Pháp luật là phương tiện công cụ của nhà nước

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Pháp luật là phương tiện để công dân?”cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Giáo dục công dân 12 do Top lời giảibiên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm: Pháp luật là phương tiện để công dân?

A. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

B. Bảo vệ mọi quyền lợi của mình.

C. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của mình.

D. Bảo vệ mọi nhu cầu trong cuộc sống của mình.

Trả lời

Đáp án đúng: A. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Bổ sung thêm kiến thức cùng Top lời giải thông qua bài mở rộng về pháp luật đời sống nhé!

Kiến thức mở rộng về pháp luật đời sống

1. Khái niệm pháp luật

- Pháp luậtđược định nghĩa là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước được ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.

- Pháp luật được thể hiện theo 4 yếu tố cơ bản sau:

+ Pháp luật là hệ thống những quy tắc mang tính xử sự chung.

+ Do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận [nhà nước là người ban hành, nhà nước là người đảm bảo quyền lực của mình].

+ Thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích, giai cấp của mình.

+ Đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước

2. Bản chất của pháp luật

- Bản chất của pháp luậtcũng giống như nhà nước là tính giai cấp của nó, không có “pháp luật tự nhiên” hay pháp luật không có tính giai cấp.

- Tính giai cấp của pháp luậttrước hết ở chỗ, pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị, nội dung của ý chí đó đựơc quy định bởi điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp thống trị. Nhờ nắm trong tay quyền lực nhà nước, giai cấp thống trị đã thông qua nhà nước để thể hiện ý chí của giai cấp mình một cách tập trung thống nhất, hợp pháp hoá ý chí của nhà nước, được nhà nước bảo hộ thực hiện bằng sức mạnh của nhà nước.

- Tính giai cấp của pháp luậtcòn thể hiện ở mục đích điều chỉnh của pháp luật. Mục đích của pháp luật trước hết nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội.Vì vậy, pháp luật là nhân tốđể điều chỉnh về mặt giai cấp các quan hệ xã hội nhằm hướng các quan hệ xã hội phát triển theo một trật tự phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, bảo vệ củng cố địa vị của giai cấp thống trị. Với ý nghĩa đó, pháp luật chính là công cụ để thực hiện sự thống trị giai cấp.

- Mặt khácbản chất của pháp luật cònthể hiện thông qua tính xã hội củapháp luật. Tính xã hội của pháp luật thể hiệnthực tiễn pháp luậtlà kết quả của sự “chọn lọc tự nhiên” trong xã hội. Các quy phạm pháp luật mặc dù do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, tuy nhiên chỉ những quy phạm nào phù hợp với thực tiễn mới được thực tiễn giữ lại thông qua nhà nước, đó là những quy phạm “hợp lý”, “khách quan” được số đông trong xã hội chấp nhận, phù hợp với lợi ích của đa số trong xã hội.
Giá trị xã hội của pháp luật còn thể hiện ở chỗ, quy phạm pháp luật vừa là thước đo của hành vi con người, vừa là công cụ kiểm nghiệm các quá trình, các hiện tượng xã hội, là công cụ để nhận thức xã hội và điều chỉnh các quan hệ xã hội, hướng chú ý vận động, phát triển phù hợp với các quy luật khách quan

3. Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức

- Đạo đức và pháp luật có mối liên hệ khăng khít với nhau. Pháp luật sẽ bị vi phạm nếu xã hội có môi trường đạo đức tha hóa . Ngược lại, pháp luật không nghiêm chỉnh cũng ảnh hưởng xấu đến đời sống môi trường đạo đức.

- Trong xã hội có giai cấp: thì pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, do vậy giai cấp cầm quyền tiến bộ thì luật pháp cũng tiến bộ, vì tính nhân văn, nhân đạo thống nhất với đạo đức. Trong xã hội càng phát triển thì những chuẩn mức càng được luật pháp hóa. Vì vậy mà giữa đạo đức càng chặt chẽ hơn.

- Trong xã hội có giai cấp đối kháng: khi giai cấp cầm quyền tiến bộ thì luật pháp đề ra cũng phù hợp với xã hội. Hoặc ngược lại, khi giai cấp cầm quyền mà bảo thủ lạc hậu thì luật pháp nó chỉ bảo vệ lợi ích cho giai cấp thống trị.

- Trong xã hội chủ nghĩa:

+ Sự tồn tại của nhà nước xã hội chủ nghĩa là 1 tất yếu.

+ Còn nhà nước thì còn pháp luật, vì vậy nó vẫn là công cụ để điều tiết quản lý xã hội, cho nên nó vẫn là nhà nước pháp quyền.

+Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa khác với nhà nước tư bản chủ nghĩa.

+ Nhà nước xã hội chủ nghĩa thể hiện quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, đều hướng đén 1 xã hội văn minh hơn.

4. Vai trò của pháp luật trong đời sống

- Để có một xã hội phát triển và tuân theo một khuôn khổ nào đó thì những quy định được đề ra điều tất yếu. Đối với cả một quốc gia dân tộc thì khái niệm bao trùm về những quy định chung mà toàn dân phải thực hiện đó chính là pháp luật. Mỗi đất nước sẽ có một bộ luật riêng và áp dụng trong nội địa đất nước đó. Khi người ngoại quốc đến thì phải chấp hành những quy định của đất nước sở tại. Pháp luật được đề ra để cho người dân hình thành những thói quen tốt và đểổn định xã hội. Đã có con người thì sẽ phải có luật. Như vậyvai trò của pháp luậtcực kỳ quan trọng trong việc phát triển xã hội ngày một văn minh, hiện đại hơn.

- Pháp luật có ý nghĩa quan trọng đối với một đất nước và với xã hội cũng vậy. Pháp luật giúp cho xã hội trong một quốc gia được chuyển động theo đúng quỹ đạo và khuôn khổ, xã hội văn minh, bình đẳng. Pháp luật giúp cho con người sống có nguyên tắc chung. Khi con người vi phạm pháp luật thì đồng nghĩa sẽ bị xử phạt. Mức phạt tùy theo tình trạng tội vi phạm khác nhau.

- Mọi công dân trên một quốc giađều có quyền và nghĩa vụ nhấtđịnh. Tuân thủ các quyđịnh của pháp luật và nếu vi phạm sẽ bị xử lý. Pháp luật không chỉđề ra với mụcđích duy trì sự tồn tại cũng như phát triểnđất nước màvai trò của pháp luậtcòn tăng cường hơn trong xã hội phát triển ngày nayđể có thể hình thànhđược những nét đạođức tốtở con người.Để mọi người cùng nhau hướng tới mộtđất nước tốtđẹp và phát triển phồn thịnh hơn. Nhưông cha tađã nói:“một cây làm chẳng nên non-ba cây chụm lại lên hòn núi cao”.

Trong đời sống hiện nay, pháp luật là thuật ngữ gặp khá thường xuyên. Nhưng có lẽ không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm này và những vấn đề liên quan. Thông qua bài viết này GLaw sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn tránh lúng túng khi gặp thuật ngữ này.

I. Pháp luật là gì?

Theo định nghĩa pháp luật là hệ thống bao gồm những quy tắc xử sự chung được đặt ra bởi nhà nước, mang tính chất bắt buộc thực hiện. Có các biện pháp giáo dục hoặc cưỡng chế để đảm bảo thực hiện theo pháp luật hướng tới mục đích bảo vệ quyền lợi của giai cấp mình và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.       

Có thể nhận thấy định nghĩa của pháp luật bao gồm các yếu tố như:

  • Pháp luật là các quy tắc xử sự chung được hệ thống mang tính pháp luật và tính đạo đức, áp dụng với quy mô cả nước, đối với mọi chủ thể trong xã hội.

  • Đối với các quy định của pháp luật được áp dụng chung trong cộng đồng, chủ thể không có quyền lựa chọn thực hiện hay không. Vì pháp luật mang tính bắt buộc chung và được đảm bảo thực hiện.

  • Quá trình hình thành của pháp luật là được Nhà nước ban hành hoặc chấp nhận của Nhà nước đối với những tập quán ban đầu đã có sẵn được nâng lên thành pháp luật.

  • Nội dung của pháp luật thể hiện ý chí, bản chất của giai cấp thống trị.

II. Nguồn gốc của pháp luật:

Pháp luật ra đời vì nhu cầu của xã hội để quản lý một xã hội đã phát triển ở một mức độ nhất định. Khi xã hội đã phát triển quá phức tạp, xuất hiện những giai cấp mang lợi ích đối lập với nhau và nhu cầu về chính trị - giai cấp để bảo vệ lợi ích cho giai cấp, lực lượng thống trị về chính trị và kinh tế trong xã hội.

Pháp luật là hệ thống các quy định mang tính bắt buộc được ban hành bởi nhà nước, thể hiện bản chất của giai cấp thống trị.

Pháp luật ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước, là công cụ quan trọng để thực hiện quyền lực của nhà nước, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và duy trì địa vị. Cả nhà nước và pháp luật đều là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp.

III. Pháp luật có những đặc điểm gì?

Pháp luật có những đặc điểm riêng biệt như sau:

  • Pháp luật mang tính quy tắc, chuẩn mực bắt buộc thực hiện.

  • Nhờ vào quyền lực Nhà nước để đảm bảo thực hiện các quy tắc.

Các chủ thể trong xã hội đều bắt buộc phải thực hiện những quy định pháp luật như nhau nhờ vào các biện pháp từ giáo dục, thuyết phục đến cưỡng chế.

  • Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền ban hành pháp luật.

Phải trải qua các quy trình, thủ tục phức tạp cùng với sự tham gia và làm việc của rất nhiều các chủ thể khác như các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước nhằm mục đích đảm bảo nội dung của các quy định pháp luật luôn có tính nhất quán, có khả năng áp dụng rộng rãi.

  • Pháp luật còn có sự chặt chẽ về mặt hình thức, được thể hiện dưới dạng văn bản.

IV. Pháp luật có vai trò gì?

Pháp luật thể hiện những vai trò khác nhau trên mỗi chủ thể khác nhau:

  • Đối với Nhà nước: Pháp luật được xem là công cụ hữu hiệu nhất để quản lý tất cả các vấn đề trong xã hội.

  • Đối với công dân: Pháp luật đóng vai trò quan trọng là phương tiện để bảo về quyền lợi hợp pháp của mình.

  • Đối với toàn xã hội: Pháp luật đã thể hiện được vai trò trong việc đảm bảo sự vận hành của toàn xã hội, tạo lập và duy trì mối quan hệ bình đằng trong cộng đồng.

V. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam:

1. Nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân:

Điều 2 Hiến pháp 2013 quy định:

  • Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

  • Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ, dựa trên nền tảng liên minh giữa giai cấp công dân, nông dân và đội ngũ tri thức.

  • Quyền lực nhà nước là nhất quán, có sự phân chia, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền tư pháp , hành pháp và lập pháp.

Nguyên tắc này đỏi hỏi nội dung của pháp luật cũng như hoạt động tổ chức áp dụng, thực hiện pháp luật phải thực hiện tính toàn quyền của nhân dân, thông suốt tư tưởng nhân dân là chủ thể cao nhất của quyền lực.

2. Nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa:

Nguyên tắc dân chủ được thể hiện ở quyền và nghĩa vụ pháp lý dành cho cá nhân, tổ chức và phải thông qua sự ghi nhận của pháp luật đảm bảo thực hiên bằng xã hội và Nhà nước bằng hình thức phù hợp.

Pháp luật quy định các cách thức thực hiện dân chủ: trực tiếp và gián tiếp, nội dung và hình thức thực hiện. Xem xét dựa trên quy mô toàn xã hội cũng như trong các cộng đồng dân cư, dân chủ chỉ đảm bảo thực hiện hiệu quả nhất khi thực hiện đổi mới mạnh mẽ hệ thống chính trị đặc biệt là cơ sở.

3. Nguyên tắc nhân đạo:

Nguyên tắc này thể hiện các biện pháp xử lý đối với những cá nhân vi phạm pháp luật không gây xúc phạm thể xác, danh dự, nhân phẩm. Các quy định thể hiện theo hướng có lợi nhất cho con người trong khuôn khổ hợp pháp và hợp đạo đức.

4. Nguyên tắc công bằng:

Được thể hiện trên nhiều phương diện, cụ thể như: quy định và áp dụng các biện pháp xử lý phải hợp lý tùy thuộc vào mức độ và tính chất của hành vi vi phạm pháp luật, quy định mức độ thụ hưởng tương ứng với sự cống hiến, đóng góp,…Đối với từng lĩnh vực quan hệ xã hội, công bằng lại có những điểm riêng.

5. Nguyên tắc nhất quán giữa quyền và nghĩa vụ pháp lý:

  • Quyền và nghĩa vụ công dân không tách rời nhau.

  • Mỗi cá nhân đều có nghĩa vị tôn trọng quyền của người khác.

  • Mỗi công dân có quyền thực hiện nghĩa vụ đối với xã hội và Nhà nước.

  • Không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác khi thực hiện quyền con người, quyền công dân.

Trên đây là những thông tin về khái niệm pháp luật là gì, những đặc điểm, vai trò, nguồn gốc… của pháp luật được chia sẻ bởi đội ngũ pháp lý của Glaw

Video liên quan

Chủ Đề