Giải pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1

MỤC LỤC TT 1 1.1 1.2 1.3 1.4 2 2.1 2.2 2.3 2.4 3 3.1 3.2 Tên mục Mở đầu Lí do viết chọn đề tài Mục đích nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Nội dung sáng kiến kinh nghiệm Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Các giải pháp Rèn kỹ năng sống cơ bản cho học sinh lớp 1 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường Kết luận và kiến nghị Kết luận Kiến nghị Trang 1 1 2 2 2 2 2 5 6 - 13 14 - 15 16 16 16 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài: Trong những năm học gần đây, Bộ GD-ĐT đã đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào các môn học ở bậc Tiểu học. Đây là một chủ trương rất cần thiết đối với các em ở trường Tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng, đó là một trong những tiêu chí đánh giá "Trường học thân thiện - học sinh tích cực". Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ. Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một nội dung được xã hội cũng như đông đảo phụ huynh quan tâm, bởi đây là một chương trình giáo dục hết sức cần thiết đối với học sinh và phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay, nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội. Năm học 2019 – 2020 phòng GD&ĐT thành phố Thanh Hóa đã có công văn hướng dẫn các nhà trường trên địa bàn thành phố phối hợp với Trung tâm giáo dục kỹ năng sống BIGBEN để cung cấp phần mềm dạy học kỹ năng sống [KNS] cho tất cả các khối, từ khối 1 đến khối 5 với thời lượng mỗi tuần 1 tiết dạy học độc lập. Nhờ vậy mà kỹ năng sống của học sinh đã có những thay đổi đáng kể. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay việc rèn kỹ năng sống cho học sinh vẫn còn nhiều hạn chế, nguyên do chính là trong tư tưởng giáo viên, phụ huynh chỉ chú trọng đến việc dạy kiến thức đó là : đọc tốt, làm tính tốt. Ở bậc Tiểu học nói chung và lớp 1 nói riêng là bậc học tạo nền tảng cho học sinh phát triển. Vì vậy ngoài việc trang bị cho học sinh vốn kiến thức cơ bản trong học tập, lao động thì bên cạnh đó còn có các môn học nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về các chuẩn mực hành vi, để từ đó giúp học sinh hình thành kỹ năng sống, biết phân biệt đúng sai. Biết làm theo cái đúng, ủng hộ cái đúng, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, xấu xa, nhắc nhở các em hành động theo chuẩn mực đạo đức và thói quen đạo đức. Kỹ năng sống được lồng ghép giảng dạy theo từng độ tuổi, từng cấp học. Vì vậy việc nghiên cứu và giảng dạy một cách hiệu quả là vô cùng cần thiết. Thiếu kỹ năng sống các em dễ ứng xử thiếu văn hóa, cảm xúc, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử, kỹ năng tự bảo vệ khỏi những tác hại tiêu cực...Thiếu kỹ năng sống học sinh khó có thể hình thành thói quen, nhân cách và lối sống tốt trong tương lai.Trẻ em được trang bị kỹ năng sống càng sớm thì càng vững vàng và dễ hoàn thiện bản thân. Giáo dục học sinh lớp 1 có kỹ năng sống, để học sinh tự giải quyết được một số vấn đề đơn giản thiết thực trong cuộc sống hằng ngày như: Tự chăm sóc 1 sức khỏe, bảo vệ môi trường và phòng chống các tai nạn thương tích, giao thông, phòng chống cháy nổ, đuối nước, phòng chống dịch bệnh cho bản thân, cho người thân và những người xung quanh nhất là trong lúc đại dịch COVID – 19 đang diễn biến phức tạp trên hai trăm nước và các châu lục trong đó có Việt Nam… để các em chủ động, tự tin không phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình. Vậy làm thế nào để nâng cao kĩ năng sống cho học sinh? Làm thế nào để học sinh biết cách vận dụng kĩ năng sống vào trong cuộc sống hằng ngày? Với mong muốn góp phần vào việc giải quyết những vấn đề nói trên đạt hiệu quả cao hơn, bản thân tôi tiếp tục nghiên cứu bổ sung cho sáng kiến kinh nghiệm: “ Các giải pháp rèn kỹ năng sống cơ bản cho học sinh lớp 1”. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Nâng cao hiệu quả rèn kỹ năng sống cho học sinh, góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, góp phần nâng cao chất luợng giáo dục toàn diện của lớp 1. - Với mong muốn bổ sung thêm giải pháp và kinh nghiệm, để chia sẻ, trao đổi nhằm thực hiện có chất lượng hơn công tác rèn kỹ năng sống, kỹ năng ứng phó với những tác động tiêu cực đối với học sinh lớp 1 đạt hiệu quả cao hơn. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Các giải pháp rèn kỹ năng sống cơ bản cho học sinh lớp 1. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp đọc tài liệu - Phương pháp thống kê, tổng hợp. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp thảo luận. - Phương pháp đặt vấn đề. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở ly luâ ̣n của sáng kiến kinh nghiệm: 2.1.1. Khái niệm Kỹ năng sống: Có nhiều định nghĩa và quan niệm khác nhau về Kỹ năng sống. Mỗi định nghĩa được thể hiện dưới những cách thức tiếp cận khác nhau. Thông thường kỹ năng sống được hiểu là những kỹ năng thực hành mà con người cần để có được sự an toàn, cuộc sống khỏe mạnh với chất lượng cao. 2 Theo UNICEFF, Kỹ năng sống là tập hợp rất nhiều kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả. Kỹ năng sống được thể hiện ở những hành động cá nhân và những hành động đó sẽ tác động đến những hành động của những người khác cũng như dẫn đến những hành động nhằm thay đổi môi trường xung quanh, giúp nó trở nên lành mạnh. Theo tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc [UNESCO], kỹ năng sống là năng lực cá nhân để họ thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày, những kỹ năng đó gắn vói 4 trụ cột của giáo dục: Học để biết: gồm các kỹ năng tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định vấn đề, nhận thức được hậu quả của việc làm…; Học để làm: gồm kỹ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ như kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm..; Học để làm người: gồm các kỹ năng cá nhân như ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin…; Học để chung sống: gồm các kỹ năng như giao tiếp, thương lượng, khẳng định hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông; Theo tổ chức Y tế Thế giới [WHO], kỹ năng sống là kỹ năng thiết thực mà con người cần để có cuộc sống an toàn và khỏe mạnh, đó là những kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp mà mỗi cá nhân có thể có để tương tác với những người khác một cách hiệu quả hoặc ứng phó với những vấn đề hay thách thức của cuộc sống hằng ngày. Tương đồng với quan niệm của WHO, còn có quan niệm kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội liên quan đến những tri thức, những giá trị và những thái độ, cuối cùng được thể hiện ra bằng những hành vi làm cho các cá nhân có thể thích nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và thách thức của cuộc sống. Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Bình - Trường ĐHSP Hà Nội: Kĩ năng sống là năng lực, khả năng tâm lý - xã hội của con người có thể ứng phó với những thách thức trong cuộc sống, giải quyết các tình huống một cách tích cực và giao tiếp có hiệu quả. 3 Vậy Kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại... Kỹ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết mà chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống . Rèn kỹ năng sống cho học sinh giúp cho học sinh thích ứng được với môi trường xã hội, tự giải quyết được một só vấn đề thiết thực trong cuộc sống như vấn đề sức khỏe, môi trường, tệ nạn xã hội, dịch bệnh... để các em có thể tự tin, chủ động không bị qua phụ thuộc vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình, tự đem lại lợi ích, điều kiện thuận lợi cho bản thân mình rèn luyện, học tập phấn đấu vươn lên. 2.1.2. Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh: a] Kỹ năng sống thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và xã hội. - KNS chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. - GDKNS sẽ thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, giải quyết nhu cầu và quyền con người, quyền công dân được ghi trong pháp luật Việt Nam và quốc tế. b] Giáo dục Kỹ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ: - Vì các em là những chủ nhân tương lai của đất nước. - Lứa tuổi HS là lứa tuổi đang hình thành giá trị nhân cách, nếu không có KNS các em sẽ không thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước. c] Giáo dục Kỹ năng sống nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông: - Đảng ta xác định con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội. - Giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh với bản chất là hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực phù hợp trước các 4 tình huống của cuộc sống, rõ ràng là phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông và rất cần thiết để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. d] Giáo dục Kỹ năng sống trong nhà trường là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới: - Hiện nay đã có hơn 155 nước trên thế giới đã quan tâm đến việc đưa Kỹ năng sống vào nhà trường, trong đó có 143 nước đã đưa vào chính khóa. - Việc giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh ở các nước được thực hiện theo 3 hình thức - Kỹ năng sống là một môn học riêng biệt. - Kỹ năng sống được tích hợp vào một vài môn học chính. Kỹ năng sống được tích hợp vào nhiều hoặc tất cả các môn học trong chương trình. 2.1.3. Nhận thức về giáo dục Kỹ năng sống Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có thể quan niệm là việc tổ chức các hoạt động giáo dục đa dạng, phong phú nhằm kích thích học sinh tham gia một cách tích cực chủ động vào các quá trình hoạt động, qua đó hình thành hoặc thay đổi hành vi của trẻ theo hướng tích cực nhằm góp phần phát triển nhân cách toàn diện; giúp học sinh có thể sống an toàn, khỏe mạnh và tích cực, chủ động trong học tập cũng như trong cuộc sống hằng ngày. Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục những kỹ năng cơ bản giúp cho các em thích nghi trong cuộc sống, giúp cho các em vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là giáo dục cho các em có cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng hoặc thay đổi ở các em các hành vi theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách người học, trên cơ sở giúp học sinh có tri thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp. Theo nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập của trẻ tại trường. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng là giáo dục kỹ năng sống ngay từ những buổi đầu các em đến trường. Nếu không chuẩn bị chu đáo về mặt tâm lí cho trẻ trước khi đi học sẽ dẫn đến 5 những tình huống như: Đòi theo bố mẹ về nhà, không dám nói chuyện với bạn bè, không dám chào hỏi thầy cô, không dám xin phép cô khi ra vào lớp... không ít những tình huống dở cười, dở mếu nữa có thể xảy ra ở trẻ lớp 1. Đặc biệt quá trình nhận thức của trẻ bao gồm quá trình tri giác, chú ý, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy. Đặc điểm nhân cách của trẻ Tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng gồm có: Tính cách, nhu cầu nhận thức, tình cảm, sự phát triển của năng khiếu. Sự nhận thức của trẻ ảnh hưởng rất lớn đến phát triển nhân cách, nhận thức đúng đắn sẽ giúp trẻ có được kiến thức vận dụng trong cuộc sống sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử phù hợp với yêu cầu chuẩn mực xã hội. Một đặc điểm quan trọng của học sinh lớp 1 là tính hay bắt chước. Các em thích bắt chước hành vi, cử chỉ, lời nói... của các nhân vật trong phim, của các thầy cô giáo, bạn bè, của những người lớn, người thân trong gia đình. Tính bắt chước là con dao “hai lưỡi” vì trẻ em bắt chước cái tốt cũng nhiều, cái xấu cũng nhiều. Chính vì vậy những tính cách hành vi của những người xung quanh là môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến tính cách, hành vi, ứng xử của trẻ. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng là công việc vô cùng cần thiết cho học sinh. Các em thường tin tưởng tuyệt đối ở nơi thầy, cô giáo nên chúng thường bắt chước những cử chỉ tác phong của thầy, cô giáo mình. Ở trường các em còn được tiếp xúc với bạn bè, với tập thể nhóm bạn, tổ, lớp; những hoạt động tập thể cũng ảnh hưởng không ít đến việc hình thành, phát triển nhân cách và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 2.2.1. Thuận lợi: Phòng GD&ĐT thành phố Thanh Hóa ngoài việc chỉ đạo giảng dạy Kỹ năng sống cho học sinh được lồng ghép vào các môn học chính khóa. Tổ chức nhiều Chuyên đề về Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Từ năm học 20192020 phòng GD&ĐT thành phố Thanh Hóa đã có công văn hướng dẫn các nhà trường trên địa bàn thành phố phối hợp với Trung tâm giáo dục kỹ năng sống BIGBEN để cung cấp phần mềm dạy học kỹ năng sống [KNS] cho tất cả các khối, từ khối 1 đến khối 5 với thời lượng mỗi tuần 1 tiết dạy học độc lập. Đây là một điều kiện rất thuận lợi giúp các nhà trường trên địa bàn thành phố nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, hỗ trợ cho giáo viên trong công tác giảng dạy. Ngoài ra tôi còn nhận được sự ủng hộ của phụ huynh trong việc 6 cùng nhà trường giáo dục các em. Bản thân tôi luôn nhiệt tình, gần gũi và tạo mối thân thiện với các em, có biê ̣n pháp cụ thể để rèn kỹ năng sống cho các em một cách chung nhất và có kết quả tốt nhất. Bên cạnh đó tôi luôn nhận được sự giúp đỡ của đồng nghiệp, các em học sinh trong lớp khá ngoan và biết vâng lời, gần gũi với thầy cô giáo. Giáo dục KNS không chỉ từ nhà trường mà còn được phối hợp với các tổ chức như: Đoàn, Đội, Hội chữ thập đỏ, …qua các phương tiện thông tin đại chúng nên đã thu hút được sự chú ý và hưởng ứng của xã hội, của phụ huynh học sinh. Sự phối hợp chặt chẽ giáo dục Kỹ năng sống với các hoạt động giáo dục vốn đã được lồng ghép vào chương trình giáo dục từ nhiều năm nay như giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống ma tuý, giáo dục pháp luật, … tạo nhiều cơ hội và điều kiện để triển khai giáo dục Kỹ năng sống. 2.2.2. Khó khăn: *Học sinh: Năm học 2019 – 2020 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 1C. Tổng số học sinh trong lớp là 45 em: Trong đó có 3 em có bố mẹ là công chức nhà nước [3/45 em chiếm tỷ lệ 6,7%], 12 em là gia đình làm nông nghiệp [12/45 em chiếm tỷ lệ 26,7%], còn lại 30 em có bố mẹ làm nghề lao động tự do [30/45 em chiếm tỷ lệ 66,6%], nhiều gia đình mãi lo việc mưu sinh ít có điều kịên quan tâm đến các em. Khi tôi nhận lớp, đã sau hai tháng học nhưng vẫn còn 3 em mẹ đưa đến lớp là khóc. Gọi lên bảng không dám lên, nhiều em không dám giơ tay phát biểu xây dựng bài cô gọi chỉ gật và lắc đầu, hoặc "ơi", "hở", chưa biết nói lời thưa gửi thể hiện lễ phép. Các em vừa rời trường mẫu giáo làm quen với môi trường Tiểu học, sinh hoạt nề nếp đều xa lạ , các em khá rụt rè chưa quen với cách học cũng chưa mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình. Khi phát biểu các em nói chưa rõ ràng, trả lời trống không, không tròn câu .Vì vậy mà các em cần phải có sự giúp đỡ của người lớn của nhà trường và nhất là các thầy cô giáo. * Phụ huynh học sinh: Về phía các bậc cha mẹ các em luôn nóng vô ̣i trong việc dạy con; họ chỉ chú trọng đến việc con mình về nhà mà chưa biết đọc, viết chữ, hoặc chưa biết làm toán thì lo lắng một cách thái quá! Đồng thời một số phụ huynh thì quá nuông chiều, một số phụ huynh vì bận nhiều công việc nên ít quan tâm giúp đỡ con em trong các hoạt động cần thiết. Nhiều em đến trường tỏ ra rất nhút nhát, e rè vì ở nhà các em không có người trò chuyện và chia sẻ. Nhiều phụ huynh học sinh chỉ khuyến khích các con tìm kiến thức mà quên hướng cho con em mình làm tốt hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội và 7 cách ứng xử trong gia đình. Một bộ phận ở gia đình phụ huynh giao tiếp trong gia đình còn nhiều hạn chế, xưng hô chưa chuẩn mực nên các em bắt chước và xưng hô thiếu thiện cảm, thậm chí có gia đình không hướng dẫn con em làm bất cứ việc gì kể cả vệ sinh cá nhân, ..... 2.2.3 . Kết quả thực trạng trên Sau tháng đầu tiên làm quen và tiến hành các bước cần thiết, tôi tiến hành khảo sát phân thành 5 nhóm kỹ năng cơ bản được thể hiện qua biểu thống kê như sau: TSH S Khảo sát 45 SỐ HỌC SINH ĐẠT YÊU CẦU THEO TỪNG NHÓM KỸ NĂNG KN ra QĐ KN tự phục KN nhận KN giao KN hợp tác, và giải quyết vụ và quản thức tiếp, ứng xử chia sẻ vấn đề lý thời gian SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 19 42,2 12 26,7 10 45 8 17,8 7 17,8 Từ tình hình thực tế trên tôi đã thực hiện các giải pháp sau để rèn kỹ năng sống cho học sinh một cách hiệu quả hơn. 2.3. Các giải pháp Rèn kỹ năng sống cơ bản cho học sinh lớp 1: Giải pháp 1: Công tác tuyên truyền; tổ chức tập huấn cho các bậc cha mẹ thực hiêṇ dạy các em các kĩ năng sống cơ bản. a] Công tác tuyên truyền Trước hết, người lớn phải gương mẫu, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với các em và đảm bảo an toàn cho các em. Tạo điều kiê ̣n tốt nhất cho các em vui chơi. Cô giáo, cha mẹ luôn khuyến khích các em nói lên quan điểm của mình, nói chuyện với các thành viên trong lớp, trong gia đình về cảm giác và về những lựa chọn của mình, cần giúp các em hiểu rằng nên có thông số để theo đó mà lựa chọn, cố gắng không chỉ trích các quyết định của các em. Việc này sẽ hình thành kĩ năng tự kiểm soát bản thân, rèn luyện tính tự tin cho các em khi tham gia các hoạt động và các buổi thảo luận tại trường sau này. Cô giáo, cha mẹ giúp các em phát triển sở thích, ý thích của mình và đảm bảo rằng người lớn có thể cung cấp thêm phương tiện để các em thực hiện ý thích đó. Ví dụ: Một số học sinh thích vẽ, ngoài việc cho các em học năng khiếu vẽ thì cô giáo, cha mẹ có thể cho các em thêm bút màu, giấy vẽ và hãy chỉ cho các em cách lưu giữ các bức tranh để tạo thành một bộ sưu tập tranh vẽ của chính các em hoặc triển lãm tranh của các em ở góc nhỏ trong nhà, trong lớp. Hay học 8 sinh thích học đàn thì tạo điều kiện để các em được tham gia các lớp bồi dưỡng thêm để các em có đủ tự tin biểu diễn trên sân khấu trong những ngày lễ lớn của trường tổ chức: 20/11; Văn nghệ “ Mừng đảng – Mừng xuân”;... Cô giáo, cha mẹ cần dạy các em những nghi thức văn hóa trong ăn uống, biết cách sử dụng các đồ dùng ăn uống; Cụ thể: Các em được làm quen với những đồ dùng, vật dụng khác nhau, [bộ đồ bếp, bộ đồ ăn, bộ đồ uống]. Sự sạch sẽ, gọn gàng, một thói quen nề nếp, sự sắp đặt ngăn nắp, ngay ngắn những bộ đồ dùng, vật dụng, thái độ ăn uống từ tốn, không vội vã, không khí cởi mở, thoải mái và đầm ấm, những cuộc trao đổi nhẹ nhàng, dễ chịu… tất cả những yếu tố trên sẽ giúp các em có thói quen tốt để hình thành kĩ năng tự phục vụ và ý nghĩa hơn là kỹ năng sống tự lập sau này. b] Tổ chức tập huấn cho các bậc cha mẹ thực hiêṇ dạy các em các kĩ năng sống cơ bản. Tổ chức họp phụ huynh thông báo đặc điểm tình hình của lớp, nêu tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh , tính cấp bách của vấn đề kỹ năng sống cho học sinh. Thống nhất cùng phụ huynh phương pháp giáo dục kỹ năng sống ở nhà. Phụ huynh được tập huấn, nghiên cứu chương trình học, kỹ năng qua các môn học, qua ứng xử, giao tiếp thường ngày ngay tại gia đình. Phụ huynh có nhiệm vụ nhắc nhở con em mình thực hiện hành vi đã học ở nhà. Hướng dẫn phụ huynh nhắc nhở con em mình thực hiện hành vi theo từng bài học và thời khoá biểu quy định. Đó là những kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống thể hiện đúng và lễ phép với người trên như: Đi học và đi học về biết chào ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em, cách chào đứng khoanh tay nói vừa đủ nghe lễ phép. Biết tự giới thiệu họ tên của mình, họ tên bố mẹ, người thân, nhớ số điện thoại của bố, mẹ, nhớ số nhà để khi cần thiết cô giáo biết để liên lạc. Đầu tóc, quần áo gọn gàng. Biết lễ phép vâng lời ông bà, cha mẹ, nhường nhịn em nhỏ. Biết yêu thương, kính trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ. Đi bộ đúng quy định, đi học đúng giờ qua các bài Đạo đức lớp học hoặc thông qua các công việc gia đình như biết làm các công việc phù hợp với lứa tuổi của mình qua bài Công việc ở nhà, bài An toàn khi ở nhà, bài Vệ sinh thân thể[TNXH lớp 1] ... hoặc thông qua các bài học kỹ năng sống trong phần mềm BIGBEN như bài Tự giới thiệu bản thân. Kỹ năng hòa nhập môi trường mới. Kỹ năng làm quen. Kỹ năng thể hiện lễ phép trong gia đình. Kỹ năng vệ sinh cá nhân. Kỹ năng ứng xử khi tiếp xúc với người lạ. Kỹ năng ứng xử khi bị lạc. Phòng tránh bị bắt cóc. An toàn ở trường 9 Bên cạnh đó khi đại dịch COVID – 19 xuất hiện ở nước ta và rất nhiều nước trên thế giới thì công ty phần mềm BIGBEN lại cung cấp thêm một bài học về Phòng dịch vi rút CORONA trong thời gian cả nước đang chống dịch để đưa vào chương trình học cho các em để các em biết cách vệ sinh cá nhân bằng cách rửa tay với nước sát khuẩn, ..., đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người xung quanh, khi đi ra đường kể cả khi học sinh đến trường vẫn biết đeo khẩu trang để phòng dịch. Đó là một kỹ năng cơ bản nhất, thực tế nhất để các em vận dụng ngay vào trong cuộc sống hiện tại. Mỗi phụ huynh lập bảng theo dõi hành vi đạo đức, kỹ năng sống ở nhà của học sinh, hàng tháng nộp lại để giáo viên theo dõi xếp loại cho từng em. Giải pháp 2: Xác định các bài học trọng tâm để rèn các kỹ năng sống cơ bản cho học sinh lớp 1 a] Rèn kỹ năng tự nhận thức. Đối với học sinh học sinh lớp 1, việc hình thành kỹ năng tự nhận thức vô cùng quan trọng. Qua các bài học : Gọn gàng, sạch sẽ. Học sinh biết lợi ích của việc ăn mặc sạch sẽ, biết giữ vệ sinh cá nhân, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ và biết phân biết giữa ăn mặc gọn gàng , sạch sẽ và chưa gọn gàng, sạch sẽ. Bài Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập. Học sinh biết tác dụng của sách vở đồ dung học tập. Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện giữ gìn sách vở đồ dung học tập. Bài Nghiêm trang khi chào cờ. Học sinh biết thể hiện lòng tôn kính Quốc kì và yêu Tổ quốc Việt Nam.[ Đạo đức lớp 1]. Ngăn nắp gọn gàng sạch sẽ [ bài 20 Kỹ năng sống lớp 1] Kỹ năng giữ vệ sinh chung. Kỹ năng vệ sinh các nhân. Kỹ năng tự chuẩn bị đồ dùng học tập, trang phục đến trường. [ Giáo dục KNS lớp 1] Thông qua từng hoạt động và nội dung học tập, tôi đã giúp cho các em biết xác định được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, để bước đầu có được niềm tin vào chính mình, biết gọn gàng sạch sẽ cho bản thân, biết giữ gìn sách vở cho chính mình, có ý thức cần trang nghiêm khi chào cờ. Từ đó tự xây dựng kế hoạch học tập ở mức độ đơn giản, làm việc phù hợp với khả năng của mình, biết khắc phục khó khăn để đạt được mục tiêu trong học tập và trong mọi hoạt động hằng ngày. Đây sẽ là cơ sở để giúp các em hình thành và phát triển kỹ năng tư duy tích cực và tư duy sáng tạo trong học tập. b] Rèn kỹ năng giao tiếp, ứng xử 10 Để hình thành kỹ năng giao tiếp, ứng xử tốt cho học sinh, trong quá trình dạy học, bản thân tôi luôn giúp các em biết rèn luyện kỹ năng nói, kỹ năng nhận xét, giúp các em có khả năng bày tỏ ý kiến của bản thân theo nhiều hình thức; mạnh dạn đứng trước tập thể lớp để trình bày quan điểm của mình đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. Tôi luôn nghĩ nếu các em có được khả năng giao tiếp tốt, luôn biết cởi mở, bày tỏ suy nghĩ của mình sẽ tạo được các mối quan hệ tích cực với bạn bè và luôn được bạn bè đồng tình, ủng hộ. Đây là yếu tố dẫn đến sự phát triển các kỹ năng như: Kỹ năng chia sẻ, cảm thông; kỹ năng thương lượng; kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ, giải quyết mâu thuẫn, kiểm soát cảm xúc và cuối cùng là kỹ năng đạt được mục tiêu. Qua các bài Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ. Học sinh biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong cuộc sống hằng ngày, biết phân biệt các hành vi, việc làm phù hợp và chưa phù hợp về lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ. Bài Cảm ơn và xin lỗi. Các em biết khi nào cần nói cảm ơn, xin lỗi, Biết cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống phổ biến khi giao tiếp. Bài Chào hỏi và tạm biệt. Học sinh biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống cụ thể, quen thuộc hằng ngày. Có thái độ tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi.[Đạo đức lớp 1]. Thông qua các hoạt động thảo luận nhóm cũng giúp cho các em có kỹ năng giao tiếp , ứng xử tốt hơn. c] Rèn kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề Theo tôi kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề cũng là những kỹ năng rất cần thiết trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày đối với học sinh. Là giáo viên chủ nhiệm lớp nên tôi luôn giúp các em hiểu được rằng: Nếu biết lựa chọn và đưa ra quyết định đúng đắn, phù hợp và kịp thời sẽ đem lại thành công; ngược lại, nếu học sinh nào hay nhút nhát, rụt rè, đưa ra những quyết định chậm trễ hay sai lầm sẽ ảnh hưởng tới kết quả học tập, cuộc sống sinh hoạt và các hoạt động hàng ngày. Vì vậy, trong các bài học của môn Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Giáo dục Kỹ năng sống [phần mếm BIGBEN] giáo viên cần tăng cường sử dụng các tình huống, bài tập thực hành; đưa ra các tình huống, bài tập cụ thể, gắn liền với thực tế, khuyến khích học sinh suy nghĩ và lựa chọn các phương án tốt nhất hoặc nên hay không nên làm… Được thể hiện trong các bài học như : bài An toàn trên đường đi học [TN&XH 1] các em xác định được một số tình huống nguy 11 hiểm có thể dẫn đến tai nạn trên đường đi học thì các em đã biết đi bộ sát mép đường về phía tay phải, hoặc đi trên vỉa hè, hoặc đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe gắn máy. An toàn ở trường [KNS lớp 1]. Không ăn quà vặt ngay cổng trường, không lùa nhau, nô đùa chạy, nhảy, trèo cây cũng có thể xãy ra tai nạn như ngã gãy tay hoặc gãy chân. Bài An toàn khi ở nhà [TN&XH 1] các em biết xử lí các tình huống đơn giản hoặc biết gọi người lớn khi có tai nạn xảy ra. Những nguy hiểm từ điện. Không đùa với lửa[GDKNS lớp 1] học sinh biết cách không phòng tránh không bị điện giật, cháy nhà, không bị bỏng lửa....Trong bài Đi bộ đúng quy định [Đạo đức 1] học sinh đã nêu được ích lợi của việc đi bộ và thực hiện đi bộ đúng quy định và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. Thông qua các tình huống, các bài tập giúp học sinh mạnh dạn đề xuất ý tưởng của mình, từ đó giáo viên hướng các em có cách xử lí và giải quyết vấn đề phù hợp, đúng đắn. d] Rèn kỹ năng hợp tác, chia sẻ Qua từng nhiệm vụ, từng hoạt động trong các bài học, giáo viên cần giúp học sinh thấy được lợi ích và hiệu quả của việc làm tập thể là vô cùng to lớn. Có những việc phải cần có sự hợp tác của bạn mới đem lại thành công. Giáo viên cần giúp học sinh biết chung sức làm việc, biết giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau trong mọi hoạt động; biết chia sẻ và sẵn sàng gánh vác trách nhiệm cùng với nhóm, với tập thể lớp. Phần này giáo viên có thể phân chia lớp theo các nhóm nhỏ, mỗi nhóm vừa có học sinh khá giỏi, vừa có học sinh yếu để tạo cho các em có cơ hội giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, sinh hoạt vui chơi… Thông qua các môn học giúp các em biết chia sẻ, hợp tác như trong bài Em và các bạn học sinh đã biết đoàn kết thân ái, giúp đỡ bạn trong học tập và trong vui chơi và đoàn kết, thân ái với bạn bè xung quanh. Hoặc qua bài Công việc ở nhà [TN&XH 1] các em đã biết giúp đỡ bố mẹ những công việc phù hợp với khả năng của mình như quét dọn nhà cửa, trông em giúp mẹ, nhặt rau giúp mẹ, … Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát, giáo viên giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với các em học sinh lứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp các em biết cảm thông, chia sẻ và sẽ cùng bạn hợp tác làm việc. Tổ chức lớp cũng nên đổi mới. Lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó cần thay đổi theo từng tháng để từng học sinh biết được các công việc của người lãnh đạo, các khó khăn gặp phải và xử lý ra sao…đồng thời biết thông cảm với 12 công việc của người chỉ huy. Qua đó rèn cho các em những kỹ năng chỉ huy, lãnh đạo cần thiết. e] Rèn kỹ năng tự phục vụ và quản lí thời gian Tự phục vụ và quản lí thời gian là một trong những kỹ năng quan trọng trong nhóm kỹ năng làm chủ bản thân. Đối với học sinh Tiểu học và đặc biệt là học sinh lớp 1 ở nông thôn, nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên thường cha mẹ ít quan tâm tới việc học tập của con em mình. Vậy, nếu thực hiện tốt kỹ năng sống sẽ giúp các em luôn đi học đều và đúng giờ, tham gia tốt các hoạt động học tập và luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ, yêu cầu trong học tập, sinh hoạt. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả học tập, làm việc của bản thân, của nhóm. Ví dụ: Khi dạy bài “Đi học đều và đúng giờ”, giáo viên chú trọng rèn học sinh các kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề để đi học đúng giờ qua trò chơi sắm vai; hoặc rèn kỹ năng quản lí thời gian để đi học đều và đúng giờ qua hoạt động tự liên hệ bản thân. Giáo viên cần giúp học sinh xác định được những việc cần làm để đi học đều và đúng giờ, tự liên hệ bản thân mình đã thực hiện đi học đều và đúng giờ chưa, nếu chưa thì phải làm gì?... Hoặc khi dạy bài “Em và các bạn”, thông qua trò chơi “tặng hoa”, giáo viên giúp học sinh thể hiện sự mạnh dạn, tự tin, thể hiện kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng của bản thân... Giải pháp 3: Rèn kỹ năng thông qua liên hệ bài dạy Tôi luôn nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy để lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp. Hệ thống câu hỏi phải rõ ràng, dễ hiểu, định hướng cho HS nhận xét các hiện tượng sự vật từ đó biết cách xử lý những tình huống đơn giản trong cuộc sống. Ví dụ: Sau khi học bài Trời nóng trời rét, các em sẽ nhận biết chính xác về thời tiết và có cách ăn mặc phù hợp hơn. Hay thông qua các trò chơi trên lớp, các em sẽ biết việc nào nên làm và việc nào không nên làm để từ đó lựa chọn cách ứng xử phù hợp. Điều quan trọng là giáo viên cần chú ý liên hệ thực tế trong bài dạy, biết tìm tòi, cập nhật những thông tin liên quan nhằm giúp các em phòng tránh nguy cơ bệnh tật, phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp Ví dụ : Bệnh cúm gà [bài Con gà] 13 Bệnh sốt rét, sốt xuất huyết [bài Con muỗi] Phòng tránh nguy hiểm: gọi cứu hỏa [bài An toàn khi ở nhà] Gọi cấp cứu [bài Bảo vệ mắt và tai]… Phòng dịch vi rút CORONA[ KNS lớp 1] Giáo viên phải xây dựng thói quen tự quan sát, nhận xét tình huống xảy ra trong thực tế cuộc sống cho HS ngay từ đầu năm học. Mỗi tiết dạy phải theo quy trình đã thiết kế, xây dựng mối quan hệ giữa bài học và cuộc sống, thu hút HS vào các hoạt động cụ thể, giúp các em tích lũy vốn sống và biết cách tự điều chỉnh bản thân. Xây dựng mối liên hệ giữa kiến thức cũ và kiến thức mới, giữa bài học và cuộc sống thực tế sinh động gần gũi với lứa tuổi HS khối lớp 1. Giúp các em khắc sâu kiến thức qua những thước phim đẹp do giáo viên sưu tầm được. Giải pháp 4: Rèn kỹ năng sống vào hoạt động ngoại khóa Tôi luôn chú ý rèn sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước và các thương tích khác qua các hoạt động ngoại khóa. Tôi rèn luyện cho các em biết rằng sức khỏe là tài sản vô cùng quí báu của mỗi con người. Học tập tốt đạo đức tốt là những điều học sinh phải đạt được. Muốn đạt được điều đó học sinh phải rèn luyện sức khỏe, đó là điều cần được quan tâm. Tuy nhiên có được một sức khỏe tốt và bảo vệ được nó thì không dễ. Dù vậy không có nghĩa là không làm được, nhiều khi sức khỏe của các em phụ thuộc vào những điều giản dị. Đó là giáo dục một lối sống khoa học. Nhưng để các em có những kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước và các thương tích khác, tôi đã rèn cho các em được luyện tập tự xử lý các tình huống qua các hoạt động ngoài giờ : Ví dụ bài Hoạt động và nghỉ ngơi. Thực hành Quan sát bầu trời[ TNXH lớp 1], hoặc Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng [Đạo dức lớp 1]. Thông qua các bài học cũng rèn cho các em kĩ năng sống vào hoạt động ngoại khóa. Các trò chơi dân gian ngày tết. Kỹ năng bảo vệ cây xanh[GDKNS lớp 1] Ngoài các bài học ra thì năm học 2019 – 2020 nhà trường còn tổ chức các hoạt động ngoại khóa để chào mừng, kĩ niệm các ngày lễ lớn trong năm như nhà trường có tổ chức các hoạt động văn nghệ vào tháng 11 chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, trò chơi dân gian vào tháng 12 kĩ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, … Đó là những hoạt động vui chơi giải trí trong các hoạt động ngoại khóa giúp các em học tập tích cực hơn và giúp các 14 em biết yêu quý, tôn trọng thầy cô, các chú bộ đội hơn thông qua các hoạt động. Những hoạt động ngoại khóa cũng rất phù hợp với lứa tuổi của học sinh lớp 1. Duy trì việc sinh hoạt ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm để học sinh được học được chơi. Giải pháp 5: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua công tác chủ nhiệm lớp Mỗi thầy giáo, cô giáo muốn hoàn thành nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm trước hết phải có tình yêu thương con người, có sự độ lượng, bao dung, đồng thời phải hiểu về tâm lý lứa tuổi, phải có cái nhìn tinh tế. Cùng đó, giáo viên chủ nhiệm cần am hiểu và biết cách tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Đối với học sinh có những biểu hiện lệch lạc về nhân cách giáo viên chủ nhiệm chính là người cùng với gia đình có những biện pháp “kéo” em về với “cái thiện”. Thầy, cô giáo chủ nhiệm là cầu nối quan trọng để kết nối giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Làm chủ nhiệm là một nghệ thuật, đòi hỏi người giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo về lời ăn, tiếng nói, tác phong làm việc cho đến trình độ chuyên môn; quan hệ với trò như người thân để trò cảm thấy vừa gần gũi, vừa đáng tin cậy; kiên trì giáo dục học sinh theo kiểu mưa dầm lâu thấm đất. Trước đây, giáo viên chủ nhiệm chủ yếu là định hướng, hướng dẫn hành vi đạo đức cho HS. Hiện nay giáo viên chủ nhiệm không chỉ làm công tác chuyên môn mà còn phải có tình cảm để giải quyết những tình huống phát sinh của học sinh trong lớp. Vì thế ngoài việc phải đảm bảo nội dung lên lớp vừa tạo sự hấp dẫn, sáng tạo, mới mẻ, gây hứng thú học tập cho HS. Và điều không thể thiếu là người giáo viên chủ nhiệm phải có tâm huyết với nghề và tình yêu thương đối với HS. Vậy để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua công tác chủ nhiệm lớp thì mỗi người giáo viên chủ nhiệm cần: - Tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hình thức dạy học của mình, qua các giờ sinh hoạt để giáo dục đạo đức và nhân cách cho HS. - Xây dựng hành vi giao tiếp giữa “Thầy với thầy, trò với trò, thầy với trò” rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hoá, lên án mọi hành vi bạo lực học đường và xã hội. 15 - Thường xuyên liên hệ với cha mẹ HS, kịp thời nắm bắt thông tin, cùng kết hợp với cha mẹ HS rèn cho HS kĩ năng ứng xử văn hoá, rèn luyện sức khoẻ phòng chống bạo lực. - Nâng cao ý thức tự nguyện, tự giác, tự chủ phát huy được tính tích cực trong việc rèn luyện kĩ năng sống của thầy cô giáo và học sinh. Giáo dục cho HS nhận biết được lợi ích của việc rèn luyện kĩ năng về mọi mặt: cho bản thân, gia đình, xã hội và đất nước. Đồng thời biết quan tâm chia sẻ đến mọi người. - Tổ chức lớp cũng nên đổi mới: lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó cần thay đổi theo từng tháng để từng học sinh biết được các công việc của người lãnh đạo, các khó khăn gặp phải và xử lí ra sao. Đồng thời biết cảm thông với công việc của người chỉ huy. Qua đó, rèn cho các em những kĩ năng chỉ huylãnh đạo cần thiết. - Giáo viên chủ nhiệm phải thực sự đổi mới phương pháp trong việc thực hiện công tác chủ nhiệm lớp, tạo điều kiện để HS rèn luyện và tự rèn luyện. Giải pháp 6: Kết hợp đội thiếu niên rèn kỹ năng sống cho học sinh qua sinh hoạt sao nhi. Có ý kiến đề xuất với đội về nội dung sinh hoạt sao theo từng tuần cho phù hợp và đạt hiệu quả cao. Trao đổi cụ thể nội dung thực hành trong từng tuần Giáo dục tập thể như sau: Tuần 2: Thực hành kỹ năng [THKN] tự giới thiệu họ tên của mình. Tuần 4: THKN ăn mặc quần áo, đầu tóc gọn gàng sạch s. Tuần 6: THKN giữ gìn sách vở đồ dùng học tập. Tuần 8: THKN lễ phép vâng lời ông bà, cha mẹ. Tuần 10: THKN lễ phép với anh chị nhường nhịn em nhỏ. Tuần 12: THKN đứng tư thế nghiêm trang khi chào cờ. Tuần 14: THKN đi học đều và đúng giờ không tự ý bỏ học. Tuần 16: THKN giữ trật tự trong trường học, lớp học, khi ra vào lớp. Tuần 18: THKN cuối kỳ 1. Tuần 20: THKN lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo. Tuần 22: THKN biết đoàn kết thân ái với bạn khi học, khi chơi, biết giúp đỡ bạn. Tuần 24: THKN đi bộ đúng quy định, thực hiện tốt an toàn giao thông. Tuần 25: THKN giữa kỳ II. 16 Tuần 26: THKN biết cảm ơn khi được giúp đỡ. Tuần 28: THKN chào hỏi khi gặp mặt, tạm biệt khi chia tay. Tuần 30: THKN bảovệ hoa và cây xung quanh trường, nơi công cộng. Giáo viên chủ nhiệm tham mưu với phụ trách sao thống nhất nội dung hình thức sinh hoạt để từng hành vi đạo đức được thực hành trongcác tình huống cụ thể gần gũi với cuộc sống của các em. Giải pháp 7: Giáo dục kĩ năng sống thông qua công tác động viên, khen thưởng Để động viên, khuyến khích học sinh thực hiện tốt việc rèn luyện các kĩ năng sống, ngay trong buổi họp phụ huynh đầu năm học giáo viên chủ nhiệm đưa ra kế hoạch rèn luyện cho các em lớp mình phụ trách. Trao đổi với Ban chấp hành hội phụ huynh cùng phối hợp và dành một khoản riêng để khen thưởng kịp thời động viên các em để tạo cho các em có một động cơ tốt trong việc duy trì thực hiện. Bản thân theo dõi hằng ngày, các em có biểu hiện tốt thì ghi vào sổ tay, trong tiết sinh hoạt cuối tuần cho các em bình chọn những bạn thực hiện tốt sẽ được một bông hoa điểm tốt. Vì vậy, các em thi đua nhau “ nói lời hay, làm việc tốt” và cuối tuần nào cũng có rất nhiều em được bông hoa điểm tốt. Mỗi học kì, giáo viên tổng kết một lần để khen thưởng những em đã đạt nhiều hoa điểm tốt bằng những phần quà nhỏ. Các em rất vui và hãnh diện khi được tặng những bông hoa điểm tốt và những món quà của cô giáo tặng. Vì thế các em không ngừng thi đua cố gắng thực hiện tốt để được nhận những bông hoa mà cô giáo thưởng. Đây là một hình thức động viên về tinh thần rất giá trị và hiệu quả. Các em sẽ nhanh nhẹn hơn, có đạo đức tốt hơn, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự tin hơn trong cuộc sống. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự đồng thuận hợp tác của đồng nghiệp, sự ủng hộ tích cực của ban giám hiệu nhà trường và các bậc cha mẹ học sinh đã giúp tôi đạt được một số kết quả trong việc dạy các kỹ năng sống cơ bản thể hiện ở các kết quả sau: Học sinh đều học kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng vâ ̣n động nhỏ, vâ ̣n đô ̣ng tinh thông qua các hoạt đô ̣ng hàng ngày trong cuộc sống của học sinh, ngoài ra 17 có học sinh được rèn kỹ năng tự kiểm soát bản thân, phát triển óc sáng tạo, tính tự tin thông qua các hoạt đô ̣ng năng khiếu vẽ, thể dục và các môn học khác. Học sinh được rèn luyện kỹ năng như kỹ năng về cảm xúc, giao tiếp, chia sẻ, cảm thông, giúp đỡ bạn bè, tự lập, tự phục vụ, lễ phép, ngoài ra các em còn có kỹ năng vệ sinh, kỹ năng thích khám phá học hỏi, kỹ năng tự kiểm soát bản thân, chung sống hòa bình, và tuyệt đối không xảy ra bạo hành trẻ em ở trường cũng như ở gia đình. Học sinh đều được giáo viên tạo mọi điều kiê ̣n khuyến khích khơi dậy tính tò mò, phát triền trí tưởng tượng, năng đô ̣ng, mạnh dạn, tự đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề . Các em biết lựa chọn và đưa ra quyết định đúng đắn, phù hợp và kịp thời, sẵn sàng học tập ở lớp hiệu quả ngày càng cao. Học sinh đã hình thành kỹ năng hợp tác, chia sẻ, thông qua các hoạt động của bài học, học sinh đã thấy được ích lợi và hiệu quả của việc làm tập thể, biết cách hợp tác với bạn, biết trách nhiệm cùng với nhóm, với tập thể lớp. Học sinh được giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, được bảo vệ sức khỏe, được bảo đảm an toàn, phòng bê ̣nh... các em có kỹ năng đi học đều , đúng giờ , than gia tích cực các hoạt động học tập. Vì thể mà học sinh luôn có kết quả tốt trong học tập thông qua kết quả học tập cũng như bảng theo dõi ở lớp . Học sinh mạnh dạn tự tin, có kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp, tự lập, tự phục vụ, lễ phép, kỹ năng vệ sinh, kỹ năng thích khám phá học hỏi, kỹ năng tự kiểm soát bản thân, kỹ năng lao động tự phục vụ cho bản thân, biết thương yêu bạn bè trong cùng một mái trường, biết giúp đỡ bạn cùng tiến. Học sinh được tạo mọi điều kiên để tham gia các hoạt động ngoại khóa của lớp, của trường. Chính vì thế đã hình thành cho các em kỹ năng bảo vệ sức khỏe, phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước, các tai nạm thương tích khác, biết bảo vệ môi trường, biết yêu lao động, biết thực hiện đi học đúng luật giao thông. Vào thời điểm đầu tháng 5 năm 2020 [tuần 21 của năm học]. Tôi tiến hành khảo sát theo 5 nhóm kỹ năng sống mà tôi đã khảo sát đầu năm học và thu được kết quả như biểu thống kê sau: TSH S Khảo sát SỐ HỌC SINH ĐẠT YÊU CẦU THEO TỪNG NHÓM KỸ NĂNG KN ra QĐ KN tự phục KN nhận KN giao KN hợp tác, và giải quyết vụ và quản thức tiếp, ứng xử chia sẻ vấn đề lý thời gian SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 18 45 41 91,1 38 84,4 35 77,8 37 82,2 33 73,3 Nhìn biểu thống kê 2 so với kết quả khảo sát đầu năm ở biểu thống kê 1 ta nhận thấy kỹ năng sống của học sinh lớp 1C có những tiến bộ rất rõ rệt. Để dạy kỹ năng, giúp các em học sinh tiếp thu tốt là không đơn giản.Vì qua các bài học kỹ năng sống của phần mềm BIGBEN và việc lồng ghép kiến thức kỹ năng sống vào các môn học phải nhẹ nhàng, thú vị để các em thích thú học. Nên giáo viên đứng lớp phải tìm ra được phương pháp giảng dạy lồng ghép kỹ năng sống sao cho phù hợp thì sẽ có hiệu quả. Giáo viên cần phải chịu khó gần gũi chuyện trò với học sinh , trả lời những câu hỏi của các em, không la mắng, giải quyết hợp lý, công bằng với mọi tình huống xảy ra giữa các em học sinh trong lớp. Trong giảng dạy, chú ý đến hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhiều hơn, mạnh dạn, tự tin điều khiển các cuộc họp phụ huynh học sinh, biết tự chuẩn bị, phối hợp chặt chẽ, trao đổi thường xuyên với cha mẹ các em. Hiệu quả lớn nhất là nhà trường đã huy động được sự tham gia của cha mẹ các em, của các tổ chức, các lực lượng xã hô ̣i trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống cho học sinh, đây là những cơ hội vàng dạy các em kỹ năng sống. Không hạ thấp các em: Cứ mỗi lần chúng ta nói những lời hạ thấp khả năng các em là chúng ta đã phá vỡ những suy nghĩ tích cực về chính bản thân của các em. Không nên tạo cho các em thói quen kiêu ngạo nhưng cũng không nên nói những lời không hay đối với các em. Không nên yêu cầu các em phục tùng theo ý người lớn ngay lập tức vì sự phục tùng một cách thái quá không có sự thõa thuận giữa các bên không tạo điều kiện phát triển tính tự lập ở các em. Không yêu cầu những điều không phù hợp với các em vì khả năng thực hiện những yêu cầu ở các em lớp 1 còn hạn chế. Các em chưa có khả năng làm các yêu cầu không mang tính thống nhất và liên tục trong việc cho phép hoặc cấm đoán sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển tính nhận thức của học sinh . Không nên nhồi nhét lượng kiến thức quá mức so với khả năng tiếp nhận của não bộ các em. 3. Kết luận và kiến nghị 3.1. Kết luận Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 không phải là công việc “một sớm, một chiều” mà đòi hỏi phải có quá trình, kiên nhẫn và bằng cả tâm huyết 19

Video liên quan

Chủ Đề