Hai người có chỉ số huyết áp là 80/120 150/180 em hiểu điều đó như thế nào

Hỏi:Khi đi khám sức khỏe, người thứ nhất có chỉ số huyết áp là 80/102 mmhg và người thứ hai có chỉ số huyết áp là 150/80mmHg. Chỉ số trên cho biết điều gì?Nguyễn Trà Thanh [1990]Trả lời:Chào bạn.Huyết áp được thể hiện bằng hai chỉ số: Huyết áp tâm thu [HATT - số ở trên] và huyết áp tâm trương [HATTr - số ở dưới]. Ví dụ huyết áp 120/70mmHg: 120 là huyết áp tâm thu, 70 là huyết áp tâm trương.Theo Hội Tim Mạch Việt Nam và Phân Hội Tăng huyết áp [THA] Việt Nam [2018] Chẩn đoán Tăng huyết áp khi đo h...

HỏiChào bác sĩ,Em năm nay 27 tuổi, đi khám sức khỏe thấy huyết áp 140/80. Y tá khuyên em nên đi khám tim mạch. Vậy bác sĩ cho em hỏi chỉ số huyết áp là 140/80 có sao không? Em cảm ơn bác sĩ.Khách hàng ẩn danhTrả lờiĐược giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thanh An - Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.Chào bạn,Với câu hỏi “Chỉ số huyết áp là 140/80 có sao không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:Tuổi trẻ như trường hợp của bạn thường rất hiếm gặp bệnh tăng huyết áp...

HỏiChào bác sĩ,Năm nay, cháu 19 tuổi, huyết áp có lúc 144 có lúc 148 mmHg. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi chỉ số huyết áp từ 144 - 148 mmHg có phải cao huyết áp không? Cháu cảm ơn bác sĩ.Minh Giang Nguyễn [2002]Trả lờiĐược giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Quốc Việt - Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.Chào bạn,Với câu hỏi “Chỉ số huyết áp từ 144 - 148 mmHg có phải cao huyết áp không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:Huyết áp bình thường của người lớn [từ 18 tuổi t...

Hỏi:Chào Bác sĩ. Huyết áp của tôi thông thường là 128/95 mmHg. Với tình trạng như vậy tôi cần dùng thuốc gì? Nhờ Bác sĩ tư vấn giúp. Cảm ơn Bác sĩ.Hoàng Văn Hùng [1971]Trả lời:Chào anh. Nếu huyết áp của anh đo thường xuyên ở mức 128/95 mmHg, như vậy anh đã bị tăng huyết áp tâm trương. Chỉ số này của anh là 95 mmHg, trong khi chỉ số bình thường nhỏ hơn 80 mmHg. Trong tình huống này anh nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tim mạch, bác sĩ cần đánh giá thêm các yếu tố nguy cơ khác, tình trạng bệnh lý...

Tăng huyết áp là một bệnh lý khá phổ biến và có xu hướng ngày càng gia tăng ở Việt Nam. Đối tượng chủ yếu mắc bệnh huyết áp cao là người trung niên và cao tuổi. Dựa vào trị số huyết áp đo được có thể chia tăng huyết áp thành nhiều cấp độ.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi GS.TS.BS Võ Thành Nhân - Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Hỏi: Chào bác sĩ. Tôi bị đau đầu khủng khiếp, khi đo huyết áp thì máy hiện chỉ số huyết áp tâm thu là 80 mmHg, huyết áp tâm thường là 57 mmHg, mạch là 73. Như vậy tôi có triệu chứng của bệnh gì ạ. Mong được bác sĩ tư vấn giúp tôi.Dao Thi Anh Thuy [1969]Trả lờiCảm ơn bác đã gửi câu hỏi tới Hệ thống Y tế Vinmec. Về phương diện tiếp cận để tìm nguyên nhân của cơn đau đầu, trong trường hợp “cơn đau đầu với mức độ khủng khiếp” như trong mô tả thì cần thiết loại trừ các nguyên nhân đau đầu thứ phát. D...

Huyết áp là một thông số cơ bản nhất để đánh giá tình trạng sức khỏe của con người. Cũng như tăng huyết áp, tụt huyết áp cũng làm cơ thể mệt mỏi, khó chịu và thậm chí gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Hiểu biết về vấn đề này sẽ giúp huyết áp luôn được giữ ổn định, bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân.

HỏiChào bác sĩ. Tôi bị tăng huyết áp đột ngột, chỉ số huyết áp là 180/95/92. Tôi uống thuốc huyết áp thì 2 tiếng sau xuống còn 154/82/79. Bác sĩ cho tôi hỏi bao lâu nữa thì có thể uống thuốc hạ huyết áp? Mong bác sĩ tư vấn, tôi xin cảm ơn.Bùi Thị Bồi [1931]Trả lờiChào bác!Bác nên uống thuốc hạ huyết áp hàng ngày để kiểm soát huyết áp tâm thu trong khoảng 90 – 140 mmHg. Bác nên khám bác sĩ Tim mạch để được tư vấn loại thuốc hạ huyết áp thích hợp.Bác có thể đến thăm khám tại các cơ sở thuộc Hệ thố...

Huyết áp là một trong những thông số đánh giá tình trạng sức khỏe con người. Huyết áp thấp sẽ khiến chúng ta xây xẩm, choáng váng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi bị tụt huyết áp phải làm sao là điều mỗi người nên nắm rõ để xử trí kịp thời, tránh những nguy hiểm có thể xảy ra.

Huyết áp là một trong những chỉ số cơ bản trong đánh giá sức khỏe nói chung và sức khỏe tim mạch nói riêng. Ở mỗi độ tuổi, huyết áp bình thường lại thay đổi khác nhau.

Huyết áp là một trong những thông số đơn giản nhất để đánh giá tình trạng sức khỏe con người. Huyết áp cao hay thấp sẽ khiến chúng ta mệt mỏi, khó chịu thậm chí dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Các kiến thức về 2 thành phần của chỉ số huyết áp là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương sẽ giúp mọi người hiểu được cơ bản tình trạng sức khỏe của mình và biết nên làm gì để duy trì được mức huyết áp tốt.

Huyết áp là một trong những thông số đơn giản nhất để đánh giá tình trạng sức khỏe con người. Huyết áp cao hay thấp sẽ khiến chúng ta mệt mỏi, khó chịu thậm chí dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Chỉ số huyết áp gồm có hai thành phần là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Trong đó, chỉ số huyết áp tâm thu thường nhận được sự quan tâm nhiều hơn cả.

Cao huyết áp là căn bệnh có thể gây ra nhiều tai biến như suy tim, tai biến mạch máu não, dễ dẫn đến tàn phế hoặc thậm chí tử vong. Trong số các phương pháp điều trị, việc điều chỉnh chế độ ăn, chuẩn bị thực đơn cho người cao huyết áp hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh, giảm nguy cơ biến chứng cho bệnh nhân.

HỏiChào bác sĩ! Em có em gái đang mang thai tháng thứ 7, đây là lần đầu mang thai. Hiện nay em gái em có đi khám tại phòng khám tư nhân ở Đắk Lắk và bác sĩ chẩn đoán bị tăng huyết áp. Chân tay phù lên, đôi lúc khó thở và mệt mỏi. Bác sĩ có dặn 5 ngày nữa đi khám lại, nếu tình trạng không đỡ thì phải nhập viện. Em muốn hỏi bác sĩ, trong thời gian ở nhà em gái em cần làm gì và ăn uống như thế nào để cải thiện tình trạng trên ạ? Em rất mong được bác sĩ giải đáp. Em xin chân thành cảm ơn!Câu hỏi khá...

Câu 1:

Hai người có chỉ số huyết áp là 80/120; 150/180, bạn hiểu điiều đó như thế nào?

Câu 2:

Vì sao khi mắc bệnh về gan thì làm giảm khả năng tiêu hóa?

Huyết áp 120/80 là con số lý tưởng, vậy liệu bạn đã hiểu cách đọc chỉ số huyết áp hay ý nghĩa chỉ số huyết áp là như thế nào và cần thực hiện những gì tiếp theo sau khi có kết quả đo chưa?

Bài viết này sẽ cho giúp bạn giải thích các con số để hiểu kết quả đo huyết áp nói lên điều gì.

Tại sao bạn cần phải biết ý nghĩa của những chỉ số huyết áp?

Việc hiểu được những con số này thì thật ra không dễ chút nào vì chúng chứa những từ ngữ chuyên môn như “tâm thu”, “tâm trương”, “mi-li-mét thủy ngân” [mmHg]. Nắm các con số này có thể hỗ trợ bạn kiểm soát được huyết áp của mình, biết được mức nào là huyết áp bình thường và mức nào là quá cao hay quá thấp.

Bạn có thể quan tâm: Chỉ số huyết áp trung bình của từng độ tuổi

Cách đọc chỉ số huyết áp

Ai cũng đều mong muốn có một cơ thể khỏe mạnh và mức huyết áp bình thường. Khi bác sĩ tiến hành đo huyết áp cho bạn, kết quả sẽ được hiển thị bởi hai con số: một số nằm phía trên và một số nằm phía dưới giống như là một phân số. Ví dụ: 120/80 mmHg.

Con số ở trên chỉ áp lực trong động mạch của bạn trong lúc cơ tim co lại, gọi là huyết áp “tâm thu”. Số dưới chỉ huyết áp khi cơ tim đang giãn ra, gọi là huyết áp “tâm trương”.

Bạn có thể quan tâm: Huyết áp tâm trương cao và những điều bạn chưa biết

Thế nào là mức huyết áp bình thường?

Kết quả bình thường là khi chỉ số trên dưới 120 và chỉ số dưới nhỏ hơn 80. Khi cả huyết áp tâm thu và tâm trương ở trong khoảng này, bạn được xem là có huyết áp ở mức bình thường. Nói tóm lại, kết quả huyết áp bình thường phải nhỏ hơn 120/80 mmHg.

Phải làm gì nếu huyết áp cao trên 120/80 mmHg?

Kết quả huyết áp lớn hơn 120/80 mmHg là một dấu hiệu báo động bạn cần phải thay đổi lối sống lành mạnh cho tim mạch. Khi huyết áp tâm thu của bạn trong khoảng 120 và 139 mmHg hay huyết áp tâm trương trong khoảng 80 và 89 thì bạn đang trong giai đoạn “tiền tăng huyết áp”.

Mặc dù chỉ số này không được coi là “cao huyết áp” nhưng nên nhớ là bạn đã ra khỏi khoảng bình thường. Chỉ số trong khoảng này làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp thật sự, tăng rủi ro mắc bệnh tim và đột quỵ.

Các phân độ của tăng huyết áp gồm những gì?

Độ 1

Thông thường, bạn sẽ có chẩn đoán mắc bệnh tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ở mức 140-159 mmHg, hoặc khi huyết áp tâm trương ở khoảng 90-99 mmHg. Đây được xem là tăng huyết áp độ 1.

Tuy nhiên, nếu bạn mới đo một lần duy nhất ra kết quả này thì vẫn chưa chẩn đoán được là thực sự bị tăng huyết áp. Bạn chỉ chẩn đoán được tăng huyết áp nếu những chỉ số này vẫn ở mức cao trong một thời gian dài.

Độ 2

Nếu giai đoạn 1 huyết áp cao là một mối lo, giai đoạn 2 huyết áp cao lại càng cho thấy tình trạng nghiêm trọng hơn. Nếu chỉ số phía trên lớn hơn 160 hay số phía dưới lớn hơn 100, bạn đang mắc tăng huyết áp độ 2.

Ở giai đoạn này, ngoài việc thay đổi lối sống như giảm cân, ăn uống kiêng cữ hơn và tập thể dục nhiều hơn – bác sĩ có thể kê một hoặc nhiều loại thuốc để duy trì huyết áp của bạn trong tầm kiểm soát.

Vùng nguy hiểm

Khi chỉ số trên 180/110 mmHg hoặc có một trong hai tâm thu hoặc tâm trương cao hơn chỉ số này, điều này cho thấy bạn đang mắc một bệnh nghiêm trọng. Chỉ số cao như vậy cho thấy bạn đang có “cơn tăng huyết áp” và đòi hỏi phải được điều trị ngay lập tức.

Tuy nhiên cũng có trường hợp giá trị huyết áp lúc đầu rất cao nhưng sau đó lại trở về bình thường, vì vậy thông thường bác sĩ có thể đo huyết áp lại lần nữa sau ít phút. Nếu kết quả lần hai vẫn cao như vậy, bạn cần phải được điều trị khẩn cấp.

Bạn có thể quan tâm: Tụt huyết áp nên làm gì

Ngay cả khi chỉ số của bạn trong mức bình thường, bạn cũng không được lơ là với sức khỏe của mình. Bác sĩ đã khuyến cáo rằng ngay cả những người có những có chỉ số bình thường cũng nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giúp họ tiếp tục giữ huyết áp ở mức bình thường và hạn chế khả năng hình thành bệnh tăng huyết áp hay tim mạch.

Khi lớn tuổi hơn, việc giữ mức huyết áp lại càng trở nên quan trọng. Huyết áp tâm thu có xu hướng tăng khi bạn trên 50 tuổi. Vì thế, hãy duy trì cân nặng hợp lý và khỏe mạnh, bạn nên tập thể dục thường xuyên và có chế độ ăn uống hợp lý, từ đó bạn có thể giảm nguy cơ tăng huyết áp.

Bạn có thể quan tâm: Tăng huyết áp vô căn – căn bệnh lạ mà quen

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề