điểm nhìn bên ngoài chứ không phải ngôn từ nhân vật từ điểm nhìn bên trong, chẳng hạn: Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận; Sơn Tinh không hề nao núng.

Về thời gian nghệ thuật: Thời gian nghệ thuật được lịch sử hóa bằng mốc Hùng Vương thứ mưới tám có một người con gái tên là Mỵ Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Đặc điểm này kéo tính hoang đường kỳ ảo, vốn là đặc tính không xác định trong truyện thần thoại, về gần với đời sống con người và được xác định trong truyện truyền thuyết.

Về không gian nghệ thuật: Một số địa danh mang tính xác định trong thực tế như Tản Viên, Phong Châu có ý nghĩa xác lập và định vị không gian diễn ra của câu chuyện cùng với những cuộc giao đấu giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh, qua đó, làm tăng tính thuyết phục của câu chuyện đối với người đọc.

Về kết cấu thẩm mỹ: Tên truyện là tên nhân vật, tên của hai vị thần: Sơn Tinh [thần núi] và Thủy Tinh [thần nước]; nhưng vấn đề được thể hiện và diễn giải trong truyện không chỉ thuộc về hai vị thần đó, mà chủ yếu thuộc về đời sống của con người – mà lại là những vấn đề trọng yếu, sinh tử của người Việt cổ: Chuyện hôn nhân, đặc biệt là vấn đề lũ lụt, ngăn đê chống lũ để trồng trọt, bảo vệ mùa màng, sinh mệnh cư dân và phát triển xã hội.

Sức hấp dẫn của thiên truyện về mặt thẩm mỹ từ những vấn đề của thi pháp là đã tạo ra được sự quyến rũ của hình tượng kỳ vỹ, siêu nhiên; mỗi nhân vật chính có sức hấp dẫn riêng, lôi cuốn riêng. Mặt khác, thiên truyện đã lồng ghép, đan cài được những vấn đề trong quan niệm về thiên nhiên, vũ trụ mang tính hoang đường, kỳ ảo với những vấn đề căn cốt của đời sống con người lúc bấy giờ và muôn thuở. Do vậy, bên trong cái vỏ duy tâm là cái lõi duy vật. Đằng sau hình tượng Sơn Tinh – Thủy Tinh và những trận chiến giữa hai vị thần là thực tế lịch sử của công cuộc đắp đê sông Hồng trị thủy hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam, cũng như thiên tai lũ lụt vẫn luôn rình rập, đe dọa cuộc sống của cư dân châu thổ sông Hồng.

CÂU HỎI BÀI TẬPChỉ ra và phân tích đặc điểm thi pháp truyện Sơn Tinh Thủy TinhNgười báo cáo: Nguyễn Hồng TháiBÀI BÁO CÁO NHÓMI. Mở đầu:1. Khái niệm thần thoại:Thần thoại là truyện kể dân gian về thế giới thần linh trong trí tưởng tượng củangười xưa nhằm giải thích nguồn gốc, đặc điểm của các hiện tượng tự nhiên trongmối quan hệ con người.2. Chức năng của thần thoại:Chức năng của thần thoại là giải thích nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tựnhiên, phản ánh ước mơ sống hòa hợp với tự nhiên, chiến thắng tự nhiên.3. Đặc điểm thể loại truyện Sơn Tinh Thủy Tinh:Từ lâu, truyện Sơn Tinh Thủy Tinh đã xuất hiện trong các SGK Ngữ văn nhưngchưa có sự thống nhất về mặt thể loại. Có ý kiến cho rằng truyện Sơn Tinh ThủyTinh thuộc về thể loại truyền thuyết vì có nhân vật Hùng Vương và mốc thời gian làđời Hùng Vương thứ 18. Cũng có ý kiến cho rằng truyện Sơn Tinh Thủy Tinh thuộcthể loại thần thoại vì truyện đề cập đến hai nhân vật chính là các vị thần. Vậy truyệnSơn Tinh Thủy Tinh thuộc thể loại gì?Muốn phân biệt rạch ròi thể loại truyện, ta cần dựa trên tiêu chí về nhân vật vàchức năng của thể loại đó.* Về nhân vật:- Trong thần thoại, thần là nhân vật trung tâm. Hay nói cách khác, nhân vậtchính phải là thần.- Trong truyền thuyết, nhân vật chính là những anh hùng quần chúng, theo quanđiểm quần chúng là người làm nên lịch sử.Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh có hai nhân vật chính là Sơn Tinh và Thủy Tinhđều là những vị thần.* Về chức năng thể loại:- Chức năng của thần thoại là giải thích nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tựnhiên, phản ánh ước mơ sống hòa hợp với tự nhiên, chiến thắng tự nhiên.- Còn chức năng của truyền thuyết là ngợi ca, tôn vinh công trạng, chiến côngcủa người anh hùng quần chúng.Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh có chức năng là nhằm giải thích hiện tượng lũ lụtvà cuộc đấu tranh chống lũ lụt của dân ta.Từ những cứ liệu về nhân vật và chức năng thể loại đã phân tích ở trên, nhómchúng em thấy rằng truyện Sơn Tinh Thủy Tinh có sự giao thoa giữa truyền thuyếtvà thần thoại nhưng nghiêng về thần thoại nhiều hơn, do đó xếp truyện Sơn TinhThủy Tinh thuộc thể loại thần thoại thì hợp lí hơn cả.II. Đặc điểm thi pháp thần thoại Sơn Tinh Thủy Tinh:1. Thần thoại là sự sáng tạo nghệ thuật không tự giác:Thần thoại được sáng tạo dựa trên trí tưởng tượng và hư cấu. Nhưng người sángtạo thần thoại không có ý thức về sự sáng tạo nghệ thuật của mình mà chỉ là sựtưởng tượng ra thần thánh khi họ chưa có cách giải thích một cách khoa học về cáchiện tượng tự nhiên.Nước ta ở vào khu vực gió mùa, hằng năm cứ đến lúc trở gió mùa hè thì thườngcó mưa bão, nước lũ tràn về, dâng cao mực nước trong hai hệ thống sông Hồng vàsông Thái Bình ở Bắc Bộ. Nạn lụt là mối đe dọa, mối nguy cơ truyền kiếp đối vớinhân dân Việt Nam. Trong tâm thức của người Việt lúc thời bấy giờ thì nước là taihọa đứng đầu trong các mối tai họa là thủy, hỏa, đạo tặc của cuộc sống con ngườithời ấy. Còn núi là nơi che chở cho con người và cũng đem lại cho con người nhiềulợi ích nên luôn được xem là một vị phúc thần. Tâm lí nể sợ này đã làm nên sự thầnthánh hóa các hiện tượng tự nhiên để rồi cho ra đời hình tượng hai vị thần có nhữngyếu tố trái ngược nhau: Sơn Tinh ở nơi núi cao còn Thủy Tinh ở vùng nước thẳm;Sơn Tinh đem lại cho nhân dân cuộc sống yên bình còn Thủy Tinh đem đến chonhân dân nỗi bất an và khiếp sợ. Do đó hai nhân vật này chỉ là sự tưởng tượng củangười xưa nhằm thần thánh hóa các hiện tượng tự nhiên chứ không hề là sự sáng tạocó ý thức nào cả.Trong thần thoại này còn phản ánh khoa học, tín ngưỡng tôn giáo, nghệ thuậtcủa con người thời bấy giờ.Tính khoa học trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh là mượn sự việc đối đầu giữahai vị thần để giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm và ước mơ chiến thắng lũ lụt củadân ta.Còn tín ngưỡng tôn giáo được thể hiện qua hình thức nghi lễ cúng tế. Là một vịthần thiêng liêng trong tín ngưỡng dân gian, Sơn Tinh được thờ ở nhiều nơi trên đấtnước ta. Đã có nhiều đền thờ nhân vật Sơn Tinh được người dân ở một vùng lập nên,như đền Và [Sơn Tây, Hà Nội], các ngôi đền trên núi Ba Vì [Hà Nội]. Đền LăngSương, ở xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy, Phú Thọ chính là nơi đầu tiên thờthánh Tản Viên. Hội đền Và tổ chức vào ngày Rằm tháng giêng, các làng có liênquan đến Thánh Tản và Đền Và [có 8 làng: Vân Gia, Thanh Trì, Nghĩa Phủ, MaiTrại, Dạm Trại [xã Trung Hưng], Phù Sa, Phú Nhi [xã Viên Sơn] và làng Di Bình [xãVĩnh Thịnh], huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc] đều tập trung về đền Và. Tại NinhBình, Sơn Tinh được thờ ở các di tích: đền Hải Đức [Khánh Cường, Yên Khánh];chùa Lỗi Sơn [Gia Phong, Gia Viễn]; đền Kê Thượng, đền Miếu Sơn [NinhVân, Hoa Lư] và đền Đông Thịnh [Bích Đào, Tp. Ninh Bình].Tính nghệ thuật trong truyện thể hiện ở sự tưởng tượng, hư cấu các tai họa từ lũlụt và sự chống lũ lụt mà tạo nên hai nhân vật là thần. Yếu tố nghệ thuật còn đượcthể hiện qua hệ thống ngôn từ. Trong truyện, tác giả dân gian đã sử dụng từ ngữ trauchuốt khi miêu tả tài năng của hai vị thần, trận chiến đấu ác liệt giữa Sơn Tinh vàThủy Tinh.2. Nghệ thuật xây dựng hình tượng thần trong thần thoại:Trong thần thoại, thần là nhân vật trung tâm. Nhân vật chính trong truyện SơnTinh Thủy Tinh cũng chính là thần. Hai vị thần này được khắc họa với hình tượng vôcùng kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ [một thần thì có tài bốc từng quả đồi tạo thànhnhững dãy núi cao, một thần thì có tài hô mưa gọi gió].Nhân vật thần trong thần thoại được xây dựng như những nhân vật chức năng.Sơn Tinh được xây dựng với chức năng là một phúc thần, luôn đem lại lợi ích chonhân dân, giúp dân chống lũ lụt. Còn Thủy Tinh được xây dựng với chức năng làgây hại khi tạo ra lũ lụt. Do được xây dựng theo chức năng nên hai vị thần này chỉhành động theo chức năng là một bên gây lũ còn bên kia thì chống lũ chứ không hềcó lời nói hay suy nghĩ gì cả.Các vị thần trong thần thoại được miêu tả trong mối quan hệ gần gũi với cuộcsống của con người. Các thần mang đặc điểm như con người [hình hài, lí trí, tìnhcảm]. Điều này được thể hiện rõ ràng nhất qua việc Thủy Tinh không lấy được vợbèn nổi giận cho dâng nước đánh Sơn Tinh. Chi tiết này phản ánh và lí giải hiệntượng lũ lụt hàng năm và cũng chính là sự ghen tuông của con người.3. Xung đột trong thần thoại:Sự xung đột trong thần thoại là sự xung đột giữa sức mạnh tự nhiên và nhậnthức hạn hẹp của con người. Khi chưa có đầy đủ kiến thức khoa học thì con ngườichỉ lí giải hiện tượng lũ lụt kia bằng hình tượng Thủy Tinh và khả năng chống lũbằng hình tượng Sơn Tinh. Sự xung đột giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh chính là phảnánh mâu thuẫn giữa con người với hiện tượng bão lụt trong thiên nhiên. Bên cạnhđó, sự xung đột giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh còn phản ánh sự xung đột giữa conngười với con người, giữa các bộ lạc miền biển và miền núi trong thời kì Văn Langcủa các vua Hùng.4. Kết cấu của thần thoại:Kết cấu của thần thoại khá đơn giản, ít tình tiết, ít nhân vật. Nó tập trung mô tảdiện mạo, đặc điểm và hành trạng các thần một cách khái quát. Điều này hoàn toànđúng với truyện Sơn Tinh Thủy Tinh. Về hệ thống nhân vật, toàn bộ truyện chỉ gồm4 nhân vật là vua Hùng, công chúa Ngọc Hoa, Sơn Tinh, Thủy Tinh. Trong đó, SơnTinh và Thủy Tinh là hai nhân vật chính. Khi miêu tả về hai nhân vật chính này, tácgiả dân gian cũng chỉ mô tả khái quát về hai nhân vật. Diện mạo của Sơn Tinh chỉđược khắc họa bằng từ ngữ tuấn tú. Còn tài năng của hai nhân vật cũng chỉ nêu ngắngọn: Sơn Tinh có tài chỉ tay về phía đông, phía đông biến thành đồng lúa xanh, chỉtay về phía tây, phía tây biến thành đồi núi. Còn Thủy Tinh thì có tài hô phong hoánvũ. Tình tiết của truyện thì khá đơn giản khi chỉ xoay quanh sự việc cầu hôn và cướpvợ [ẩn đằng sau là công cuộc chống lũ của dân ta].5. Không gian và thời gian nghệ thuật:* Không gian:Không gian trong thần thoại thường là nơi chốn của sự việc. Trong thần thoại cóba không gian chủ yếu: không gian trên trời, không gian mặt đất, không gian dưới nước,chia thành ba cõi: cõi trời, cõi đất và cõi nước. Trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh thì gồmhai không gian là không gian mặt đất và không gian dưới nước. Và hai không không gianđó cũng chính là nơi trú ngụ của hai vị thần: Sơn Tinh là thần núi ở cõi đất, còn Thủy Tinhlà thần nước ở cõi nước. Không gian trong thần thoại tuy khá rộng lớn nhưng lại có tínhxác thực hơn không gian trong truyện cổ tích. Trong truyện cổ tích, không gian thườngđược nhắc tới như ở làng ấy, vùng quê nọ,…mà kì thực là chẳng biết ở nơi đâu.* Thời gian:Thời gian trong thần thoại là thời gian vĩnh hằng. Thần không có tuổi, không biết thầnsinh ra khi nào. Thần không bao giờ chết. Cũng chính vì điều đó mà ta thấy trong truyệnSơn Tinh Thủy Tinh không hề nhắc đến tuổi của hai vị thần này. Và họ bất tử không baogiờ chết cho nên mới có thể đánh nhau từ năm này đến năm kia mà vẫn không bao giờchấm dứt.III. Kết thúc:Cho dù ở vào thời đại nào thì văn học dân gian vẫn còn đóng vai trò vô cùngquan trọng. Ở rất nhiều thể loại của văn học dân gian thì thần thoại xuất hiện từ rất sớm, từthời khởi thủy của xã hội loài người. Mặc dù còn nhiều khiếm khuyết, song thần thoại cũnggóp phần không nhỏ trong việc giải thích các hiện tượng tự nhiên, nguồn gốc hình thànhvũ trụ, con người,…của con người thời nguyên thủy. Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh có vai trògiải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm trên đất nước ta. Vai trò và sự hư cấu đã làm nên sứcsống của truyện, khiến cho truyện mãi mãi tồn tại và bất diệt với thời gian.

Video liên quan

Chủ Đề