Giáo an so sánh rộng hẹp của 2 đối tượng

GIÁO ÁNChủ đề: Các hiện tượng tự nhiên.Chủ đề nhánh: Mùa trong năm.Đề tài: Nhận biết chiều rộng của hai đối tượng.Lớp: Mầm 2.GVCN: Lại Thị Văn.Môn : Phương pháp toán.Ngày soạn: 18/4/2014.Ngày dạy: 21/4/2014.Người dạy: Vương Thị Ngọc Huyền.I. Mục đích- yêu cầu.1. Kiến thức.- Trẻ nhận biết sự khác nhau rõ nét của hai đối tượng.2. Kỹ năng.-Luyện cho trẻ óc quan sát, kỹ năng so sánh, sử dụng đúng từ rộnghơn, hẹp hơn.3. Giáo dục.-Trẻ biết mặc quần áo và đồ dùng phù hợp các mùa trong năm.II. Hoạt động có chủ định.1. Chuẩn bị môi trường hoạt động.-Không gian tổ chức: Trong lớp học.-Đồ dùng phương tiện.+Cô: 2 khăn bằng nhau, 1 khăn rộng hơn.+Trẻ: 1 khăn rộng, 1 khăn hẹp.2. Phương pháp.-Quan sát- thực hành.III. Tiến hành hoạt động.Hoạt động của côHoạt động trẻ.1. Mở đầu hoạt động.Cô cho cả lớp chơi trò chơi bốn mùa:- Trẻ chơi.Mùa xuân hoa nởMùa hè ve kêuMùa thu lá rụngMùa đông ôi lạnh quá.Cô vừa cho cả lớp chơi ttrof chơi bốn mùa.Vậy cả lớp cho cô biết mùa xuân như thếnào? Mùa hè có con gì kêu? Mùa thu thì saonhỉ? Mùa đông thế nào?2. Hoạt động trọng tâm.Hoạt động 1: Trò chuyện cùng bé-Mùa đông trời rất lạnh nên cô đẫ chuản bịcho cả lớp cái gì đây?À đúng rồi khăn quàng cổ là một trong nhữngđồ dùng trang phục cần thiết trong mùa đôngđấy các con.Giáo dục: Khi mùa đông đến trời rất lạnh vàcơ thể chúng ta cần được giữ ấm bằng cáchnhư mang áo ấm, tất, khăn quàng cổ…Hoạt động 2:Ôn gợi nhớ “ Bằng nhau”Trò chơi: đi siêu thị mua khăn quàng cổ.Mời 1 bạn nam và một bạn nữ, bạn nam sẽmua cho cô chiếc khăn màu vàng còn bạn nữmua cho cô chiếc khăn màu đỏ.- Lớp mình nhìn xem chiều rộng của chiếckhăn màu đỏ và chiếc khăn màu vàng như thếnào?Bây giờ cô có thêm chiếc khăn màu gì nữađây?-Cả lớp quan sát xem chiều rộng của chiếckhăn màu đỏ với chiếc khăn màu xanh nhưthế nào?- Vậy chiếc khăn màu xanh như thế nào vớichiếc khăn màu đỏ?+Chiếc khăn màu xanh rộng hơn chiếc khănmàu đỏ [ trẻ đọc]-Vây chiếc khăn màu đỏ như thế nào vớichiếc khăn màu xanh?+ Chiếc khăn màu xanh hẹp hơn chiếc khănmàu đỏ [ trẻ đọc]-Trẻ trả lời.-Khăn quàngcổ.- Bằng nhau.-Màu xanh.-Không bằngnhau.- Rộng hơn.-Hẹp hơn.Hôm nay cô và các con cùng làm quen vớitoán “ Nhận biết chiều rộng của hai đốitượng”-Cho trẻ quan sát chiếc khăn màu xanh vàchiếc khăn màu đỏ.+Các con ơi cô có gì đây?- Khăn quàngcổ.+Chiếc khăn này có màu gì?-Màu xanh.+Chiếc khăn này có màu gì?-Màu đỏ.Giao nhiệm vụ: Cô hướng dẫn trẻ thực hiện-Chiếc khăn nào rộng hơn?-Màu xanh.+Khăn màu xanh rộng hơn [ trẻ đọc]-Chiếc khăn nào hẹp hơn?-Màu đỏ.+Khăn màu đỏ hẹp hơn [ trẻ đọc]-Cho trẻ quan sát chiếc khăn màu xanh vàchiếc khăn màu vàng.-Chiếc khăn này có màu gì?-Màu xanh.-Chiếc khăn này có màu gì?-Màu vàng.-Chiếc khăn nào rộng hơn?-Màu xanh.+Chiếc khăn màu xanh rộng hơn [ trẻ đọc]-Chiếc khăn nào hẹp hơn?-Màu vàng.+Chiếc khăn màu vàng hẹp hơn. [ trẻ đọc]-Đọc theo lớp- tổ- nhóm- các nhân.Hoạt động 3: Luyện tập cùng bé.Cô cho mỗi trẻ 2 chiếc khăn, 1 chiếc khăn rộnghơn [màu xanh], 1 chiếc khăn hẹp hơn [màu đỏ].-Khi cô nói khăn màu xanh.-Rộng hơn.-Khi cô nói khăn màu đỏ.-Hẹp hơn.-Khi cô nói rộng hơn.-Giơ khăn màuxanh.-Khi cô nói hẹp hơn.-Giơ khăn màuđỏ.Hoạt động 4: Ai nhanh hơn.“Lấy khăn theo yêu cầu của cô”-Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội.Lần 1:đội bạn gái sẽ lấy khăn hẹp, đội bạn trailấy khăn rộng.Lần 2:Ngược lại lần 1.-Khi có hiệu lệnh của cô, bạn đầu hàng cuả mỗiđội lên lấy đúng khăn mà cô yêu cầu về bỏ vàorổ của mình và về cuối hàng đứng lần lượt từngbạn thực hiện như vậy cho đến hết hàng.Trò chơikết thúc cả lớp đếm kết quả cùng 2 đội chơi.-Luật chơi: Trẻ lấy đúng yêu cầu của cô.

SO SÁNH KÍCH THƯỚC CỦA HAI ĐỐI TƯỢNG RỘNG VÀ HẸP

Các bước dạy trẻ “so sánh kích thước của 2 đối tượng rộng và hẹp” độ tuổi 4-5 tuổi

1. Mục tiêu

– Trẻ nhận biết được sự khác nhau về kích th­ư­ớc [chiều rộng] của 2 đối t­ượng.

Trẻ biết được vì sao rộng hơn, hẹp hơn. Trẻ hiểu và diễn đạt đúng các từ: rộng hơn- hẹp hơn.

2 . Nội dung Giáo án so sánh chiều rộng của 2 đối tượng

Hoạt động 1: So sánh sự khác nhau về chiều rộng của 2 đối t­ượng.

VD: Khi cho trẻ xếp hai băng giấy màu xanh và đỏ

– Hỏi trẻ cô có gì đây?

– Hỏi trẻ về màu của hai băng giấy?

– Hôm nay cô sẽ hướng dẫn chúng mình cách so sánh chiều rộng của hai băng giấy này nhé.

+ Khi so sánh thì chúng mình hãy đặt chồng hai băng giấy này lên nhau. Làm sao cho hai đầu và hai cạnh dưới của băng giấy trùng khít với nhau

– Các con thấy hai băng giấy này như thế nào với nhau

– Hỏi trẻ nhận sét về hai băng giấy

– Vậy ai biết băng giấy nào rộng hơn? Vì sao con biết

– Băng giấy nào hẹp hơn? Vì sao

– Cô khẳng định lại Băng giấy màu xanh rộng hơn băng giấy màu đỏ. Băng giấy màu đỏ hẹp hơn băng giấy màu xanh.

* Hoạt động 2 : Trò chơi: Thử tài bé yêu

* Trẻ làm theo hiệu lệnh của cô

– Cô nói chọn băng giấy màu xanh – trẻ nói rộng hơn.

– Chọn băng giấy màu đỏ – trẻ nói hẹp hơn.

– Chọn băng giấy rộng hơn – trẻ nói màu xanh.

– Chọn băng giấy hẹp hơn – trẻ nói màu vàng.

– Trò chơi 2: Ai thông minh

Cô vẽ xuống sàn 2 rãnh nước khác nhau về chiều rộng. Cho từng nhóm trẻ chơi, khi cô nói rộng hơn hay hẹp hơn. Trẻ phải nhảy ra “rãnh” rộng hơn hay hẹp hơn.

3. Kết thúc

Dạy trẻ 3-4 tuổi cách so sánh rộng hẹp

Dưới đây là giáo án của một cô giáo mầm non dạy các bé từ 3-4 tuổi cách so sánh rộng hẹp.

1. Mục đích yêu cầu:

a. Kiến thức:

– Trẻ biết so sánh bề rộng của 2 đối tượng để nhận biết mối quan hệ

rộng hơn – hẹp hơn.

– Trẻ hiểu và diễn đạt đúng các từ rộng hơn – hẹp hơn.

b. Kỹ năng:

– Rèn kĩ năng so sánh rộng – hẹp đặt trùng khít lên nhau

– Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ cho trẻ.

– Phát triển tư duy cho trẻ.

c. Thái độ:

– Trẻ hứng thú trả lời, tích cực hoạt động trong giờ học.

– Trẻ biết tham gia trò chơi, đoàn kết với bạn.

2. Chuẩn bị:

a. Đồ dùng của cô:

– Những dây vải màu xanh và màu đỏ có chiều dài khác nhau[ dây vải màu đỏ dài hơn dây vải màu xanh ngắn hơn.

– Bảng từ

– 2 ngôi nhà trên giấy Ao, 2 rổ có nhiều hình chữ nhật có độ rộng hẹp khác nhau

– Nam châm

– 2 Mảnh vải: màu xanhrộng hơn,mảnh vải màu vànghẹp hơn.

– 2 cái chiếu [Chiếu màu đỏ rộng hơn, chiếu màu vàng hẹp hơn]

– Bài hát: Cháu yêu cô chú công nhân, tập tầm vông

– 2 ngôi nhà có nhiều ô hình chữ nhật có chiều rộng khác nhau để trẻ chơi trò chơi

b. Đồ dùng của trẻ:

– Mỗi trẻ có đồ dùng giống của cô

– 2 Mảnh vải: màu xanhrộng hơn,mảnh vải màu vànghẹp hơn.

– 2 cái chiếu [Chiếu màu đỏ rộng hơn, chiếu màu vàng hẹp hơn]

3. Cách tiến hành:

Tin tức - Tags: cách so sánh, dạy trẻ
  • Toàn cảnh đề thi THPT quốc gia môn Toán 2017, 2018, 2019 của Bộ giáo dục

  • Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 của học sinh, giáo viên Hà Nội

  • Bài rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1

  • 19 phương pháp chứng minh bất đẳng thức

  • Ma trận đề thi Toán THPT quốc gia năm 2019 cho học sinh tham khảo

  • Viết cho học sinh lớp 5 – Cao Hữu Hiền

  • Lỗi cơ bản học sinh thường mắc phải ở phép chia

1. Mục đích yêu cầu

*Thái độ

- Giáo  dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi trong gia đình.

- Giáo dục  trẻ đoàn kết và cùng phối hợp với bạn khi thực hiện các hoạt động.

* Kỷ năng

MGB:

- Rèn cho trẻ kỷ năng quan sát, chú ý và ghi nhớ có chủ định

- Dạy trẻ kỷ năng  nhận biết rộng –hẹp của hai đối tượng, dạy kỷ năng đặt chồng lên nhau, dùng đúng thuật ngữ toán học: rộng hơn – hẹp hơn.

- Rèn kỷ năng nhanh nhẹn khi chơi trò chơi. Hình thành kỷ năng hoạt động nhóm.

MGN:

- Rèn cho trẻ kỷ năng quan sát, chú ý và ghi nhớ có chủ định, trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc, trọn câu.

- Dạy trẻ kỷ năng so sánh rộng – hẹp, dùng đúng thuật ngữ toán học.

- Rèn kỷ năng đặt chồng , kỷ năng hoạt động nhóm.

*Kiến thức

Trẻ MGB:

- Trẻ nhận biết được sự khác biệt rỏ nét về chiều rộng của 2 đối tượng sữ dụng đúng từ : Rộng hơn- hẹp hơn. 

- Trẻ chơi tốt trò chơi .

- Tăng cường tiếng Việt cho trẻ : Rộng hơn, hẹp hơn.

Trẻ MGN:

- Trẻ  biết so sánh  chiều rộng của 2 đối tượng. Trẻ biết được vì sao rộng hơn, hẹp hơn. Trẻ hiểu và diễn đạt đúng các từ: rộng hơn- hẹp hơn.

- Trẻ chơi tốt trò chơi ôn luyện.

- Tăng cường tiếng Việt cho trẻ : Rộng hơn, hẹp hơn.

2. Chuẩn bị

- Mỗi trẻ 2 cái khăn [ bằng xốp]có chiều rộng khác nhau rõ nét. Đồ dùng của cô giống của trẻ nhưng kích thước to hơn của trẻ.

- Tranh để chơi trò chơi: các hình ảnh đồ dùng trong gia đình rộng, hẹp khác nhau. Nam châm: 20 cái. Bảng gắn tranh trò chơi.

- Nhạc bài hát nhà của tôi. Hai cây cầu có chiều rộng không bằng nhau.

- Tranh tô màu chiếc khăn rộng hơn, hẹp hơn.

- Các hình  rộng hẹp để cho trẻ chơi gắn đúng vào vị trí.

- Các hình  ảnh rộng hơn, hẹp hơn để trẻ nối.

3. Tiến hành

*Hoạt động 1: Nhận biết sự khác biệt rỏ nét về chiều rộng của 2 đối tượng sữ dụng đúng từ rộng hơn – hẹp hơn

- Cho trẻ hát bài hát nhà của tôi và đến thăm nhà bạn búp bê.

- Qua nhà búp bê phải đi qua 2 chiếc cầu màu xanh và màu đỏ.

- Hỏi trẻ chúng ta đi qua 2 chiếc cầu thì chiếc cầu nào dễ đi hơn.

- Vì sao chiếc cầu màu xanh dễ đi hơn?

- Vì sao chiếc cầu màu đỏ khó đi hơn?

- Cô đặt chồng cái cầu màu đỏ lên cầu màu xanh và giải thích với trẻ.

- Dẫn dắt vào bài.

- Bạn búp bê đã chuẩn bị cho lớp mình những món quà bây giờ mời lớp mình nhận quà của búp bê và về lớp.

- Búp bê tặng quà gì? Có mấy cái khăn? Màu gì?

- Vậy ai biết cái khăn  nào rộng hơn?

- Cái nào hẹp hơn?

- Cho trẻ xếp cái khăn màu xanh ra trước mặt.

- Yêu cầu trẻ lấy cái khăn  màu vàng đặt chồng lên cái khăn  màu xanh một đầu trùng khít với nhau. [ cho trẻ đặt theo khả năng trước]

- Cô kiểm tra cách đặt của trẻ .

- Hỏi trẻ bây giờ 2 cái khăn ntn với nhau?

- Vì sao biết không bằng nhau?

- Cái khăn  nào rộng hơn? Vì sao? [ gọi nhiều trẻ]

- Cái khăn nào hẹp hơn? Vì sao? [ gọi nhiều trẻ]

- Cho trẻ nhìn lên bảng xem cách đặt của cô và hỏi lại trẻ.

- Cho trẻ nói cái khăn màu xanh rộng hơn – cái khăn  màu vàng hẹp hơn.

* Trẻ làm theo hiệu lệnh của cô

- Cô nói chọn cái khăn màu xanh – trẻ nói rộng hơn.

- Chọn cái khăn  màu vàng – trẻ nói hẹp hơn.

- Chọn khăn  rộng hơn – trẻ nói màu xanh.

- Chọn khăn  hẹp hơn – trẻ nói màu vàng.

* Hoạt động 2 : Ai thông minh hơn

- Trò chơi 1: Thi đội nào nhanh.

Cách chơi : Cô chuẩn bị các đồ dùng trong gia đình có chiều rộng không bằng nhau xếp cạnh nhau yêu cầu trẻ lên chọn và đặt nam châm vào đồ dùng, bạn này lên xong về bạn khác mói được lên, mỗi lần chỉ đặt một cái.[ lần 1 hẹp hơn, lần 2  rộng hơn].

Luật chơi: Sau một bản nhạc  đội nào chọn được nhiều kết quả đúng thì đội đó giành chiến thắng.

- Cô  tổ chức cho trẻ chơi.

- Kiểm tra kết quả chơi.

- Trò chơi 2: Hoạt động nhóm

Cho trẻ về  3 nhóm :

N1: tô màu chiếc khăn rộng hơn màu đỏ, hẹp hơn màu xanh[  trẻ mẩu giáo bé  ]                             

N2: Chọn hình  và gắn các hình vào các vị trí hình rộng hơn, hẹp hơn.                          N3: Nối những hình ảnh hoặc đồ dùng rộng hẹp với nhau.

Video liên quan

Chủ Đề