Thời gian máu đông phương pháp Milian

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM THỜI GIAN MÁU CHẢY [THE BLEEDING TIME]

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM THỜI GIAN MÁU CHẢY [THE BLEEDING TIME]

Đo thời gian máu chảy có 2 phương pháp: Phương pháp Duke, Ivy

A. PHƯƠNG PHÁP DUKE

I. NGUYÊN LÝ

Tạo vết thủng mạch máu và đo thời gian cầm máu.

II. CHỈ ĐỊNH

Xét nghiệm thời gian máu chảy

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Nhân viên khoa Huyết học – Truyền máu

2. Phương tiện, hóa chất

- Kim chích [blood lancet]

- Giấy thấm

- Đồng hồ bấm giây

- Cồn 70°

- Bông, gạc

3. Phiếu xét nghiệm

Giấy chỉ định xét nghiệm ghi đầy đủ thông tin về người bệnh: họ tên, tuổi, gường bệnh, khoa phòng, chẩn đoán.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Sát trùng nhẹ nhàng da vùng dái tai bằng cồn, đợi 1- 2 phút cho cồn bay hơi. Ở trẻ em có thể thực hiện tại vị trí gót chân.

- Dùng kim chích chọc dứt khoát vào vùng giữa dái tai. Kim chích phải thẳng góc với mặt phẳng của dái tai. Như vậy tạo được một vết thương với kích thước:  dài 5 mm, s©u 2mm. Khởi động đồng hồ bấm giây ngay sau khi chọc kim chích.

- Cứ 30 giây một lần, dùng giấy thấm các giọt máu chảy ra từ vết chích cho đến khi máu ngừng chảy, bấm đồng hồ dừng lại. Khi thấm cẩn thận để giấy thấm chỉ chạm vào giọt máu, không được chạm vào vết thương, gây trở ngại cho việc hình thành nút cầm máu. Phải để máu chảy tự do không được nặn.

V.NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

- Thời gian máu chảy thường < 5 phút

-  Khi chọc nếu không thấy máu chảy thì kiểm tra bên tai đối diện; nếu cả hai tai đều không chảy máu thì kết luận thời gian máu chảy < 3 phút.

-  Khi thời gian máu chảy kéo dài > 10 phút phải kiểm tra bên tai đối diện. Tốt nhất làm thêm phương pháp Ivy.

VI. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Động tác thấm máu từ vết chích quá mạnh gây bong nút tiểu cầu vừa hình thành.

- Có bất thường mạch máu vùng dái tai.

- Bóp nặn dái tai ngay trước và trong khi làm xét nghiệm cũng gây sai lệch kết quả.

- Đối với những bệnh  nhân đang điều trị thuốc loại Salicylas [Aspirin] thì thời gian máu chảy có thể kéo dài giả tạo hoặc những bệnh nhân dùng Corticoid có thể che lấp một kết quả thời gian máu chảy kéo dài. Do đó phải hỏi kỹ bệnh nhân có dùng thuốc gì trong những ngày trước khi xét nghiệm không.

- Thời gian máu chảy kéo dài cũng bị ảnh hưởng của truyền máu hay các thành phần của máu trong vòng 24 giờ trước đó.

Dùng kim tiêm thay vì kim chích.

B. PHƯƠNG PHÁP IVY

1. NGUYÊN LÝ

Dưới áp lực dương, máu tự chảy qua vết thương thành mạch cho đến khi tạo thành nút cầm máu. Dựa vào hiện tượng này, phương pháp xét nghiệm thời gian máu chảy Ivy tiến hành ở vùng cẳng tay.

II. CHỈ ĐỊNH

Xét nghiệm thời gian máu chảy

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Nhân viên khoa Huyết học – Truyền máu

2. Phương tiện, hóa chất

- Máy đo huyết áp.

- Kim chích, bông cồn, giấy thấm.

- Đồng hồ bấm giây

3. Phiếu xét nghiệm

Giấy chỉ định xét nghiệm ghi đầy đủ thông tin về người bệnh: họ tên, tuổi, gường bệnh, khoa phòng, chẩn đoán.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Dùng máy đo huyết áp bơm ở áp lực 40 mmHg và giữ ổn định.

- Chọn vùng ở mặt trước cẳng tay không có lông, không nhìn thấy mạch máu. Sát trùng bằng cồn 70°.

- Đợi cồn bay hơi, tạo 3 vết chích có kích thước như nhau, cách nhau khoảng 2 cm và có độ sâu khoản 3mm. Khởi động đồng hồ ngay khi tạo các vết thương. Cứ 30 giây một lần, dùng giấy thấm, thấm nhẹ nhàng máu rỉ ra từ các vết thương tương tự như phương pháp Duke. Ghi thời gian máu chảy của từng vết thương.

V.NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Thời gian máu chảy là thời gian trung bình của cả 3 vết thương. Thời gian máu chảy theo phương pháp Ivy thường < 5 phút.

VI. NHỮNG SAI SÓT VÀ SỬ TRÍ

Những nguyên nhân gây nên sai lầm trong phương pháp Duke cũng làm sai lạc kết quả thời gian máu chảy theo phương pháp Ivy.

XÉT NGHIỆMCẦM MÁU ĐÔNG MÁUứng dụng trên lâm sàngI. SỨC BỀN MAO MẠCH1. Nguyên lýSố nốt xuất huyết xuất hiện ở 1 vị trí đã chọntrước sau 1 thời gian giảm áp [dùng bầu giác]hay chịu 1 áp lực đã định trước [dùng dải đohuyết áp].2. Trị số bình thường2.1. Phương pháp giảm ápTrị số giảm áp tối thiểu có thể làm xuất hiện 5 nốtxuất huyết. Nếu trị số này dưới 15 cm Hg, kếtluận là giảm sức bền mao mạch.2.2. Phương pháp tăng ápBình thường, số nốt xuất huyết xuất hiện phải dưới7 nốt. Khi số nốt xuất huyết nhiều hơn 7, kếtquả được ghi là dương tính3. Giải thích kết quả- Sức bền mao mạch của phụ nữ và trẻ em kémhơn của người lớn nam giới- Sức bền mao mạch giảm trong giảm tiểu cầu,viêm mạch do độc tố hay dị ứng và thiếu vitaminC. Đôi khi XN cũng dương tính trong rối loạnchức năng tiểu cầu, bệnh v-W và 1 số trườnghợp thời gian máu chảy kéo dài mà không cókhác thường về tiểu cầu và huyết tương.- Không nên thực hiện XN với dây garôII. THỜI GIAN MÁU CHẢY [TS]1. Phương pháp Duke1.1. Nguyên lýDùng kim chủng tạo 1 vết thương nằm ngang ởvùng giữa dái tai và đo thời gian máu chảy.1.2. Trị số bình thường1 - 4 phút2. Phương pháp Ivy2.1. Nguyên lýĐo thời gian máu chảy của các vết thương ở mặtduỗi cẳng tay, dưới 1 áp suất đã định.2.2. Trị số bình thườngThay đổi từ 1 - 4 phút.3. Giải thích kết quảThời gian máu chảy kéo dài gặp trong một số bệnhlý sau:- Giảm số lượng tiểu cầu- Chất lượng tiểu cầu kém- Giảm sức bền thành mạch có hoặc không cógiảm tiểu cầu- Thương tổn thành mạch do dị ứng hay do độc tố- Bệnh von- Willebrand- Thiếu nặng các yếu tố II, V, VII và X...III. ĐẾM TIỂU CẦU, QUAN SÁT HÌNH THÁI,ĐỘ TẬP TRUNG1. Đếm tiểu cầu- Trị số bình thường: 150 - 350x 109/l- Số lượng tiểu cầu giảm trong:Xuất huyết giảm tiểu cầu, Suy tuỷ xương, Lơ xêmi cấp, Sốt xuất huyết, Sau tia xạ hoặc sauhoá trị liệu, Do 1 số thuốc có độc tính với tiểucầu, Một số trường hợp trong hội chứng rối loạnsinh tuỷ, Đông máu nội mạch lan toả [DIC]- Số lượng tiểu cầu tăng chủ yếu gặp trong hộichứng tăng sinh tuỷ2. Quan sát hình thái và độ tập trung tiểu cầu- Tiểu cầu bắt màu tím nhạt, không có nhân, kíchthước 1-4µm, tế bào chất trong suốt có các hạtđỏ, đứng thành cụm [≥ 3 tiểu cầu]+ Tiểu cầu có kích thước to, gấp 2-3 lần tiểu cầubình thường; to bằng hoặc hơn lymphocyt [TCkhổng lồ]. Một số có nhân giả do loạn dưỡng, đôikhi có chân giả, ít ngưng tập. TC có kích thướcnhỏ, thường kèm theo giảm vật chứa trong tiểucầu+ Độ tập trung tiểu cầuTăng trong hội chứng tăng sinh tuỷGiảm trong 1 số bệnh lý máu: suy tuỷ xương, lơ xêmi cấp, bệnh Glanzmann, Dengue xuất huyết...IV. CO CỤC MÁU1. Nguyên lýĐịnh tính hay định lượng mức độ co của cục đôngfibrin sau khi máu đã đông trong ống nghiệmthuỷ tinh.2. Kết quả- Mức độ co cục máu được biểu thị từ 0 [không co]đến +++ [co hoàn toàn]- Bình thường cục máu phải co hoàn toàn. Trongcác trường hợp bệnh lý, cục máu không co hoặcco không hoàn toàn, ngoài ra có thể gặp 1 sốhiện tượng khác: cục máu co nhưng dưới đáyrất nhiều hồng cầu hoặc cục máu co nhưngnhanh chóng bị tan ra.- Sự co cục máu phụ thuộc vào số lượng tiểu cầu,lượng fibrinogen và thể tích khối hồng cầu [Hct].Tăng fibrinogen máu và đa hồng cầu rất khó làmco cục máu.-Đo độ dính tiểu cầuĐo ngưng tập tiểu cầuPlatelet aggregometryAgonist:ADPEpinephrineCollagenRistocetinLightsourcePlateletRichPlasmaShapechangeaggregationPhotodetectorPlatelet function studiesV. THỜI GIAN MÁU ĐÔNG1. Phương pháp Milian1.1. Nguyên lýXác định thời gian đông của máu toàn phần căn cứvào sự xuất hiện những sợi fibrin trong giọt máuđặt trên phiến kính.1.2. Kết quảThời gian máu đông là thời gian đông của giọtmáu trên phiến kính thứ 2Bình thường:5 - 10 phút10 - 15 phút: nghi ngờTrên 15 phút: bệnh lý.2. Phương pháp Lee-White2.1. Nguyên lýLà khoảng thời gian từ khi máu tiếp xúc với 1 bềmặt lạ cho đến khi đông thành cục, phản ánhhiệu lực của cơ chế đông máu.Phương phápLee-White nhằm loại bỏ ảnh hưởng của mọi yếungoại lai có thể gây sai lầm trong kết quả bằngcách ấn định các tiêu chuẩn nghiêm ngặt.2.2. Kết quảThời gian máu đông bình thường 5 - 12 phút3. Giải thích kết quả- Một thời gian máu đông bị rút ngắn không có ýnghĩa đáng lưu ý.- XN chỉ có giá trị giới hạn dù tuân hành nghiêmngặt, chính xác mọi tiêu chuẩn đòi hỏi.- XN không đặc hiệu- Một thời gian máu đông bình thường không cónghĩa là cơ chế đông máu vẫn bình thường. Phảiđối chiếu với kết quả các XN đông máu khácVI. THỜI GIAN PHỤC HỒI CALCI [HOWELL]1. Nguyên lýKhi máu được chống đông bằng citrat sodium, sauđó thêm ion calci vào [ion calci có ái tính cao hơn],cơ chế đông máu sẽ được khởi động vào bất kỳlúc nào ta muốn.2. Kết quả- Thời gian phục hồi calci của người bình thườngthay đổi từ 1,5 phút đến 2,5 phút. Sự kéo dàithời gian phục hồi calci chỉ có ý nghĩa khi vượtquá 60 giây so với bình thường [nghĩa là khi thờigian đông của mẫu nghiệm dài hơn mẫu chứngbình thường trên 60 giây]- Một thời gian phục hồi calci bị rút ngắn khôngphản ánh 1 tình trạng tăng đông.3. Giải thích kết quả- Thời gian phục hồi calci ít nhạy và tuỳ thuộc rấtnhiều vào các điều kiện XN nên chỉ có giá trịgiới hạn. Tuy nhiên, đây là 1 XN đơn giản, nhạyhơn thời gian máu đông Lee-White và cho phépphát hiện được 1 khác thường đông máu [ngoạitrừ trường hợp thiếu yếu tố VII] dễ dàng hơn.Ngoài ra, đây cũng là 1 phương tiện hữu hiệuđể theo dõi điều trị kháng đông bằng heparin.- Ý nghĩa của thời gian phục hồi calci kéo dài hoàntoàn giống thời gian máu đông.VII. XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ SINHTHROMBOPLASTIN NGOẠI SINHThời gian prothrombin- thời gian quick[prothrombin time - PT]1. Nguyên lýKhi huyết tương đông trước sự hiện diện củathromboplastin tổ chức toàn phần hoạt động và1 nồng độ ion calci tối ưu, thời gian đông sẽ chỉphụ thuộc vào nồng độ yếu tố II [prothrombin]và các yếu tố biến đổi prothrombin: V, VII và X,với điều kiện là lượng fibrinogen huyết bìnhthường và không có chất kháng đông.2. Kết quảMỗi phòng XN phải tự lập lấy giới hạn bình thườngPT của huyết tương chứng từ 12 đến 15 giây. Kếtquả có thể biểu thị theo các đơn vị giây, % tiêuthụ prothrombin hoặc đơn vị INR.Một thời gian prothrombin được gọi là kéo dài khidài hơn thời gian chứng ít nhất 2 giây hoặc %tiêu thụ prothrombin giảm dưới 70% với điềukiện là lượng fibrinogen không giảm và huyếttương không chứa heparin

Video liên quan

Chủ Đề