Giải quyết mâu thuẫn trong trường học

Tại tọa đàm “Bạn trẻ bình dị phi thường: Mâu thuẫn không là Zero - Giải quyết mâu thuẫn là Hero", các chuyên gia và khách mời, đặc biệt là những học sinh đến từ trường THCS Nam Từ Liêm [Hà Nội] đã cùng thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến mối quan hệ của các bạn trẻ trong trường học và trên môi trường mạng. Qua đó, các bạn trẻ đã được tư vấn, hỗ trợ trong cách phản ứng, xứ lý trước những tình huống mâu thuẫn phát sinh trong cuộc sống.

Tọa đàm “Bạn trẻ bình dị phi thường: Mâu thuẫn không là Zero - Giải quyết mâu thuẫn là Hero"

Mâu thuẫn có thể nảy sinh từ nhiều nguyên nhân

Đối với các bạn trẻ, mâu thuẫn có thể nảy sinh từ rất nhiều nguyên nhân. Những mâu thuẫn nhỏ có thể được giải quyết nhanh chóng nhưng cũng có những sự việc nghiêm trọng, gây rạn nứt tình bạn, để lại tổn thương lâu dài.

Chia sẻ về các mâu thuẫn mình từng gặp phải, em Hồ Anh Tuấn [học sinh trường THCS Nam Từ Liêm, Hà Nội] cho biết tuy chỉ có những mâu thuẫn nhỏ với bạn học trong việc học tập, sinh hoạt tập thể của lớp nhưng em cũng nhìn thấy những mâu thuẫn lớn hơn ở lứa tuổi học trò hiện nay.

Em Hồ Anh Tuấn, học sinh trường THCS Nam Từ Liêm, Hà Nội

Cũng chia sẻ về vấn đề này, YouTuber - Vlogger Nguyễn Trung Anh - nhóm 1977 Vlog - đã kể lại trải nghiệm của bản thân về những mâu thuẫn với bạn bè và cả việc bị bắt nạt, bạo lực khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

“Khi chưa có nhiều kinh nghiệm sống, người trẻ có xu hướng hiếu thắng, đề cao góc nhìn của bản thân, tự cho mình là đúng từ đó dẫn đến cách hành xử thiếu phù hợp với những người xung quanh, đặc biệt là bạn bè đồng trang lứa. Ngay cả khi mâu thuẫn đã được làm sáng tỏ, họ cũng cảm thấy khó khăn để nói lời xin lỗi. Các bạn trẻ đã quên “xin lỗi” hoàn toàn không phải là kém cỏi mà ngược lại chính là thể hiện tinh thần cởi mở, cầu thị và nỗ lực để trở nên tốt đẹp hơn”, anh Nguyễn Trung Anh chia sẻ.

Vlogger Nguyễn Trung Anh - 1977 Vlog

Như vậy, để biết cách xử lý mâu thuẫn hiệu quả, trước hết trẻ em, cha mẹ, thầy cô giáo và những người xung quanh cần có nhận thức đúng và đủ về nguyên nhân xảy ra.

Tọa đàm trực tuyến "Bạn trẻ bình dị phi thường: Mâu thuẫn không là Zero - Giải quyết mâu thuẫn là Hero" do tổ chức World Vision Việt Nam và Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững [MSD] tổ chức. Đây là sự kiện thứ hai trong chuỗi tọa đàm trực tuyến “Người bình dị phi thường” triển khai từ tháng 7 đến hết tháng 9/2021 để truyền thông bảo vệ trẻ em trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Theo chuyên gia tham vấn tâm lý Đỗ Thị Trang: “Mâu thuẫn có nhiều hình thái đa dạng. Chúng có thể bắt nguồn từ những chi tiết nhỏ bé trong đời sống thường ngày và bị đẩy lên cao trào do các bên tham gia chưa có đủ thiện chí, kỹ năng kiềm chế cảm xúc và xử lý.

Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp của trẻ em khi chưa có đủ kinh nghiệm và định hướng hiệu quả để nhìn nhận vấn đề đang gặp phải một cách khách quan và hợp lý. Ngoài ra, việc thiếu kết nối với cha mẹ và những người xung quanh cũng khiến các em gặp nhiều khó khăn hơn vì phải tự mình đối mặt và xử lý mâu thuẫn”.

Bên cạnh đó, việc chưa được tiếp cận với cách hiểu đúng các khái niệm quan trọng trong đời sống cũng là nguyên nhân gây ra mâu thuẫn ở bất kỳ lứa tuổi nào.

Cần giúp trẻ kỹ năng tự giải quyết và bảo vệ bản thân

“Mâu thuẫn bất kể trong trường học hay trên môi trường mạng đều để lại những hậu quả lâu dài và nghiêm trọng trong đời sống và quá trình trưởng thành của trẻ. Hậu quả nhẹ có thể là ám ảnh tâm lý, trầm cảm, sang chấn tâm lý hay nặng hơn sẽ gây những chấn thương nghiêm trọng, thậm chí là tử vong”, chuyên gia tham vấn tâm lý Đỗ Thị Trang chia sẻ.

Chuyên gia tham vấn tâm lý Đỗ Thị Trang

Trong mọi hoàn cảnh, sự đồng hành, hỗ trợ của cha mẹ, thầy cô giáo và những người xung quanh sẽ góp phần xây dựng cho trẻ một bộ khung ứng xử phù hợp. Từ đó, các em đối mặt và giải quyết các tình huống mâu thuẫn một cách tích cực hơn.

“Ví dụ, sự lắng nghe và không xét đoán của cha mẹ là yếu tố cần thiết giúp xây dựng lòng tin và kết nối các thành viên trong gia đình. Từ đó, thay vì việc giấu diếm và tự tìm cách giải quyết vấn đề, con trẻ có thể cởi mở, tin tưởng chia sẻ với cha mẹ, “gọi tên các cảm xúc” của mình, trao đổi những góc nhìn tích cực. Những chia sẻ này khiến việc xử lý mâu thuẫn diễn ra thuận lợi hơn”, thạc sĩ Đỗ Thị Trang giải thích.

Bên cạnh việc kết nối và tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người xung quanh, việc thấu hiểu bản thân, bao gồm tính cách, phong cách ứng xử song song với khả năng thấu cảm cùng người đối diện cũng góp phần hỗ trợ bạn trẻ tiếp cận các hình huống mâu thuẫn một cách ôn hòa, từ tốn và tích cực hơn.

“Người Việt Nam có câu “lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau’’. Câu nói này đặc biệt đúng trong thời đại mạng xã hội lên ngôi và việc bày tỏ quan điểm online đã trở nên quá phổ biến. Khi mọi thứ càng có vẻ dễ dàng thì mỗi người càng nên nhắc nhở và rèn luyện bản thân tính cẩn trọng trong việc sử dụng ngôn từ.

Vlogger Nguyễn Việt Anh, nhóm 1977 Vlog

Một lời bạn nói hay chia sẻ trên mạng xã hội có thể là lưỡi dao gây tổn thương, kích thích thái độ, cảm xúc tiêu cực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và đời sống của người khác. Ngược lại, sự chia sẻ cũng có thể là bàn tay đưa ra để nâng đỡ cuộc đời của một ai đó. Chính bạn là người quyết định để đưa ra lựa chọn phù hợp”, anh Nguyễn Việt Anh - thành viên nhóm 1977 Vlog phân tích.

Tiếng nói từ người trong cuộc

Cùng với những chia sẻ sâu sắc, sinh động của các chuyên gia và khách mời, sự tham gia của các đại diện trẻ em trong tọa đàm cũng để lại nhiều ấn tượng. Điều đó đã mang lại hy vọng về một thế hệ trẻ năng động, tư duy hiện đại, trưởng thành.

“Em cũng từng đối mặt với những bình luận không tích cực khi đăng tải hình ảnh, thông tin cá nhân trên mạng xã hội. Ban đầu, điều này làm em buồn. Về sau, em học cách chỉ quan tâm đến những bình luận, tương tác với người yêu quý và xóa những bình luận tiêu cực. Nếu gặp các tình huống bắt nạt, bạo lực nghiêm trọng hơn, em sẽ kể lại với bố mẹ để được giúp đỡ”, em Phương Anh, học sinh trường THCS Nam Từ Liêm cho biết.

Em Vũ Phương Anh, học sinh trường THCS Nam Từ Liêm: "Đối mặt với những bình luận không tích cực, tình huống bắt nạt, bạo lực nghiêm trọng, em sẽ kể lại với bố mẹ để được giúp đỡ”

Cũng đến từ trường THCS Nam Từ Liêm, bạn trẻ Anh Tuấn đề xuất: “Bên cạnh những mặt tích cực, môi trường mạng cũng tiềm tàng nhiều nguy cơ bạo lực đối với trẻ em. Việc cha mẹ và thầy cô giáo đồng hành hướng dẫn, hỗ trợ, trang bị cho chúng em các kỹ năng sử dụng Internet an toàn và văn minh, giúp phòng tránh các rủi ro không đáng có là điều thật sự cần thiết. Điều này giúp chúng em tự tin đưa ra các ứng xử phù hợp trong cuộc sống, từ đó xây dựng nhiều tình bạn đẹp và bền lâu”.

Khép lại chương trình, các diễn giả cùng thừa nhận mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi, thường xảy ra trong cuộc sống với muôn hình vạn trạng. Chúng ta không nên coi những mâu thuẫn của trẻ em là “chuyện nhỏ", là “Zero" bởi những vấn đề này có thể ảnh hưởng tới đời sống, tâm lý và mối quan hệ.

Nếu các bạn trẻ đối diện với mâu thuẫn bằng sự lắng nghe, tôn trọng lẫn nhau và mong muốn vun đắp mối quan hệ tích cực thì hoàn toàn có thể tìm ra cách để giải quyết. Khi đó, các bạn trẻ có thể là những “Hero" - người hùng để giúp chính bản thân và lan toả năng lượng tích cực tới mọi người.

Nằm trong chiến dịch “It Takes a World - Chấm dứt bạo lực trẻ em trong gia đình và trường học” do Tổ chức World Vision Việt Nam khởi xướng năm 2017, “Người bình dị phi thường” là sáng kiến khích lệ và thúc đẩy việc làm cụ thể của mọi thành phần trong xã hội góp phần tạo môi trường an toàn, tích cực và tràn đầy yêu thương. Ở đó, mọi trẻ em được phát triển một cách toàn diện.

Tổng Quan Khoá Học 

Mâu thuẫn luôn luôn tồn tại và diễn ra trong công việc và cuộc sống, chúng ta không thể tránh né, càng không thể đối đầu với mâu thuẫn. Vậy chúng ta phải làm gì với mâu thuẫn?

Vậy chúng ta phải “sống chung mâu thuẫn” hay “loại bỏ mâu thuẫn”? Nếu mâu thuẫn không tồn tại có nghĩa là không có con người cũng như không có công việc. Mâu thuẫn tích cực có những lợi ích nhất định như tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh để phát triển, tạo động lực giữa các cá nhân hoặc tập thể trong tổ chức phấn đấu đạt mục tiêu. Nhưng ngược lại, mâu thuẫn tiêu cực sẽ dẫn dến xung đột thì hậu quả rất nguy hiểm cho tổ chức hoặc cá nhân.

Chương trình này nhằm đem đến cho chúng ta Nghệ thuật để sống chung với mâu thuẫn, phòng ngừa mâu thuẫn, giải quyết khi có mâu thuẫn và quản lý những mâu thuẫn vẫn tồn tại để phát triển.

Mục Tiêu Đào Tạo - Phân biệt các loại mâu thuẫn nội bộ. - Tìm ra các nguyên nhân của vấn đề gay ra mâu thuẫn. - Phát triển các kỹ năng quản lý con người để kiểm soát và xử lý mâu thuẫn. - Tạo ra mô trường làm việc hợp tác và hiệu quả./.

Đối Tượng Tham Dự 

- Các cấp quản lý - Những nhân viên làm bộ phận nhân sự

- Các giám sát quản lý đội nhóm


 

Nội Dung Chương Trình
Phần 1: Các loại mâu thuẫn và tiến trình phát sinh mâu thuẫn - Quan điểm chung về các loại mâu thuẫn, mâu thuẫn tốt hay không tốt? - Những nguyên nhân gây ra mâu thuẫn - Xác định loại mâu thuẫn - Giải pháp giải quyết mâu thuẫn, quản lý mâu thuẫn - Các phương pháp tạo ra mâu thuẫn tích cực - Các phương pháp phòng ngừa mâu thuẫn tiêu cực - Phân tích các yếu tố làm gia tăng mâu thuẫn dẫn đến xung đột - Các biểu hiện xảy ra mâu thuẫn giữa cá nhân hoặc tổ chức

Phần 2:  Kỹ Năng để giải quyết, phòng ngừa và quản lý mâu thuẫn hoặc xung đột

- Xác định các mâu thuẫn trong tổ chức - Xác định mục tiêu của việc giải quyết mâu thuẫn - Phương pháp giải quyết, quản lý mâu thuẫn hay xung đột - Kỹ năng thông tin khi giải quyết mâu thuẫn - Kỹ năng lắng nghe khi giải quyết mâu thuẫn - Kỹ năng phản hồi - Kỹ năng trình bày và ngôn ngữ, giọng nói, cử chỉ khi giải quyết mâu thuẫn

- Kỹ năng đàm phán thương lượng với đối phương khi có mâu thuẫn hoặc xung đột

Video liên quan

Chủ Đề