Giáo an trò chơi chữ cái e, ê thi giáo viên giỏi

GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG

Hoạt động : Làm quen chữ viết

Đề tài : Làm quen chữ cái e - ê

Chủ đề : Gia đình

Loại tiết : Cung cấp kiến thức mới

Đối tượng : Trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi

Thời gian : 30 phút

Ngày soạn : 10/ 11/ 2017

Ngày dạy : 15/ 11/ 2017

Người soạn và dạy : Nguyễn Thị Thu Hà.

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ nhận biết và phát âm chính xác chữ cái e - ê

- Biết được đặc điểm cấu tạo của chữ cái e - ê. Nhận ra chữ cái e – ê trong tiếng, từ trọn vẹn, trong tên của đồ dùng đồ chơi, bảng biểu trong lớp.

2. Kỹ năng:

- Trẻ có kỹ năng quan sát, so sánh, tìm chữ trong các từ.

- Rèn ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ

- Rèn kỹ năng chơi cho trẻ khi tham gia vào các trò chơi

3. Thái độ:

- Trẻ hào hứng tham gia vào các hoạt động một cách tích cực.

- Biết làm những việc có ích để giữ gìn và bảo vệ môi trường.

II. CHUẨN BỊ:

1. Địa điểm: Trẻ ngồi hình chữ u trong lớp

2. Đồ dùng của cô:

- Màn chiếu, máy vi tính có bài giảng powepoit chữ cái e - ê, hình ảnh ngôi nhà, hình ảnh bé bế em.

- Nhạc bài hát “ Nhà của tôi.”

- 2 ngôi nhà [ 1 ngôi nhà có chữ e, 1 ngôi nhà có chữ ê], que chỉ.

3. Đồ dùng của trẻ:

- Mỗi trẻ 1 rổ có thẻ chữ cái e - ê

III. CÁCH TỔ CHỨC THỰC HỆN:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

  1. Hoạt động 1: Gây hứng thú:

[ 2phút]

- Cô và trẻ hát vận động theo nhạc bài: " Nhà của tôi"

- Trò chuyện về nội dung bài hát: Bài hát nói về cái gì? con hãy kể về ngôi nhà của mình cho cô và các bạn cùng nghe nào?

- Cô khái quát và giới thiệu cho trẻ biết ngôi nhà chính là nơi gia đình sinh sống, là tổ ấm của mỗi gia đình. Nhắc nhở trẻ biết yêu quý, bảo vệ ngôi nhà của mình...

- Trẻ hát vận động nhịp nhàng theo nhạc bài hát.

- 2- 3 Trẻ kể về ngôi nhà của trẻ cho cô và các bạn nghe.

- Trẻ lắng nghe

2. Hoạt động 2: Bài mới [26 phút]

a. làm quen chữ cái e- ê:

- Cô cho trẻ xem tranh ngôi nhà. Dưới bức tranh có dòng chữ “ Ngôi nhà của bé”

- Cho trẻ phát âm theo cô “ Ngôi nhà của bé “ 2 lần.

- Cho trẻ tìm chữ cái đã học trong cụm từ “Ngôi nhà của bé”

- Cho trẻ phát âm “ Ô” , “a”.

- Trẻ xem tranh.

- Trẻ phát âm theo cô.

- Chữ ô, a đã học.

- Trẻ phát âm theo cô.

* Chữ e:

- Cô giới thiệu chữ cái e.

- Cô phát âm mẫu cho trẻ nghe “ e”

[ Cô phát âm 3 lần cho trẻ nghe]

- Cô mời trẻ phát âm cùng cô và theo hiệu lệnh của cô.

[ Cho trẻ phát âm theo tổ, nhóm, cá nhân] cô lắng nghe và sửa cho trẻ phát âm đúng.

- Theo các con chữ e có đặc điểm cấu tạo như thế nào? [ Gồm mấy nét, đó là những nét gì?]

- Cô khái quát lại những ý kiến của trẻ . Đúng rồi! chữ e có một nét nằm ngang và một nét cong tròn hở phải .

- Cô giới thiệu các kiểu chữ e : in hoa, in thường và viết thường.

- Dù cách viết có hơi khác nhau nhưng đều được phát âm là “ e”.[ Cô cho trẻ phát âm theo cả lớp, theo tổ.]

* Chữ ê:

- Với các bạn có em nhỏ thì ở nhà các con làm gì?

- Con có nhớ bài thơ nào nói về tình cảm của anh chị dành cho em không?

- Cô cùng trẻ đọc thơ “ Làm anh”.

- Cô cho trẻ xem tranh bé bế em.

- Dưới bức tranh có từ “ Bé bế em” . Cô phát âm và cho trẻ phát âm theo 2 lần.

- Cho trẻ đếm số chữ cái trong từ.

Hỏi trẻ:

- Trong từ “ Bé bế em” có chữ cái nào chúng mình vừa học? chữ cái đó nằm ở vị trí số mấy?

- Cô giới thiệu chữ cái “ ê”

- Cô phát âm “ ê” 3 lần cho trẻ nghe

- Cô mời trẻ phát âm [ Lớp, tổ, cá nhân; cô sửa cho trẻ phát âm đúng].

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ lắng nghe cô phát âm

- Trẻ phát âm cả lớp 3- 4 lần.

- Trẻ phát âm theo tổ,cá nhân

- 2-3 trẻ nhận xét. Chữ “e” gồm 1 nét ngang và 1 nét cong tròn hở phải.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ quan sát, lắng nghe.

- Trẻ quan sát và phát âm “e”.

- Trông em.

- bài thơ “ Làm anh”

- Trẻ đọc thơ.

- Trẻ xem tranh.

- Trẻ phát âm theo cô 2 lần.

- Trẻ đếm 1..2..3..4...5…6. Có 6 chữ cái.

- Chữ “ e” vừa học. Ở vị trí số 2 và 5.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ phát âm theo [lớp, tổ, nhóm, cá nhân]

- Ai có nhận xét gì về đặc điểm và cấu tạo của chữ ê nào? [ Mời 2- 3 trẻ trả lời]

- Cô khái quát chữ ê có một nét ngang, một nét cong tròn hở phải và một chiếc mũ đội xuôi.

- Cô vừa phận tích vừa mở hình ảnh các nét cấu tạo nên chữ ê cho trẻ xem.

- Cô giới thiệu các kiểu chữ ê: In thường, in hoa, viết thường.

- Tuy cách viết có hơi khác nhau nhưng đều được đọc là “ ê”

- Mời cả lớp, tổ phát âm.

- 2-3 trẻ nhận xét.Chữ “ê” có một nét nằm ngang, 1 nét cong tròn hở phải và 1 cái mũ đội xuôi.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ quan sát

- Trẻ quan sát.

- Trẻ quan sát, lắng nghe.

- Cả lớp, tổ phát âm .

* So sánh chữ e – ê :

- Các con nhìn xem chữ “ e” và chữ “ê” có điểm gì giống và khác nhau?

Cô khái quát:

- Giống nhau: cả 2 chữ đều có nét ngang và 1 nét cong tròn hở phải.

- Khác nhau: chữ e không có mũ, còn chữ ê có mũ.

- Giống nhau: cả 2 chữ đều có nét ngang và 1 nét cong tròn hở phải.

- Khác nhau: chữ e không có mũ, còn chữ ê có mũ.

- Trẻ lắng nghe và nhắc lại.

b. Trò củng cố:

* Trò chơi 1: " chữ gì biến mất"

* Trò chơi 2: " Thi xem ai nhanh"

+ Khi cô phát âm chữ cái nào các con chọn thật nhanh chữ cái đó giơ lên và phát âm thật to.

+ Cô nói đặc điểm của chữ cái trẻ tìm chữ cái giơ lên và phát âm.

- Trẻ nhìn trên máy và phát hiện xem chữ gì biến mất và phát âm

- Trẻ chọn chữ cái e - ê giơ lên và phát âm theo yêu cầu của cô.

-Trẻ tìm chữ theo yêu cầu của cô

* Trò chơi 3: “ Về đúng nhà”

- Cách chơi: Mỗi trẻ sẽ lấy 1 lô tô chữ cái mà mình thích, sau đó đi quanh cô vừa đi vừa hát bài về chủ điểm. Khi có hiệu lệnh “ Về đúng nhà” thì phải nhanh chân về đúng ngôi nhà có chữ giống chữ cái mình cầm trên tay.

-Luật chơi: Trẻ nào tìm sai sẽ phải tìm lại.

- Trẻ hứng thú tham gia trò chơi.

3. Hoạt động 3: Kết thúc[ 2 phút]

- Cô hỏi trẻ lại nội dung bài học.

- Cô nhận xét, khen trẻ.

- Cho trẻ hát bài “ Cả nhà thương nhau” và ra ngoài.

- Học chữ cái e - ê

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ hát và ra ngoài.

Video liên quan

Chủ Đề