Hiện nay nước ta có cơ cấu dân số như thế nào

Đại bộ phận dân cư thế giới tập trung ở châu lục nào trên thế giới?

Hiện nay các khu vực nào dưới đây có tỷ lệ người mù chữ cao nhất thế giới?

Dân số thế giới tăng hay giảm là do yếu tố nào?

Khu vực nào sau đây dân cư thường tập trung đông đúc hơn?

Gia tăng dân số nhanh sẽ tạo ra sức ép dân số đối với các mặt nào dưới đây?

Giải thích tại sao vùng Xibia của Nga có mật độ dân số rất thấp?

Tại sao tỉ trọng dân cư của một số châu lục giảm?

Ngày hỏi:31/12/2018

Chào Ban biên tập tôi tên Kim Dung hiện sinh sống tại cần Thơ, tôi có quen một người chi làm bên Hội phụ nữ gì đấy, chị nắm rất rõ về các chính sách kế hoạch hóa gia đình, để dựa váo đấy mà khuyên ngăn một số hộ gia đình sinh con đông nhưng không có khả năng nuôi. Tôi có nghe nhắc đến cơ cấu dân số nhưng thật sự tôi không rõ lắm: Cơ cấu dân số nước ta được quy định như thế nào?

  • Tại Mục II Pháp lệnh dân số năm 2003, có quy định về cơ cấu dân số như sau:

    Điều 13. Điều chỉnh cơ cấu dân số

    1. Nhà nước điều chỉnh cơ cấu dân số nhằm bảo đảm cơ cấu dân số hợp lý về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, ngành nghề và các đặc trưng khác; bảo vệ và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát triển.

    2. Việc điều chỉnh cơ cấu dân số được thực hiện thông qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và từng địa phương. Nhà nước có chính sách; cơ quan, tổ chức có biện pháp phát triển các dịch vụ xã hội phù hợp với cơ cấu dân số già trong tương lai.

    Điều 14. Bảo đảm cơ cấu dân số hợp lý

    1. Nhà nước có chính sách và biện pháp cần thiết ngăn chặn việc lựa chọn giới tính thai nhi để bảo đảm cân bằng giới tính theo quy luật sinh sản tự nhiên; điều chỉnh mức sinh nhằm tạo cơ cấu dân số hợp lý về giới tính, độ tuổi.

    2. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - kỹ thuật, đào tạo ngành nghề, sử dụng lao động phù hợp với giới tính, độ tuổi, dân tộc và sự phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương.

    3. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xây dựng chính sách và lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải bảo đảm sự cân đối về giới tính, độ tuổi, cơ cấu ngành nghề ở mỗi khu vực, vùng địa lý kinh tế và từng đơn vị hành chính.

    Điều 15. Bảo vệ các dân tộc thiểu số

    1. Nhà nước có chính sách, biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ về vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn bằng các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo và đáp ứng nhu cầu dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, nâng cao chất lượng dân số.

    2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ các dân tộc thiểu số trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình.

    Trên đây là nội dung tư vấn.

    Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email:


Cơ cấu dân số là sự phân chia tổng dân số của một vùng thành nhiều nhóm theo một hay nhiều tiêu thức [ mỗi một tiêu thức là một đặc trưng nhân khẩu học nào đó].Vậy Hiện nay, nước ta có cơ cấu dân số?. Hãy cùng Toploigiai chia sẻ thông tin đến bạn trong bài viết dưới đây.

Câu hỏi: Hiện nay, nước ta có cơ cấu dân số?

A. trẻ.

B. già.

C. vàng.

D. ổn định.

Đáp án đúng: A. trẻ.

Giải thích của giáo viên Toploigiai vì sao chọn đáp án A

Cơ cấu dân số là sự phân chia tổng dân số của một vùng thành nhiều nhóm theo một hay nhiều tiêu thức [ mỗi một tiêu thức là một đặc trưng nhân khẩu học nào đó]. Để đánh giá cơ cấu tuổi của dân số, ta chia tổng số dân theo từng độ tuổi hay nhóm tuổi. Nước ta có cơ cấu dân số trẻ: nhóm tuổi 0 – 14 [dưới 15] tuổi chiếm tỉ lệ cao, nhóm tuổi trên 60 tuổi chiếm tỉ lệ thấp.

- Dân số nước ta trẻ và dồi dào

Nước ta có dân số trẻ

Về cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi:ở nước ta, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ trọng lớn 64%[2005] và 66%[2009].

Số người dưới độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ tương đối cao: 27%[2005] và 25%[2009].

Số người trên độ tuổi lao động còn chiếm tỉ lệ nhỏ 9%.

Với cơ cấu dân số trẻ nên nguồn lao động nước ta rất dồi dào.

Tốc độ gia tăng dân số còn nhanh

Dân số tăng nhanh đặc biệt vào cuối thế kỉ XX đã dẫn tới hiện tượng bùng nổ dân số nhưng khác nhau giữa các thời kì.Thời kì 1965-1975 mức tăng trung bình là 3%; thời kì 1999-2001 mức tăng trung bình khoảng 1,35%; năm 2009 là 1,2%.

Mức gia tăng dân số như hiện nay có giảm nhưng còn chậm, mỗi năm dân số vẫn tăng thêm trung bình 1,15 triệu người làm cho lục lượng lao động càng thêm lớn.

- Phân loại cơ cấu dân số

Cơ cấu dân số được chia làm 3 loại, đó là:

Cơ cấu dân số theo tuổi

Là sự phân bố của những người ở các độ tuổi khác nhau rồi tính tỷ trọng dân số của từng độ tuổi hay nhóm tuổi trong tổng số dân. Đây là một công cụ hữu ích giúp cho các nhà khoa học xã hội, chuyên gia y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng,….giúp minh họa xu hướng dân số như tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử.

Cách tính tuổi cũng có sự khác nhau giữa các quốc gia. Ví dụ như các nước châu Á tuổi sẽ được tính theo lịch âm và có thể tính theo tuổi mụ [tuổi từ lúc bào thai] trong khi ở phương Tây tuổi được tính theo lịch dương và tính tròn tuổi.

Cơ cấu dân số theo giới tính

Cơ cấu dân số theo giới tính biểu thị cho mối quan hệ giữa nam và nữ trong tổng dân cư sống tại một vùng lãnh thổ nhất định. Tỷ số giới tính [sex ratio -SR] là tỷ số giữa dân số nam và dân số nữ trong tổng dân số tại một thời điểm nhất định. SR = [dân số nam/ dân số nữ]* 100

Tỷ số giới tính cũng có thể được tính cho độ tuổi, nhóm tuổi cụ thể, chẳng hạn như cho trẻ em dưới 1 tuổi hoặc cho nhóm trên 65 tuổi.

Tỷ số giới tính khi sinh [SRB] = [số bé trai sinh sống/ số bé gái sinh sống] * 100.

Cơ cấu dân số theo lao động

Cơ cấu dân số theo lao động cho biết từng khu vực kinh tế tình hình dân số và nguồn lao động diễn biến như thế nào. Có 3 khu vực kinh tế đó là:

Nông lâm ngư nghiệp – KV1

Công nghiệp xây dựng – KV2

Dịch vụ – KV3

- Cơ cấu dân số theo một số tiêu thức khác

Cơ cấu dân số theo thành thị, nông thôn

Là sự phân chia dân số theo vùng thành thị và nông thôn. Muốn tính tỷ lệ dân số thành thị hay nông thôn của một địa phương ta lấy tổng dân số nông thôn hay thành thị chia cho tổng dân số của địa phương đó.

Cơ cấu dân tộc – tôn giáo

Cơ cấu dân tộc: Đó là sự phân chia dân số theo các nhóm dân tộc. Việc nghiên cứu sự biến đổi trong quy mô và gia tăng dân số của các dân tộc khác nhau cùng với sự phát triển trong kinh tế, văn hóa giáo dục và sức khỏe của từng dân tộc là những thông tin hết sức quan trọng nhằm mục đích đạt được sự phát triển bình đẳng đồng đều giữa các dân tộc trong một quốc gia.

Cơ cấu dân số hoạt động kinh tế

Cơ cấu dân số hoạt động kinh tế phân chia thành nhóm những người có khả năng tham gia hoạt động sản xuất và nhóm những người chỉ tiêu dùng [nhóm phụ thuộc]. 4.4. Cơ cấu theo trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật Đây cũng là đặc trưng rất quan trọng của dân số. Theo cơ cấu này dân số từ 5 tuổi trở lên được xem xét theo các nội dung sau: [1] tình hình nhập học, [2] quá trình học tập, [3] trình độ học vấn cao nhất, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất [đối với dân số từ 13 tuổi trở lên] đạt được. 4.5. Cơ cấu dân số theo tình trạng hôn nhân Dân số từ 13 tuổi trở lên được phân chia theo các nhóm: [1] Chưa từng có vợ [chồng], [2] Có vợ [chồng], [3] Góa vợ hoặc chồng [nhưng chưa kết hôn lại tại thời điểm điều tra], [4] Ly hôn [chưa kết hôn lại tại thời điểm điều tra], [5] Ly thân.

>>> Tham khảo: Già hóa dân số có biểu hiện nào sau đây?

Với mỗi quốc gia trên thế giới thì cơ cấu dâu số là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nước đó. Cụ thể với Việt Nam thì sao? Cùng BachkhoaWiki tìm hiểu xem nước ta có cơ cấu dân số như thế nào qua bài viết sau nhé.

Cơ cấu dân số là gì?

Đầu tiên chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu khái niệm cơ cấu dân số là gì nhé.


Advertisement

Dân số là một trong những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng kinh tế, biến đổi xã hội của một quốc gia.

Việc hiểu rõ về cơ cấu dân số sẽ giúp các nhà quản lí có thể thấy rõ bức tranh dân số đang diễn tiến như thế nào.


Advertisement

Theo định nghĩa cơ bản thì cơ cấu dân số là sự phân chia tổng số dân của một quốc gia hay một vùng thành các nhóm, các bộ phận theo một tiêu thức đặc trưng nhất định như: giới tính, độ tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và các đặc trưng khác.


Advertisement

Nước ta có cơ cấu dân số như thế nào?

Sau khi đã hiểu về cơ cấu dân số thì đã đến lúc để trả lời câu hỏi nước ta có cơ cấu dân số như thế nào? Đây là một trong những câu hỏi đã và đang làm khó không ít học sinh, sinh viên Việt Nam trong quá trình học tập.

Theo kết quả tổng điều tra năm 2019, tính tới 0 giờ ngày 01/4/2019, tổng số dân của Việt Nam là 96.208.984 người. Trong đó, dân số nam là 47.881.061 người, chiếm 49,8%; dân số nữ là 48.327.923 người, chiếm 50,2%.

Qua đó, có thể thấy, mật độ dân số của Việt Nam năm 2019 là 290 người/km2, tăng 31 người/km2 so với năm 2009. Do đó, Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia có mật độ dân số đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á.

Tỷ số giới tính của dân số Việt Nam là 99,1 nam/100 nữ và chỉ số này có sự khác biệt khá lớn theo các nhóm tuổi. Cao nhất ở nhóm 0-4 tuổi [110,3 nam/100 nữ] và thấp nhất ở nhóm từ 80 tuổi trở lên [48,6 nam/100 nữ].

Tỷ số giới tính trên thực thế gần như ở mức cân bằng ở nhóm 45-49 tuổi [100,2 nam/100 nữ] và bắt đầu giảm xuống dưới 100 ở nhóm 50-54 tuổi [95,9 nam/100 nữ].

Dân số thành thị là 33.122.548 người, chiếm 34,4% tổng dân số cả nước; dân số nông thôn là 63.086.436 người, chiếm tới 65,6%. Tuy nhiên, theo thời gian thì phân bố dân cư có sự dịch chuyển dần từ nông thôn về thành thị.

Tỷ trọng dân số từ 15-64 tuổi chiếm 68,0%, tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi và từ 65 tuổi trở lên chiếm lần lượt là 24,3% và 7,7%. Như vậy, Việt Nam được xem là đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”.

Phân loại cơ cấu dân số nước ta

Như đã đề cập ở khái niệm ở trên thì cơ cấu dân số sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như độ tuổi, giới tính, dân tộc tôn giáo, tình trạng hôn nhân hay trình độ học vấn. Phân loại cụ thể sẽ được phân tích cụ thể dưới đây:

Cơ cấu theo tuổi

Cách tính theo độ tuổi thuộc loại sau:

  • Tuổi đúng là độ tuổi được tính chính xác theo ngày, tháng, năm sinh.
  • Tuổi tròn là độ tuổi tính theo số lần sinh nhật đã qua.
  • Tuổi lịch là độ tuổi được tính bằng cách lấy năm thống kê trừ năm sinh.

Tỷ trọng dân số được chia thành 3 nhóm tuổi cơ bản:

  • Tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi trong tổng số dân
  • Tỷ trọng dân số từ 15-64 tuổi trong tổng số dân
  • Tỷ trọng người già trên 65 tuổi trong tổng số dân

Tỷ số phụ thuộc của dân số biểu hiện quan hệ so sánh giữa dân số dưới 15 và trên 65 tuổi với tổng số người trong khoảng 15-64.

Tuổi trung vị của một dân số là độ tuổi chia dân số đó thành hai nửa bằng nhau. Một nửa trẻ hơn và một nửa già hơn độ tuổi trung vị.

Già hóa dân số là quá trình tăng tỷ trọng người già trên 65 tuổi [trên 60 tuổi đối với Việt Nam] trong tổng số dân.

Cơ cấu dân số theo giới tính

Cơ cấu dân số theo giới tính là sự phân chia tổng số dân của một vùng thành hai nhóm nam và nữ. Để đo lường cơ cấu dân số theo giới tính, người ta dùng các thước đo sau:

Tỷ số giới tính: Tỷ số giới tính biểu thị quan hệ so sánh giữa bộ phận dân số nam với bộ phận dân số nữ. Công thức tính như sau:

SR = [Pm / Pf] *100

Trong đó:

SR: Tỷ số giới tính

Pm : Dân số nam của địa phương

Pf : Dân số nữ của địa phương

Tỷ số giới tính khi sinh: Đối với nhóm trẻ em mới sinh, ta cũng có thể áp dụng công thức này để tính tỷ số giới tính khi sinh:

SR0 = Bm / Bf * 100

Trong đó:

SRo: Tỷ số giới tính khi sinh

Bm : Số bé trai sinh sống ở địa phương trong năm

Bf : Số bé gái sinh sống ở địa phương trong năm

Cơ cấu dân số theo dân tộc và tôn giáo

Cùng với tuổi và giới tính, thì các tiêu chí như dân tộc, tôn giáo, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, giáo dục, trình độ chuyên môn kỹ thuật, theo các loại hoạt động và các thành phần kinh tế cũng là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc xác định cơ cấu dân số nước ta.

Cơ cấu theo tình trạng hôn nhân

Cơ cấu dân số theo tình trạng hôn nhân thông thường được thống kê từ 13 tuổi trở lên chia theo các nhóm tình trạng hôn nhân như sau:

  • Chưa vợ/chồng [những người chưa bao giờ lấy vợ, lấy chồng];
  • Có vợ/chồng [người được pháp luật hoặc phong tục thừa nhận là có vợ, có chồng hoặc sống với người khác giới tính như vợ/ chồng tại thời điểm điều tra];
  • Goá [người có vợ/ chồng đã bị chết mà chưa tái hôn tại thời điểm điều tra];
  • Ly hôn [người trước đây đã kết hôn nhưng nay đã được toà án xử cho ly hôn và hiện vẫn chưa kết hôn lại];
  • Ly thân [người đã kết hôn nhưng vì lý do nào đó đã không còn sống chung như vợ/chồng tại thời điểm điều tra];
  • Không xác định [nhóm người còn lại].

Cơ cấu theo trình độ học vấn

Cơ cấu dân số theo trình độ giáo dục được thống kê từ dân số từ 5 tuổi trở lên được chia thành 3 cấp độ:

  • Số đang đi học
  • Số đã thôi học
  • Số chưa bao giờ đi học

Dân số 5 tuổi trở lên đã và đang đi học được chia theo các loại trình độ [cấp học] đã hoàn thành.

Trong thống kê cũng thường tính số dân số 10 tuổi trở lên được chia thành:

  • Số người biết đọc biết viết
  • Số người không biết đọc biết viết hoặc theo lớp đã đạt được.

Những phân chia này đều được chia theo giữa nam và nữ, giữa các nhóm tuổi khác nhau và giữa khu vực thành thị và nông thôn.

Trong cơ cấu dân số theo trình độ, người ta còn chia dân số từ 15 tuổi trở lên theo trình độ chuyên môn kỹ thuật. Trong Tổng điều tra Dân số và nhà ở ngày 1.4.2009, dân số có trình độ chuyên môn kỹ thuật được chia thành:

  • Không có trình độ chuyên môn kỹ thuật
  • Trình độ sơ cấp
  • Trình độ trung cấp
  • Trình độ cao đẳng
  • Trình độ đại học trở lên

Một số câu hỏi có liên quan

Dân số ở nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi đặt ra những vấn đề cấp bách nào?

Dân số ở nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi đặt ra những vấn đề cấp bách về văn hóa, y tế, giáo dục và giải quyết việc làm cho số công dân trong tương lai này. Đây cũng là một vấn đề đang khiến các nhà quản lý phải suy nghĩ.

Có thể thấy, ở độ tuổi này, việc được giáo dục đầy đủ về trình độ văn hóa, giáo dục cũng như chăm sóc sức khỏe là vấn đề được đặt lên hàng đầu.

Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả xấu đối với lĩnh vực nào?

Nếu bạn đang có một câu hỏi liên quan đến vấn đề dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả xấu đối với lĩnh vực nào? Câu trả lời sẽ được bật mí ngay sau đây.

Đầu tiên là về kinh tế, tốc độ phát triển của dân số nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế, điều này đã dần làm kìm hãm sự phát triển kinh tế của cả quốc gia. Đồng thời ảnh hưởng đến việc phân bố cũng như sử dụng nguồn lao động.

Vấn đề thứ hai là về xã hội và chất lượng cuộc sống của người dân. Việc dân số tăng nhanh sẽ gây sức ép nặng nề lên các lĩnh vực như: y tế, giáo dục, nhà ở…

Dân số ngày càng đông dẫ đến tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm và xảy ra các tệ nạn xã hội, gây ra khó khăn cho việc quản lý xã hội.

Vấn đề cuối cùng là về môi trường, có thể thấy việc gia tăng dân số sẽ là một trong những tác nhân gây ra cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường.

Xem thêm:

Mong rằng những chia sẻ trong bài viết trên của BachkhoaWiki để trả lời cho câu hỏi nước ta có cơ cấu dân số như thế nào đã mang đến cho bạn đọc cái nhìn toàn diện nhất. Đừng quên Like, Share và thường xuyên theo dõi BachkhoaWiki nhé.

Video liên quan

Chủ Đề