Hậu quả của việc đi làm muộn

Nhân viên đi làm muộn là tình trạng thường xuyên bắt gặp ở các môi trường công sở, để giải quyết được vấn đề này rất nhiều giải pháp được đưa ra nhưng chúng hầu như không mang lại hiệu quả cho những nhà quản lý. Hiểu được điều này, trong bài viết dưới đây unica.vn bật mí cho bạn cách khắc phục tình trạng đi làm trễ của nhân viên hiệu quả ngay tức thì. 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi trễ của nhân viên

Đi làm muộn là là tình huống xảy đến với tất cả mọi người và không ai mong muốn. Dù thông cảm như sếp hay người quản lý của bạn sẽ cần một lời giải thích xác đáng cho hành động đi muộn của bạn. 

1. Do giao thông

Một lý do phổ biến để đến muộn là vấn đề giao thông. Tai nạn lớn, công trình xây dựng và các sự kiện khác có thể khiến giao thông chậm lại, điều này có thể ảnh hưởng đến tốc độ di chuyển và khả năng đi làm đúng giờ của bạn. Mặc dù lý do này là phổ biến, nhưng tốt nhất bạn nên sử dụng nó không thường xuyên để quản lý tin rằng việc bạn đến muộn không phải là thói quen hoặc là kết quả của một hành động thiếu chuyên nghiệp. 

Hậu quả của việc đi làm muộn

Nguyên nhân khiến nhân viên đi làm muộn là gì? 

2. Do phương tiện công cộng

Bạn có thể phải đi làm muộn khi gặp sự cố chậm trễ trong quá trình vận chuyển công cộng. Có lẽ lịch trình xe buýt đã thay đổi hoặc chuyến tàu của bạn đến muộn. Loại vấn đề này thường nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, vì vậy bạn có thể sử dụng nó như một cái cớ hợp lệ để đi làm muộn.

3. Do thời tiết

Một trong những lý do phổ biến nhất khiến bạn đi làm muộn là do thời tiết. Tình trạng mưa lớn hoặc sấm sét và các hiện tượng thời tiết lớn khác có thể gây khó khăn trong việc lái xe an toàn và đôi khi xảy ra những tai nạn không đáng có. Chính vì thế bạn thậm chí có thể muốn cho người quản lý của mình biết rằng bạn không thể đến được vào ngày đó hoặc bạn đang cân nhắc làm việc tại nhà. 

4. Nhân viên cảm thấy không có động lực làm việc

Điều khiến mọi người nhảy ra khỏi giường vào buổi sáng và hăng hái bắt đầu ngày mới là cảm thấy được thúc đẩy bởi những gì họ đang diễn ra trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu bạn là nhân viên cảm thấy không có động lực về sự nghiệp, công việc hoặc các dự án liên quan đến công việc, bạn có thể bắt đầu nhận ra rằng họ luôn đi làm muộn. 

Bạn cũng có thể thấy điều này bắt đầu ảnh hưởng đến năng suất và tinh thần làm việc của họ trong suốt cả ngày. Nó có thể liên quan đến mức độ khó khăn trong công việc của họ, hoặc họ có thể không còn đam mê như trước đây. Cân nhắc cuộc họp với nhân viên để thảo luận về các lựa chọn công việc nhằm đưa họ trở lại đúng tiến độ.

Ngoài ra, còn vô vàn những lý do khác dẫn đến tình trạng đi trễ của nhân viên như: ngủ quên, đi nhầm đường trong những ngày đi làm đầu tiên, lý do sức khỏe hoặc xe bị hỏng.

>> Xem thêm: Phân loại & vai trò của trách nhiệm trong công việc

Hậu quả của việc đi làm muộn

Nhân viên không có động lực làm việc

5. Do nhà họ gần công ty nên họ cứ từ từ đi 

- Một trong những lý do tiếp theo là do nhà họ gần công ty nên họ cứ thong dong, từ từ để đi. Hành động trên thể hiện bạn là người không có trách nhiệm, dù họ đã biết quy định của công ty phải đến đúng giờ nhưng do tính chủ quan là nhà gần nên họ đã đến muộn

Nhân viên đi làm trễ ảnh hưởng gì tới doanh nghiệp

1. Năng suất làm việc giảm

- Việc bạn đi làm trể có nghĩa là bạn bắt đầu công việc muộn hơn, nếu khoảng thời gian đó không bù vào đồng nghĩa với viêc bạn hoàn thành công việc sẽ giảm đi. 

- Đi làm muộn không chỉ ảnh hưởng tới cá nhân mà còn ảnh hưởng tới cả một tập thể. Ví dụ: nếu nhân viên đi muộn là một phần quan trọng của dự án thì các nhân viên khác sẽ không thể bắt đầu cho đến khi người đó có mặt.

- Ngoải a việc bạn đi trễ còn nahr hưởng và gián đoạn tới công việc của các người xung quanh khi họ đã bắt đầu ổn định và làm việc từ lâu. Đó là những tiếng ồn như chào hỏi sẽ ảnh hưởng tới sự tập trung của họ

2. Làm mất khách hàng

Hậu quả của việc đi làm muộn

-  Đối với những nhân viên làm ngành dịch vụ chăm sóc khách hàng thì việc đi làm trễ không chỉ làm giảm hiệu suất công việc mà còn khiến thời gian phản hồi các công việc tồn đọng lại nhiều hơn. Ví dụ bạn có nhiệm vụ phải giao hợp đồng cho khách hàng nhưng bạn lại đến muộn làm cho khách hàng tốn thời gian và bực tức khi đó họ có thể sẽ chấm dứt hợp đồng ngay với bạn.

3. Thiếu sự tôn trọng cấp trên

- Không tôn trọng giờ giấc nhiều lần sẽ khiến bạn trở nên thiếu tôn trọng hơn với cấp trên và doanh nghiệp. Sự thiếu tôn trọng sẽ gây tổn hại cho doanh nghiệp theo nhiều cách và về lâu dài.

- Làm ảnh hưởng tới người khác. Trong trường hợp đi làm trể mà người quản lý không nói gì và quán triệt tình trạng này ngay sẽ gây nên cách nghĩ cho những người xung quanh là đi làm trễ không sao, khi đó họ sẽ bắt chước và làm theo. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến công ty. 

4. Mất đoàn kết nội bộ

- Khi bạn đi làm trễ có thể ảnh hưởng tới tinh thần làm việc của người khác theo những cách khác nhau như

- Một công việc bị gián đoạn vì một nhân viên đến muộn, trong khi đó nhân viên là một phần quan trọng của dự án điều này gây ảnh hưởng lớn tới mọi người

- Khi làm cùng dự án với mọi người, khi bạn đi trễ sẽ ảnh hưởng tới cả tập thể, những người cùng dự án họ cũng phải chịu trách nhiệm cùng bạn điều này làm họ càng thêm bực tức và căng thẳng

Khắc phục tình trạng đi trễ của nhân viên

1. Xác định các hành vi

- Có thể hiểu được nếu nhân viên thỉnh thoảng đi muộn có lý do chính đáng như: tai nạn giao thông, thời tiết can thiệp hoặc trẻ em bị ốm. Cuộc sống xảy ra và những vấn đề bất ngờ mà chúng ta không thể lường trước được. Chính vì thế bạn là một người quản lý, bạn cần xem xét ở góc độ nguyên nhân và tần suất đi muộn của nhân viên đó để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn. 

- Khi một nhân viên liên tục xuất hiện muộn, về cơ bản họ không tôn trọng thời gian của bạn hoặc chính thời gian của anh ta. Đó là lúc bạn cần quyết định xem hành vi của nhân viên có đáng bị lên án hay khiển trách hay không.

2. Hãy chủ động

- Đừng để sự chậm trễ quá mức của một người kéo dài đến mức bạn phản ứng trong cơn tức giận. Hãy nhớ rằng, bạn mệt mỏi với hành vi, không phải con người. Cố gắng đừng để mất bình tĩnh. Sẽ phản tác dụng nếu sử dụng ngôn từ thô tục hoặc đe dọa nhân viên.

- Đối phó với tình huống này, với vai trò là người quản lý, bạn nên chủ động. Lên lịch thời gian để nói chuyện và giải quyết vấn đề một cách trực tiếp.

>> Xem thêm: Tổng hợp các kỹ năng viết báo cáo chuyên nghiệp bạn nên biết

Hậu quả của việc đi làm muộn

Cải thiện tình trạng đi trễ của nhân viên

3. Nói lên sự thất vọng của bạn

Nếu nhân viên của bạn đi trễ quá nhiều lần vì các lý do bao biện khác khau, bạn có thể nói lên sự thất vọng của mình. Việc thể hiện quan điểm và thái độ sẽ giúp nhân viên của bạn hiểu rằng người quản lý của mình đã và đang để ý đến việc mình đi trễ quá nhiều lần để có thể khắc phục được tình trạng này sau những ngày làm việc tiếp theo. 

4. Đưa ra một kế hoạch hành động

Đừng hành động vội vàng. Nhân viên của bạn thi thoảng đi trễ có thể là do vấn đề sức khỏe hoặc nghĩa vụ gia đình. Trong trường hợp đó, bạn có thể muốn tạo một ngoại lệ và đề xuất thời gian bắt đầu muộn hơn hoặc lịch trình làm việc linh hoạt hơn.

Còn đối với những nhân viên đi trễ thường xuyên, bạn cần đưa ra các hình phạt một cách phù hợp. Hãy cho phép nhân viên của bạn đưa ra các ý kiến phản hồi bởi khi nhân viên được tự do trình bày quan điểm bạn sẽ có xu hướng tôn trọng cách tiếp cận công bằng, trung thực và thẳng thắn hơn. 

5. Quản lý dữ liệu bằng máy chấm công

- Đối với các doanh nghiệp cần sự tôn trọng giờ giấc, kỷ luật và đảm bảo tiến độ công việc, máy chấm công là giải pháp giúp cấp trên kiểm tra, theo dõi, lưu trữ thời gian check-in, check-out của nhân viên. 

- Công nghệ thông tin phát triển việc quản lý thời gian làm việc cũng như ý thức của người đi làm cũng được cải thiện rõ rệt khi áp dụng máy chấm công vào môi trường công sở. 

Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng đi trễ của nhân viên. Để xử lý được tình trạng đi trễ thường xuyên của nhân viên ngoài việc đưa ra những quy định riêng cho công ty thì người lãnh đạo cần có kỹ năng mềm tốt để xử lý mọi việc một cách hoàn hảo nhất, bạn đọc quan tâm hãy tham khảo những khoá học kỹ năng mềm online trên Unica để có cho mình kiến thức tốt nhất.

Tags: Quản trị nhân sự