Giảng viên Đại học Thủ đô Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật số 34/2018/QH14, trong đó, dự thảo có đề xuất kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên đủ tuổi nghỉ hưu. Giảng viên đại học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có trình độ tiến sĩ dự kiến sẽ được kéo dài thời gian làm việc để giảng dạy nếu có mong muốn, đủ sức khỏe và được nhà trường chấp nhận.

Phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã trao đổi với Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Vũ Bích Hiền - Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ Đô [Hà Nội] về vấn đề này, cô Hiền cho biết: “Tôi thấy chính sách này là tốt, đặc biệt với các trường đại học.

Đội ngũ giảng viên tại các trường đại học có học hàm, học vị thường nằm ở độ tuổi sắp nghỉ hưu theo quy định, nhưng nhu cầu của các trường đại học vẫn rất cần một đội ngũ có đủ học hàm, học vị để đảm đương các mã ngành mà trường đang thực hiện đào tạo.

Nếu sức khỏe của các giảng viên còn tốt, các trường đại học cũng đang có nhu cầu thì tôi nghĩ việc kéo dài thêm thời gian làm việc cũng không có vấn đề gì, nhưng chỉ nên để các giảng viên hoạt động giảng dạy, nghiên cứu chuyên môn, không đảm nhiệm chức vụ quản lí".

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Vũ Bích Hiền - Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ Đô [Hà Nội]. Ảnh: NVCC.

Theo cô Hiền: "Trên thực tế cũng đã chứng minh được lợi ích cho các nhà trường khi có một đội ngũ đông đảo chuyên gia chất lượng cao, đội ngũ này có nhiều kinh nghiệm, tâm huyết và đã từng gắn bó lâu dài với nhà trường, nếu được tiếp tục công tác họ sẽ phấn khởi, bản thân nhà trường cũng có được lợi ích từ các chuyên gia đó.

Cá biệt, có thể một vài mã ngành đào tạo nào đó khi nhu cầu của xã hội đã thay đổi, quá ít sinh viên theo học dẫn đến nhà trường không cần nhiều giảng viên ở ngành đó nữa. Cũng có thể các giảng viên đó vì sức khỏe, hoặc muốn được nghỉ ngơi sau nhiều năm công tác. Nhưng nếu để xét chung về vấn đề này thì tôi cho là tốt, và đa phần là có lợi cho cả các giảng viên cũng như các nhà trường, mặc dù đến tuổi nghỉ theo quy định nhưng rất nhiều thầy cô còn khỏe, có trí tuệ, muốn cống hiến.

Ví dụ, quy định có thể cho phép kéo dài thêm đến 10 năm công tác, nhưng theo tôi các thầy cô cũng chỉ làm được thêm khoảng 5 năm nữa là cùng, sau còn lí do sức khỏe,…thì họ cũng xin thôi, hoặc chuyển sang kí hợp đồng thỉnh giảng ngắn hạn.

Như vậy các thầy cô cũng không bị bó buộc là giảng viên cơ hữu của nhà trường, một giảng viên đại học ngoài nhiệm vụ giảng dạy họ còn nhiều nhiệm vụ khác phải tham gia, lúc này nếu tuổi cao rồi cũng sẽ rất khó để bắt kịp”.

Về băn khoăn nếu các thầy cô ai cũng xin kéo dài thời gian làm việc, thì sẽ mất cơ hội cho lớp trẻ, cô Hiền nói: “Việc các giảng viên có học hàm, học vị xin kéo dài thời gian làm việc, theo tôi đó là một việc. Còn việc nhà trường có nhu cầu hay không lại là một việc khác nữa.

Nếu các trường đại học thấy mình đã sẵn sàng có một đội ngũ trẻ, có thể thay thế, hoàn toàn đảm đương được những nhiệm vụ mà các thầy cô giáo có học vị cao nhưng đã đến tuổi nghỉ chế độ, thì theo tôi không nhất thiết phải kéo dài thêm thời gian làm việc cho các thầy cô đã đến tuổi nghỉ.

Không nhất thiết là phải bắt buộc kéo dài thời gian làm việc với tất cả các thầy cô, các trường đại học đã có “hành lang” pháp lý sẵn đó, có cơ chế mở để nếu muốn có thể thực hiện nhưng không bắt buộc. Nhưng theo tôi không có trường hợp nào giống trường hợp nào”.

Việc mời gọi nhân tài luôn là vấn đề khó

Hiện nay, nhiều trường đại học đang rất thiếu giáo sư và phó giáo sư nhưng rất khó mời các thầy về trường giảng dạy. Cô Hiền cho biết: “Theo tôi, không hẳn là tất cả các trường đại học đều đang thiếu giáo sư và phó giáo sư, một số trường đại học có ưu thế hơn bởi bề dày hoạt động, có lịch sử quá trình lâu dài thì thường sẽ có một đội ngũ giảng viên có học hàm, học vị mạnh hơn rất nhiều so với những trường đại học mới thành lập.

Việc mời gọi, quy tụ nhân tài có học hàm, học vị luôn luôn là vấn đề khó, luôn luôn là thực trạng chứ không phải gần đây mới có chuyện đó. Mỗi trường đại học đều có những cố gắng để tìm, để thu hút nhân tài bằng nhiều cách khác nhau, có thể bằng tài chính, và nếu là trường đại học tự chủ thì sẽ có mức đãi ngộ cao.

Với những trường công lập không có nguồn tài chính mạnh để chi cho việc đó thì có thể bố trí các vị trí quản lí cho những người tài, đây cũng là một cách để đãi ngộ. Theo tôi, nhân tài luôn luôn thiếu, chúng ta phải “chắt chiu”, trong nội bộ cũng nên khuyến khích các giảng viên đi học, nhưng mặt khác cũng nên có một cơ chế nào đó để thu hút, khuyến khích”.

Có nhiều ý kiến cho rằng các không nên kéo dài thêm thời gian làm việc, cứ đến tuổi là mời các thầy nghỉ theo quy định, còn những ai có năng lực thật sự thì các trường đại học xem xét, kí hợp đồng theo hình thức chuyên gia, theo hình thức nghiên cứu đề tài cụ thể, hình thức dự án và thậm chí kí hợp đồng lâu hơn nữa nếu thật sự có hiệu quả?

Về vấn đề này, cô Hiền nêu quan điểm: “Việc này nên tùy vào nhu cầu và nguồn lực giảng viên của các trường đại học, có thể kí hợp đồng dự án, theo từng đề tài nghiên cứu cụ thể,…

Nhưng khi được kéo dài thêm thời gian công tác, các thầy cô không được tính vào số giảng viên cơ hữu của trường. Nếu là giảng viên cơ hữu thì sự cam kết, khả năng đóng góp của các thầy cô sẽ chặt chẽ hơn là không phải giảng viên cơ hữu.

Giảng viên cơ hữu được tính là đang đảm đương các mã ngành, khi nhà trường mở thêm ngành đào tạo thì phải chứng minh được nguồn nhân lực giảng viên. Nhưng khi các thầy cô được kéo dài thêm thời gian công tác sẽ không được tính vào số giảng viên cơ hữu của trường, như vậy tỷ lệ giáo sư, phó giáo sư của nhà trường sẽ thấp xuống.

Nhưng nếu chất lượng đạo tạo của nhà trường không bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm của số lượng giáo sư, phó giáo sư thì hoàn toàn có thể chuyển sang kí hợp đồng với các thầy cô theo từng đề tài nghiên cứu cụ thể, hoặc giảng dạy, và lúc nào có dự án thì kí, không có nhu cầu thì không mời và không phải trả lương hàng tháng. Hành lang pháp lý có sẵn rồi, việc này nên để các trường đại học tự chủ, tự quyết định cần thiết hay không”.

Tùng Dương

Ngày 05/9/20201, trên cộng đồng mạng chia sẻ video clip một người đàn ông mặc áo vàng, in logo của CLB bóng đá “No-U” Hà Nội vỗ ngực tự xưng là Lê Trường Thanh [facebook “Lê Thái Học”], là giảng viên Đại học Thủ đô có lời lẽ chửi bới, xúc phạm, thóa mạ, thiếu văn hóa, thái độ ngông cuồng, thách thức với lực lượng chốt kiểm tra phòng dịch làm nhiệm vụ. Ông ta tuyên bố không chấp nhận những Chỉ thị của Chính phủ, Thành phố Hà Nội liên quan công tác phòng, chống dịch vì cho là “vi hiến”!

Ngay lập tức, người đàn ông này “nổi tiếng” trên mạng xã hội, hầu hết đều cho rằng, cần phải xử lý nghiêm, rằng không thể chấp nhận nổi một giáo viên mà hành xử côn đồ, coi thường pháp luật, thách thức người thi hành công vụ như vậy. Xem link live

//www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=4632948903382846&id=1034199019924537

Nhưng đối với những người am hiểu về nhóm No-U Hà Nội kia thì không thấy lạ. Nhóm người này lâu nay đã “thất nghiệp” vì không còn cớ và không ai theo chúng biểu tình, quậy phá nữa. Mỗi khi họ tụ tập lại với nhau thì y như là những kẻ lên đồng, thách thức pháp luật, xem việc gây gổ với công an, chính quyền là “thành tích đấu tranh dân chủ”, càng bị xử lý, xử phạt, bắt nhốt càng như là cơ hội để thể hiện với đồng bọn, được truyền thông nước ngoài như RFA, VOA, Việt tân… Những quyết định xử phạt, giẩu triệu tập của công an đối với hành vi vi phạm pháp luật được họ xem như là bằng chứng “đàn áp nhân quyền”. Vậy nên dễ hiểu, vì sao Lê Trường Thanh lại ngạo mạn, vỗ ngực thách thức lực lượng kiểm tra chốt đến vậy.

Tuy nhiên, không biết lần này, trong bối cảnh phòng chống dịch bệnh, hành động của Lê Trường Thanh rất xấu xí, không xử lý nghiêm sẽ cổ súy cho những kẻ chống đối và đồng bọn của y. Dư luận mong mỏi chính quyền sẽ xử lý nghiêm và trường Đại học Thủ đô nên xem lại tư cách giáo viên này, có còn xứng đáng được dạy học nữa không?

Khánh Chi

Clip nhận được nhiều sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng mạng diễn ra vào 16h chiều ngày 5/9/2021 về một người tự xưng là giảng viên trường Đại học Thủ Đô vi phạm chỉ thị 16 và có hành vi chửi tục người đang thi hành công vụ nay đã có hồi kết. Theo thông tin tôi được biết, sau khi clip đăng tải, cư dân mạng rất xôn xao về sự việc một người xưng là giảng viên Đại học Thủ Đô, tuy nhiên lại có hành vi sử dụng những ngôn ngữ phản cảm, thiếu giáo dục, đồng thời, người này còn ngang nhiên thách thức công luận, thách thức chỉ thị 16.


Ngay sau khi clip được ghi nhận ở trên mạng, cá nhân tôi rất thắc mắc không hiểu vì sao một người được gắn với cái mác “giảng viên”, công tác trong lĩnh vực giáo dục mà có hành động như vậy. Hơn thế nữa, người này còn mặc chiếc áo có hình “NO-U-FC [Một hội nhóm trá hình chống Nhà nước]. Và điều tôi băn khoăn cuối cùng cũng được giải đáp, khi mà cư dân mạng lần mò ra thông tin của người này chính xác là Lê Trường Thanh, Sinh 1974, nhà ở Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm, Hà Nội - Giảng viên môn Địa lý, khoa Sư Phạm, trường ĐH Thủ Đô Hà Nội. Thế là một phần thông tin bắt đầu hé mở, tôi cũng liên tục tự đặt câu hỏi, tại sao trong một khoảng thời gian dài hơn 1 tháng từ khi sự việc xảy ra cho đến nay mà Ban Giám hiệu nhà trường lại tỏ ra vô can, không biết cán bộ, nhân viên của mình có hành động thiếu chuẩn mực bên ngoài xã hội như vậy.

Tuy nhiên, thông tin mới cập nhật cho thấy thì Ban Giám hiệu của trường Đại học Thủ đô đã có biện pháp xử lý đối với Lê Trường Thanh. Trong đó, y đã chính thức bị tạm đình chỉ công tác để làm rõ sự việc. Như vậy, kết quả chờ đợi cuối cùng cũng rõ ràng, để dư luận bớt bức xúc về một con người mang trên mình một thân phận cao quý nhưng lại làm xấu đi hình ảnh đó. Hơn thế nữa, bản thân Lê Trường Thanh trước giờ cũng có nhiều hoạt động bất minh về sinh hoạt, trong đó, bản thân Y có mối quan hệ mật thiết với các đối tượng chống đối chính trị, phản động trong và ngoài nước, Y còn xăm hình biểu tượng của tổ chức khủng bố Việt Tân lên trên ngực, điều đó cho thấy tư tưởng, ý chí của Lê Trường Thanh đã có vấn đề. Tôi cho rằng, ngoài việc đình chỉ để làm rõ vụ việc còn cần phải yêu cầu đối với Lê Trường Thanh nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm không để tái diễn các hành vi ảnh hưởng đến hình ảnh chung của nhà trường.

Video liên quan

Chủ Đề