Hiện tương sưng đỏ bàn tay là bệnh gì năm 2024

Có một số dấu hiệu cảnh báo có thể dễ dàng hiện trên đôi tay. Cảm giác và vẻ ngoài của tay có thể gợi ý cho bạn những vấn đề y tế cần được giải quyết. Một số trường hợp có thể cảnh báo bệnh nặng, theo trang Eat This, Not That!

Có một số dấu hiệu cảnh báo có thể dễ dàng hiện trên đôi tay

Shuttertock

1. Tay bị run

Run tay có thể là dấu hiệu của bệnh Parkinson hoặc bệnh đa xơ cứng [MS]. Tuy nhiên, cũng có thể do caffeine, căng thẳng, thiếu ngủ hoặc cường giáp. Một số loại thuốc cũng có thể gây run tay.

2. Móng tay có màu hơi xanh hoặc xám

Da dưới móng tay có màu hơi xanh có thể cho thấy bệnh nghiêm trọng. Nghĩa là không có đủ oxy trong máu. Điều này có thể do rối loạn tim hoặc phổi nghiêm trọng, như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, suy tim hoặc thuyên tắc phổi. Nên đi khám ngay lập tức, theo Eat This, Not That!

3. Da có màu vàng

Da tay có màu vàng có thể là dấu hiệu của vàng da, một dấu hiệu của bệnh ở gan, túi mật, ống dẫn mật hoặc tuyến tụy. Vàng da là do bilirubin tích tụ trong máu. Bình thường, gan xử lý bilirubin, nhưng đôi khi khi gan bị tổn thương hoặc gan trở nên quá tải và bilirubin tích tụ dưới da, gây ra biểu hiện vàng da.

4. Khớp bị sưng

Các khớp bị đỏ, sưng hoặc mềm có thể là dấu hiệu của bệnh viêm khớp

Shuttertock

Các khớp bị đỏ, sưng hoặc mềm có thể là dấu hiệu của bệnh viêm khớp. Hai loại viêm khớp phổ biến nhất là viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp. Thoái hóa khớp xảy ra khi lớp sụn bảo vệ giữa các khớp bị mòn.

5. Sưng phù

Tổng thể bàn tay sưng phù có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang giữ lại nhiều chất lỏng hơn bình thường. Điều này có thể do mang thai, chế độ ăn uống có quá nhiều natri hoặc trong một số trường hợp, có thể là vấn đề về tuyến giáp, thận hoặc gan, theo Eat This, Not That!

Là một trong những tình trạng da liễu phổ biến, viêm da bàn tay gây ra không ít triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này? Viêm da bàn tay có chữa được không? Tất cả đều sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.

1. Viêm da bàn tay và nguyên nhân gây bệnh

Viêm da bàn tay thuộc bệnh lý viêm da cơ địa, là tình trạng bề mặt vùng da bàn tay xuất hiện những nốt sần, mẩn đỏ, da bị tróc vảy. Có thể nói da tay rất dễ bị tổn thương và viêm nhiễm do đây là nơi phải tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố gây dị ứng, kích ứng từ bên ngoài môi trường như hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa, lông động vật,...

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị viêm da bàn tay và bệnh thường có xu hướng tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nếu không điều trị và để bệnh kéo dài sẽ dẫn tới các biến chứng như bội nhiễm, nhiễm trùng da, mất chỉ tay, vân tay làm mất đi tính thẩm mỹ.

Viêm da bàn tay nếu không được điều trị sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm

Sau đây là những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này:

  • Do dị ứng: bao gồm dị ứng thời tiết, tiếp xúc với các dị nguyên [như lông chó mèo, sợi len,...], dùng nhiều hóa chất hoặc dị ứng thức ăn [hải sản, thịt gà, dưa chua,...], dị ứng với kim loại như cobalt hoặc nickel [chứa nhiều trong trang sức, vòng tay, vòng cổ, cúc quần áo,...];
  • Do di truyền: bệnh viêm da cơ địa có mang tính chất di truyền từ những người thân trong gia đình;
  • Đã từng mắc các bệnh liên quan đến dị ứng, điển hình như bệnh viêm da cơ địa dị ứng, viêm mũi dị ứng hay hen phế quản,... thì tỷ lệ cao người đó cũng có thể bị viêm da bàn tay;
  • Căng thẳng quá độ lâu ngày: nếu thường xuyên ở trong trạng thái căng thẳng sẽ làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, gia tăng nguy cơ mắc hội chứng IgE [rối loạn dị ứng];
  • Bàn tay tiết quá nhiều mồ hôi hoặc thường xuyên phải ngâm tay quá lâu trong nước cũng có thể gây viêm da bàn tay.

2. Dấu hiệu nhận biết tình trạng viêm da bàn tay

Không quá khó để nhận ra bệnh viêm da bàn tay vì triệu chứng của nó rất rõ ràng có thể quan sát được bằng mắt thường. Cụ thể:

  • Da bàn tay sưng tấy, nổi mẩn đỏ, kèm theo mụn nước li ti khiến bệnh nhân luôn có cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu, phải gãi thường xuyên dẫn đến đau rát và mất ngủ;
  • Một thời gian sau khi mụn nước bị vỡ ra hoặc khô lại sẽ khiến vùng da bàn tay bị tổn thương bị nứt nẻ, bong tróc và gây đau nhất là khi nắm bàn tay lại hoặc những lúc cầm nắm đồ vật;
  • Đặc biệt có những trường hợp tự nặn, chọc mụn nước khiến cho chất dịch màu vàng bên trong mụn chảy ra, điều này càng làm tăng khả năng nhiễm trùng.

Viêm da bàn tay có thể là do dị ứng với chất tẩy rửa

Khi bàn tay xuất hiện các dấu hiệu nêu trên, người bệnh nên đi khám tại Chuyên khoa Da liễu để được chẩn đoán và điều trị đúng cách, không nên tự điều trị tại nhà để tránh nguy cơ bội nhiễm.

3. Phương pháp điều trị bệnh viêm da bàn tay phổ biến, hiệu quả

Có rất nhiều cách để khắc phục tình trạng viêm da bàn tay, trong số đó có biện pháp dùng thuốc. Bác sĩ thường sẽ chỉ định bệnh nhân dùng những loại thuốc như sau:

  • Thuốc kháng sinh: thường là dạng bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Trước khi dùng thuốc bệnh nhân cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ và lau khô vùng da bị viêm, nên bôi thuốc trước khi ngủ vào ban đêm;
  • Thuốc chống viêm: phần lớn các thuốc chống viêm hiện nay đều có chứa corticoid. Thành phần này giúp ngăn ngừa sự xâm nhập và phát triển của các vi khuẩn gây bệnh và phòng tránh tình trạng viêm lây lan sang những vùng da khác;
  • Thuốc dưỡng ẩm cho da: viêm da bàn tay thường khiến vùng da tại đây bị khô ráp, nứt nẻ nên các thuốc dưỡng ẩm sẽ giúp cải thiện các triệu chứng này.

Không thể phủ nhận công dụng và hiệu quả của các loại thuốc nêu trên mang lại. Tuy nhiên người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng mà chưa đi thăm khám và có chỉ định từ bác sĩ da liễu.

4. Những lưu ý quan trọng dành cho bệnh nhân bị viêm da bàn tay

Để đảm bảo tính hiệu quả của việc điều trị bệnh cũng như ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát trong tương lai, bệnh nhân cần đặc biệt chú ý những điều sau:

  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các dị nguyên như nấm mốc, bụi bẩn, hóa chất,... và che chắn cẩn thận khi đi ra ngoài, nhất là ở những vùng bị ô nhiễm không khí;
  • Vào ngày hè oi bức cần mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi và thấm hút mồ hôi. Khi mùa đông sang hãy giữ ấm cơ thể và dưỡng ẩm cho da bàn tay mỗi ngày;
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là sau khi lao động, chơi thể thao khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi. Hãy tắm bằng nước ấm thay vì nước quá nóng hoặc quá lạnh trong thời lượng vừa phải, đừng ngâm mình trong bồn tắm hay xối nước dưới vòi sen quá lâu;
  • Vệ sinh nơi ở và nơi làm việc thường xuyên để tránh mạt bụi, ẩm mốc gây hại. Vào mùa hanh khô hay nắng nóng hãy duy trì độ ẩm cân bằng trong phòng để tránh làm khô và nứt nẻ da;
  • Duy trì thói quen luyện tập thể dục, thể thao để tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các loại vi khuẩn xâm nhập;
  • Uống nhiều nước và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, đặc biệt là vitamin C, vitamin E để cải thiện sức khỏe cho da;
  • Hạn chế căng thẳng, lo âu mà thay vào đó bạn hãy luôn giữ một tinh thần thoải mái, vui vẻ để tránh gặp phải tình trạng viêm da cơ địa.

Thuốc trị viêm da bàn tay cần được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa

Nhìn chung viêm da bàn tay không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm nhưng những triệu chứng do bệnh gây ra khiến bệnh nhân rất khó chịu và gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày, ngoài ra còn ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của làn da tay. Do đó ngay khi xuất hiện những biểu hiện của bệnh, bạn nên tìm đến sự tư vấn Y khoa từ các chuyên gia da liễu.

Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên lựa chọn địa điểm thăm khám viêm da bàn tay ở đâu, hãy đến ngay Chuyên khoa Da liễu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn phương án điều trị phù hợp nhất. Hoặc bạn có thể liên hệ đặt lịch hẹn khám qua hotline 1900 56 56 56, tổng đài viên luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7.

Chủ Đề