Giun đất mua ở đâu

Tình hình là mình có một ông con học lớp 7, ngay mai đến giờ sinh vật phải có hai con giun đất để mổ và học. Cả nhà có ai biết chỗ nào bán tại Hà Nội thì mách cho mình để mua cho con kịp học với.

Bài 1: Báo động đỏ nạn tận diệt giun đất bằng kích điện

Bài 3: Khoảng trống quản lý

Có thực sự là địa long?

Những người hành nghề gọi chế biến giun là chế chế biến "địa long" tại thôn Đồng Chãu, xã Trung Trực [Yên Sơn]. 3 lò sấy, chất đốt vẫn còn dang dở, hàng chục phên với những xác giun vừa sấy xong được rải đều hong thêm nắng trước khi đưa đi tiêu thụ. Khó có thể chấp nhận được, tình trạng mất vệ sinh, mùi tanh hôi bao trùm toàn bộ bầu không khí.

Hàng chục phên giun đất đã được xấy khô tại cơ sở chế biến giun tại thôn Đồng Chãu, xã Trung Trực [Yên Sơn].

Làm việc với lực lượng chức năng, ông Phạm Tuấn Thanh, chủ cơ sở chế biến giun tại thôn Đồng Chãu khai báo, ông thu mua giun từ những người đi đánh bắt về, giá 1 kg giun sống khoảng từ 20-25 nghìn đồng, những ngày nắng nóng, giun ít giá nhích hơn, thời tiết mưa nhiều, đánh bắt dễ giá có giảm xuống. Giun đất bắt về rửa qua, cho vào máy tước, bỏ bộ phận bên trong giun, phần còn lại rải đều vào các phên sắt để đưa vào các lò sấy. Khoảng 3-4 tiếng, hun dưới nhiệt độ cao, giun được sấy khô sau đó là đóng bao bán cho các đầu nậu thu mua. Giá 1 kg giun khô khoảng từ 600-800 nghìn đồng/kg tùy vào chất lượng giun và thời điểm, cứ 10-12 kg giun sống sẽ được 1 kg giun khô.

Ông Trương Quang Tuyên, Trưởng công an xã Kiến Thiết [Yên Sơn] người đã tham gia vào nhiều đợt tuần tra, canh gác, ngăn chặn tình trạng kích bắt, sơ chế, sấy giun đất trên địa bàn xã Kiến Thiết chia sẻ, không hiểu người ta mua giun để làm gì, có thực sự phải là địa long không? Nhưng quy trình chế biến giun đất thật sự khủng khiếp.

Có thị trường thực sự hay chỉ là chiêu bài phá hoại?

Trao đổi với những cá nhân kích bắt, chế biến giun đất về thị trường tiêu thụ của loại sản phẩm kỳ quái này, chúng tôi đều nhận được câu trả lời chỉ biết sơ chế, sản phẩm giun sấy đạt chuẩn sẽ được thương lái đến gom tận nhà.

Anh Chu Văn Mạnh, Phó trưởng Công an xã Tri Phú [Chiêm Hóa] cũng cho rằng, làm việc với 1 số cá nhân đánh bắt, chế biến giun đất trên địa bàn xã, tất cả đều khẳng định, giun được bắt, chế biến không tiêu thụ trong nước mà xuất khẩu sang Trung Quốc và để làm gì, có tác dụng gì với con người thì họ không biết, chỉ biết có người thu mua thì họ đánh bắt, chế biến.

Công an xã Trung Trực [Yên Sơn] lập biên bản hành vi thu mua, chế biến giun tại hộ ông Phạm Tuấn Thanh, thôn Đồng Chãu.

Ông Ma Văn Trường, Trưởng Công an xã Xuân Vân [Yên Sơn] khẳng định, nguồn tin đảm bảo của công an xã có được, những tháng gần đây trên địa bàn xuất hiện 1 cá nhân lái xe tải trọng tải 3,5 đến 5 tấn biển số tỉnh bạn đi dọc các xã Xuân Vân, Trung Trực, Kiến Thiết để thu mua giun khô. Số giun này sẽ được tập kết về Vĩnh Phúc và đưa sang Trung Quốc tiêu thụ.

Rất nhiều bài học đắt giá về thương lái nước ngoài thu mua những thứ kỳ quái không giống ai gây rất nhiểu tổn thất cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của nước ta, trong đó tỉnh ta cũng không nằm ngoài sự tác động. Hết đỉa đến móng trâu, ốc bươu vàng và giờ đến giun đất....Qua trao đổi, tiếp xúc với những cá nhân đã hành nghề đánh bắt, chế biến giun trên địa bàn 2 huyện Chiêm Hóa, Yên Sơn có thể đưa ra câu trả lời rằng người dân không phải không biết trước những chiêu trò thu mua nông sản dị biệt của những thương lái nước ngoài nhưng vì lợi nhuận cao, họ bất chấp làm liều và không quan tâm đến hệ lụy sau này.

Các chuyên gia nông nghiệp đều khẳng định, chân tướng sự việc và những hành động thu mua nông sản dị biệt, trong đó có giun đất của thương lái nước ngoài là những chiêu bài phá hoại sản xuất, hủy hoại môi trường.

Chưa có câu trả lời chính xác về mục đích sử dụng giun đất nhưng tác hại lớn nhất từ việc kích bắt giun đất bằng xung điện đang diễn ra đã nhìn thấy rất rõ, nhiều diện tích đất đang chết dần vì mất vi sinh vật có lợi.

Cách dùng giun đất để làm thuốc

Địa long là tên gọi trong Đông y của giun đất khi đã được điều chế thành một vị thuốc để chữa bệnh.

Quy trình biến giun đất thành địa long cũng khá đơn giản. Khi giun đất được bắt về sẽ được làm sạch nhớt bằng tro bếp hay rơm sau đó được rửa lại với nước bồ kết hoặc phèn chua.

Cắt bỏ phần đầu và đuôi của con giun. Người ta sẽ tuốt bỏ hết đất trong bụng giun ra rồi dùng một que nhỏ lộn lớp da bên trong ra để rửa sạch bằng nước muối hay nước nóng rồi đem phơi hoặc sấy khô.

Giun đất

Giun đất cũng có thể được rửa hoàn toàn bằng rượu trắng hoặc khi làm sạch nhớt sẽ được cắt bỏ phần đầu đuôi, rồi rạch bụng giun phanh ra, rửa sạch đất cát bên trong sau đó tấm rượu để giun săn lại rồi đem phơi khô.

Tùy vào điều kiện, thói quen vùng miền mà có cách làm khác nhau, miễn sao có thể làm sạch giun đất và phơi khô chúng để tạo thành địa long, làm thuốc chữa bệnh.

Các bài thuốc chữa bệnh từ giun đất - địa long

Theo Đông y địa long có vị mặn, hơi tanh, tính hàn, lành, có tác dụng thanh nhiệt, bình can, hạ huyết áp, lợi tiểu, hạ sốt,…thông thường địa long được dùng để chữa những chứng bệnh sau:

Chữa sốt rét:

Bài 1: 12g đại long, 12g hậu phác nam, 12g vỏ cây xoan rừng, 8g dây trần thông, 8g trần bì, 8g gừng. các vị phơi khô rồi tán nhuyễn, dây bột mịn trộn với hồ bón thành viên nhỏ, uống hết trong ngày.

Bài 2: 8g địa long, 40g quả na điếc [quả na có màu đỏ, nhỏ, lép] ướp rượu sao vàng, 20g phèn phi. Tất cả tán thành bột rồi trộn với nước tỏi, viên thành hạt đậu xanh. Người lớn dùng 2 lần/ ngày, mỗi lần 10 viên. Uống liên tục trong 4-5 ngày.

Giun đất sấy khô - địa long

Chữa sốt cao, co giật:

30g dại long, 100g trám trắng đem phơi khô tán nhuyễn cả hai vị. Rây bột mịn, trộn với mật hoặc hồ viên lại, mỗi viên chừng 5g. Uống 2 lần/ ngày, mỗi lần 6 viên trước bữa ăn.

Chữa sốt phát ban, sốt xuất huyết:

5-6 con đại long, 10g cỏ nhọ nồi, 8g lá dâu, 8g trắc bá, 8g bạc hà, 8g kinh giới, 5g củ sả. Thái nhỏ các vị, đem phơi khô, sắc cùng 400ml nước còn 100ml, chia làm 2 lần uống hết trong ngày.

Chữa bệnh cao huyết áp:

12g đại long, 50g thịt gà, 50g cần tây, 10g cao ngựa, 10g nấm hương, 5g hành, 5g gừng, 5g muối. Cho tất cả vào ấm nấu cùng 100ml nước đến khi nhừ. Ăn hết 1 lần trong ngày.

Chữa liệt nửa người, mồm méo, sùi bọt:

8g địa long, 8g hoàng kỳ, 8g đương quy, 6g xích thược, 4g hồng hoa, 4g xuyên khung, 4g đào nhân. Sắc uống hàng ngày.

Chữa cấm khẩu, tê bại:

12g địa long, 12g bồ kết, 12g lông nhím đem đốt cháy thành than, tán bột mịn. Uống ngày 2 lần, mỗi lần từ 4-8g.

Ngoài ra, địa lòng đốt tồn tính, tán nhỏ, trộn với mỡ lợn bôi vào vết lở vành tau sẽ khỏi ngay. Bột địa long trộn với lòng trắng trứng gà, đánh nhuyễn phết trực tiếp vào bìu trẻ em bị sưng đau, tác dụng cũng rất tốt.

IUN ĐẤT

Giun đất, vị thuốc Nam đặc trị chứng đột quỵ, sốt xuất huyết

Giun đất còn gọi là trùn đất hoặc Địa long, tên khoa học Pheretima asiatica Michaelsen, thuộc họ Cự dẫn MEGASCOLECIDAE. Giun đất làm thuốc là toàn thân của con giun hoặc chỉ là phần thân sau khi đã rạch bỏ đất trong ruột và phơi, sấy khô. Giun đất có nhiều chi, loại giun làm thuốc là loại giun to, thường được gọi là trùn hổ. Trùn hổ có thân dài từ 10 đến 38cm, lớn từ 5 đến 12 mm. Giun đất bắt về được rửa sạch nhớt bằng tro và nước nóng, rạch bụng, rửa sạch đất, cát và phơi hoặc sấy khô để dùng. Giun sấy khô làm thuốc có bán sẵn ở các hiệu thuốc Nam hoặc Bắc.

Giun đất chữa sốt xuất huyết. Theo Y học cổ truyền, giun đất có vị mặn, tính hàn, không độc, vào các kinh Tỳ, Phế, Can, Thận, có tác dụng thanh nhiệt, giáng khí, trấn kinh, lợi tiểu, giải độc, phá ứ huyết. Tác dụng thanh nhiệt trấn kinh của giun đất đặc biệt hữu dụng trong mọi trường hợp sốt cao dẫn đến hôn mê, co giật như sốt xuất huyết [SXH], sốt rét, viêm màng não, tai biến mạch não. Tác giả còn nhớ một trường hợp chữa SXH khá đặc biệt khoảng hơn chục năm về trước. Đó là dạo ở địa phương đang xảy ra một trận dịch sốt xuất huyết. Cô N., một người mẹ trẻ gần nhà có một đứa con 3 tuổi bị SXH đang nằm điều trị ở Bệnh viện Nhi của tỉnh. Hôm đó, lúc về nhà để lấy thêm quần áo trước khi vào lại Bệnh viện để trực chăm sóc đứa bé, cô ghé thăm và kể lể sự tình trong nước mắt. Đã mấy ngày trôi qua mà cháu bé vẫn không hạ được sốt. Nhìn cảnh nhiều đứa trẻ ở những giường chung quanh đã bất hạnh ra đi, cô không nghĩ con mình sẽ qua khỏi. Còn nước còn tát. Tôi đã cho cô 10 con giun đất phơi khô có sẵn với lời dặn rửa sơ qua, đổ ít nước, cho thêm vài hạt gạo rang, nấu cô lại như nước cháo và đổ cho cháu uống. Tôi giải thích thêm, ngoài tác dụng hạ sốt, chống làm kinh, giun đất có hàm lượng đạm động vật rất cao, vốn dĩ là một vị thuốc chữa suy dinh dưỡng trẻ em. Do đó, uống nước cháo giun sẽ không có hại gì. Như một cái phao cứu sinh cuối cùng để bám lấy, cô đã làm theo lời dặn. Đứa bé hạ sốt nhanh chóng. Ba ngày sau, đứa bé được xuất viện trước sự ngạc nhiên của những người xung quanh. Cô không dám nói gì về việc đã cho uống giun đất, vì có nói chưa chắc đã có ai tin.

Theo các nhà khoa học Trung Quốc, bột giun đất có tác dụng hạ sốt. Đối với sốt do cảm nhiễm, cho uống 0,3g thuốc có tác dụng giảm sốt. Tác dụng xuất hiện sau nửa giờ đến 3 giờ. Năm 1915, Điền Trung và Ngạch Điền, 2 nhà nghiên cứu người Nhật, qua thí nghiệm trên súc vật đã xác định được hoạt chất làm hạ sốt trong giun đất là Lumbrifebrin. Theo tài liệu và kinh nghiệm của Lương y Nguyễn An Định, những trường hợp sốt cao, hôn mê, giun đất có tác dụng hữu hiệu trong vòng từ 63 đến 65 phút! Năm 1969, nguyên Bộ Trưởng Y Tế Nguyễn Văn Hưởng đã từng cho phổ biến bài thuốc “Thần Dược Cứu Mệnh” do ông Đinh đề xuất mà vị chủ dược là giun đất để kiểm soát thành công dịch SXH ở nhiều tỉnh thành miền Bắc lúc bấy giờ. Sau đó, trong thơ mời ông Định đến dự hội nghị tổng kết công tác chống dịch SXH do Sở Y Tế Hà Nội tổ chức có ghi “Nói chung, thuốc Nam trị bệnh này đạt hiệu quả rõ ràng và nhanh chóng hơn Tây y. Tuy nhiên, trong khi những bệnh nhân dùng những bài thuốc khác vẫn có trường hợp tử vong, duy có bài giun đất của đồng chí là cứu sống 100%, không có ca tử vong nào”.

Thuốc đặc hiệu chống đột quỵ, 20 triệu và 20 ngàn!
Tai biến mạch não, còn gọi là đột quỵ, dẫn đến tử vong hoặc tàn phế là nỗi ám ảnh của nhiều người. Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới cho biết cứ mỗi 6 giây có một người bị đột quỵ. Khoảng 80% đột quỵ là do nhũn não, nghẽn mạch máu não. Số còn lại là do xuất huyết não. Hiện nay, theo số liệu của Hiệp hội Nhận thức về Đột quỵ [Stroke Awareness Foundation] ở Mỹ, trong khi điều trị nội khoa bằng thuốc tPA [Tissue Plasminogen Activator] để làm tan sợi huyết vẫn là biện pháp điều trị đặc hiệu đối với những trường hợp nghẽn mạch máu não thì mới có chưa đến 2% số bệnh nhân được sử dụng thuốc này. Có nhiều lý do, hoặc chẩn đoán sai, hoặc không được chuyển đến cơ sở chuyên môn chống đột quỵ trong vòng 3 giờ đầu tiên hoặc sự cẩn trọng cần thiết để tránh gia tăng sự xuất huyết. Là một loại thuốc đặc trị lại quá đắt [tại Việt Nam một liều gần 20 triệu đồng], nên không có sẵn ở những cơ sở đa khoa thông thường cũng có thể là một lý do. Trong khi đó, từ lâu y học cổ truyền đã có kinh nghiệm dùng giun đất để làm tan ứ huyết trong các chứng tai biến về não. Cổ phương “Bổ dương hoàn ngũ thang” chuyên chữa các trường hợp trúng phong, tai biến mạch não bao gồm Địa long, Đương quy, Xuyên khung, Hồng hoa, Hoàng kỳ, Xích thược và Đào nhân là một ví dụ. Ngày nay, nhiều phương dược kinh nghiệm chữa trúng phong, tai biến mạch não ở Trung Quốc như Địa long Đan sâm thang, Đào Hồng thông mạch phương, Thông mạch sơ lạc phương cũng có sử dụng vị Địa long.

Từ năm 1911, các nhà khoa học người Nhật đã tìm được hoạt chất Lumbritin trong giun đất có tác dụng phá ứ huyết. Gần đây, tại Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn thị Ngọc Dao cũng đã công bố công trình nghiên cứu về giun quế và cho biết các loại giun đều có chứa enzym fibrinolytic - một loại protein trong máu - có tác dụng làm tan các cục máu đông trong các chứng đột quỵ. Ngoài ra, với tính hàn và các tác dụng lợi tiểu, giáng khí, hạ huyết áp,giun đất có thể giúp chỉ huyết, không sợ làm tăng tình trạng xuất huyết nên còn sử dụng được trong các các chứng đột quỵ do xuất huyết não trong khi tPA bị chống chỉ định trong những trường hợp này. Đặc biệt giun đất còn có thành phần của nhiều loại axít amin khác nhau như Alanin, Valin, Leucin, Phenyllalanin, Tyrosin, Lysin... giúp nuôi dưỡng tế bào thần kinh và cải thiện hoạt động của não bộ. Có lẽ do tập hợp được nhiều tính năng, giun đất phục hồi được nhiều trường hợp đột quỵ đã hôn mê sau nhiều ngày, kể cả việc cải thiện suy giảm trí nhớ, nhận thức trong nhiều trường hợp.

Trở lại bài “Thần dược cứu mệnh”. Toa thuốc và tên của bài thuốc này đã xuất hiện từ đầu thế kỷ trước, được in lại trong quyển sách “Hai trăm bài thuốc quý” của ông Lê văn Tình vào năm 1940 với ghi chú là “chủ trị làm ban, ôn dịch và các bệnh nan y, công hiệu như thần , bệnh lui sau 60 phút”.Trong một loạt bài viết được phổ biến trên báo Long An vào năm 1997, ông Định có viết “các dạng hôn mê do sốt xuất huyết hoặc tai biến mạch máu não chưa quá 10 ngày chỉ cần 3 thang, có khi chỉ 1 thang cũng hết bệnh”. Bài thuốc nguyên thuỷ gồm 3 vị: Giun đất phơi khô 50g, Đậu đen 100g, Lá bồ ngót phơi khô, sao qua 200g. Dùng 4 chén nước, sắc còn hơn nửa chén, chia làm 2 lần cho người bệnh uống hoặc đổ vào miệng nếu đã bất tỉnh. Tính thành tiền, toa thuốc chưa đến 20 ngàn đồng. Trên thực tế, nhiều người đã được chữa khỏi nhờ bài thuốc này, chủ yếu là vị giun đất....

[Theo Võ Hà, CTQ số 114]

Ngoài ra, giun đất còn được dùng để điều chế thuốc chống ung thư: Các nhà khoa học Ba Lan cho biết, các loại vi khuẩn có trong ruột của loài giun đất có thể được sử dụng để điều chế các loại thuốc phòng ngừa ung thư. Loại vi khuẩn trong ruột giun đất có thể được sử dụng để điều chế các loại thuốc phòng ngừa ung thư

Theo các nhà khoa học, do đặc tính sinh sống và ăn các loại sinh vật dưới các lớp đất bẩn nên giun đất có hệ miễn dịch rất phát triển. Các loại vi khuẩn có trong ruột của sinh vật này chứa các thành phần có khả năng chống lại các tế bào ung thư trong cơ thể người.

Ðây là một đột phá trong việc tìm cách chữa bệnh ung thư, căn bệnh cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người mỗi năm trên toàn thế giới. GS. Keith Jones - Viện Nghiên cứu Ung thư Anh cho biết: Việc tìm ra các loại vi khuẩn có khả năng kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư là bước đầu tiên rất đơn giản.

Ðiều quan trọng nhất là làm thế nào để đưa các loại vi khuẩn này vào cơ thể người và khiến chúng phát huy tác dụng.

Trong khi giới khoa học thế giới nói chung vẫn đang không ngừng nỗ lực nhằm tìm ra các phương pháp điều chế thuốc phòng ngừa và chữa trị căn bệnh ung thư, thì phát hiện này là một bất ngờ lớn mang lại tin vui cho nhiều người bệnh.
[Theo SKĐS]

Theo Đại tá, BS Hoàng Văn Sỹ, nguyên Phó Giám đốc Viện Y học Cổ truyền Quân đội: Giun đất hay còn gọi là địa long, có vòng đai chiếm 8 đốt. Giun đất có ở khắp nơi, chủ yếu sống ở nơi đất ẩm, lắm mùn. Muốn bắt giun người ta đổ nước bồ kết hay nước rau nghể, nước chè vào những nơi có nhiều giun, giun sẽ bò ra, bắt bỏ vào tro rơm, dội nước ấm cho sạch nhầy nhớt. Sau đó lấy dao sắc rạch từ đầu đến đuôi, dùng nước rửa sạch đất cát trong bụng rồi phơi hay sấy khô.

Giun đất có vị mặn, tính hàn, vào 3 kinh tỳ, vị, thận có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc. Giun đất thường dùng trong nhân dân làm thuốc chữa sốt rét, sốt cao, ho hen, cao huyết áp, bệnh động kinh, viêm gan B... Liều dùng từ 6 - 12g/ngày, dưới dạng thuốc sắc kết hợp giun đất với các vị thuốc khác như đậu xanh, rau ngót, đậu đen... Theo bs Tiểu Lan: Có một số bài thuốc dùng giun đất [địa long]: Bài 1: địa long khô 8g, xuyên ô đầu 8g, thảo ô đầu 8g, thiên nam tinh 8g, nhũ hương 6g, một dược 6g. Tất cả nghiền thành bột, phun rượu sau đó làm hồ hoàn. Mỗi lần uống 4g, uống với nước sắc kinh giới hay nước sắc thang tứ vật [thục địa 20g, đương quy 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 6g]. Dùng cho chứng bệnh thấp nhiệt gây sưng nóng đỏ đau khớp, đi tiểu vàng mà ít. Tác dụng hoạt lạc, giảm đau. Bài 2: địa long 12g, liên kiều 12g, câu đằng 16g, kim ngân hoa 16g, bọ cạp 4g. Sắc uống. Hoặc lấy địa long 12g, chu sa 4g, làm thành hoàn. Mỗi ngày uống 4g. Tác dụng thanh nhiệt, cắt cơn kinh giật, tốt cho người sốt cao co giật. Bài 3: địa long đỏ, củ tỏi, lá khoai lang, liều lượng bằng nhau. Giã nát, đắp lên rốn. Có thể uống kèm với các thuốc lợi niệu. Tác dụng: lợi niệu thông lâm. Dùng khi thấp nhiệt làm cho tiểu tiện không lợi, hoặc bí đái do kết sỏi. Bài 4: địa long 12g. Sắc uống. Có thể lấy địa long nghiền thành bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g. Dùng cho các chứng bệnh ho, hen suyễn, trẻ em ho gà... do hỏa nhiệt. Bài 5: địa long, cam thảo sống, liều lượng bằng nhau. Nghiền thành bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g. Trị hen phế quản. Bài 6: địa long 12g, vỏ rễ xoan 12g, hậu phác nam 12g, gừng 8g, trần bì 8g, dây thần thông 8g. Tất cả phơi khô, tán bột, làm hoàn. Uống 2 lần trong ngày. Chữa sốt rét. Bài 7: Rượu địa long: địa long chế 40g, rượu 600C 100ml cùng đem ngâm trong 3 ngày, dùng vải xô lọc thành rượu địa long 400C. Mỗi lần uống 10ml. Ngày 3 lần, dùng cho các trường hợp kinh giật, sốt rét cơn, phong thấp.

[Báo SKĐS].

Video liên quan

Chủ Đề