Hiện nay huyện châu phú tỉnh an giang có bao nhiêu thị trấn

Bản đồ Huyện Châu Phú hay bản đồ hành chính các xã tại Huyện Châu Phú, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình thuộc địa bàn khu vực này.

Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin quy hoạch Huyện Châu Phú tại tỉnh An Giang trong giai đoạn 2022 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được cập nhật mới năm 2022.

Giới thiệu vị trí địa lý Huyện Châu Phú tại tỉnh An Giang

Năm 1964 Huyện Châu Phú được thành lập, nằm ở trung tâm của tỉnh An Giang với diện tích đất tự nhiên 450,71 km², chia làm 13 đơn vị hành chính, gồm 2 thị trấn: Cái Dầu [huyện lỵ], Vĩnh Thạnh Trung và 11 xã: Bình Chánh, Bình Long, Bình Mỹ, Bình Phú, Bình Thủy, Đào Hữu Cảnh, Khánh Hòa, Mỹ Đức, Mỹ Phú, Ô Long Vỹ, Thạnh Mỹ Tây.

Huyện Châu Phú có hệ thống sông, kinh, rạch chằng chịt, không những cung cấp nguồn nước ngọt dồi dào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ sinh hoạt của đời sống người dân, mà còn là đường giao thông thủy rất thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa. Thiên nhiên ban tặng cho Châu Phú nằm bên hữu ngạn sông Hậu, đoạn chảy qua huyện dài khoảng 34,5 km

Tiếp giáp địa lý: Huyện Châu Phú nằm ở trung tâm của tỉnh An Giang thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long [13 tỉnh miền tây] có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp huyện Phú Tân với ranh giới là sông Hậu. Một phần nhỏ phía đông nam giáp huyện Chợ Mới qua cù lao cù lao Bình Thủy
  • Phía tây giáp huyện Tịnh Biên
  • Phía nam giáp huyện Châu Thành
  • Phía bắc giáp thành phố Châu Đốc.

+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của Huyện Châu Phú là 450,71 km², dân số khoảng 206.676 người. Mật độ dân số đạt 459 người/km².

Bản đồ hành chính Huyện Châu Phú mới nhất

Bản đồ hành chính các xã tại Huyện Châu Phú năm 2022

Huyện Châu Phú nằm trong quy hoạch xây dựng vùng tỉnh An Giang đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050 thuộc tiểu vùng 3 - tiểu vùng phát triển kinh tế phía Tây, được gắn kết trong chuỗi đô thị Cái Dầu, Vĩnh Thạnh Trung, Bình Long, có cơ hội tận dụng lợi thế của vùng để phát triển đô thị. Huyện cũng nằm trong chuỗi hành lang Quốc lộ 91 và dọc tuyến đường thủy sông Hậu nên rất thuận lợi trong việc kết nối, mở ra các khu, cụm, cơ sở sản xuất công nghiệp, các không gian trung chuyển cho các hoạt động giao thương, trao đổi hàng hóa, dịch vụ.

Nhằm cụ thể hóa chiến lược, định hướng phát triển của tỉnh và huyện, thực hiện chương trình quy hoạch tổng thể và phát triển kinh tế - xã hội của huyện Châu Phú đến năm 2025, định hướng phát triển đến năm 2030, cũng như thực hiện các chỉ tiêu phát triển đô thị trong đồ án quy hoạch chung đã được phê duyệt phù hợp với chương trình phát triển đô thị của tỉnh, huyện Châu Phú đã xây dựng kế hoạch, xác định lợi thế và tiềm năng phát triển của địa phương, đồng thời, cụ thể hóa mục tiêu phát triển đô thị.

Theo đó, Châu Phú đề ra nhiệm vụ tăng cường đầu tư cải tạo hạ tầng kỹ thuật, chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu và kêu gọi đầu tư mới các khu dân cư trên địa bàn, như: khu dân cư ven sông Hậu, khu đô thị mới Sao Mai Bình Long, khu dân cư Bình Mỹ… và xây dựng các chương trình di dời, tái bố trí nhà ở lụp xụp ven kênh, rạch. Đồng thời, tập trung xây dựng các kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, chú trọng phát triển giao thông đường bộ, đường thủy; nâng cấp các tuyến đường hiện trạng đã xuống cấp.

Đặc biệt, huyện còn xây dựng phương án quy hoạch phát triển trục đô thị Quốc lộ 91, gồm các xã: Bình Mỹ, Bình Long, Mỹ Phú, Mỹ Đức, thị trấn Cái Dầu và Vĩnh Thạnh Trung, trên cơ sở các trục đô thị đã được UBND tỉnh phê duyệt; phấn đấu đến năm 2025 xây dựng xã Mỹ Đức và Thạnh Mỹ Tây đạt tiêu chí đô thị loại V và xây dựng xã Mỹ Phú đạt các tiêu chuẩn tiệm cận đô thị loại V.

“Trên cơ sở quy hoạch phát triển đô thị, Châu Phú sẽ xem xét những tiêu chí đánh giá còn thấp, chưa đạt đối với quy định phân loại đô thị để đề xuất danh mục dự án ưu tiên đầu tư phát triển, triển khai các quy hoạch chung và lập các quy hoạch đô thị mới trên địa bàn phù hợp định hướng. Đồng thời, đẩy mạnh kêu gọi đầu tư các khu đô thị mới đối với các xã vùng trong của huyện, như: Ô Long Vĩ, Đào Hữu Cảnh, Thạnh Mỹ Tây, Bình Phú. Đối với các dự án này không nhất thiết phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật theo tiêu chuẩn hiện đại, tùy vào điều kiện thực tế của từng địa phương sẽ áp dụng các tiêu chuẩn phù hợp” - Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Phú Nguyễn Thanh Lâm cho biết.

Cùng với việc khai thác tiềm năng, quy hoạch phát triển đô thị, thời gian qua, lĩnh vực thương mại - dịch vụ của huyện Châu Phú luôn được quan tâm định hướng đầu tư phát triển. Trên địa bàn huyện hiện có 28 chợ, 18 nhà lồng chợ được đầu tư kiên cố, 14 nhà lồng chợ bán kiên cố và chợ tạm. Trong đó, đã thực hiện chuyển đổi hoàn thành mô hình kinh doanh, khai thác và quản lý cho doanh nghiệp được 5 chợ. Tuy nhiên, tình hình hoạt động kinh doanh, thương mại - dịch vụ trên địa bàn chưa mang dấu ấn đột phá về chất lượng, văn minh, một số chợ chưa đảm bảo yêu cầu trật tự vệ sinh và văn minh thương mại.

Do đó, huyện Châu Phú đề ra mục tiêu đến năm 2025, 100% các chợ có nhà lồng chợ kiên cố đạt danh hiệu chợ “trật tự vệ sinh”; xây dựng nâng cấp 2 chợ Cái Dầu và Vịnh Tre thành trung tâm thương mại để tạo điểm nhấn, đột phá về lĩnh vực thương mại - dịch vụ. Bên cạnh đó, sẽ từng bước nâng cấp các chợ loại III trên địa bàn lên chợ loại II, hướng đến mục tiêu đảm bảo môi trường kinh doanh văn minh lịch sự, giúp việc khai thác hoạt động các chợ ngày càng hiệu quả.

Thông tin cơ bản Huyện Châu Phú tại tỉnh An Giang

Huyện Châu Phú có nhiều di tích lịch sử. Tại đây có vị anh hùng dân tộc Trần Văn Thành, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa. Dân chúng đa số theo đạo Hòa Hảo, mỗi nhà thường có ảnh thờ Huỳnh Phú Sổ, là Giáo chủ của đạo.

Thời phong kiến

Châu Phú xưa bao gồm cả thành phố Châu Đốc ngày nay, là vùng đất hoang vu ngập nước, rừng rậm, nhiều thú dữ thuộc đạo Châu Đốc của dinh Long Hồ. Thời vua Gia Long, Châu Phú thuộc huyện Vĩnh Định của trấn Vĩnh Thanh.

Cho đến giữa thế kỷ 18, vùng Châu Phú chỉ có rải rác vài nhóm lưu dân người Việt sinh sống ở ven bờ, cồn bãi sông Hậu. Bên cạnh người Việt, người Hoa, còn có số người Chăm đến định cư lập làng ở vùng ngang chợ Châu Đốc [Châu Giang ngày nay], ở cù lao Cổ Tầm Bon [Khánh Hòa ngày nay]. Số dân này tổ chức thành từng đội có quan hiệp quản cầm đầu.

Năm 1783 ông Dương Văn Hóa nên khai khẩn cù lao Năng Gù lập thôn đặt tên Bình Lâm [nay là Bình Thủy] một trong những nơi được khai phá đầu tiên trên địa bàn huyện, ông cũng lập Đình Bình Lâm vào năm này nay là Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Bình Thủy.

Thời Gia Long trên địa bàn châu Châu Phú ngày nay có ba thôn theo tứ tự từ Bắc xuống Nam gồm: Bình Thạnh Tây, Bình Trung, Bình Lâm. Thời Minh Mạng có bốn thôn: Mỹ Đức [thôn mới], Vĩnh Thạnh Trung [Bình Thạnh Tây cũ], Bình Mỹ [Bình Trung cũ], Bình Lâm. Ngoài ra còn cón các thôn mà ngày nay không còn nằm trên địa bàn Châu Phú. Châu Phú lúc này là một tổng của huyện Tây Xuyên, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang. Phủ trị và huyện trị đặt tại thôn Mỹ Đức.

Thời Pháp thuộc

Năm 1867, sau khi chiếm toàn bộ Nam Kỳ, thực dân Pháp chia tỉnh An Giang thành nhiều khu vực gọi là hạt tham biện. Châu Phú thuộc hạt tham biện Châu Đốc. Từ năm 1867 đến 1873, Quản cơ Trần Văn Thành tập hợp nghĩa binh tại Láng Linh - Bảy Thưa để chống Pháp. Hiện đền thờ ông tọa lạc tại xã Thạnh Mỹ Tây, bên bờ kênh xáng Vịnh Tre.

Năm 1899, Pháp bỏ hạt lập tỉnh, vùng đất này thuộc quận Châu Thành, tỉnh Châu Đốc. Năm 1917, huyện Châu Phú ngày nay tương ứng với các xã Bình Long, Bình Mỹ, Khánh Hoà, Thạnh Mỹ Tây, Vĩnh Thạnh Trung của tổng An Lương và các xã Mỹ Đức, Châu Phú của tổng Châu Phú, quận Châu Thành, tỉnh Châu Đốc, bao gồm cả phần đất của thành phố Châu Đốc bây giờ.

Năm 1919, quận Châu Thành đổi thành quận Châu Phú thuộc tỉnh Châu Đốc. Tuy nhiên năm 1939 lại đổi về tên quận Châu Thành như cũ. Quận lỵ đặt tại làng Châu Phú thuộc tổng Châu Phú. Thời Pháp thuộc, làng Châu Phú vừa đóng vai trò là quận lỵ quận Châu Thành và là tỉnh lỵ tỉnh Châu Đốc.

Sau Cách mạng tháng Tám [1945], huyện Châu Phú vẫn thuộc tỉnh Châu Đốc. Năm 1948 huyện Châu Phú chia làm hai huyện: huyện Châu Phú A thuộc tỉnh Long Châu Hậu và huyện Châu Phú B [nay là huyện An Phú] thuộc tỉnh Long Châu Tiền. Năm 1950 huyện Châu Phú A thuộc tỉnh Long Châu Hà. Năm 1951 huyện Châu Phú B thuộc tỉnh Long Châu Sa. Năm 1954 huyện Châu Phú trở lại tên cũ là huyện Châu Thành thuộc tỉnh Châu Đốc.

Giai đoạn 1956-1975

Ngày 22 tháng 10 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa thành lập tỉnh An Giang trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Châu Đốc và Long Xuyên trước đó. Cũng sau năm 1956, các làng gọi là xã.

Lúc này ở vùng đất cả hai tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc trước đó đều có quận Châu Thành cả. Tuy nhiên, do tỉnh lỵ tỉnh An Giang có tên là "Long Xuyên" và được đặt ở quận Châu Thành thuộc tỉnh Long Xuyên cũ, cho nên quận Châu Thành thuộc tỉnh Châu Đốc cũ được đổi tên là quận Châu Phú như ở giai đoạn 1919-1939. Quận lỵ Châu Phú đặt tại xã Châu Phú thuộc tổng Châu Phú.

Ngày 24 tháng 4 năm 1957, quận Châu Phú thuộc tỉnh An Giang, gồm 3 tổng [Châu Phú, An Phú, An Lương] với 27 xã. Ngày 6 tháng 8 năm 1957, tách một phần phía bắc quận Châu Phú để thành lập quận An Phú bao gồm tổng An Phú với 9 xã và 4 xã của tổng Châu Phú là Đa Phước, Vĩnh Hậu, Vĩnh Phong, Vĩnh Trường. Quận Châu Phú còn lại 2 tổng với 14 xã:

Tổng Châu Phú gồm 5 xã: Châu Giang, Châu Phú, Mỹ Đức, Vĩnh Ngươn, Vĩnh Tế
Tổng An Lương gồm 9 xã: Bình Long, Bình Mỹ, Bình Thạnh Đông, Hoà Lạc, Hiệp Xương, Hưng Nhơn, Khánh Hoà, Thạnh Mỹ Tây, Vĩnh Thạnh Trung.

Ngày 8 tháng 9 năm 1964, chính quyền Việt Nam Cộng hòa quyết định tái lập tỉnh Châu Đốc. Quận Châu Phú trở lại thuộc tỉnh Châu Đốc cho đến năm 1975. Sau năm 1965, tất cả các tổng đều bị giải thể. Lúc bấy giờ, xã Châu Phú thuộc quận Châu Phú vừa đóng vai trò là quận lỵ quận Châu Phú và đồng thời cũng là tỉnh lỵ tỉnh Châu Đốc trong giai đoạn 1964-1975. Tỉnh lỵ tỉnh Châu Đốc khi đó lại có tên là "Thị xã Châu Phú", do nằm trong khu vực xã Châu Phú, quận Châu Phú.

Năm 1957, chính quyền Cách mạng cũng đặt huyện Châu Phú thuộc tỉnh An Giang, giống như sự phân chia của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Giữa năm 1966, tách xã Châu Phú ra khỏi huyện Châu Phú để thành lập thị xã Châu Đốc trực thuộc tỉnh An Giang.

Trong giai đoạn 1964-1971, địa bàn tỉnh Châu Đốc của chính quyền Việt Nam Cộng hòa vẫn do tỉnh An Giang của chính quyền Cách mạng quản lý. Chính vì vậy, trong giai đoạn này chính quyền Cách mạng vẫn đặt huyện Châu Phú và thị xã Châu Đốc cùng thuộc tỉnh An Giang.

Tháng 12 năm 1968, chính quyền Cách mạng lại điều chỉnh hành chính trong tỉnh An Giang như sau: huyện Châu Phú cắt 5 xã là Châu Giang, Hưng Nhơn, Hiệp Xương, Bình Thạnh Đông và Hoà Lạc nhập với 4 xã Long Sơn, Phú Lâm, Phú An, Hoà Hảo của huyện Tân Châu để thành lập huyện Phú Tân.

Năm 1971, Trung ương Cục miền Nam quyết định thành lập tỉnh Châu Hà, tách ra từ tỉnh An Giang, trên phần đất tỉnh Châu Đốc và tỉnh Hà Tiên trước năm 1956. Lúc này, huyện Châu Phú vẫn thuộc về tỉnh An Giang. Tháng 5 năm 1974, huyện Châu Phú thuộc tỉnh Long Châu Hà.

Sau năm 1975

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban đầu vẫn đặt huyện Châu Phú trực thuộc tỉnh Long Châu Hà.

Đầu năm 1976, huyện Châu Phú trở lại thuộc tỉnh An Giang, ban đầu gồm 8 xã là: Vĩnh Nguơn, Vĩnh Tế, Mỹ Đức, Khánh Hoà, Vĩnh Thạnh Trung, Thạnh Mỹ Tây, Bình Long và Bình Mỹ.

Ngày 27 tháng 1 năm 1977, xã Vĩnh Nguơn của huyện Châu Phú được sáp nhập vào thị xã Châu Đốc theo Quyết định số 199/TC.UB của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang.

Ngày 25 tháng 4 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 181-CP[6] điều chỉnh địa giới và đổi tên một số xã và thị trấn thuộc tỉnh An Giang, theo đó:

  • Tách các ấp Bình Nghĩa, Bình Hòa 1 của xã Bình Long, ấp Vĩnh Tiền, ấp Vĩnh Quới của xã Vĩnh Thạnh Trung lập thành một thị trấn lấy tên là thị trấn Cái Dầu.
  • Tách các ấp Mỹ Thiện 1, Mỹ Thiện 2 của xã Mỹ Đức và ấp Vĩnh Hòa của xã Vĩnh Thạnh Trung lập thành một xã lấy tên là xã Mỹ Phú.
  • Tách gần trọn ấp Vĩnh Bình của xã Vĩnh Thạnh Trung và một phần nhỏ ấp Mỹ Hòa của xã Mỹ Đức lập thành một xã lấy tên là xã Ô Long Vỹ.
  • Tách các ấp Bình Chánh, Bình An của xã Bình Long và một nửa ấp Bình Chơn của xã Bình Mỹ lập thành một xã lấy tên là xã Bình Phú.
  • Tách ấp Bình Chánh và nửa ấp Bình Chơn của xã Bình Mỹ lập thành một xã lấy tên là xã Bình Chánh.
  • Sáp nhập ấp Mỹ Thuận 2 của xã Mỹ Đức vào xã Vĩnh Thạnh Trung.
  • Sáp nhập một phần ấp Vĩnh Bình của xã Vĩnh Thạnh Trung vào xã Mỹ Đức.
  • Sáp nhập ấp Bình An, ấp Thạnh Lợi của xã Thạnh Mỹ Tây vào xã Vĩnh Thạnh Trung.
  • Sáp nhập một phần ấp Bình An của xã Bình Long vào xã Thạnh Mỹ Tây.
  • Sáp nhập một phần ấp Bình Chánh của xã Bình Mỹ vào xã Bình Long.
  • Tách một phần diện tích, dân số của của xã Mỹ Đức sáp nhập vào thị xã Châu Đốc để thành lập xã Vĩnh Mỹ thuộc thị xã Châu Đốc.

Ngày 23 tháng 8, năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 300-CP về việc điều chỉnh địa giới một số huyện và thị xã thuộc tỉnh An Giang, theo đó:

Sáp nhập xã Bình Thủy của huyện Châu Thành vào huyện Châu Phú. Sáp nhập xã Vĩnh Tế của huyện Châu Phú vào thị xã Châu Đốc.

Ngày 12 tháng 1 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 8-HĐBT. Theo đó:

  • Thành lập xã Đào Hữu Cảnh trên cơ sở tách các ấp Hưng Thới, Hưng Thuận, Hưng Trung và ấp Long Châu 4 của xã Thạnh Mỹ Tây.
  • Sáp nhập một phần ấp Vĩnh Bình của xã Vĩnh Thạnh Trung vào xã Thạnh Mỹ Tây.

Ngày 9 tháng 12 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1107/NQ-UBTVQH14 thành lập thị trấn Vĩnh Thạnh Trung thuộc huyện Châu Phú trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Vĩnh Thạnh Trung [nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 2022].

Video liên quan

Chủ Đề