Hiện nay để tạo ra điện các nhà máy điện ở vùng Đông Nam Bộ chủ yếu đưa vào

Riêng vùng tam giác kinh tế trọng điểm: TP Hồ Chí Minh - Bình Dương - Ðồng Nai - Bà Rịa-Vũng Tàu, tốc độ tăng trưởng lên đến 27-30%/ năm. Một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy  kinh tế phát triển là nhờ đáp ứng được điện năng cho phát triển sản xuất, dịch vụ.

Ðể đáp ứng nhu cầu về điện ngày càng cao, đòi hỏi các nhà sản xuất điện phải có tầm nhìn xa để hoạch định những mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn, từng bước hoàn chỉnh quy hoạch phát triển nguồn, lưới điện phù hợp thực tế các tỉnh phía nam và đồng bộ với quy hoạch chung cả nước.

Xuất phát từ đặc điểm khí hậu và tự nhiên của các tỉnh phía nam là  mưa nhiều, thế năng của các con sông lớn, ngành điện đã ưu tiên chọn phương án xây dựng các công trình thủy điện bậc thang trên các con sông, bắt nguồn từ Tây Nguyên, chảy qua các tỉnh  Nam Trung Bộ và Ðông Nam Bộ. Từ năm 1983, sau khi khôi phục xong đường ống áp lực Nhà máy thủy điện Ða Nhim, đưa điện từ Ða Nhim về TP Hồ Chí Minh, công trình thủy điện đầu tiên là Nhà máy thủy điện Trị An được xây dựng trên sông Ðồng Nai, công suất 400 MW, được khởi công với sự giúp đỡ của Liên Xô [trước đây] đã phát điện vào năm 1987, kịp thời tháo gỡ phần nào khó khăn về điện cho các tỉnh phía nam. Liên tiếp sau đó, một loạt nhà máy thủy điện khác ra đời như: Thác Mơ, Hàm Thuận - Ða Mi và nhiều công trình khác đang thi công như: Ðại Ninh, Ðồng Nai 3, Ðồng Nai 4...

Tuy nhiên, nếu chỉ dựa hoàn toàn vào thủy điện thì vấn đề an toàn năng lượng quốc gia sẽ không bảo đảm. Vì vậy, một hướng chiến lược khác được hoạch định là xây dựng các nhà máy nhiệt điện và tua-bin khí dọc theo vùng ven biển, khai thác lợi thế vận chuyển than đá bằng tàu thủy và sử dụng khí đốt khai thác từ các mỏ dầu và khí ở ngoài khơi bờ biển. Năm 1996, sau khi Nhà máy nhiệt điện Bà Rịa được mở rộng thành cụm chu trình tua-bin khí hỗn hợp, với công suất gần 390 MW, đến nay, ở các tỉnh phía nam đã hình thành một loạt nhà máy nhiệt điện quan trọng, nhất là Trung tâm điện lực Phú Mỹ, với sáu nhà máy, tổng công suất  3.859 MW [gấp hai lần công suất Nhà máy thủy điện Hòa Bình và chiếm tới gần 40% tổng công suất toàn bộ hệ thống điện Việt Nam năm 2004]. Nhà máy nhiệt điện Ô Môn [TP Cần Thơ] công suất 600 MW đang được xây dựng. Ðến nay, tổng công suất điện lắp đặt trên toàn bộ hệ thống điện phía nam đạt 6.505 MW, trong đó thủy điện chiếm 19,5%, nhiệt điện chạy than và dầu chiếm 11,9%, còn lại 68,6% thuộc về tua-bin khí. Năm 2005, các nguồn điện này đã cung cấp cho địa bàn các tỉnh phía nam 23,355 tỷ kW giờ điện thương phẩm, với công suất 4.539 MW.

Do các nguồn điện trước  đây được xây dựng cục bộ, biệt lập ở các đô thị lớn cho nên lưới điện cũng được vận hành độc lập theo từng vùng: Ðông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và cao nguyên. Chỉ có hai đường dây quan trọng nhất: đường dây 230 kV Ða Nhim - Thủ Ðức và đường dây 66 kV Ða Nhim - Nha Trang. Lưới điện phân phối chủ yếu tập trung ở khu vực TP Hồ Chí Minh với cấp  66 kV. Năm 1984, sau khi sửa chữa nâng cấp đường dây 230 kV Ða Nhim - Thủ Ðức và xây dựng đường dây 230 kV TP Hồ Chí Minh - Trà Nóc, lần lượt xuất hiện nhiều  đường dây 220 kV và 110 kV từ Trị An về TP Hồ Chí Minh rồi lan tỏa xuống các tỉnh miền Ðông, miền Tây Nam Bộ. Ðến năm 1995, toàn bộ lưới điện các tỉnh phía nam đã hòa vào điện lưới quốc gia. Ðặc biệt, kể từ khi đường dây 500 kV bắc-nam mạch 1 được kéo từ Nhà máy thủy điện Hòa Bình về trạm biến áp 500 kV Phú Lâm [năm 1994] và sau đó, đường dây 500 kV mạch 2 Phú Lâm - Thường Tín hoàn thành, hàng loạt đường dây 220 kV và 110 kV, dài hàng nghìn km, với hàng chục trạm biến áp đồng bộ, được xây dựng kết nối các trung tâm điện lực với nhau, tạo thành hệ thống lưới điện khá hoàn chỉnh. Theo Ban quản lý dự án các công trình điện miền nam, chỉ riêng trong ba năm [2003-2006], ngành điện đã đầu tư 4.740 tỷ đồng để xây dựng 61 công trình đường dây và trạm, với tổng chiều dài hơn 1.700 km, tổng dung lượng máy biến áp gần 5.000 MVA. Ðây là thành quả lao động đáng tự hào của cán bộ, công nhân các đơn vị thi công xây lắp đường dây và trạm, tiêu biểu là các đơn vị thuộc Công ty xây lắp điện 2  ngày đêm lặn lội trên các công trình, vượt qua núi rừng hiểm trở, đồng ruộng sình lầy và sông ngòi chằng chịt. Họ đã bỏ biết bao nhiêu công sức mồ hôi, thậm chí đổi cả tính mạng để dựng trụ, kéo dây băng qua những khoảng vượt mênh mông giữa hai bờ của những con sông lớn như: sông Tiền, sông Hậu, sông Nhà Bè, sông Thị Vải, sông Lòng Tàu... Người dân các tỉnh phía nam rất tự hào vì đã đóng góp một phần ruộng vườn, nhà cửa và công sức của mình để làm nên những công trình có ý nghĩa kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước. 

Ðể đón nhận nguồn điện lưới quốc gia, lưới điện phân phối ở các địa phương cũng dần được nâng cấp. Một loạt công trình phát triển và cải tạo lưới điện tại các thành phố: TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Ðà Lạt, Biên Hòa, Cần Thơ, thị xã Thủ Dầu Một được triển khai, nhằm nâng cao chất lượng điện. Trong đó, thành tựu có ý nghĩa kinh tế - xã hội là đầu tư xây dựng lưới điện nông thôn, từng bước điện khí hóa nông thôn các tỉnh phía nam.  Chỉ trong vòng tám năm [từ năm 1996 đến 2004], Công ty Ðiện lực 2 đầu tư hơn 1.100 tỷ đồng xây dựng 9.100 km đường dây trung áp, 1.500 km đường dây hạ áp, 700 trạm biến áp phân phối, với tổng công suất 200 nghìn kVA. Ngoài ra, các địa phương đã tự ứng trước 445 tỷ đồng để xây dựng lưới điện. Chương trình bắt đầu từ xã Trung Lập Thượng [huyện Củ Chi] rồi tỏa nhanh ra toàn bộ khu vực ngoại thành TP Hồ Chí Minh, đến các tỉnh Ðồng Nai, Tây Ninh... Bằng các nguồn vốn vay nước ngoài như: Ngân hàng Thế giới [WB], Cơ quan phát triển Pháp [AFD]... một loạt dự án năng lượng nông thôn, điện khí hóa nông thôn được triển khai đưa điện về tới từng xóm, ấp, gia đình. Ngành điện từng bước củng cố lại công tác quản ly, tiếp nhận lưới điện trung áp ở nông thôn và chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn theo hướng bán điện trực tiếp cho dân, theo giá quy định của Nhà nước. Nhờ đó, đến nay, điện lưới quốc gia đã đến với 100% số xã trên đất liền, phục vụ 85,3% số hộ dân, trong đó gần 82% số  hộ dân nông thôn.

Có thể nói, chỉ trong vòng hơn 20 năm, ngành điện đã xây dựng được một cơ ngơi khá đồ sộ về nguồn và lưới điện ở các tỉnh phía nam, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các vùng kinh tế trọng điểm phát triển, đồng thời làm thay đổi bộ mặt nông thôn và đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân.

Tuy nhiên, có một thực tế mà các nhà chiến lược về điện đều phải thừa nhận: Quy hoạch phát triển điện ở các tỉnh phía nam nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung không theo kịp tốc độ phát triển kinh tế của đất nước. Nhiều nơi như khu vực tam giác kinh tế TP Hồ Chí Minh - Bình Dương - Bình Phước - Ðồng Nai - Bà Rịa-Vũng Tàu, mặc dù ngành điện đã đầu tư xây dựng khá nhiều đường dây 220 kV, 110 kV và các trạm biến áp tương ứng, tình trạng quá tải vẫn diễn ra thường xuyên. Lượng điện tiêu thụ ở khu vực này tăng nhanh đến mức cứ sau hai năm, nhu cầu điện lại tăng lên gấp hai lần. Ngay ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, khi có thêm các khu công nghiệp, các cơ sở chế biến nông sản, hải sản, thực phẩm phát triển nhanh, nhu cầu về điện sẽ còn tăng rất nhiều.

Theo các chuyên gia quy hoạch của Công ty tư vấn điện 3, hiện nay, ngoài Nhà máy nhiệt điện Ô Môn, đường dây 500 kV Nhà Bè - Ô Môn cùng nhiều nhà máy thủy điện, nhiệt điện vừa và nhỏ, cùng với hàng chục công trình xây lắp đường dây và trạm biến áp 220 kV, 110 kV đang được triển khai, ngành điện đang nghiên cứu xây dựng thêm hai cụm nhiệt điện chạy than tại  Trà Vinh và Sóc Trăng, với công suất mỗi cụm khoảng 3.000 MW. Theo quy hoạch của tổng sơ đồ phát điện giai đoạn 6 [2006-2010], đường dây 500 kV sẽ được kéo ra tận Sóc Trăng, tạo thành một xương sống lưới điện 500 kV cho các tỉnh phía nam, bảo đảm an toàn ở mức cao nhất cho việc cung cấp điện.

Ðược sự quan tâm của Ðảng và Nhà nước, với tầm nhìn chiến lược phát triển nguồn và lưới điện, Bộ Công nghiệp đã trình Chính phủ  tổng sơ đồ 6, trong đó có cả các nhà máy điện hạt nhân công suất tới 2.000 MW. Chắc chắn trong tương lai, ngành điện sẽ thỏa mãn nhu cầu về điện, phục vụ đắc lực cho chương trình phát triển kinh tế ở khu vực phía nam, đẩy mạnh công cuộc CNH, HÐH đất nước.

NGUYỄN PHAN TOÀN

Đông Nam Bộ là một trong hai phần của Nam Bộ Việt Nam, có tên gọi khác ngắn gọn được người dân Nam Bộ thường gọi là Miền Đông. Vùng Đông Nam Bộ có 1 thành phố trực thuộc trung ương là Thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh.

Vị trí vùng Đông Nam Bộ trên bản đồ Việt Nam

Theo kết quả điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số vùng Đông Nam Bộ là 14.025.387 người, chiếm 16.34% dân số Việt Nam, là vùng có tốc độ tăng dân số cao nhất nước, do thu hút nhiều dân nhập cư từ các vùng khác đến sinh sống. Tuy nhiên chỉ sau 10 năm, theo số liệu mới đây năm 2019 của Tổng cục Thống kê VN, tổng dân số của vùng Đông Nam Bộ là 17.828.907 người [không kể số người tạm trú lâu dài] trên một diện tích là 23.564,4[1] km², với mật độ dân số bình quân 706 người/km², chiếm 18.5% dân số cả nước.[2]

Riêng tài liệu trước đây của Tổng cục Thống kê Việt Nam và một số ít tài liệu khác dựa theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê lại xếp 2 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận [thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ] vào vùng Đông Nam Bộ. Hiện nay Tổng cục Thống kê đã xếp Bình Thuận cùng Ninh Thuận vào vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

Đông Nam Bộ là khu vực kinh tế phát triển nhất ở Việt Nam, đóng góp hơn 2/3 thu ngân sách hằng năm, có tỉ lệ đô thị hóa 62.8%.

Năm 1957, dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa, khu vực này mang tên Miền Đông Nam phần, đại diện bởi Tòa Đại biểu Chính phủ cho 13 tỉnh thành: Đô thành Sài Gòn, các tỉnh Gia Định, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Long, Phước Long, Phước Thành, Hậu Nghĩa, Biên Hòa, Long Khánh, Phước Tuy, Bình Tuy và Long An. Khu vực này là một đơn vị hành chính của Việt Nam Cộng hòa.

Năm 1963, Đệ Nhất Cộng hòa bị lật đổ và đơn vị Miền Đông Nam phần bị xóa bỏ, tuy nhiên danh từ này vẫn thông dụng để chỉ định khu vực địa lý.

Giai đoạn 1966-1975 thời Đệ Nhị Cộng hòa, Miền Đông Nam phần bao gồm 12 tỉnh thành: Đô thành Sài Gòn, các tỉnh Gia Định, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Long, Phước Long, Hậu Nghĩa, Biên Hòa, Long Khánh, Phước Tuy, Bình Tuy và Long An.

Năm 1975, sáp nhập các tỉnh thành để thành lập các tỉnh thành mới lớn hơn, khi đó miền Đông Nam Bộ gồm 4 tỉnh thành: Thành phố Hồ Chí Minh [tỉnh Gia Định, Đô thành Sài Gòn, quận Củ Chi của tỉnh Hậu Nghĩa và quận Phú Hòa của tỉnh Bình Dương], Sông Bé [gồm tỉnh Bình Dương, Bình Long và Phước Long], Tây Ninh, Đồng Nai [gồm Biên Hòa, Long Khánh và Phước Tuy]. Tỉnh Bình Tuy cũ nhập vào tỉnh Thuận Hải thuộc miền Trung, tỉnh Long An nhập vào Miền Tây Nam Bộ.

Năm 1979, miền Đông Nam Bộ gồm 4 tỉnh thành và 1 đặc khu: Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Tây Ninh, Sông Bé, Đồng Nai và Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo[1].

Năm 1991, miền Đông Nam Bộ có 5 tỉnh thành gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Tây Ninh, Sông Bé, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Từ năm 1997 đến nay, vùng Đông Nam Bộ có 6 tỉnh thành gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.

 

Các vùng miền Việt Nam

  • Phía Tây và phía Tây Bắc giáp với Campuchia
  • Phía Nam - Tây Nam giáp với Đồng bằng sông Cửu Long
  • Phía Đông - Đông Nam giáp với biển Đông
  • Phía Bắc và Đông Bắc giáp Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ

Đông Nam Bộ có địa hình bán bình nguyên, trung du và đồi núi thấp dưới 1000m, bề mặt thoải. Độ cao giảm dần từ tây bắc xuống đông nam, có độ cao bề mặt dao động từ khoảng 500 - 700m [H.Bù Gia Mập, Bình Phước - phần rìa phía nam cao nguyên Mơ Nông] xuống 1m [H.Bình Chánh, TP.HCM - giáp ranh đồng bằng sông Cửu Long].

Hơn 70% diện tích của vùng có độ cao trên 50m, chủ yếu là các đồi thấp xen bưng bàu trũng, địa hình cao và lượn sóng mạnh ở phía bắc, giảm dần về phía nam

Các ngọn núi cao ở khu vực:
-Núi Bà Đen - 986m [Tây Ninh]
-Núi Chứa Chan - 838m [Đồng Nai]
-Núi Bà Rá - 736m [Bình Phước]
-Núi Mây Tào - 716m [Bà Rịa Vũng Tàu]
-Núi Dinh - 505m [Bà Rịa Vũng Tàu]
-Núi Cậu - 289m [Bình Dương]

Do vùng này là trung tâm công nghiệp nên rừng ít, cây công nghiệp được trồng với diện tích lớn hàng bậc nhất cả nước, tình trạng ô nhiễm ngày càng nặng, trong đô thị rất dễ bị lũ lụt do không có cây giữ lại.

Đất có bảy loại: đất feralit, đất phù sa [chiếm thấp nhất trong vùng], đất ba dan, đất xám trên phù sa cổ, đất mặn, đất phèn [đất mặn, đất phèn tập trung nhiều ở Thành phố Hồ Chí Minh].

Vùng đất này thuộc địa chất giới Kainozoi: Cuội,cát, sét kết và các thành tạo bở rời

Sông ngòi

Khu vực Đông Nam Bộ có các sông lớn như hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Thị Vải... Sông Sài Gòn và sông Thị Vải là nơi tập trung các cảng chính của khu vực như cảng Sài Gòn, cảng Cái Mép, cảng Thị Vải.

Sông Bé và sông Đồng Nai có trữ lượng thủy năng dồi dào [Thủy Điện Trị An, Thủy Điện Thác Mơ, Thủy Điện Cần Đơn, Thủy Điện Srok Pu Mieng]

Các hồ thủy lợi và thủy điện ngăn sông có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt có diện tích lớn là hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An, hồ Thác Mơ, hồ Phước hòa. Đặc biệt là hồ thủy lợi Phước Hòa và hồ Dầu Tiếng còn có tác dụng điều phối nguồn nước để chống xâm nhập mặn cho sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ.

Bờ biển

Bờ biển khu vực này thuộc các địa phương: Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh. Khu vực ven biển này có nhiều bãi biển đẹp là khu nghỉ mát nổi tiếng như: bãi Sau, bãi Dứa [Vũng Tàu]. Vùng biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú Phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản.

+Gần tuyến đường biển quốc tế suy ra phát triển giao thông vận tải biển. +Thềm lục địa nông rộng giàu tiềm năng dầu khí.

Tất cả các tỉnh ở miền Đông Nam Bộ đều nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Mục dân số và diện tích ghi theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam trên trang Wikipedia các tỉnh thành Việt Nam. Stt Tên tỉnh/thành Tỉnh lỵ[3] Thành phố Thị xã Quận Huyện Diện tích
[km²] Dân số
[người] Mật độ
[km²] Biển số xe Mã vùng ĐT
1 Thành phố Hồ Chí Minh Quận 1 1 16 5 2.061,2 8.993.082 4.363 41,50 đến 59 28
2 Bà Rịa
Vũng Tàu
Tp Bà Rịa 2 1 5 1.980,8 1.148.313 580 72 254
3 Bình Dương Tp Thủ Dầu Một 3 2 4 2.694,7 2.627.195 975 61 274
4 Bình Phước Tp Đồng Xoài 1 2 8 6.880,6 1.011.100 147 93 271
5 Đồng Nai Tp Biên Hòa 2 9 5.905,7 3.097.107 524 39, 60 251
6 Tây Ninh Tp Tây Ninh 1 2 6 4.041,4 1.178.320 292 70 276

Hiện nay, hầu hết các đô thị vốn là thị xã tỉnh lỵ của các tỉnh ở vùng Đông Nam Bộ trước đây đều đã trở thành thành phố trực thuộc tỉnh [ngoại trừ Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc Trung ương]. Trong đó, tỉnh Bình Dương có 3 thành phố là Thủ Dầu Một, Thuận An và Dĩ An, tỉnh Đồng Nai có 2 thành phố là Biên Hòa và Long Khánh, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 2 thành phố là Bà Rịa và Vũng Tàu.

Trong suốt thời kỳ từ đầu năm 1975 cho đến năm 1991, toàn vùng Đông Nam Bộ chỉ có 2 thành phố là Thành phố Hồ Chí Minh và Biên Hòa. Từ năm 1991 đến nay, lần lượt các thị xã được nâng cấp thành các thành phố trực thuộc tỉnh.

Các thành phố được thành lập trước năm 1976:

  • Thành phố Hồ Chí Minh: thành lập vào ngày 15 tháng 3 năm 1874 theo Sắc lệnh của Tổng thống Pháp
  • Biên Hòa: thành lập vào đầu năm 1976

Các thành phố được thành lập từ năm 1991 đến nay:

  • Vũng Tàu: thành lập vào ngày 12 tháng 8 năm 1991 cùng thời điểm tái lập tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Thủ Dầu Một: thành lập vào ngày 2 tháng 5 năm 2012 theo Nghị định số 11/NQ-CP[4]
  • Bà Rịa: thành lập vào ngày 22 tháng 8 năm 2012 theo Nghị định số 43/NQ-CP[5]
  • Thành phố Tây Ninh: thành lập vào ngày 29 tháng 12 năm 2013 theo Nghị định số 135/NQ-CP[6]
  • Đồng Xoài: thành lập vào ngày 1 tháng 12 năm 2018 theo Nghị định số 587/NQ-UBTVQH14[7]
  • Long Khánh: thành lập vào ngày 1 tháng 6 năm 2019 theo Nghị định số 673/NQ-UBTVQH14[8]
  • Thuận An: thành lập vào ngày 1 tháng 2 năm 2020 theo Nghị định số 857/NQ-UBTVQH14[9]
  • Dĩ An: thành lập vào ngày 1 tháng 2 năm 2020 theo Nghị định số 857/NQ-UBTVQH14[10]
  • Thủ Đức: thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 2021 theo Nghị định số 1111/NQ-UBTVQH14[11].

Hiện nay, vùng Đông Nam Bộ có 1 đô thị loại đặc biệt: Thành phố Hồ Chí Minh [trực thuộc Trung ương]; 3 đô thị loại I: Thủ Dầu Một [thuộc tỉnh Bình Dương], Biên Hòa [thuộc tỉnh Đồng Nai], Vũng Tàu [thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu]. Các thành phố là đô thị loại II: Bà Rịa [thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu]. Các thành phố còn lại là đô thị loại III trực thuộc tỉnh.

Tính đến ngày 24 tháng 11 năm 2020, vùng Đông Nam Bộ có:

  • 1 đô thị loại đặc biệt: Thành phố Hồ Chí Minh
  • 3 thành phố trực thuộc tỉnh là đô thị loại I: Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Vũng Tàu
  • 1 thành phố trực thuộc tỉnh là đô thị loại II: Bà Rịa
  • 8 đô thị loại III gồm 5 thành phố trực thuộc tỉnh: Tây Ninh, Đồng Xoài, Long Khánh, Dĩ An, Thuận An và 3 thị xã: Bến Cát, Tân Uyên, Phú Mỹ
  • 7 đô thị loại IV gồm 4 thị xã: Bình Long, Phước Long, Hòa Thành, Trảng Bàng; 1 huyện: Chơn Thành và 2 thị trấn: Long Thành, Trảng Bom

 

Thành phố Hồ Chí Minh
bên sông Sài Gòn

 

Cảng Sài Gòn

 

Thành phố Vũng Tàu

Đông Nam Bộ là vùng có kinh tế phát triển nhất Việt Nam, dân số đông và dẫn đầu cả nước về xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, GDP, cũng như nhiều yếu tố kinh tế - xã hội khác.

Về Công nghiệp: khu vực công nghiệp-xây dựng tăng trưởng nhanh,chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng;cơ cấu sản xuất cân đối,bao gồm công nghiệp nặng,công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực, thực phẩm.Một số ngành công nghiệp đang hình thành và phát triển như dầu khí,điện tử,công nghệ cao.

Về Nông nghiệp: Đông Nam Bộ là vùng trồng cây nông nghiệp quan trọng của cả nước các cây như lạc, đậu,... [Tây Ninh là tỉnh có diện tích trồng mía, mì, đậu phộng lớn nhất] là thế mạnh của vùng. Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm được chú trọng,ngành đánh bắt thủy sản trên cá ngư trường đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế.

Tỉnh Bình Phước là tỉnh xuất khẩu Điều lớn nhất VN, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu trung bình 3 tỷ USD mỗi năm

Đầu tư trực tiếp nước ngoài của khu vực này dẫn dầu cả nước nổi bật ở các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh. Gần đây, Vũng Tàu cũng thu hút khá nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Năm 2006, Vũng Tàu là thành phố thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cao nhất cả nước với hơn 1,1 tỷ USD. Ngoài ra, Bà Rịa Vũng Tàu hiện là tỉnh có GDP bình quân đầu người cao nhất VN.

Tứ giác kinh tế trọng điểm

Gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Cả bốn tỉnh, thành trên đều thuộc vùng Đông Nam bộ, chiếm một diện tích khiêm tốn so với cả nước, nhưng đóng góp của 4 địa phương này đối với quốc gia là rất lớn, mang tính quyết định đối với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Theo số liệu năm 2004 thì tứ giác kinh tế này chiếm: 37,40% GDP cả nước, đóng góp 55,76% ngân sách, giá trị sản xuất công nghiệp 47,12%...

Thành phố Hồ Chí Minh là Trung tâm thương mại và kinh tế của khu vực. Được ví là "Hòn ngọc Viễn Đông", Thành phố Hồ Chí Minh với lịch sử hơn 300 năm đã khẳng định vị trí hàng đầu, trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa, du lịch, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế lớn nhất nhì cả nước. Nằm tại ngã tư quốc tế, giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, Đông sang Tây, được xem là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là cửa ngõ lớn của Việt Nam thông ra thế giới.

Đồng Nai là trung tâm công nghiệp lớn trong vùng với trung tâm là Biên Hoà. Các huyện như Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom là 3 huyện công nghiệp lớn của Đồng Nai thu hút nhiều đầu tư vào các khu công nghiệp tập trung lớn và quy mô. Các huyện thành này tạo thành trung tâm công nghiệp của tỉnh và của cả khu vực Đông Nam Bộ. Trong tương lai, Nhơn Trạch sẽ là một thành phố công nghiệp thuộc tỉnh của Đồng Nai. Huyện Trảng Bom và Long Thành cũng là trung tâm của các dự án lớn và là các đô thị phát triển trong tương lai của tỉnh Đồng Nai.

Bình Dương là một tỉnh năng động trong thu hút vốn nước ngoài cùng với tỉnh Đồng Nai. Tỉnh có 2 thị xã công nghiệp nổi bật là Bến Cát, Tân Uyên và 3 thành phố là Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An. Những phát triển của Bình Dương đang góp phần to lớn cho sự phát triển bền vững và phát triển nhất của khu vực đối với cả nước. Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và Đồng Nai, Bình Dương hợp chung thành tứ giác phát triển nhất cả nước. Khu tứ giác này góp 48,6% trong ngân sách quốc gia. Theo kế hoạch, đến năm 2020, Bình Dương sẽ trở thành đô thị loại 1 và là thành phố trực thuộc trung ương với năm quận nội thành là Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An, Nam Tân Uyên, Bến Cát và 4 huyện ngoại thành là Bắc Tân Uyên, Bàu Bàng, Phú Giáo, Dầu Tiếng.

Bà Rịa – Vũng Tàu là trung tâm du lịch, khai thác - lọc - hóa dầu khí trọng điểm. Nhắc đến Bà Rịa – Vũng Tàu người ta liên tưởng ngay đến các thế mạnh của tỉnh gắn liền với biển là công nghiệp khai thác dầu mỏ, vận tải hàng hải, dịch vụ du lịch và khai thác hải sản. Với trữ lượng 900 - 1.200 triệu mét khối dầu mỏ và 360 tỷ mét khối khí đối, BR-VT đang đứng đầu quốc gia về lĩnh vực này. Sự phát triển của ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ đã thúc đẩy nền kinh tế BR-VT tăng trưởng đáng kể. GDP đầu người năm 2004 kể cả dầu khí tăng gấp 5,33 lần, không kể dầu khí tăng gấp 10 lần so với năm 1992 [khi mới thành lập tỉnh]. Cùng với việc khai thác dầu mỏ, các ngành công nghiệp liên quan cũng đồng thời phát triển theo như công nghiệp sử dụng khí làm nguyên liệu, nhiên liệu, khí hóa lỏng, phân đạm, nhựa, hóa chất...

Tương lai của khu vực này sẽ có nhiều trong các dự án lớn như: sân bay quốc tế Long Thành [Đồng Nai], đường cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu, thành phố mới Nhơn Trạch [Đồng Nai], Thành phố mới Bình Dương [Bình Dương], các trung tâm công nghiệp mới Trảng Bom, Long Thành, [Đồng Nai], đô thị hoá các huyện trung tâm tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Quy hoạch Tứ giác kinh tế

Theo Quyết định số 06/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Quy hoạch nêu rõ, tập trung phát triển giao thông vận tải với bước đột phá mạnh mẽ, tạo tiền đề đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu là vùng đi đầu trong CNH, HĐH, thu hút đầu tư nước ngoài và hội nhập kinh tế quốc tế. Quy hoạch cũng nhấn mạnh, phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành 580 km đường cao tốc; đưa vào cấp kỹ thuật hệ thống đường tỉnh và mở mới một số tuyến cần thiết; tiếp tục phát triển giao thông nông thôn, 80% đường giao thông nông thôn được cứng hóa mặt. Hoàn thành nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt Bắc - Nam và khu đầu mối TP Hồ Chí Minh; nghiên cứu đầu tư xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam vào thời điểm thích hợp. Tập trung xây dựng một số bến cảng nước sâu tại các cụm cảng Vũng Tàu, Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh; hoàn thành di dời các cảng trên sông Sài Gòn. Xây dựng và đưa vào khai thác giai đoạn 1 cảng hàng không quốc tế Long Thành. Tổ chức vận tải hợp lý trên một số hành lang chủ yếu như hành lang: TP Hồ Chí Minh - phía bắc; TP Hồ Chí Minh - đồng bằng sông Cửu Long; TP Hồ Chí Minh - Bà Rịa – Vũng Tàu...

  • Tây Bắc Bộ
  • Tây Nguyên
  • Đông Bắc Bộ
  • Bắc Trung Bộ
  • Duyên hải Nam Trung Bộ
  • Đồng bằng sông Hồng
  • Đồng bằng sông Cửu Long
  • Vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ
  • Danh sách đơn vị hành chính cấp huyện khu vực Đông Nam Bộ

  1. ^ a b NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NGÀY 30 THÁNG 5 NĂM 1979 VỀ VIỆC THÀNH LẬP ĐẶC KHU VŨNG TÀU - CÔN ĐẢO TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
  2. ^ “Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2020 phân theo địa phương”. Tổng cục Thống kê Việt Nam. Truy cập 30 tháng 9 năm 2020.
  3. ^ Tỉnh lỵ là thành phố trung tâm hành chính của tỉnh hoặc quận trung tâm hành chính của thành phố trực thuộc trung ương
  4. ^ Nghị quyết 11/NQ-CP về việc thành lập thành phố Thủ Dầu Một thuộc tỉnh Bình Dương
  5. ^ Nghị quyết 43/NQ-CP về việc thành lập thành phố Bà Rịa thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
  6. ^ Nghị quyết 135/NQ-CP về việc thành lập thành phố Tây Ninh thuộc tỉnh Tây Ninh
  7. ^ “Nghị định 835/NQ-UBTVQH14”. Truy cập 16 tháng 10 năm 2018.
  8. ^ “Nghị định 673/NQ-UBTVQH14”. Truy cập 10 tháng 4 năm 2019.
  9. ^ “Nghị định 835/NQ-UBTVQH14”. Truy cập 10 tháng 1 năm 2020.
  10. ^ “Nghị định 835/NQ-UBTVQH14”. Truy cập 10 tháng 1 năm 2020.
  11. ^ “Nghị định 1111/NQ-UBTVQH14”. Truy cập 9 tháng 12 năm 2020.

  Bài viết về chủ đề địa lý này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Đông_Nam_Bộ&oldid=68481190”

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề