Giáo an khám phá khoa học sự kỳ diệu của nước

Khám phá khoa học: Tìm hiểu về sự kì diệu của nước

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Nêu được một số tính chất của nước và ứng dụng của các tính chất đó vào trong cuộc sống.

- Quan sát và làm thí nghiệm để tìm ra, phân biệt  một số tính chất của nước.

- Phát triển khả năng chú ý ghi nhớ có chủ định.

-Giáo dục trẻ biết sử dụng tiết kiệm các nguồn nước sạch và phải biết bảo vệ chúng.

II. CHUẨN BỊ

- Bình nước, khay đựng nước.

- Muối, đường, cát,...

- Ly nhựa, thìa nhựa, bọc nilon, bông y tế.

- Tranh ảnh phục vụ cho bài học.

III. CÁCH TIẾN HÀNH       

* Hoạt động 1: Ổn định

- Cô cùng trẻ chơi tập tầm vông

- Đưa bức tranh trong tay cô [mưa] cho trẻ quan sát.

- Trò chuyện về nội dung bức tranh, về chủ đề.

* Hoạt động 2: Trò chuyện đàm thoại về nước và một số tính chất của nước

+ Nhận biết màu, mùi, vị của nước:

- Cô cho trẻ quan sát bình nước.

- Nước là chất lỏng hay chất rắn?

- Khi quan sát nước em thấy nước như thế nào?

- Nước có mùi gì?

- Cô cho trẻ ngửi thử.

- Hỏi: nước có vị gì?

- Cô cho trẻ uống nước

- Hỏi trẻ: Vậy tính chất đầu tiên của nước là gì? [nước là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị]

+ Nhận biết hình dạng của nước.

- Cô rót nước vào chai - Nước có hình gì?

- Cô đổ nước ra ly - Nước có hình gì?

- Cô đổ nước ra bọc nilon - Nước có hình gì?

- Cô đổ một ít nước ra khay - Nước có hình gì?

=> Kết luận: Nước không có hình dạng nhất định, nước có hình dạng của vật chứa nó, Khi ở trong chai, nước có hình chai, trong ly có hình ly, trong bọc có hình bọc…

+ Tìm hiểu tính thấm hoặc không thấm qua một số vật.

- Cô đưa 1 ít bông y tế ra

- Đổ một ít nước vào bông cho trẻ quan sát. Hỏi trẻ:

- Nước có thấm vào bông không?

- Ngoài bông ra còn có cái gì thấm nước nữa không? [vải, chiếu, giấy báo..]

- Nước không thấm qua vật nào? [- Nilon, nhựa, thủy tinh, sắt…]

- Vậy nước có thêm tính chất gì nữa?

=> Nước thấm qua một số chất, và một số chất thì không thấm nước.

+ Tìm hiểu sự hòa tan hoặc không hòa tan một số chất.

- Cô rót nước ra ly, đổ các chất [Đường, muối, cát, sỏi....] vào nước, dùng thìa khuấy đều, hỏi trẻ:

- Nước có hòa tan chất cô vừa cho vào không?

- Vậy, chất nào tan trong nước, chất nào không tan trong nước?

- Cho trẻ rút ra tính chất của nước?

- Cho trẻ phát biểu lại khái niệm và tính chất của nước

* Hoạt động 3: Vẽ “mưa”

- Cô phát cho mỗi trẻ 1 tờ giấy A4 và bút chì.

- Hướng dẫn trẻ vẽ mưa rơi.

- Cô bao quát, gợi ý cho trẻ vẽ mưa

*  Kết thúc:

- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ

- Trẻ vui hát bài “Cho tôi đi làm mưa với” và ra sân chơi.

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

1, Làm thí nghiệm vật chìm vật nổi.

- Trẻ ra sân hít thở không khí trong lành vận động thoải mái.

- Cô chuẩn bị 2 chậu nước, sỏi, be thủy tinh, be nhựa, miếng xốp

- Cho trẻ ra sân đứng quanh 2 chậu nước

- Trò chuyện về nguồn nước                   

+ Bạn nào có nhận xét gì về 2 chậu nước?

+ Hôm nay lớp mình cùng làm thí nghiệm vật chim vật nổi. Vậy cần nước như thế nào? Vì sao?

- Cô làm cho trẻ quan sát về 1 be thủy tinh và 1 be nhựa

+  Bạn nào có nhận xét gì?

+ Vì sao be thủy tinh chìm, be nhựa lại nổi?

- Tương tự cho trẻ làm thí nghiệm sỏi và xốp.

* Giáo dục trẻ:

2, Trò chơi: “Mua to mua nh?”

- Cô nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.

- Chơi 2-3 lần

3, Chơi tự do

- Chơi với đồ chơi ngoài trời, bóng, chong chóng, xếp hình....

- Cô bao quát đảm bảo an toàn cho trẻ

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

1. Lựa chọn trang phục phù hợp thời tiết

- Trẻ biết mặc quần áo phù hợp với thời tiết

- Có thói quen giữ gìn sạch sẽ quần áo

- Trò chuyện về thời tiết mùa hè

+ Mùa hè thời tiết như thế nào?

+ Phải mặc quần áo ra sao?

+ Khi ra ngoài trời phải làm gì?

+ Giữ gìn như thế nào?....

Giáo dục trẻ

2. Chơi tự chọn

- Trẻ chơi với đồ chơi ở các góc, cô bao quát và giúp trẻ.

Đánh giá cuối ngày

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

I.Mục tiêu: Khám phá khoa học sự kỳ diệu của nước

– Biết một số đặc điểm, tính chất, lợi ích của nước đối với đời sống con người, cây cối và con vật. Biết nước có thể đổi màu

– Phối hợp các giác quan: Sờ, nếm, ngửi, nhìn để quan sát, phán đoán, thảo luận và làm thí nghiệm đơn giản

– Sử dụng một số từ, ngữ để mô tả đặc điểm, tính chất, lợi ích và các trạng thái của nước

– Hứng thú thích tìm hiểu, khám phá về nước.

1. Kiến thức:

– Trẻ biết tác dụng và sự cần thiết của nứoc đối với động vật và đời sống của con người,cây cối,động vật

– Nhận biết đựoc tính chất của nứơc : không màu,không mùi,không vị

2. Kỹ năng:

– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc,mạnh dạn trong giao tiếp

– Có kỹ năng quan sát và trả lời một số câu hỏi của cô

– kỹ năng sử dụng chuột để di chuyển thành thạo trên màn hình

3. Thái độ:

– Trẻ biết giữ gìn nguồn nước sạch,biết bảo vệ môi trường[không vứt rác bừa bãi]

– Biết sử dụng nước hợp lý và tiêt kiệm trong sinh hoạt

– Biết tưới cây thường xuyên và chăm sóc các loài động vật

II.Chuẩn bị:

– Cô: Ly thủy tinh, bình thủy nước, sữa tươi, si rô dâu, 4 khay đá có hình dạng khác nhau

-Phim nhạc nước, 4 chậu nước

-Trẻ: Ly nhựa, muỗng, chanh, đường, cam, chai nước lọc, muỗng.

III. Tiến trình hoạt động

  1. Đặc điểm, tính chất của nước:

*Trẻ chơi: Chớp con mắt.

-Trẻ quan sát 2 ly [1 ly sữa, 1 ly nước ], hỏi trẻ có nhìn thấy muỗng  trong  2 ly nước và sữa không? Vì sao ly nước ta nhìn thấy được cái muỗng còn ly sữa thì không? [Vì nước trong suốt nên ta nhìn thấy cái muỗng, còn ly sữa có màu trắng đục nên ta không nhìn thấy cái muỗng]. > Nước không màu, trong suốt

-Trẻ về 4 nhóm cho trẻ cằm, nắm nước trong bàn tay hỏi trẻ có cầm , nắm nước được không? Vì sao ta không cầm, nắm được nước? > Nước là chất lỏng nên không cầm, nắm được.

– Trẻ đổ nước lọc vào ly ngửi, nếm và nhận xét mùi, vị của nước.

-Cô kết luận: Nước là một chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị

  • Tìm hiểu các trạng thái của nước

– Chúng mình vừa biết được nước là một chất lỏng, vậy ngoài chất lỏng nước còn có ở dạng nào?

– Cô đưa khay đá cho trẻ sờ, thấy có cảm giác như thế nào? [lạnh và cứng]

– Vì sao nước lại đông cứng và có hình dạng khác nhau?

– Chuẩn xác: Nước có thể chuyển từ chất lỏng sang chất rắn khi ở nhiệt độ dưới 0 độ c  và hình dạng của đá phụ thuộc vào từng khuôn khi cho vào ngăn đá [Dạng rắn]

– Cô đổ nước sôi ra ly thủy tinh và đậy nắp lại, cho trẻ quan sát nắp ly thấy có hiện tượng gì?

– Chuẩn xác: Nước đang ở chất lỏng khi đun sôi nước có thể bốc hơi được hoặc ở ngoài trời với nhiệt độ cao nước cũng có thể bốc hơi được [dạng hơi]

– Kết luận: Nước tồn tại ở 3 trạng thái: Chất lỏng , rắn và hơi[Xem hình ảnh]

*Thí nghiệm: Nước đổi màu.

– Cho trẻ về nhóm quan sát: Chanh, đường, si rô, cho trẻ suy đoán và tự chọn vật liệu để tạo cho ly nước của mình, gợi ý trẻ nói lên sự thay đổi của ly nước, cho trẻ nếm nhận xét mùi vị ly nước trẻ tạo ra.]

Kết luận: Nước có thể hòa tan được một số chất như đường, cam, chanh, si rô, muối…và nước có thể đổi màu dưới tác động một số chất khác

2.Lợi ích của nước, bé làm gì để bảo vệ nước?

– Trẻ kể lợi ích của nước

-Cô củng cố: Nước rất cần thiết và quan trong đối với đời sống con người , con vật và cây cối, Nếu thiếu nước con người, cây cối và con vật không thể sống được, giáo dục trẻ biết bảovệ nguồn nước , không vứt rác xuống ao , hồ và sử dụng nước tiết kiệm, không lãng phí.

– Nước còn có 1 điều rất kỳ diệu

– Cho trẻ xem phim nhạc nước. Kết thúc tiết học

Xem chi tiết: giao an mam non

Gửi bởi Hà Vũ in Giáo án mầm non lớp 5 tuổi
Tags: bài giảng điện tử mẫu giáo, Chương trình giáo dục mầm non, giáo án hoạt động ngoài trời, Giáo án làm quen văn học

Video liên quan

Chủ Đề