Hai lực của ngẫu lực có độ lớn 6n, khoảng cách giữa hai giá của ngẫu lực là 15cm. mômen ngẫu lực là:

Trang chủ

Sách ID

Khóa học miễn phí

Luyện thi ĐGNL và ĐH 2023

03/09/2021 645

C. M = 6 N.m

Đáp án chính xác

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Vật Lý 10
  • Giải Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 10
  • Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 10
  • Giải Vật Lí Lớp 10 Nâng Cao
  • Sách giáo khoa vật lý 10 nâng cao
  • Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 10 Nâng Cao
  • Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 10
  • Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 10 Nâng Cao

Giải Bài Tập Vật Lí 10 – Bài 22 : Ngẫu lực giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

C1. [ trang 117 sgk Vật Lý 10]: Chứng minh rằng momen của ngẫu lực không phụ thuộc vào vị trí của trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực.

Trả lời:

Gọi O’ là vị trí bất kỳ của trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực, ta luôn có:

Momen của ngẫu lực: M’ = F1d’1 + F2d’2 = F[d’1 + d’2] = F. d [1]

d là khoảng cách giữa hai giá của hai lực, không phụ thuộc vị trí O của trục quay.

Xét trục quay đi qua O, momen của ngẫu lực lúc này là:

M = F1d1 + F2d2 = F[d1 + d2] = F.d [2]

Từ [1] và [2] → M = M’ → momen của ngẫu lực không phụ thuộc vào vị trí của trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực [đpcm].

Bài 1 [trang 118 SGK Vật Lý 10] : Ngẫu lực là gì? Nêu một vài ví dụ về ngẫu lực.

Lời giải:

Ngẫu lực: là hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.

Ví dụ:

– Dùng tay vặc vòi nước ta đã tác dụng vào vòi một ngẫu lực

– Khi ô tô sắp qua đoạn đường ngoặt, người lái xe tác dụng một ngẫu lực vào tay lái[vô lăng]

Bài 2 [trang 118 SGK Vật Lý 10] : Nêu tác dụng của ngẫu lực đối với một vật rắn.

Lời giải:

+ Trường hợp vật không có trục quay cố định: Ngẫu lực sẽ làm cho vật quay quanh trọng tâm. Nếu có trục quay đi qua trọng tâm thì trục quay này không chịu tác dụng lực.

+ Trường hợp vật có trục quay cố định: Ngẫu lực làm cho vật quay quanh trục quay cố định. Trọng tâm cũng quay quanh trục quay, gây ra lực tác dụng lên trục quay đó, có thể làm cho trục quay biến dạng.

Bài 3 [trang 118 SGK Vật Lý 10] : Viết công thức tính momen của ngẫu lực. Momen của ngẫu lực có đặc điểm gì?

Lời giải:

Công thức tính momen của ngẫu lực:

M = F.d.

Momen của ngẫu lực phụ thuộc vào độ lớn của ngẫu lực, vào khoảng cách d giữa hai giá của hai lực, không phụ thuộc vào vị trí trục quay O.

Bài 4 [trang 118 SGK Vật Lý 10] : Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 5,0 N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 20 cm. Momen của ngẫu lực là:

A. 100 N.m

B. 2,0 N.m

C. 0,5 N.m

D. 1,0 N.m

Lời giải:

Chọn D.

Áp dụng công thức momen của ngẫu lực:

M = F.d = 5.0,2 = 1 [N.m].

Bài 5 [trang 118 SGK Vật Lý 10] : Một ngẫu lực gồm hai vecto lực F1 và F2 có F1 = F2 = F và có cánh tay đòn d. Momen của ngẫu lực này là

A. [F1 – F2].d.

B. 2Fd.

C. Fd.

D.Chưa biết được vì còn phụ thuộc vào vị trí của trục quay.

Lời giải:

Chọn C.

Momen cuả ngẫu lực: M = F.d

Bài 6 [trang 118 SGK Vật Lý 10] : Một chiếc thước mảnh có trục quay nằm ngang đi qua trọng tâm O của thước. Dùng hai ngón tay tác dụng vào thước một ngẫu lực đặt vào hai điểm A và B cách nhau 4,5 cm và có độ lớn FA = FB = 1 N [Hình 22.6a]

a] Tính momen của ngẫu lực.

b] Thanh quay đi một góc α = 30o . Hai lực luôn luôn nằm ngang và vẫn đặt tại A và B [Hình 22.6b]. Tính momen của ngẫu lực.

Lời giải:

a] Momen của ngẫu lực: M = F.d = F.AB = 1.0,045 = 0,045 [N.m].

b]

Momen của ngẫu lực: M’ = F.BI với BI = AB.cosα = 4,5.10-2.cos30o = 0,039[m]

→ M’ = 1. 0,039 = 0,039 [N.m].

Hai lực của ngẫu lực có độ lớn F = 20N, khoảng cách giữa hai giá của ngẫu lực là d = 30 cm. Momen của ngẫu lực là:

A. M = 0,6[Nm].

B.M = 600[Nm].

C.M = 6[Nm].

D.M = 60[Nm].

18/06/2021 4,410

C. M = 6[Nm].

Đáp án chính xác

Đáp án C

M = F.d = 20.0,3 = 6 [Nm]

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Đoạn thẳng nào sau đây là cánh tay đòn của lực?

Xem đáp án » 18/06/2021 9,158

Khi chế tạo các bộ phận bánh đà, bánh ôtô.... người ta phải cho trục quay đi qua trọng tâm vì

Xem đáp án » 18/06/2021 9,079

Ở trường hợp nào sau đây, lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh trục?

Xem đáp án » 18/06/2021 7,161

Chuyển động của đinh vít khi chúng ta vặn nó vào tấm gỗ là

Xem đáp án » 18/06/2021 6,926

Người làm xiếc đi trên dây thường cầm một cây gậy nặng để làm gì?

Xem đáp án » 18/06/2021 6,354

Chọn câu đúng

Xem đáp án » 18/06/2021 4,921

Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 5 N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 20 cm. Momen của ngẫu lực là

Xem đáp án » 18/06/2021 4,855

Khi một lực tác dụng vào vật rắn, yếu tố nào sau đây của lực có thể thay đổi mà không ảnh hưởng đến tác dụng của lực:

Xem đáp án » 18/06/2021 4,827

Nhận xét nào sau đây về ngẫu lực là không chính xác?

Xem đáp án » 18/06/2021 4,655

Khi nói về mômen lực đối với một trục quay, điều nào dưới đây sai?

Xem đáp án » 18/06/2021 3,708

Chọn câu phát biểu đúng: Cân bằng bền là loại cân bằng mà vật có vị trí trọng tâm

Xem đáp án » 18/06/2021 2,621

Vòi vặn nước có hai tai vặn. Tác dụng của các tai này là gì?

Xem đáp án » 18/06/2021 2,517

Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 30 N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 30 cm. Mômen của ngẫu lực là

Xem đáp án » 18/06/2021 2,282

Xét một vật rắn đang ở trạng thái cân bằng. Đưa vật dời khỏi vị trí cân bằng một đoạn nhỏ rồi buông ra, nếu

Xem đáp án » 18/06/2021 1,931

Nhận xét nào dưới đây về hợp lực của hai lực song song và cùng chiều là không đúng?

Xem đáp án » 18/06/2021 1,879

Video liên quan

Chủ Đề