Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng việt nam là gì

Trang chủ Đề thi & kiểm tra Khác Khác Câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng an ninh phần 7

Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam hiệ...

Câu hỏi: Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam hiện nay là gì?

A. Xây dựng phát triển kinh tế và quốc phòng.

B. Xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

C. Xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN.

D. Xây dựng phát triển kinh tế và quốc phòng an ninh nhân dân.

Đáp án

C

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm

Câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng an ninh phần 7

Khác Khác Khác - Khác

ND- Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ được Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Ðảng thông qua xác định: "Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam.

Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, nhân dân ta luôn nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Tổ quốc và các thành quả cách mạng"[1]. Cương lĩnh coi đó là một trong những phương hướng cơ bản cần nắm vững trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Quan điểm kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội chính là thể hiện sự nhận thức quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc trong thời kỳ lịch sử mới; quy luật xây dựng chủ nghĩa xã hội phải đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa theo lý luận Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, quy luật đó được thể hiện ở hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Nhìn lại lịch sử, từ Cách mạng Tháng Tám 1945 đến nay, dân tộc ta chưa bao giờđược yên ổn tập trung sức xây dựng phát triển kinh tế - xã hội. Từ khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, các thế lực thù địch không ngừng tiến hành các hoạt động chống phá nước ta hòng lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa và sự lãnh đạo của Ðảng, nhằm xóa bỏ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Từ tình hình thế giới và trong nước trong những thập niên 90 của thế kỷ 20 và thập niên đầu thế kỷ 21, Ðảng đã định hình rõ hơn các nguy cơ đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, chỉ ra các nhân tố có khả năng gây mất ổn định chính trị - xã hội, phá hoại an ninh quốc gia và sự nghiệp quốc phòng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.

 Tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có nhiều diễn biến hết sức phức tạp với những biến động bất trắc khó lường, tiềm ẩn cả những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và nguy cơ, tích cực và tiêu cực đối với sự phát triển của mỗi quốc gia dân tộc. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại có bước tiến nhảy vọt tác động đến mọi quốc gia và các quan hệ quốc tế trong thế giới đương đại. Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế tất yếu tác động đến tất cả các quốc gia với cả thời cơ và nguy cơ, tích cực và tiêu cực. Bên cạnh xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển thì cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc vẫn diễn ra gay gắt, quyết liệt. Xung đột giữa các dân tộc, sắc tộc; chạy đua vũ trang, chiến tranh cục bộ, khủng bố, bạo loạn lật đổ vẫn là mối đe dọa độc lập, chủ quyền, an ninh của các quốc gia dân tộc trên thế giới. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và còn tồn tại các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau, còn có sự phân cực, chênh lệch giữa các nước phát triển và đang phát triển thì hai mặt hợp tác và đấu tranh là hai mặt luôn tồn tại song song. Những điều đó đặt ra nhiều vấn đề mà mỗi quốc gia, dân tộc phải đặc biệt quan tâm vấn đề quốc phòng - an ninh, bảo vệ Tổ quốc trong hoạch định chiến lược phát triển của mình.

Ðối với nước ta các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chiến lược "Diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ hòng xóa bỏ chủ nghĩa xã hội. Hoạt động "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch đối với Việt Nam là sự tiếp tục âm mưu chiến lược cơ bản của chúng hòng tiêu diệt chủ nghĩa xã hội. Chúng sử dụng tổng hợp các biện pháp và thủ đoạn tinh vi, thâm độc để chống phá Nhà nước Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội, răn đe quân sự... Các thế lực thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình" đối với Việt Nam trong bối cảnh nước ta đổi mới về kinh tế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ðến nay, nền kinh tế của nước ta đã vượt qua thời kỳ suy giảm và có sự phát triển tương đối toàn diện. Tuy nhiên, nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tiềm ẩn, "Những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội chưa được khắc phục"[2]. Các thế lực thù địch đã và đang triệt để khoét sâu những khó khăn yếu kém của chúng ta để thực hiện cho âm mưu chiến lược của chúng. Ðộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội có thể mất bằng nhiều cách, không nhất thiết bị đánh chiếm bằng quân sự. Vì vậy, bảo vệ Tổ quốc không chỉ chống giặc ngoại xâm mà còn chống cả "thù trong" và những nguy cơ nội sinh; không chỉ chống các loại hình chiến tranh xâm lược vũ trang mà còn chống cả các loại hình chiến tranh xâm lược phi vũ trang; không chỉ nhằm chuẩn bị và tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa mà còn duy trì, phát triển cục diện hòa bình và ổn định chính trị - xã hội của đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Bảo vệ Tổ quốc không chỉ là bảo vệ lãnh thổ, biên giới, hải đảo, vùng trời, vùng biển mà còn là bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Ðảng, Nhà nước, nhân dân; bảo vệ kinh tế, văn hóa dân tộc, sự nghiệp đổi mới, lợi ích quốc gia, dân tộc. Bảo vệ an ninh quốc gia không chỉ an ninh chính trị mà còn là an ninh kinh tế, an ninh văn hóa, an ninh tư tưởng, an ninh xã hội.

Trong thời kỳ mới, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc không chỉ đối phó hành động vũ trang xâm lược từ bên ngoài mà còn đặc biệt coi trọng việc xây dựng và giữ vững bên trong, đối phó những thủ đoạn phi vũ trang của kẻ địch. Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc không chỉ là riêng sức mạnh của lực lượng vũ trang mà là sức mạnh tổng hợp của quốc gia và chế độ, lấy sức mạnh chính trị, tinh thần, kinh tế, khoa học công nghệ của đất nước làm cơ sở để kết hợp và phát huy sức mạnh thời đại vào sự nghiệp củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Vì thế, điều quyết định cho sự bền vững của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, bảo đảm cho đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa phải kết hợp chặt chẽ giữa hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bởi lẽ, sự ổn định và phát triển mọi mặt của đời sống xã hội sẽ bảo đảm cho sự phát triển bền vững của mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đồng thời là nền tảng của quốc phòng - an ninh. Không có quốc phòng, an ninh mạnh, không có trật tự an toàn xã hội thì không thể có ổn định chính trị - xã hội và càng không thể đối phó thắng lợi với những âm mưu thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch. Với ý nghĩa ấy, củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội là góp phần thiết thực tạo ra môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Ðảng ta luôn coi tăng cường quốc phòng, an ninh giữ vững trật tự an toàn xã hội vừa là điều kiện cho sự phát triển xã hội vừa là nội dung của mục tiêu độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội.

Trong thời kỳ mới, cần nhận thức một cách toàn diện và thấu đáo về mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh. Mục tiêu của sự kết hợp ấy là khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tổng hợp của quốc gia và chế độ nhằm bảo đảm cho kinh tế - xã hội phát triển ổn định, nhanh và bền vững; xây dựng quốc phòng, an ninh vững chắc; lấy việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội là lợi ích cao nhất của Tổ quốc. Sự kết hợp chặt chẽ giữa hai nhiệm vụ chiến lược không chỉ trong nhận thức mà cả trong hành động, trong mỗi nhiệm vụ, lĩnh vực, khu vực và địa bàn chiến lược nhất định mà xác định trong mọi chủ thể, ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, phải kết hợp chặt chẽ giữa quân sự, quốc phòng với chính trị, kinh tế, đối ngoại, khoa học, công nghệ, văn hóa, xã hội; giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quân sự, quốc phòng và giữa tăng cường quân sự, quốc phòng với phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; kết hợp quốc phòng với an ninh và hoạt động đối ngoại.

Trải qua 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Ðảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân đội Nhân dân Việt Nam luôn làm tròn chức năng, nhiệm vụ của đội quân chiến đấu, sản xuất, công tác. Hiện nay, để kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, trước hết đòi hỏi quân đội ta phải hoàn thành tốt chức năng của đội quân chiến đấu, thật sự là một lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới, lực lượng vũ trang cần quán triệt quan điểm, chủ trương của Ðảng về xây dựng quân đội nhân dân cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu, luôn chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt, chính trị - tinh thần, tâm lý, thể chất, trình độ khoa học và nghệ thuật quân sự, kỷ luật và vũ khí trang bị... để đối phó mọi tình huống, tạo nên sức mạnh răn đe các thế lực thù địch. Ðồng thời, quân đội ta phải thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của đội quân sản xuất, công tác; quản lý nhà nước về quân sự, quốc phòng, thật sự là lực lượng chính trị trong sạch, vững mạnh, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Ðảng, Nhà nước và nhân dân, nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Theo đó, phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp quân đội bảo đảm đúng pháp luật góp phần cùng doanh nghiệp Nhà nước củng cố và giữ vững vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Nâng cao hiệu quả xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng trên các địa bàn chiến lược. Ðẩy mạnh công tác dân vận của quân đội trong giai đoạn mới. Tích cực chủ động tham gia giáo dục tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, không ngừng củng cố, tăng cường mối quan hệ máu thịt với nhân dân. Phát huy vai trò của quân đội nhân dân trong tham gia xây dựng cơ sở địa phương về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, nhất là ở các địa phương trên các địa bàn chiến lược, vùng biên giới, hải đảo.

--------------[1] Ðảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nxb ST, Hà Nội, 1991, tr.10.

[2] Ðảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội, 2006, tr.75.

Ðại tá, TS TRẦN NGỌC TUỆ [Viện Khoa học xã hội nhâ

Video liên quan

Chủ Đề