Giỗ cha diệp ngày mấy 2023

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội [LĐ-TB&XH] vừa trình Chính phủ đề xuất phương án nghỉ Tết Âm lịch và Quốc khánh 2/9, trên cơ sở tổng hợp góp ý từ các cơ quan, bộ ngành.

Theo đề xuất, dịp Tết Quý Mão dự kiến nghỉ 7 ngày, kéo dài từ 29 tháng chạp Nhâm Dần đến hết mùng 5 tháng giêng năm Quý Mão [20 – 26/1/2023]. Lịch nghỉ gồm ba ngày trước Tết, hai ngày sau và hai ngày nghỉ hàng tuần.

Dịp Quốc khánh dự kiến nghỉ 4 ngày, từ 1/9 đến 4/9/2023. Các bộ ngành thống nhất chọn nghỉ trước Quốc khánh 2/9 bởi nếu nghỉ sau sẽ trùng với ngày khai giảng.

Ba kỳ nghỉ còn lại sẽ thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động.

Cụ thể, dịp Tết Dương lịch nghỉ ba ngày [31/12/2022 – 2/1/2023]. Do ngày đầu năm rơi vào chủ nhật, công chức, người lao động sẽ được nghỉ bù vào thứ hai của tuần kế tiếp.

Giỗ Tổ Hùng Vương [10/3 Âm lịch] và Ngày thống nhất đất nước 30/4 - Quốc tế lao động 1/5 liền kề nhau, rơi vào cuối tuần nên công chức, người lao động sẽ được nghỉ bù vào ngày làm việc của tuần kế tiếp. Kỳ nghỉ sẽ kéo dài 5 ngày, từ 29/4 đến hết 3/5.

Lịch nghỉ trên áp dụng cho công chức, viên chức. Đối với khối các doanh nghiệp, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội khuyến khích áp dụng cho người lao động và thông báo trước ít nhất 30 ngày.

Loading...

Nhà thờ Tắc Sậy- Nhà thờ Cha Diệp

Nhà Thờ Tắc Sậy nằm trên quốc lộ 1A, khi xe chạy qua khỏi cây số 2218 khoảng 500m, người ta thấy một ngôi nhà thờ trong khuôn rào cao đẹp. Đó là nhà thờ Tắc Sậy.

NHÀ THỜ TẮC SẬY nằm trong địa bàn Ấp 2, xã Tân Long, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Còn Họ đạo Tắc Sậy rộng lớn hơn, gồm ấp 2 Thị Trấn Hộ Phòng; Ấp 2, ấp Khúc Tréo B, xã Tân Phong; ấp Thành Thưởng; ấp Quyết Thắng, xã An Trạch, huyện Giá Rai. Địa danh Tắc Sậy, theo những người lớn tuổi ở địa phương: có một con đường tắt, nhỏ, đi ngang qua nhà thờ nằm giữa đám lau sậy, vì phát âm của người miền Nam, chữ “Tắt” thành chữ “Tắc”.

  • Giáo Hạt Bạc Liêu: QL1A, Ấp 2, Tân Phong, Giá Rai, Bạc Liêu, Việt Nam
  • Số Giáo Dân: 1,050 Giáo Dân
  • Năm thành lập Nhà Thờ: 1925
  • Linh Mục Chánh Xứ: Linh mục Phanxicô Trần Bình Trọng
  • Điện thoại: 0291 3850 418

Thánh đường Tắc Sậy- Nhà thờ Cha Diệp

Lịch sử Nhà Thờ Tắc Sậy

Bổn đạo đầu tiên là một ít người từ xa tới như Trà Lồng, Kinh Đức Bà, Hộ Phòng,… Hiện nay không có ai sống trên 80 năm ở họ đạo để cung cấp tài liệu những năm đầu. Tuy nhiên, sổ Rửa tội và những lời truyền khẩu của bậc cổ cựu, chúng ta có thể biết Cha Jules DUCQUET, người Pháp, thuộc Hội Thừa Sai Paris, cha sở họ Bạc Liêu là người khai sáng ra họ đạo. Có lẽ Tắc Sậy là họ nhánh của Bạc Liêu. Chữ ký đầu tiên trong sổ Rửa tội tại họ đạo của Cha Jean Chrysostome CHẾ THANH TRÍ là ngày 10.06.1925. Đây coi như một cột mốc của ngày thành lập họ đạo. Họ đạo tính đến hôm nay, ngày 10.03.2000 vừa tròn 75 năm.

Thời kỳ đầu, chỉ có một số ít giáo dân sống rải rác trong khu rừng rậm rạp lau sậy, đước, mấm… Vì không có an ninh, nên hai Cha Duquet và Chế Thanh Trí thỉnh thoảng ghé qua để Rửa tội, an ủi, nâng đỡ giáo dân. Đến tháng 8.1926 trở thành họ đạo chính. Cha sở đầu tiên là Cha Phaolô TRẦN MINH KÍNH. Thời của Cha đã có nhà nguyện nhỏ tạm bằng cây rừng vách lá, nằm ở bên sông, thuộc ấp Thành Thưởng, xã An Trạch, Giá Rai, trên đất của ông Ba Thái, Cha sở đầu tiên ở từ tháng 8.1926 đến tháng 3.1930.

Tháng 3.1930, Cha Phanxicô TRƯƠNG BỬU DIỆP về nhận nhiệm sở, Ngài dời nhà nguyện về bên quốc lộ, trước là quốc lộ 4 đi từ Cần Thơ xuống Cà Mau, lợp bằng nói, vách ván bổ kho, cất nàh Cha sở, Dì phước. Thời gian làm Cha sở, Ngài quan hệ giúp đỡ lương giáo, nhiều người lương trở lại đạo… Ngài lập thêm nhiều họ đạo quanh vùng Tắc Sậy như: Khúc Tréo, Bà Đốc, An Hải, Chủ Chí, Đầu Sấu, Đồng Gò, Rạch Rắn… Cộng tác với Ngài có hai Dì phước dòng Chúa Quan Phòng và ba ông biện. Ngài là người có công nhiều với họ đạo vùng này. Tiếng chuông sáng tối vang lên hằng ngày, mời gọi đoàn chiên đến cới Thiên Chúa, trên chuông ngày có tên của Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp. Đó là một kỷ vật của Cha còn tại họ đạo. Hoàn cảnh xã hội nhiểu nhương, giáo dân di tản. Sau sự hy sinh anh dũng, chết thay cho hơn 70 tín hữu của Cha ngày 12.03.1946, họ đạo tản mát, nhà thờ, nhà chung, tài sản bị cướp giật, đốt phá, chỉ còn ít gia đình ở lại trong nhiểu nhương. Thời gian từ 1946 đến 1956, thỉnh thoảng có các Cha Gioan Bt. Phạm Bia Vàng, Phêrô Trần Minh Ký, Micae Lê Tấn Công, Alphongsô Nguyễn Thiên Tứ, Phanxicô Nguyễn Văn Dương từ các họ Bạc Liêu, Cái Hưu [Vĩnh Mỹ], Cà Mau đến sang qua giúp đỡ.

Vào năm 1952, Đức Cha Gioan Bt. CHabalier, Giám mục Giáo phận Phnom-Penh [Nam Vang] Campuchia, cùng hai sĩ quan người Pháp muốn tái lập họ đạo, đã kêu gọi hai ông Đôminicô Trần Đại Phước và Phêrô Nguyễn Văn Mạnh, ở Hộ Phòng, về dựng lại nhà thờ. Tình thế yên ổn, giáo dân qui tụ lại dần dần. Ngôi nhà nguyện lại được hình thành, bằng cây tràm lợp lá, hai căn tám thước, để sớm tối cầu kinh. Năm 1956, Cha Louis Marcello ĐẶNG TUẤN ANH [Allbéza] được bề trên cắt cử đến để chăm sóc đoàn chiên. Ngài nới rộng nhà nguyện thành bốn căn dài 12 mét, nhà Dì, nhà xứ dù đơn sơ nhưng cũng là nơi ấm áp tình người, có nơi cho con em học tập. Cha ở họ đạo đến tháng 2.1958.

Đến tháng 8.1958, Cha Gioan Bt. HỒ VĂN ĐỢI về chăm sóc họ đạo. Vì tình hình thiếu an ninh, nên Cha sở thường lánh mặt lên ở trên quận, cách họ đạo 7km, từ đó mới có thêm nhà nguyện, nhà xứ, nhà quý Dì tại Giá Rai. Chiến tranh lại xảy ra, Ngài bất đắc dĩ phải thành lập lực lượng để giữ gìn họ đạo và vùng phụ cận được an toàn. Năm 1963 Cha xây nhà thờ bằng vật liệu kiên cố, rộng 10mét, dài 32mét, lợp thiếc trên phần đất như hiện nay. Rủi ro, Ngài bị trọng thương. Hai họ đạo Tắc Sậy, Giá Rai lại vắng bóng Linh mục, nhà chung hai họ lại vắng lặng, giáo dân một số tìm nơi an toàn để cư ngụ.

Đầu năm 1956, Linh mục Giuse NGUYỄN VĂN TỊCH về làm Cha sở. Quen chịu đựng dẻo dai trong những giai đoạn khó khăn, họ đạo lại hồi sinh. Những hoạt động xã hội, truyền giáo, cơ sở kỹ nghệ được thiết lập tại Hội Phòng. Trường học xây dựng kiên cố, gồm hai dãy, mỗi dãy 4 phòng, đáp ứng nhu cầu học tập của con em lương giáo. Riêng phần Cha ở một nhà lá nhỏ trên đài hội. Cha đã qui tụ những giáo dân di tản do chiến tranh ở Đầu Sấu, Chủ Chí, Chợ Hội lập thành họ đạo Hòa Bình, ở ấp 3, Tân Phong. Ngài đã di hài cốt của Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp, chôn ở phòng thánh nhà thờ Khúc Tréo về phía đầu nhà thờ Tắc Sậy năm 1969. Cha ở họ đạo đến tháng 5.1970.

Từ tháng 5.1970 đến tháng 6.1971, Cha Phanxicô LÃ THANH LỊCH về tiếp tục những công việc đang phát triển tại họ đạo. Được một năm, Cha đổi về Viện Đại học Đà Lạt nhận nhiệm vụ mới.

Tháng 7.1971, Cha Antôn NGUYỄN TRI VIỄN được bề trên đặt là Cha sở. Với những cơ sở sẵn có, Ngài chú tâm lo cho giáo dân về mặt tôn giáo nhiều hơn, thường xuyên lên xuống có mặt tại hai họ Giá Rai – Tắc Sậy. Biến cố lớn của đất nước năm 1975 làm thay da đổi thịt con người, có kẻ hoang mang lo lắng, có người vui mừng. Cha ở họ đạo đến tháng 8.1976. Thời gian này có Cha Phêrô Lê Văn Duyên đến giúp khi Cha sở một thời gian đau, đi vắng. Trong giai đoạn giao thời, có Cha Giacôbê Lê Văn Tỏ, Phanxicô Huỳnh Văn Sơn đến họ đạo để ban các Bí tích.

Tháng 4. 1977, Cha Antôn VŨ XUÂN VINH, từ Phó tế lên chức Linh mcụ và nhận nhiệm vụ Cha sở. Theo sự thay đổi địa dư của nhu cầu xã hội, Ngài sửa mặt tiền nhà thờ quay ra quốc lộ 1A, xây đài Đức Mẹ Fatima đứng trên vòng bán nguyệt, xây tháp chuông. Chính Cha là người đã phát động niềm tin vào Cha Phanxicô TRƯƠNG BỬU DIỆP, Ngài di dời hài cốt và xây nên mộ cho Cố Linh Mục. Từ thời Ngài, bắt đầu có nhiều người ở khắp nơi đến để cầu nguyện, xin ơn hoặc cảm ta hồng ân của Thiên Chúa trao ban qua bàn tay, lời nguyện chuyển cầu của Cha Phanxicô. Cha ở họ đạo đến tháng 9.1986.

Tháng 10.1986, nhận bài sai của Đức Giám Mục Giacôbê Nguyễn Ngọc Quang, Cha Martinô NGUYỄN NGỌC TỎ về làm Cha sở họ đạo. Vì phải lấy đất làm chân nền cho quốc lộ 1A, nên trong khuôn viên nhà thờ ngoài những phần đất xây dựng cơ bản nhà thờ, nhà xứ, nhà Dì phước, trường học, phần đất lớn hơn còn lại là ao đìa, lung láng, mương rãnh sình lầy. Theo đà tiến của xã hội vào cuối thế kỷ XX, Ngài san lấp mặt bằng, khi bằng sức lao động con người, khi bằng cơ giới, lót đá thềm trong khuôn viên. Để có nơi trang nghiêm xứng đáng hơn làm nơi thờ phượng, sáng chiều kinh lễ, Ngài đổi mái nhà thờ bằng thiếc thay bằng ngói, sửa lại cung thánh, nền nhà thờ. Theo nhu cầu từng giai đoạn, Ngài di dời và xây mới nhà cộng đoàn Nữ tu, xây dựng nhà xứ mới rộng rãi, thoáng mát. Vừa làm nơi cầu nguyện vừa tạo cảnh quang cho khuôn viên, những tượng đài Đức Mẹ Sầu bi, Mẹ Nhân loại, thánh Têrêsa Hài đồng lần lượt mọc lên. Bờ kè, đường đi cũng được xây dựng, chỉnh trang.

Mối bận tâm lớn của các vị chủ chăn từ ngàn xưa, là mở mang kiến thức và học vấn cho giáo dân để kịp đà tiến cảu xã hội. Vì thế, từ những năm đầu thành lập họ đạo, ngôi trường dù có đơn sơ cũng là nơi cho các em học hỏi cho biết đọc biết viết và thấm nhuần những căn bản giáo lý của đạo. Nhu cầu học tập càng nhiều, Cha phải trùng tu và xây thêm lớp học mới có lầu, vì đất hẹp. Các Nữ tu Chúa Quan Phòng được trao phó trách nhiệm điều khiển và trông nom dạy dỗ con em không phân biệt lương giáo, với sự trợ lực cảu các giáo viên chuyên nghiệp, hơn phân nữa là giáo dân trong họ đạo.

Đường vào Thánh đường Tắc Sậy- Nhà thờ Cha Diệp

Kiến trúc Nhà Thờ Tắc Sậy [Nhà Thờ Cha Diệp]

Nhà thờ Tắc Sậy được xem là một nhánh của họ đạo Bạc Liêu ngày xưa. Ban đầu nơi đây được Cha Jules DUCQUET một linh mục người Pháp đến truyền đạo. Sau đó Cha đã thành lập 4 họ đạo ở khu vực miền Tây trong đó có họ đạo Bạc Liêu.

Năm 1925, nhà thờ Tắc Sậy được thành lập. Tháng 8 năm 1926, cha Phaolô Trần Minh Kính được cử về làm cha xứ đầu tiên của nhà thờ. Đến tháng 3 năm 1930 thì cha Phanxico Trương Bửu Diệp về nhận nhiệm sở mới thay cha Kính. Trong thời gian ở đây, cha Diệp đã chuyển nhà thờ từ phía trong ra ngoài mặt tiền như vị trí hiện tại. Cha Diệp cũng là người có công to lớn trong việc hình thành và phát triển nhà thờ Tắc Sậy.

Nhà thờ Tắc Sậy – nơi gắn liền với một nhân vật nổi tiếng – cha Trương Bửu Diệp, vị linh mục được xem như một vị thánh bởi sự linh thiêng, thi ân giáng phúc cho những ai tin tưởng nguyện cầu.

Có nhiều giai thoại khác nhau về cái chết của Cha cũng như câu chuyện về nhà thờ Tắc Sậy. Nhưng tất cả đều nói lên Cha Diệp là một người can đảm, dám hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ người khác.

Được sự đóng góp của đồng bào công, lương giáo trong và ngoài nước, hiện nay Nhà thờ Tắc Sậy vừa được trùng tu, xây dựng mới nhiều hạng mục khang trang, không chỉ là nơi hành hương của người dân địa phương mà còn là điểm du lịch tâm linh cho nhiều đoàn khách trong nước và nước ngoài đến hành hương, chiêm bái.

Nhiều đoàn khách hành hương đến Nhà thờ Cha Diệp

Nhà thờ có kiến trúc lạ và độc đáo gồm có 3 tầng, tầng trệt là nơi để cho khách nghỉ ngơi, tầng 2 và 3 là nơi dâng thánh lễ với tiền sảnh rất rộng. Gian cung thánh là nơi thờ phượng cũng được trang trí bằng các loại gỗ quý được điêu khắc tinh vi càng khiến cho không khí linh thiêng nơi đây thêm trang trọng.

Bên trong Nhà Thờ Tắc Sậy [Nhà thờ Cha Diệp]

Nơi Yên Nghỉ  Linh Mục Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp

Năm 1969, hài cốt linh mục Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp được cải táng về trong khuôn viên nhà thờ Tắc Sậy, là nơi ông mục vụ trong 16 năm, đồng thời là linh mục chánh sở thứ nhì của họ đạo Tắc Sậy. Ngày 4 tháng 3 năm 2010, hài cốt của ông lại được cải táng lần nữa, nhưng chỉ cách chỗ cũ khoảng hơn chục mét, và cũng ở trong khuôn viên nhà thờ Tắc Sậy.

Hàng năm, nhất là ngày 11 và 12 tháng 3 dương lịch, đông đảo người dân từ nhiều nơi đến hành hương và tham quan Thánh đường Tắc Sậy và phần mộ của linh mục Trương Bửu Diệp.

Nơi an nghỉ Cha Diệp

Nơi an nghỉ của cha Diệp có kiến trúc như một tòa nhà có ba nóc rộng lớn, nóc chính giữa có đồng hồ lớn tạo điểm nhấn cho tòa nhà. Được xây dựng theo kiến trúc Á Đông nhưng vẫn mang nét đẹp của văn hoá Việt. Công trình này mang hình dáng giống như các đền đình ngày xưa của người Việt nhưng đã được cách tân, đổi mới cho phù hợp.

Nơi an nghỉ Cha Diệp

Nơi nghỉ ngơi – Trung tâm Hành Hương Nhà Thờ Tắc Sậy [Cha Diệp]

Trung tâm hành hương Cha F.X Trương Bửu Diệp là công trình được xây sau các công trình trên. Toà nhà có quy mô khá lớn. Nơi đây là nơi lưu trữ những tư liệu về Cha Diệp. Tầng trệt của toà nhà là nơi bạn có thể ghé qua thăm quan. Ngoài ra ở đây còn có bán những món quà lưu niệm mà bạn có thể mua về làm quà cho người thân. Phía trên là các phòng ở phục vụ cho việc lưu trú của các khách hành hương. Nếu bạn cần xin khấn hay xin lễ thì có thể ghé qua đây để liên hệ với các Soeur ở đây.

Tượng Cha Diệp

Trung tâm hành hương- cha Trương Bửu Diệp

Nội quy Trung tâm hành hương- cha Trương Bửu Diệp

Đến đây, mọi người cùng thành tâm khấn nguyện cầu muôn sự bình an, mang lại cho con người sự tĩnh tâm, thanh thản, gạt bỏ những ưu phiền, lo toan thường nhật với mong muốn tạo dựng cho mỗi con người một cuộc sống yên vui, tốt lành, bao dung và đầy lòng nhân ái. Hàng năm, đặc biệt là ngày 11 và 12 tháng 3, đông đảo người dân từ nhiều nơi đến hành hương và tham quan Thánh đường Tắc Sậy và phần mộ của Cha Diệp.

Chuông Nhà thờ Cha Diệp

Quả chuông do LM Trương Bửu Diệp đặt làm năm 1930, có đúc kèm tên ông trên thân chuông. Di vật hiện lưu giữ trong nhà thờ Tắc Sậy [Bạc Liêu, Việt Nam].

Thời Gian Làm Lễ Nhà Thờ Tắc Sậy [Nhà Thờ Cha Diệp]

Ngày thường nhà thờ có 3 thánh lễ: 5h00 sáng, 9h00 sáng và 17h00 chiều. Còn vào Chủ nhật thì có thêm thánh lễ vào lúc 7h00 sáng.

Bảng thời gian làm lễ tại Nhà Thờ Cha Diệp

Giáo Xứ Hiện Nay “Nhà Thờ Tắc Sậy” [Nhà Thờ Cha Diệp]

Nhìn lại 75 năm thăng trầm của họ đạo, gần như không lúc nào thiếu vắng Linh mục và Tu sĩ ở giữa và ở với giáo dân. 75 năm: 9 đời Cha sở, 11 đời Trưởng cộng đoàn Nữ tu, cùng nhiều Linh mục và Tu sĩ đã giúp, chung sống với họ đạo. Sự hiện diện này là một hồng ân và tình thương của Thiên Chúa ban xuống cho họ đạo. Tiếc thay, họ đạo chỉ hiến dâng trong cánh đồng truyền giáo của Thiên Chúa, phục vụ Giáo hội và con người, được 7 Nữ tu dòng Chúa Quan Phòng. Hiện đang có 22 em dự tu nam nữ. Tính đến hôm nay [10.06.2000] họ đạo có 1223 giáo dân sống trong 5 khu giáo. Một Hội đồng Giáo xứ trẻ trung, năng động. Giới Gia trưởng, Hiền mẫu điều có người tham gia trong Ban Trị Sự khu năng nổ. Giới trẻ sinh động, thiếu nhi siêng năng, hăng hái. Nhóm cầu nguyện, Legio Mariae hoạt động tích cực.

Tiểu sử Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp

Chân Dung Cha Diệp

Linh mục Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp sinh ngày 1 tháng 1 năm 1897 tại họ đạo Cồn Phước, thuộc làng Tấn Đức; nay thuộc ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Cha là ông Micae Trương Văn Đặng [1860 – 1935], mẹ là bà Lucia Lê Thị Thanh. Ông được Linh mục Giuse Sớm rửa tội ngày 2 tháng 2 năm 1897 tại họ đạo Cồn Phước và lấy tên Thánh là Phanxicô Xaviê

Năm 1904, lúc lên bảy tuổi thì mẹ mất, cậu bé Diệp theo cha đến Battambang [Campuchia] sinh sống bằng nghề thợ mộc. Tại đây, người cha tục huyền với bà Maria Nguyễn Thị Phước [sinh năm 1890, quê quán ở Mỹ Luông; nay thuộc Chợ Mới, An Giang].

Học đạo, được thụ phong linh mục
Năm 1909, Linh mục Phêrô Lê Huỳnh Tiền đưa Trương Bửu Diệp vào học đạo tại Tiểu chủng viện Cù Lao Giêng [nay thuộc xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang]. Sau đó, thầy Diệp tiếp tục học đạo tại Đại chủng viện Nam Vang [Campuchia]; vì thời ấy, các họ đạo trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long đều trực thuộc Giáo phận Nam Vang.

Năm 1924, sau thời gian học đạo, thầy Diệp được thụ phong linh mục tại Nam Vang, thời Giám mục Valentin Herrgott cai quản. Năm 1924-1925, Linh mục F.X Trương Bửu Diệp được bề trên bổ nhiệm làm linh mục phó của họ đạo Hố Trư, một họ đạo của người Việt sinh sống tại Kandal [Campuchia]. Năm 1927 – 1929, Linh mục Diệp trở về nước và làm Giáo sự tại Chủng viện Cù Lao Giêng. Tháng 3 năm 1930, ông về nhận nhiệm sở tại Họ đạo Tắc Sậy. Trong những năm làm nhiệm vụ tại đây, ông đã liên hệ, giúp đỡ để thành lập thêm nhiều họ đạo lân cận như: Bà Đốc, Cam Bô, An Hải, Đầu Sấu, Chủ Chí, Khúc Tréo, Đồng Gò, Rạch Rắn.

Năm 1945 – 1946, chiến tranh loạn lạc khiến nhiều giáo dân phải di tản. Linh mục bề trên là Trần Minh Ký ở Bạc Liêu và cả người Pháp cũng kêu gọi Linh mục Trương Bửu Diệp lánh mặt, khi nào tình hình yên ổn thì trở về họ đạo, nhưng ông vẫn một mực từ chối và trả lời:

“ Tôi sống giữa đoàn chiên và nếu có chết cũng chết giữa đoàn chiên. Tôi không đi đâu hết.”
— Phanxicô Trương Bửu Diệp

Nơi an nghỉ Cha Diệp

Nơi an nghỉ Cha Diệp

Hàng năm, nhất là ngày 11 và 12 tháng 3 dương lịch [ngày Cha Diệp thọ nạn], đông đảo người dân từ nhiều nơi đến hành hương và tham quan Thánh đường Tắc Sậy và phần mộ của Cha Diệp.

Từ năm 2012, cuộc điều tra phong Thánh cấp giáo phận cho Linh mục Trương Bửu Diệp bắt đầu được tiến hành.

Nhà thờ Tắc Sậy có từ lâu đời, nhưng trước đây chỉ là một ngôi thờ bán kiên cố, nhỏ hẹp và lợp tôn. Để nhà thờ và phần mộ Cha F.X Trương Bửu Diệp được an nghỉ trong khuôn viên tôn nghiêm và khang trang hơn, ngày 24 tháng 2 năm 2004, lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi nhà thờ mới đã được tổ chức. Về sau, nhờ giáo dân và khách thập phương ủng hộ, nay khu nhà thờ mới [nay có tên là Thánh đường Tắc Sậy] đã cơ bản hoàn thành trên diện tích rộng hàng ngàn m². Và nhiều người vẫn hay gọi là Nhà Thờ Cha Diệp.

Phương tiện và hướng đi đến Thánh Đường Tắc Sậy [Nhà Thờ Cha Diệp]

1- Hướng dẫn di chuyển

Từ Hà Nội:

Du khách bay một chặng đến TP Hồ Chí Minh sau đó bắt xe về Cà Mau. Bạn có thể tham khảo một số chuyến bay sau:

VietNam Airlines: giá tùy thời điểm.

Các hãng hàng không khác giá vé cũng tương tự và giá có thể thay đổi tùy thuộc vào thời gian đặt vé cũng như hạng vé bạn lựa chọn.  Liên hệ tổng đài Smile Travel 0869.167.868 đặt vé giá rẻ.

Từ TP Hồ Chí Minh: Tuyến đường từ TP Hồ Chí Minh đi Cà Mau với thời gian di chuyển tầm từ 8 – 9 tiếng nên du khách nên lựa chọn xe giường nằm. Đại diện là xe Mai Linh và Giáp Diệp. Vừa là lựa chọn thuận tiện cho việc di chuyển với giá thành khá thấp, thời gian di chuyển linh động lại có thể đi và về trong ngày. Với cung đường xe chạy, xe có hỗ trợ dừng cho khách xuống ngay tại nhà thờ Tắc Sậy, hành khách có thể dễ dàng vào tham quan và viếng thăm nhà thờ.

Đi bằng xe riêng:

Cách 1: Thẳng QL1 qua Cần Thơ, Sóc Trăng tới Bạc Liêu, qua khỏi TP Bạc Liêu, qua TT Hòa Bình, qua TT Giá Rai 4km thì gặp cầu Hộ Phòng, qua cầu Hộ phòng 2 km là gặp nhà thờ Tắc Sậy phía bên trái.

Cách 2: Qua cầu Cần Thơ đi tới ngã 7, lên cầu vượt đi về quản lộ Phụng Hiệp đi xuống Cà Mau, từ Cà Mau vòng lên Tắc Sậy 30km.

Chủ Đề