Hay bị lở miệng là bệnh gì năm 2024

Tránh thức ăn cay và chua cho đến khi vết loét lành. Có thể súc miệng với nước muối ấm, loãng 2 lần một ngày.

Một vết loét miệng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh như loét áp-tơ [dân gian gọi là nhiệt miệng], loét do virus herpes, loét do vi khuẩn gây bệnh viêm nướu hoại tử lở loét và cũng có thể là loét do ung thư…

Trong các bệnh trên thì loét áp-tơ là bệnh lý phổ biến nhất của niêm mạc miệng, thường gặp nhất người trẻ, nữ nhiều hơn nam. Loét áp-tơ tuy không nguy hiểm, đa số có thể tự khỏi trong 7 đến 10 ngày nhưng nó lại có tính tái phát, gây đau cản trở việc ăn uống, nói và sinh hoạt của bệnh nhân.

Nguyên nhân của loét áp-tơ

Loét áp-tơ không có nguyên nhân rõ ràng. Một số nhà nghiên cứu cho rằng loét áp-tơ có thể được gây ra bởi một phản ứng của hệ miễn dịch, khi mà hệ thống miễn dịch của cơ thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố:

- Chấn thương - như răng giả không phù hợp làm cắn má, chấn thương từ răng cắn trúng môi má lưỡi khi ăn nhai, bàn chải lông ứng, chải răng quá mạnh, chấn thương miệng do thể thao.

- Những thay đổi hormone. Một số phụ nữ thấy rằng loét miệng xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt.

- Một số người hút thuốc thấy phát triển loét chỉ sau khi ngừng thuốc.

- Thiếu sắt, hoặc thiếu một số vitamin [như vitamin B12 và acid folic] có thể là một yếu tố trong một số trường hợp.

- Yếu tố di truyền có thể đóng một vai trò trong một số trường hợp.

- Căng thẳng, lo lắng, stress.

- Tình trạng nhiễm trùng, nhiễm virus, nhiễm nấm.

- Một số bệnh lý toàn thân cũng có vai trò như bệnh dạ dày, khiếm khuyết về huyết học, bệnh dị ứng.

Ảnh minh họa: drjasonroth

Biểu hiện của loét áp-tơ

Có 3 dạng chính:

- Loét áp-tơ thông thường là phổ biến nhất [80% trường hợp]. Một hay vài vết loét hình bầu dục, nhỏ hơn 1cm, có màu vàng nhạt, xung quanh viêm đỏ, xuất hiện môi, má, lưỡi, ít thấy ở nướu dính và vân khẩu cái cứng. Vết loét làm bệnh nhân đau. Tổn thương kéo dài 7-10 ngày và sau đó lành mà không để lại một vết sẹo.

- Loét áp-tơ khổng lồ xảy ra trong khoảng 10% trường hợp. Vết loét có kích thước hơn 1cm, đau đớn dữ dội. Tổn thương kéo dài từ hai tuần đến vài tháng, nhưng sẽ chữa lành để lại một vết sẹo.

- Loét áp-tơ dạng herpes xảy ra trong khoảng 10% trường hợp. Đây là những vết loét có kích thước nhỏ, khoảng 1-2 mm. Gồm rất nhiều vết loét tập trung lại. Không liên quan đến virus herpes.

Điều trị loét áp-tơ

Loét áp-tơ thông thường thường tự khỏi sau 7-10 ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có loét áp-tơ khổng lồ hoặc vết loét gây đau đớn, ăn uống khó khăn, loét tái đi tái lại với tần suất nhiều, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của bệnh nhân thì có chỉ định điều trị.

Điều trị không phải là khỏi hẳn mà là chỉ giảm bớt thời gian bị loét, giảm số lần tái phát và giảm các triệu chứng khi đang bị loét.

Các thuốc sử dụng với mục đích ức chế hoạt động của men hủy mô liên kết [dung dịch Tetracyclin hoặc Chlorhexidine súc miệng]; kích thích và tăng hoạt động tạo mô liên kết [vitamin C]; các thuốc thoa hoặc uống để giảm đau; thuốc điều hòa miễn dịch tại chỗ hoặc toàn thân.

Lưu ý gì khi bị loét áp-tơ

- Tránh thức ăn cay và chua cho đến khi vết loét lành.

- Có thể súc miệng với nước muối ấm, loãng 2 lần một ngày.

- Giữ miệng của bạn luôn sạch sẽ.

- Chế độ ăn thông thường, đa dạng, đủ năng lượng và đủ các nhóm chất dinh dưỡng.

- Đến bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu vết loét bất thường lớn, vết loét lan rộng, vết loét không lành sau ba tuần, đau không thể chịu đựng mặc dù tránh các thức ăn kích thích, có sốt cao.

Làm gì giảm khả năng xuất hiện của loét áp-tơ

- Duy trì vệ sinh răng miệng tốt bằng cách sử dụng chỉ tơ nha khoa hàng ngày và đánh răng sau bữa ăn cũng có thể giúp đỡ.

- Đánh răng rất nhẹ nhàng, sử dụng bàn chải có lông mịn, cẩn thận không để trượt với bàn chải.

- Tránh nói chuyện trong khi bạn đang nhai thức ăn.

- Giảm stress, biết thư giãn.

- Ăn một chế độ ăn uống cân bằng và hợp lý, giàu vitamin A, C, trái cây tươi và rau quả.

- Khám nha sĩ 6 tháng một lần.

Cẩn trọng với tổn thương ung thư miệng miệng biểu hiện dưới dạng loét:

Vết loét ung thư có đặc điểm sau mà bệnh nhân cần chú ý:

- Thường kéo dài không lành hơn ba tuần.

- Thường xuất hiện ở lưỡi và sàn miệng, nhưng thỉnh thoảng có thể xuất hiện ở một nơi khác trong miệng.

Nhiệt miệng hay còn gọi là lở miệng là một trong các bệnh về răng miệng thường gặp. Tuy nó không quá nguy hiểm nhưng gây nhiều trở ngại trong ăn uống và sinh hoạt. Lở miệng kéo dài sẽ làm cho cơ thể nóng, sốt, sưng hạch hoặc thậm chí là cản trở quá trình giao tiếp hàng ngày. Nhưng bạn không cần lo lắng nếu biết cách chữa trị thì bệnh sẽ rất nhanh khỏi.

Bài viết hôm nay của Nha khoa Kim sẽ chia sẻ đến các bạn những cách trị lở miệng cực kỳ hiệu quả ngay tại nhà mà có thể bạn chưa biết. Các bạn nhớ theo dõi nhé!

Vậy thì lở miệng là gì?

Lở miệng hay còn được biết đến với cái tên nhiệt miệng, loét miệng, nó có tên khoa học là loét Aphthous Ulcer. Đây là tình trạng những vùng mô mềm như nướu [lợi], má trong, lưỡi, vòm họng hoặc môi xuất hiện các vết loét có màu trắng hình tròn hoặc oval trong khi phía viền ngoài lại sưng đỏ.

Lở miệng hay loét miệng

Ban đầu niêm mạc sẽ xuất hiện các vết lở nhỏ, sau đó hình thành các bọng nước rồi vỡ, tạo ra các điểm loét to có thể lên đến 9 – 10mm. Loét miệng không lây lan nhanh chóng như bệnh mụn nước ở miệng nhưng gây đau rát và khó chịu khi ăn uống hoặc cử động hàm. Thông thường thì lở miệng sẽ tự khỏi trong vòng 6 – 10 ngày.

Tuy nhiên, một số trường hợp lở miệng do nhiễm khuẩn nặng, khiến cho vết loét ngày càng lan rộng và đi kèm với đó là các triệu chứng như sưng hạch, sốt cao,…. làm người bệnh biếng ăn, mệt mỏi, xanh xao,… Trường hợp này các bạn cần đến ngay các cơ sở y tế và nha khoa để được chữa trị theo phác đồ.

Nguyên nhân dẫn đến lở miệng

Nguyên nhân gây lở miệng có thể xuất phát từ rất nhiều nguồn căn khác nhau. Nguyên nhân phổ biến nhất là do nhai thức ăn có cạnh cứng, nhọn làm tổn thương mô mềm gây phù nề và chảy máu niêm mạc hoặc vô tình cắn phải môi.

Vô tình cắn phải môi cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị lở miệng

Hoặc cũng có thể là do bạn dùng bàn chải đánh răng có lông quá cứng, chải răng và dùng tăm xỉa sai cách, sơ ý chọc nhầm vào nướu hoặc môi. Thói quen ăn thức ăn cay nóng hoặc sử dụng các loại thức uống chứa cồn và chất kích thích cũng là một trong các nguyên nhân gây lở miệng thường gặp.

Lở miệng cũng liên quan đến việc mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu các khoáng chất cần thiết như vitamin C, vitamin B6, acid folic. Một nguyên nhân khá bất ngờ dẫn đến lở miệng có thể kể đến là do stress. Khi hệ thần kinh căng thẳng dẫn đến tình trạng nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi, quá trình trao đổi chất dinh dưỡng yếu đi khiến cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào khoang miệng, gây nên tình trạng lở loét.

Cách trị lở miệng tại nhà hiệu quả

Nếu như các vết lở miệng của bạn là các vết lở thông thường và mới thì quá trình điều trị rất dễ dàng. Bạn có thể tham khảo áp dụng một số biện pháp sau đây:

  • Với các vết lở miệng đang sưng hoặc chảy máu thì bạn có thể dùng đá tinh khiết hoặc băng gạc y tế bao quanh đá rồi chườm lên vị trí lở. Việc này sẽ giúp giảm nhanh cơn đau và tiêu sưng hiệu quả.
  • Bôi mật ong và nghệ lên vùng bị lở loét. Mật ong và nghệ có chứa chất kháng khuẩn, kháng viêm nên sẽ giúp các vết lở được sát trùng và mau lành lại hơn.
  • Sử dụng bã trà cũng là một cách trị lở miệng hiệu quả, do trong bã trà có chứa Tanin – một chất kháng viêm và kích thích các vết thương mau lành nhanh chóng. Bạn chỉ cần dùng một ít bã trà dã hàm đắp trực tiếp lên các vị trí lở là được.
  • Bạn cũng có thể ăn sữa chua hoặc dùng một muỗng nhỏ sữa chua để vào nơi bị loét, các lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ nhanh chóng kháng viêm và giảm sưng cho các niêm mạc đang bị tổn thương.

Bạn có thể ăn sữa chua hoặc hoặc bôi sữa chua vào vùng loét

  • Ngoài ra thì bạn có thể ngậm nước muối pha loãng và nước giấm táo theo tỉ lệ 1:1 và súc miệng 3 – 4 lần/ngày. Khi khoang miệng được vệ sinh sạch sẽ thì các ổ viêm sẽ nhanh lành, không bị tấy đỏ, đau rát nữa.

Còn nếu là tình trạng lở miệng nặng và kéo dài thì bạn cần được các nha sĩ, bác sĩ chẩn đoán và điều trị bằng thuốc. Bác sĩ có thể sẽ cho bạn dùng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm như oxytetracycline, ampicillin hoặc thuốc tăng cường acid folic.

Nếu tình trạng viêm nặng và kéo dài thì bạn nên đến gặp bác sĩ nhé

Các biện pháp ngăn ngừa lở miệng

Sau khi chữa khỏi thì để tránh tình trạng lở miệng quay lại bạn nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa để trị tận gốc và dứt điểm nó.

  • Bạn cần có một chế độ ăn uống khoa học và cân bằng dinh dưỡng. Cố gắng ăn nhiều rau củ, trái cây để tăng cường vitamin C và vitamin B6 cho cơ thể
  • Có chế độ nghỉ ngơi và làm việc khoa học, tránh stress và rối loạn nội tiết
  • Dùng bàn chải đánh răng có lông mềm, tơ và thay tăm xỉa răng bằng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng, tránh cho các mô mềm bị tổn thương.
  • Súc miệng bằng nước muối hoặc các loại nước kháng khuẩn để loại bỏ môi trường sống của cơ thể.

Súc miệng bằng nước muối để ngăn ngừa lở miệng

Lở miệng chắc chắn không phải là một căn bệnh đáng sợ nhưng nếu bạn lơ là thì nó sẽ trở nên khó điều trị và gây nên nhiều trở ngại trong quá trình sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy, các bạn nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa phù hợp để tránh mắc phải căn bệnh khó chịu này nhé!

Nếu có thắc mắc hoặc thông tin nào cần trao đổi thì các bạn vui lòng liên hệ số điện thoại 1900 6899 để được Nha khoa Kim hỗ trợ nhé!

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

Tại sao tôi hay bị nhiệt miệng?

Nguyên nhân nhiệt miệng là do thiếu hụt lượng vitamin B12, kẽm, folate [axit folic] hoặc sắt. Phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng. Helicobacter pylori – vi khuẩn gây loét dạ dày tá tràng. Nguyên nhân bị nhiệt miệng là do sự thay đổi hormone trong thời kỳ kinh nguyệt.

Tại sao bị lở miệng?

Nguyên nhân phổ biến nhất là do nhai thức ăn có cạnh cứng, nhọn làm tổn thương mô mềm gây phù nề và chảy máu niêm mạc hoặc vô tình cắn phải môi. Hoặc cũng có thể là do bạn dùng bàn chải đánh răng có lông quá cứng, chải răng và dùng tăm xỉa sai cách, sơ ý chọc nhầm vào nướu hoặc môi.

Hay bị nhiệt miệng cần bổ sung vitamin gì?

Theo các chuyên gia y tế thì hay bị nhiệt miệng là biểu hiện của cơ thể có hệ miễn dịch suy yếu. Cơ thể thiếu các vi chất dinh dưỡng như Vitamin C, B2, PP, kẽm, Protein,... khiến sức đề kháng của cơ thể giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển và gây bệnh.

Bị nhiệt miệng bao lâu thì hết?

Vết loét có thể đau từ 7 đến 10 ngày. Vết loét nhỏ lành hoàn toàn sau 1 đến 3 tuần, nhưng vết loét lớn có thể mất đến 6 tuần để chữa lành. Để nhiệt miệng nhanh khỏi, ngoài việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ thì người bệnh cần súc miệng nước muối.

Chủ Đề