Giải thích vì sao có tiếng khóc chào đời

UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊNPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN: SINH HỌC 8Thời gian: 90 phút [Không kể thời gian giao đề]Câu 1: [1 điểm]Phân tích những đặc điểm tiến hoá của hệ cơ người so với hệ cơ thú?Câu 2: [2 điểm]1. Phân tích những đặc điểm phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của mỗi loại mạch máu.2. Phân biệt sự đông máu với ngưng máu về khái niệm, cơ chế và ý nghĩa?Câu 3 : [1,5 điểm]Cho biết tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70 ml máu và trong một ngày đêm đã đẩy đi được 7560 lít máu. Thời gian của pha dãn chung bằng 1/2 chu kỳ tim, thời gian pha co tâm nhĩ bằng 1/3 thời gian pha co tâm thất. Hỏi:1. Số lần mạch đập trong một phút?2. Thời gian hoạt động của một chu kỳ tim?3. Thời gian của mỗi pha: co tâm nhĩ, co tâm thất, dãn chung?Câu 4 : [1 điểm]1. Có ý kiến cho rằng “Thức ăn chỉ thực sự được tiêu hoá ở ruột non”. Em hãy nhận xét ý kiến trên .2. Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ “Nhai kĩ no lâu”Câu 5 : [1 điểm]1. Bản chất của sự hô hấp ngoài và hô hấp trong là gì?2. Giải thích cơ sở sinh lý của tiếng khóc chào đời?Câu 6 : [1 điểm]Chứng minh rằng đồng hoá và dị hoá là hai quá trình mâu thuẫn nhưng thống nhất trong cùng một cơ thể sống?Câu 7 : [1 điểm]Cắt toàn bộ rễ trước phụ trách chi sau bên trái và toàn bộ rễ sau phụ trách chi sau bên phải của dây thần kinh tuỷ trên ếch tuỷ. Các thí nghiệm sau sẽ có kết quả như thế nào? Giải thích kết quả đó.Thí nghiệm 1: Kích thích dung dịch HCl 3% vào chi sau bên trái.Thí nghiệm 2: Kích thích dung dịch HCl 3% vào chi sau bên phải.Câu 8 [ 1,5 điểm]a] Em hãy nêu cấu tạo và chức năng sinh lý các thành phần của máu ?b] Sự khác nhau về trao đổi khí ở vòng tuần hoàn nhỏ và trao đổi khí ở vòng tuần hoàn lớn?c] Giải thích vì sao Tim đập liên tục suốt đời không mệt mỏi? HẾT UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊNPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOHƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSGMÔN: SINH HỌC 8Câu Nội dung Điểm1[1đ]Những đặc điểm tiến hoá: Thể hiện qua sự phân hoá ở cơ chi trên và tập trung ở cơ chi dưới. - Cơ chi trên phân hoá thành các nhóm cơ phụ trách những cử động linh hoạt của bàn tay, ngón tay, đặc biệt là cơ ngón cái rất phát triển.- Cơ chi dưới có xu hướng tập trung thành nhóm cơ lớn, khoẻ như cơ mông, cơ đùi … giúp cho sự vận động di chuyển [chạy, nhảy …] linh hoạt và giữ cho cơ thể có tư thế thăng bằng trong dáng đứng thẳng.- Ngoài ra ở người còn có cơ vận động lưỡi phát triển giúp cho vận động có tiếng nói - Cơ nét mặt phân hoá giúp biểu hiện tình cảm qua nét mặt 0,250,25 0,25 0,25 2.[2đ]1. Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của các loại mạch máu:a. Động mạch: lòng hẹp hơn tĩnh mạch, có thành dày nhất trong 3 loại mạch gồm 3 lớp [mô liên kết, cơ trơn, biểu bì], có khả năng đàn hồi => phù hợp với chức năng nhận một lượng lớn máu từ tâm thất với vận tốc nhanh, áp lực lớn.b. Tĩnh mạch: có thành mỏng hơn ít đàn hồi hơn động mạch, có lòng rộng => phù hợp với chức năng nhận máu từ các cơ quan và vận chuyển về tim với vận tốc chậm, áp lực nhỏ; có các van một chiều ở những nơi máu chảy ngược chiều trọng lực.0,25 c. Mao mạch: có thành rất mỏng, phân nhánh nhiều. Cấu tạo chỉ gồm 1 lớp tế bào biểu bì phù hợp với chức năng vận chuyển máu chậm để thực hiện sự trao đổi chất giữa máu và tế bào.0,25 2. . Phân biệt đông máu với ngưng máu Đặc điểmĐông máu Khái niệm Là hiện tượng máu bị đông lại khi ra khỏi cơ thểNgưng máu Là hiện tượng hồng cầu của ngườicho bị kết dính trong máu người nhậnCơ chế ĐÔNG:Tiểu cầu vỡ tiết enzim kết hợp với ion Ca++ có trong huyết tương biến chất sinh tơ máu trong huyết tương thành tơ máu, các tơ máu tạo thành mạng lưới ôm giữ các TB máu tạo thành khối máu đông.0,250,5 NGƯNG: Các kháng thể có trong huyết tương người nhận gây kết dính với các kháng nguyên trên hồng cầu người cho, làm cho hồng cầu của người cho bị kết dính thành cục trong máu người nhận Ý nghĩa - Bảo vệ cơ thể chống mất máu khi các mạch máu bị đứt- Đây là một phản ứng miễn dịch của cơ thể, khi truyền máu cần thực hiện đúng nguyên tắc để tránh ngưng máu.0,25 31,5đ1.- Trong một phút tâm thất trái đã co và đẩy : 7560 : [24. 60] = 5,25 lít.- Số lần tâm thất trái co trong một phút là : [5,25. 1000] : 70 = 75 [ lần]Vậy số lần mạch đập trong một phút là : 75 lần.0,52.- Thời gian hoạt động của một chu kỳ tim là :[ 1 phút = 60 giây]  ta có : 60 : 75 = 0,8 giây.Đáp số : 0,8 giây.0,53. Thời gian của các pha :- Thời gian của pha dãn chung là : 0,8 : 2 = 0,4 [giây]- Gọi thời gian pha nhĩ co là x giây -> thời gian pha thất co là 3x . Ta có x + 3x = 0,8 – 0,4 = 0,4  x = 0,1 giây. Vậy trong một chu kỳ co dãn của tim: Tâm nhĩ co hết : 0,1 giây.Tâm thất co hết : 0,1 . 3 = 0,3 giây.[ HS giải cách khác nếu đúng cho điểm tối đa]0,541đ1. Thức ăn chỉ thực sự tiêu hoá ở ruột non vì:- Ở ruột non có đầy đủ các loại enzim tiêu hoá các loại thức ăn.- Tại đây các loại thức ăn được tiêu hoá các loại thức ăn : Pr, G, Li, Axit Nucleic đến sản phẩm cuối cùng mà cơ thể hấp thu được.0,5- Nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ này là khi ta nhai kĩ thì hiệu suất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thụ được nhiều dinh dưỡng hơn nên no lâu hơn0,551đ1. - Hô hấp ngoài:+ Sự thở ra và hít vào [ thông khí ở phổi]+ Trao đổi khí ở phổi: O2 khuếch tán từ phế nang vào máu. CO2 khuếch tán từ máu vào phế nang.- Hô hấp trong+ Trao đổi khí ở tế bào: CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu. O2 khuếch tán từ máu vào tế bào.0,250,250,252. Cơ sở sinh lí của tiếng khóc chào đời.- Đứa trẻ khi chào đời bị cắt bỏ dây rốn lượng CO2 thừa ngày càng nhiều trong máu sẽ kết hợp với nước tạo thành H2CO3 => I on H+ tăng => Kích thích trung khu hô hấp hoạt động, tạo ra động tác hít 0,25vào, thở ra. Không khí đi ra tràn qua thanh quản tạo nên tiếng khóc chào đời.61đ1.- Mâu thuẫn:+ Đồng hoá tổng hợp chất hữu cơ, dị hoá phân huỷ chất hữu cơ+ Đồng hoá tích luỹ năng lượng, dị hoá giải phóng năng lượng.- Thống nhất: + Đồng hoá cung cấp nguyên liệu cho dị hoá, dị hoá cung cấp năng lượng cho đồng hóa.+ Đồng hoá và dị hoá cùng tồn tại trong một cơ thể sống, nếu thiếu một trong hai quá trình thì sự sống không tồn tại.0,50,571đThí nghiệm 1:- Chi đó không co [chân trái] nhưng co chi sau bên phải và cả hai chi trước.Thí nghiệm 2:- Không chi nào co.* Giải thích: - Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương thần kinh đi ra cơ quan phản ứng [cơ chi].- Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương thần kinh.0,250,250,581,5đa] Cấu tạo và chức năng sinh lí của các thành phần máu :1. Hồng cầu:- Cấu tạo: Là những tế bào màu đỏ không có nhân, hình đĩa lõm hai mặt- Chức năng sinh lý:+ Vận chuyển các chất khí : Vận chuyển O2 từ phổi đến các mô và CO2 từ các mô đến phổi để thải ra ngoài[do Hb đảm nhiệm].+ Tham gia vào hệ đệm protein để điều hòa độ pH của máu2. Bạch cầu:- Cấu tạo:+ Tế bào bạch cầu có hình dạng và kích thước khác nhau, chia làm 2 nhóm Bạch cầu đơn nhân và Bạch cầu đa nhân.+ Bạch cầu có số lượng ít hơn hồng cầu.- Chức năng sinh lý:+ Thực bào là ăn các chất lạ hoặc vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.+ Đáp ứng miễn dịch: Là khả năng sinh ra các kháng thể tương ứng đặc hiệu với kháng nguyên để bảo vệ cơ thể.+ Tạo Interferon được sản sinh ra khi có có kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể, Interferon sẽ ức chế sự nhân lên của virut, hạn chế TB ung thư.3. Tiểu cầu: - Cấu tạo: Kích thước nhỏ, hình dạng không ổn định, không nhân, không có khả năng phân chia.- Chức năng sinh lý:+ Tham gia vào quá trình đông máu: Bằng cách giải phóng ra chất tham gia vào quá trình đông máu.+ Làm co các mạch máu0.25đ0.25đ0.25đ+ Làm co cục máu.4. Huyết tương:- Cấu tạo: Là một dịch thể lỏng, trong, màu vàng nhạt, vị hơi mặn, 90% là nước, 10% là vật chất khô, chứa các hưu cơ và vô cơ ngoài ra còn có các loại enzim, hoocmon, vitamin…- Chức năng sinh lý: + Là môi trường diễn ra các hoạt động sinh lý của cơ thể+ Cung cấp vật chất cho tế bào cơ thể b]Sự khác nhau giữa trao đổi khí ở vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn: - Trao đổi khí ở vòng tuân hoàn nhỏ: Trao đổi khi ở phổi lấy O2 và thải CO2 ra ngoài - Trao đổi khí ở vòng tuần hoàn lớn: Trao đổi khi ở mô tế bào máu vận chuyển O2 đến cung cấp cho mô tế bào đồng thời nhận CO2 thải ra ngoài ở phổi. c] Tim đập liên tục suốt đời không mệt mỏi là vì:Vì thời gian làm việc “Tim đập” và thời gian nghỉ ngơi là bằng nhau: + Thời gian nghỉ ngơi 0,4s: pha giãn chung 0,4s + Thời gian làm việc 0,4s bằng pha nhĩ co[0,1s] cộng pha thất co [0,3s]0,250.25 0,25 HẾT

Trong những năm tháng đầu đời, mọi đứa trẻ đều trải qua giai đoạn quấy khóc. Đây chính là một trong những hiện tượng làm đau đầu rất nhiều bậc phụ huynh. Ẩn sau tiếng khóc của em bé là gì? Cha mẹ và người chăm sóc có thể làm gì cho con? Hãy cùng YouMed tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Phản xạ khóc ở trẻ khi mới sinh ra

Khóc là một trong những phản xạ đầu tiên của trẻ khi mới chào đời. Tiếng khóc của em bé khi vừa ra khỏi bụng mẹ giúp kích thích phổi bắt đầu làm việc. Điều này báo hiệu rằng trẻ có thể tự thở được. Ngoài ra nó còn giúp tống sạch nước ối còn sót lại trong đường hô hấp của trẻ.

Thói quen khóc của trẻ trong những tháng năm đầu đời

Tất cả các em bé đều có thói quen khóc. Thông thường, bé khóc từ lúc chúng được sinh ra và kéo dài một thời gian sau. Đó là một phần tất yếu trong quá trình phát triển bình thường của trẻ. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có xu hướng khóc nhiều hơn vào cuối buổi chiều hoặc buổi tối. Các bé có xu hướng khóc nhiều nhất vào lúc 6 đến 8 tuần và giảm từ 3 đến 4 tháng tuổi. Đến 4 đến 5 tháng, hầu hết các bé trở nên ổn định hơn mặc dù một số có thể tiếp tục khóc lâu hơn.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có xu hướng khóc nhiều hơn vào cuối buổi chiều hoặc buổi tối

Những lí do thường gặp khi trẻ khóc

Ngoài ý nghĩa báo hiệu sức khỏe khi vừa chào đời, tiếng khóc của em bé còn là phương tiện giao tiếp đầu tiên của trẻ. Giải mã được tiếng khóc của con sẽ giúp cha mẹ chăm sóc trẻ tốt hơn. Thông thường, trẻ khóc vì những lí do sau:

Con đang đói bụng

Tiếng khóc của em bé có thể báo hiệu là trẻ đang đói hoặc khát. Tuy nhiên, trong trường hợp này, tiếng khóc là dấu hiệu muộn, cho thấy trẻ đã đói hoặc khát khá lâu. Nếu bé thường xuyên khóc và nín sau khi được cho bú, cha mẹ nên xem xét lại các cữ bú cho bé đã hợp lí chưa. Một số dấu hiệu đi kèm gợi ý trẻ đang cần bạn cho bú thêm là các cử động miệng và  bập môi vào nhau.

Con đang muốn mút cái gì đó

Đối với một số trẻ, mút là một phản xạ có tính an ủi, tạo cảm giác thoải mái. Đặc biệt nếu trẻ vừa khóc vừa mút ngón tay. Nếu trẻ không đói, bạn có thể cho trẻ mút chiếc núm vú giả đã được tiệt trùng.

-->-->

Một số trẻ khóc khi chúng cảm thấy không có ai bên cạnh, thiếu an toàn. Những lúc này bạn hãy nhẹ nhàng ôm bé vào lòng, áp má bé vào ngực để bé cảm nhận được hơi ấm. Động tác vỗ lưng nhẹ nhàng cũng có thể làm dịu cơn khóc của trẻ.

Con đang mệt và cần được nghỉ ngơi

Quấy khóc cũng có thể là một cách bé “phản kháng” rằng con đang rất mệt. Trẻ sơ sinh dành rất nhiều thời gian trong những tháng đầu đời để ngủ. Ngủ không đủ có thể là nguyên nhân của tình trạng này. Trẻ sơ sinh thường dành 16 tiếng trong ngày để ngủ hoặc nhiều hơn.

Con đang bị đau

Thường tiếng khóc khi trẻ đau có xu hướng dữ dội, khóc thét lên đột ngột. Phụ huynh cần kiểm tra xem có nguyên nhân nào đang làm đau trẻ [côn trùng cắn, chèn ép,..] hay không.

Một dạng đặc biệt của trường hợp này là cơn khóc co thắt ở trẻ. 

Tã của con đã ướt rồi

Một chiếc tã ẩm ướt sẽ khiến bé thấy khó chịu và khóc lên. Hãy thường xuyên kiểm tra và giữ cho tã luôn khô ráo và sạch sẽ. Điều này còn giúp cho trẻ tránh bị rôm sẩy do hâm, ẩm ướt quá lâu.

-->

Hãy thường xuyên kiểm tra và giữ cho tã luôn khô ráo và sạch sẽ.

Cha mẹ nên chú ý thời tiết bên ngoài để giữ ấm hoặc giúp trẻ thoáng mát. Lưu ý, không nên cho trẻ mặc quá nhiều lớp quần áo, hoặc quấn cơ thể trẻ quá kín. Nhất là trong điều kiện thời tiết nóng ẩm ở Việt Nam. Thường xuyên mặc nhiều lớp áo khiến trẻ dễ bị rôm sảy. Người thân cũng sẽ khó phát hiện những tình trạng bệnh lí làm thay đổi màu sắc da của trẻ.

Con muốn được chuyển đến nơi khác

Một không gian nhiều tiếng ồn hoặc quá nhiều kích thích thị giác sẽ khiến một số trẻ cảm thấy khó chịu. Bạn có thể thử đưa bé đến một căn phòng yên tĩnh hơn, ánh sáng êm dịu.

Đôi khi cho trẻ đi dạo một vòng cũng sẽ làm dịu đi cơn khóc.

Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Có những lúc bé sẽ quấy khóc vì bị bệnh. Hãy liên hệ bác sĩ cho bé nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu sau đây:

  • Bé lừ đừ, ít bú hoặc bỏ bú.
  • Tiếng khóc của em bé thay đổi khác so với tiếng khóc hằng ngày khi đói, khi mệt.
  • Có thêm các triệu chứng khác như phát ban, nôn ói, tiêu chảy, đặc biệt là sốt. Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, cần đi khám ngay nếu trẻ sốt vì đây có thể là biểu hiện duy nhất của một tình trạng nhiễm trùng nguy hiểm.

Bạn cần làm gì khi bé quấy khóc?

Đôi khi bé quấy khóc rất nhiều và khó dỗ. Tình trạng này xảy ra nhiều lần có thể khiến cha mẹ và người chăm sóc trẻ cảm thấy rất mệt mỏi và áp lực. Tuy nhiên, hãy cố gắng giữ bình tĩnh. Khi tâm trạng quá kích động, bạn có thể không kiềm chế được dẫn đến những hành động như ôm bé lên và lắc mạnh, đe dọa bé. Đây là một động tác rất nguy hiểm. Hệ cơ xương và hộp sọ non nớt của bé có thể gặp tổn thương khi bạn lắc bé. Hậu quả có thể là xuất huyết não thậm chí tử vong. Khi cảm thấy bản thân khó giữ được bình tĩnh, hãy để bé khóc trong nôi và đi ra nơi yên tĩnh trong khoảng 5p, hít thở sâu cho đến khi bình tĩnh lại.

Tiếng khóc của trẻ có thể khiến cha mẹ chịu nhiều áp lực

Tiếng khóc của em bé là phương tiện giao tiếp đầu đời của trẻ sơ sinh với cha mẹ và người thân. Giải mã tiếng khóc là điều mà cha mẹ hoàn toàn có thể làm được nếu theo dõi kỹ và kiên trì với trẻ. Hãy luôn giữ bình tĩnh để tìm cách làm dịu cơn khóc của con một cách an toàn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề