Hệ thực vật xử lý môi trường nước

1876 Lượt xem - Update nội dung: 09-08-2022 15:14

Ngành chăn nuôi trong thời gian qua có tốc độ phát triển chóng mặt, số lượng lẫn chất lượng được nâng cao và tăng trưởng không ngừng. Thế nhưng ngành này lại xả thải ra môi trường hàng triệu tấn chất thải/năm.

1. Xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật thủy sinh

Như những thông tin trước chúng tôi đã đề cập, nước thải chăn nuôi chứa nồng độ chất ô nhiễm cao, nhiều tạp chất ô nhiễm vượt quá ngưỡng cho phép và xuất phát chủ yếu từ quá trình chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại, thức ăn thừa, phân, máng ăn,… đặc trưng nhất đối với nước thải chăn nuôi đó chính là hàm lượng vi khuẩn, vi rút mang mầm bệnh nguy hiểm, là tác nhân làm lây lan nhiều dịch bệnh nguy hiểm như dịch tả, thương hàn, kiết lỵ, dịch tả heo Châu Phi.

Vì những vấn đề trên, xử lý nước thải chăn nuôi là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng trong thực trạng ô nhiễm nghiêm trọng từ quá trình chăn nuôi. Trong đó công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật trở thành giải pháp hữu hiệu và an toàn được ưu tiên sử dụng nhất hiện nay.

Cùng Công ty môi trường Hợp Nhất theo dõi những ưu điểm nổi trội của biện pháp này nhé!

2. Quy trình xử lý nước thải bằng thực vật thủy sinh

Đây là phương pháp xử lý khá đơn giản và dễ thực hiện. Nước thải chăn nuôi từ các nguồn được dẫn qua bể lắng để xử lý. Trước đó, nước thải sẽ đi qua song chắn rác để giữ lại các chất rắn, rác thải có kích thước lớn. Tại bể lắng diễn ra quá trình lắng sơ bộ chất rắn lơ lửng lắng xuống đáy bể nhờ thế mà một phần chất bẩn độc hại được loại bỏ khỏi nguồn nước.

Sau khi được lắng, bể thực vật thủy sinh tiếp nhận nguồn nước. Giữ vai trò quan trọng trong việc xử lý nước thải chăn nuôi, các VSV sinh sống dưới rễ các loài thực vật thủy sinh thực hiện nhiệm vụ phân hủy các hợp chất hữu cơ, vô cơ để sinh trưởng và phát triển. Các loài thực vật thủy sinh này được trồng kín mặt bể vừa tạo được thẩm mỹ cảnh quan vừa hạn chế phát tán mùi hôi vào không khí.

Xử lý nước thải bằng thực vật thủy sinh thường ứng dụng mô hình như bèo, cây cỏ muỗi, cây dừa nước, cây thủy trúc, cây mè vừng,… Đặc tính của chúng thường có khả năng sinh trưởng nhanh, rất dễ tìm ở vùng nông thôn vì thế khi ứng dụng phương pháp này chủ chăn nuôi có thể tiết kiệm được chi phí trong quá trình xử lý nước thải chăn nuôi.

Sau đó, nước từ bể thủy sinh có thể được tái sử dụng để vệ sinh chuồng trại hoặc tưới cây trong vườn.

3. Những lưu ý khi xây dựng bể lọc nước thải chăn nuôi bằng thực vật

- Từng loại thực vật thủy sinh khác nhau sẽ yêu cầu về độ sâu tương ứng với:

  • Lục bình: có thể dùng độ sâu khác nhau.
  • Cỏ muỗi nước: có độ sâu từ 30 cm [chỉ sống ở vùng nước nông].

- Kích thước bể tùy thuộc vào nguồn nước thải cần xử lý.

- Nhờ biện pháp xử lý này mà nước sau xử lý có thể thải ra ao, hồ một cách an toàn.

- Loài thực vật này có thể được thu hoạch định kỳ hoặc sử dụng làm phân bón hữu cơ [phân xanh hoặc phân trộn].

4. Kết quả thí nghiệm chứng minh khả năng xử lý của thực vật thủy sinh

Thí nghiệm 1: Tiến hành trồng 2 loại thủy sinh gồm cây rau ngố và cây lục bình. Sau 9 tháng, kết quả thực nghiệm như sau:

  • Cây rau ngố có khả năng xử lý khi giảm 96,94% độ đục; 44,97% COD và giảm tới 53,6% khí Nito.
  • Cây lục bình có hiệu quả xử lý khi giảm 97,79% độ đục, 66,1% lượng COD và giảm 64,36% khí Nito.

Thí nghiệm 2: Tiến hành thực nghiệm với bể thủy sinh có bèo tây và xử lý nước thải chăn nuôi heo sau biogas. Kết quả thực nghiệm như sau:

  • Với lượng nước thải 50 l/m2.ngày: tổng nito đưa vào là 4489,5 mgN/m2.ngày và lượng nito được xử lý trong bể khoảng 2953,64 mgN/m2.ngày
  • Với lượng nước thải 100 l/m2.ngày: tổng nito đưa vào là 10038 mgN/m2.ngày và lượng nito được xử lý trong bể khoảng 3985,09 mgN/m2.ngày

Xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật thủy sinh đem lại hiệu quả cao cùng nhiều lợi ích thiết thực khác như chi phí đầu tư thấp, ngăn chặn dịch bệnh, hiệu quả kinh tế cao, sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có và không đòi hỏi công nghệ xử lý phức tạp.

Để nước chăn nuôi sau xử lý phải đạt chuẩn QCVN 62-MT:2016/BTNMT, dịch vụ xử lý nước thải của Hợp Nhất với đội ngũ nhân viên dày dạn kinh nghiệm, quy trình công nghệ hiện đại, phương pháp xử lý ưu việt phù hợp với điều kiện tài chính và quy mô diện tích chăn nuôi của từng dự án khác nhau.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về công nghệ xử lý nước thải, hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline 0938.857.768 hoặc có thể tham khảo thông tin chi tiết tại Website moitruonghopnhat.com

Chủ Đề