Hình thức đấu tranh đầu tiến của giai cấp vô sản chống lại giới chủ là gì

Mục lục

Sử dụngSửa đổi

Trước đây, thuật ngữ xung đột giai cấp là thuật ngữ được sử dụng chủ yếu bởi những người theo xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa Marx, những người định nghĩa một giai cấp bằng mối quan hệ của nó với các phương tiện sản xuất như nhà máy, đất đai và máy móc. Từ quan điểm này, kiểm soát xã hội về sản xuất và lao động là một cuộc cạnh tranh giữa các giai cấp và việc phân chia các nguồn lực này nhất thiết liên quan đến xung đột và gây tổn hại. Nó có thể liên quan đến các cuộc đụng độ cấp thấp đang diễn ra, leo thang thành các cuộc đối đầu lớn, và trong một số trường hợp, dẫn đến sự thất bại chung của một trong những giai cấp đối kháng. Tuy nhiên, trong thời hiện đại hơn, thuật ngữ này đã có các định nghĩa mới giữa các xã hội tư bản ở Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác.

Nhà tư tưởng vô chính phủ Mikhail Bakunin lập luận rằng cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân, nông dân và người nghèo có khả năng dẫn đến một cuộc cách mạng xã hội liên quan đến việc lật đổ giới cầm quyền và tạo ra chủ nghĩa xã hội tự do. Đây chỉ là một tiềm năng, và cuộc đấu tranh giai cấp, theo ông, không phải lúc nào cũng là yếu tố duy nhất hoặc quyết định trong xã hội, mà nó là trung tâm. Ngược lại, những người theo chủ nghĩa Mác cho rằng xung đột giai cấp luôn đóng vai trò quyết định và then chốt trong lịch sử của các hệ thống phân cấp dựa trên giai cấp như chủ nghĩa tư bản và chế độ phong kiến.[1] Các nhà lý luận Mácxít coi các biểu hiện công khai của nó là chiến tranh giai cấp, một cuộc đấu tranh mà kết quả có lợi cho giai cấp công nhân được họ xem là không thể tránh khỏi dưới chủ nghĩa tư bản đa nguyên.

Xã hội tiền tư bảnSửa đổi

Khi các xã hội được phân chia xã hội dựa trên địa vị, sự giàu có hoặc việc kiểm soát sản phẩm và phân phối xã hội, các cấu trúc giai cấp phát sinh và do đó đồng nhất với chính nền văn minh. Nó được ghi chép rõ ràng ít nhất từ thời châu Âu cổ đại [Xung đột tầng lớp thời La Mã cổ đại, Spartacus, v.v.] [2] và các cuộc nổi dậy khác nhau ở châu Âu thời trung cổ và các nơi khác.

Một trong những phân tích sớm nhất về những xung đột này là tác phẩm Cuộc chiến nông dân ở Đức của Friedrich Engels.[3] Một trong những phân tích sớm nhất về sự phát triển của giai cấp khi sự phát triển của các xung đột giữa các lớp mới nổi là tác phẩm Viện trợ lẫn nhau của Peter Kropotkin. Trong tác phẩm này, Kropotkin phân tích việc phân phối hàng hóa sau khi chết trong các xã hội tiền giai cấp hoặc xã hội thợ săn hái lượm, và cách thừa kế tạo ra sự phân chia và xung đột giai cấp ban đầu.

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” và ý nghĩa thời đại

Thứ sáu - 23/07/2021 14:36 216.684 0
[TG] - Cách đây 173 năm, tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” ra đời đánh dấu bước phát triển trong lịch sử hình thành chủ nghĩa Mác. Một trong những quan điểm nổi bật của tác phẩm là C.Mác và Ph.Ăngghen đã luận giải một cách thuyết phục sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Đây là “vũ khí lý luận” sắc bén để giai cấp công nhân có thể bước lên vũ đài chính trị và khẳng định vai trò to lớn của mình trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản. Cho đến nay, quan điểm này vẫn có ý nghĩa to lớn, nhất là cung cấp cơ sở lý luận vững chắc để đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc, phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
C.Mác và Ph.Ăngghen [Ảnh minh họa]

1.Ngày 24/2/1848,“Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”[gọi tắt làTuyên ngôn] - một văn kiện mang tính cương lĩnh, có giá trị lịch sử quan trọng do C.Mác và Ph.Ăngghen soạn thảo theo sự ủy nhiệm của Liên đoàn những người cộng sản [một tổ chức công nhân quốc tế] lần đầu tiên được xuất bản tại Luân Đôn [Anh]. Trong phần mở đầu, khi nói về bối cảnh ra đời củaTuyên ngôn, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ nỗi sợ hãi và sự căm thù của các thế lực trong thế giới tư bản chủ nghĩa [TBCN] đối với phong trào cộng sản đang hình thành và ngày một phát triển sâu rộng bằng một lời khẳng định rất cô đọng: Một bóng ma đang ám ảnh châu Âu.“Bóng ma” ấy đã khiến cho các thế lực trong thế giới tư bản phải “liên hợp lại thành một liên minh thần thánh để trừ khử”. Chính vì vậy, “hiện nay, đã đến lúc những người cộng sản phải công khai trình bày trước toàn thế giới những quan điểm, mục đích, ý đồ của mình; và phải có một Tuyên ngôn của đảng của mình để đập lại câu chuyện hoang đường về bóng ma cộng sản”[1].

Trong bối cảnh đó, để giúp cho giai cấp vô sản toàn thế giới và các chính đảng nhận thức rõ vị trí, vai trò, sứ mệnh lịch sử và mục đích cao cả trong cuộc đấu tranh nhằm lật đổ giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản [CNTB], đồng thời thiết lập địa vị thống trị của mình và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, C.Mác và Ph.Ăngghen đã phác họa nên một bức tranh sinh động về quá trình hình thành và phát triển của CNTB, bóc trần những mâu thuẫn nội tại, vốn có của nó, chỉ rõ mức độ đối kháng giai cấp ngày càng sâu sắc giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Không chỉ vậy, C.Mác và Ph.Ăngghen còn khẳng định: “Giai cấp tư sản đã đóng một vai trò hết sức cách mạng trong lịch sử”; ở bất cứ nơi nào mà giai cấp tư sản thiết lập được quyền thống trị chính trị của mình, nó đều “đạp đổ những quan hệ phong kiến, gia trưởng và điền viên”, làm tiêu tan “tất cả những quan hệ xã hội cứng đờ và hoen rỉ, với cả tràng những quan niệm và tư tưởng vốn được tôn sùng từ nghìn xưa đi kèm những quan hệ ấy”. Nó “làm cho sản xuất và tiêu dùng của tất cả các nước mang tính chất thế giới”, những thành quả hoạt động tinh thần của một dân tộc “trở thành tài sản chung của tất cả các dân tộc” và “lôi cuốn đến cả những dân tộc dã man nhất vào trào lưu văn minh”. Hơn nữa, giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị chưa đầy một thế kỷ, “đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại”[2].

Đánh giá cao những thành tựu và đóng góp ấy của CNTB và giai cấp tư sản, song với cái nhìn biện chứng khách quan về tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, trongTuyên ngôn, C.Mác và Ph.Ăngghen cũng đã khẳng định rằng, giờ đây, giống như những gì đã xảy ra với các phương thức sản xuất trước kia, quan hệ sản xuất TBCN đã không còn phù hợp với lực lượng sản xuất hùng mạnh do nó tạo ra nữa, nó bắt đầu kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất này. TrongTuyên ngôn, khi chứng minh sự tất yếu phải diệt vong của CNTB và khẳng định “sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau”, C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh rằng, điều đó sẽ không tự động diễn ra. Vai trò kẻ đào huyệt chôn chế độ tư bản đã trở nên lỗi thời đó sẽ phải do một giai cấp nhất định thực hiện - giai cấp vô sản, giai cấp do chính xã hội tư bản sản sinh ra: “Giai cấp tư sản không những đã rèn những vũ khí sẽ giết mình; nó còn tạo ra những người sử dụng vũ khí ấy chống lại nó, đó là những công nhân hiện đại, nhữngngười vô sản”[3]. Theo các ông, không một giai cấp thống trị đã lỗi thời nào lại tự nguyện rút lui khỏi vũ đài lịch sử và do vậy, việc lật đổ giai cấp tư sản với tư cách một giai cấp thống trị đã hết vai trò lịch sử chỉ có thể thành công bởi một cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt - cuộc cách mạng vô sản do chính giai cấp vô sản cách mạng và chính đảng của nó thực hiện.

Một trong những điểm nhấn quan trong củaTuyên ngônlà C.Mác và Ph.Ăngghen đã tiến hành luận chứng cho sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp vô sản. Theo các ông, trong thời đại ngày nay, với tư cách là “sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp”, giai cấp vô sản không chỉ trở thành “giai cấp đang nắm tương lai trong tay”, mà còn là “giai cấp thực sự cách mạng” nhất và chính nền sản xuất TBCN đã đưa họ lên địa vị đó, lên vũ đài lịch sử với tư cách lực lượng cách mạng hùng hậu và không điều hòa với toàn bộ chế độ lao động làm thuê. Sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản phải do chính giai cấp vô sản thực hiện. Song, giai cấp vô sản tiến hành cách mạng nhằm lật đổ giai cấp tư sản và CNTB không chỉ vì sự nghiệp giải phóng mình, mà còn thực hiện một sứ mệnh cao cả nữa, mang đậm tính nhân văn cộng sản chủ nghĩa là giải phóng toàn thể nhân loại cần lao vĩnh viễn thoát khỏi mọi ách áp bức, bóc lột.

Để giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh cách mạng nhằm lật đổ giai cấp tư sản và CNTB, giai cấp vô sản cần phải có phương pháp cách mạng đúng đắn và thực thi những giải pháp tình thế một cách hợp lý, đúng đắn, “bước thứ nhất trong cuộc cách mạng công nhân là giai cấp vô sản biến thành giai cấp thống trị, là giành lấy dân chủ”[4]. Với quyền thống trị chính trị của mình, giai cấp vô sản, theo các ông, cần phải từng bước giành lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản, tập trung tất cả các công cụ sản xuất chủ yếu vào tay nhà nước vô sản để nhanh chóng phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng một chế độ xã hội mới tốt đẹp. Không chỉ thế, các ông còn cho rằng, thông qua con đường đấu tranh cách mạng, việc giai cấp vô sản “tự tổ chức thành giai cấp”, “trở thành giai cấp thống trị” và thiết lập chính quyền vô sản - một chính quyền dân chủ do chính ngay bản chất của nó, thể hiện lợi ích của tuyệt đại đa số nhân dân và dựa vào sự ủng hộ của nhân dân - phải được coi là vấn đề đầu tiên, then chốt và mang ý nghĩa quyết định trong cuộc đấu tranh nhằm lật đổ giai cấp tư sản và CNTB, xây dựng thành công chế độ xã hội mới.

Ngay khi C.Mác và Ph.Ăngghen đưa ra tư tưởng này đã gặp phải sự phản đối quyết liệt của các học giả tư sản và giai cấp tư sản. Họ cho rằng những quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là “không tưởng”, “xuất phát từ sự tư biện chủ quan”[5]. Tuy nhiên, lịch sử phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã cho thấy, những quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về sứ mệnh lịch sử củaTuyên ngônthực sự là “vũ khí lý luận” sắc bén để giai cấp vô sản từng bước bước lên vũ đài chính trị và khẳng định sứ mệnh lịch sử của mình.

2.Mặc dù đã ra đời cách đây 173 năm nhưngTuyên ngônvẫn thể hiện ý nghĩa thời đại rất sâu sắc, đặc biệt trong việc đấu tranh phản bác với các quan điểm sai trái, thù địch về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân hiện nay.

Thời gian qua, có ba xu hướng phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:

Thứ nhất, gần đây, trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học - công nghệ [KHCN] hiện đại, các học giả của thuyết kỹ trị cho rằng, sự xuất hiện ngày càng nhiều “robot thông minh”, “trí tuệ nhân tạo” khiến người máy đang dần thay thế con người. Điều đó khiến người lao động vốn từ chỗ là chủ thể của quá trình sản xuất đang bị gạt ra bên lề quá trình sản xuất ấy, trở thành nhân tố đóng vai trò thứ yếu. Biểu hiện của sự thay đổi này là thay về cần đến nhiều nhân công để lao động, sản xuất thì ngày càng có nhiều doanh nghiệp chỉ cần ít nhân công. Thay vì trả lương cho nhân công, các doanh nghiệp đầu tư vào máy móc, công nghệ. Do đó, các nhà kỹ trị cho rằng đã đến lúc cần xem xét lại quan điểm của C.Mác về vai trò, vị trí trung tâm, có ý nghĩa quyết định của người lao động trong hoạt động sản xuất vật chất. Theo quan điểm của C.Mác, người lao động trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa không ai khác chính là giai cấp công nhân, giai cấp vô sản nên mục đích sâu xa của quan điểm này là nhằm phủ nhận vai trò của giai cấp công nhân.

Thứ hai, có một số luận điệu cho rằng, giai cấp công nhân đã hoàn thành sứ mệnh của mình trong thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc. Ngày nay, trong điều kiện hòa bình, hội nhập, thời kỳ của các cuộc cách mạng KHCN, vai trò đó phải thuộc về đội ngũ trí thức, những nhà khoa học. Chỉ có những nhà khoa học, trí thức mới có thể làm chủ được xã hội, đưa đất nước phát triển hiện đại, văn minh.

Thứ ba,có quan điểm cho rằng, trong xã hội tư bản hiện đại, đời sống của giai cấp công nhân không còn cơ cực như trước. Ở nhiều công ty, người công nhân đã có cổ phần, cổ phiếu nên họ không còn là giai cấp vô sản nữa. Vì thế, mẫu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản cũng không còn mang tính chất đối kháng như trước đây. Vì thế, giai cấp công nhân cũng không còn cần đến sứ mệnh lịch sử của mình là “đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản” như C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng khẳng định trongTuyên ngôn.

Có thể nhận thấy, cả ba xu hướng trên đều căn cứ vào sự phát triển của xã hội hiện đại mà thời của C.Mác và Ph.Ăngghen chưa có được để phủ nhận tính đúng đắn trong quan điểm về vai trò quyết định của người lao động trong hoạt động sản xuất vật chất cũng như sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Không thể phủ nhận được ngày nay những thành tựu củaKHCNhiện đại với sự ra đời của người máy đã thay thế không chỉ những công việc nặng nhọc, những hoạt động cơ bắp, mà còn có thể thay thế cho cả những hoạt động tinh vi, phức tạp của con người. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là người lao động trở thành yếu tố thứ yếu, đứng bên ngoài quá trình sản xuất. Về thực chất,KHCNtrước hết là sản phẩm của quá trình nhận thức, sản phẩm của sự phát triển trí tuệ của con người. Do yêu cầu của sản xuất mà con người đã sáng tạo và quyết định khuynh hướng, tốc độ phát triển củaKHCN, đồng thời quyết định việc sử dụngKHCNvào sản xuất theo mục đích của mình. Thực tế cho thấy, kỹ thuật, công nghệ hiện đại dù năng động và cách mạng đến mấy cũng chỉ là sản phẩm do bàn tay và khối óc của con người làm ra và chịu sự điều khiển, giám sát của con người. Do đó, dù trí tuệ nhân tạo dẫu được mệnh danh là tiên tiến đến đâu cũng chỉ là sản phẩm của con người, hoạt động của nó phụ thuộc vào những chương trình mà con người đã lập ra, đã cài đặt vào máy tính điện tử và người máy công nghiệp. Vì vậy, trong bất cứ thời đại nào, kể cả thời đại củaKHCNhiện đại, người lao động hay nói cụ thể hơn là giai cấp công nhân vẫn đóng vai trò quyết định hoạt động sản xuất vật chất.

Ngoài ra, ngày nay, mặc dù tầng lớp trí thức đang gia tăng nhanh chóng về số lượng, ngay cả bản thân giai cấp công nhân cũng diễn ra xu hướng trí thức hóa ngày càng mạnh mẽ nhưng điều đó không có nghĩa là tầng lớp trí thức thay thế sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. C.Mác, Ph.Ăngghen và cả V.I.Lênin sau này cũng nhận thấy vai trò to lớn của tầng lớptrí thức trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân nhưng do phương thức lao động quy định và vai trò trong hệ thống sản xuất xã hội, tầng lớp trí thức không có hệ tư tưởng nên không thể giữ vai trò lãnh đạo xã hội. V.I.Lênin cho rằng: “So với giai cấp công nhân thì giới trí thức bao giờ cũng có nhiều tính chất cá nhân chủ nghĩa hơn, ấy là do những điều kiện cơ bản của đời sống và công tác của họ không cho phép họ thống nhất lực lượng một cách trực tiếp và rộng rãi, không cho họ được giáo dục trực tiếp trong lao động tập thể có tổ chức”[6].

Lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cho thấy, trong giai đoạn đầu của cách mạng vô sản, phần lớn những người trí thức đứng về phía giai cấp tư sản, bảo vệ những quan điểm, lập trường tư sản, phản ánh những lợi ích của giai cấp tư sản. Cùng với thực tiễn đấu tranh cách mạng của quần chúng nhân dân, tầng lớp trí thức ngày càng nhận rõ vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và tìm thấy lợi ích của mình trong cuộc đấu tranh chung đó. Vì thế, ngày càng nhiều trí thức đi theo giai cấp công nhân, ủng hộ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.Tuy nhiên,trí thức tồn tại với tư cách không phải là một giai cấp, mà là một tầng lớp [đội ngũ] trung gian trong xã hội, hoạt động trong lĩnh vực lao động trí óc [sản xuất tinh thần là chủ yếu], trí thức không có hệ tư tưởng độc lập mà phụ thuộc vào hệ tư tưởng của giai cấp mà họ phục vụ. Đúng như V.I.Lênin nhận xét: “Nếu không nhập cục với một giai cấp thì giới trí thức chỉ là một con số không mà thôi”[7].

Hơn nữa, trong lòng xã hội tư bản, đời sống của người lao động tuy có được cải thiện, nhưng số người bị “hất” ra hè phố, số người nghèo khổ vẫn ngày càng tăng. Sự phát triển của các tập đoàn tư bản, các công ty tư bản xuyên quốc gia cùng sự bòn rút tài nguyên và bóc lột nhân dân nhiều nước thuộc thế giới thứ ba; các cuộc chiến tranh giữa các quốc gia hay nội chiến do các nước đế quốc phát động là nguyên nhân chủ yếu khiến cho hơn 500 triệu người bị đe dọa chết đói, 1,6 tỷ người sống trong cảnh khốn cùng, 600 triệu người thất nghiệp, hơn 800 triệu người mù chữ[8]. Đó là một bằng chứng không gì thuyết phục hơn để khẳng định CNTB sẽ không bao giờ thay đổi bản chất của họ nên giai cấp công nhân cũng sẽ vẫn còn sứ mệnh lịch sử to lớn trong việc đấu tranh giải phóng giai cấp mình và tiến tới giải phóng toàn xã hội.

Trong những năm qua, giai cấp công nhân Việt Nam không ngừng gia tăng về số lượng, trưởng thành về trình độ, ý thức, kỹ năng... Giai cấp công nhân nước ta lãnh đạo xã hội qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động. Tuy nhiên, nhìn chung, trình độ, tay nghề của công nhân nước ta còn nhiều hạn chế, gặp nhiều khó khăn khi thích ứng với yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Do đó, để giai cấp công nhân nước ta tiếp tục thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, đúng như Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng khẳng định, cần phải“phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng; nâng cao bản lĩnh, trình độ, kỹ năng nhằm thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”[9].

Cho đến nay, quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân qua“Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Nó không chỉ là vũ khí lý luận sắc bén cho giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản để giải phóng giai cấp mình và toàn xã hội, mà hiện nay, nó còn là cơ sở lý luận quan trọng để chúng ta đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch phủ nhận giá trị chủ nghĩa Mác - Lênin. Nhìn lại những quan điểm của các nhà kinh điển để chúng ta càng thêm vững tin vào con đường đã chọn, vững tin vào giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin - cấu phần quan trọng trong nền tảng tư tưởng của Đảng ta.

TS. Lê Thị Chiên
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Nguồn tin: tuyengiao.vn

Nhận thức đúng về đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay

Ths. Nguyễn Kim Dự
2021-03-02T15:38:40+07:00 2021-03-02T15:38:40+07:00 //truongchinhtri.edu.vn/home/dau-tranh-bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/nhan-thuc-dung-ve-dau-tranh-giai-cap-o-viet-nam-hien-nay-1088.html /home/themes/egov/images/no_image.gif
Trường Chính trị tỉnh Bình Phước //truongchinhtri.edu.vn/home/uploads/logotc108t.png
Thứ tư - 24/02/2021 22:02 119.260 0
Có thể khẳng định việc nhận thức đúng về đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay là cơ sở quan trọng để chúng ta khẳng định lập trường, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, bảo vệ nền tảng, tư tưởng của Đảng, bảo vệ Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Thời gian vừa qua đã xuất hiện những quan điểm lệch lạc, sai trái và cả những quan điểm của thế lực thù địch nhằm xuyên tạc, phủ nhận quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về đấu tranh giai cấp. Trong đó, nổi lên là quan điểm cho rằng: “trong điều kiện hiện nay, nói tới đấu tranh giai cấp là bảo thủ, lạc hậu, là gây nên sự chia rẽ, phân hoá nội bộ… làm phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc” hay: “hiện nay, nói đến đấu tranh giai cấp ở Việt Nam là đi ngược lại xu thế của thời đại, là lạc hậu, không thức thời, không phù hợp với thực tiễn Việt Nam hiện nay”. Do vậy, có thể nói, việc nâng cao nhận thức khoa học về đấu tranh giai cấp sẽ góp phần đấu tranh phòng chống những quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin, bảo vệ nền tảng, tư tưởng của Đảng trong tình hình hiện nay là một vấn đề khoa học, có ý nghĩa thiết thực.
1. Bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề đấu tranh giai cấp
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã bàn nhiều về đấu tranh giai cấp và chỉ rõ những cái mới trong lý luận về vấn đề này. Điều đáng nói là, do nhu cầu của thực tiễn lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đã tập trung nhấn mạnh đấu tranh giai cấp, coi đó là động lực trực tiếp của lịch sử. Nhưng các ông không bao giờ xem đấu tranh giai cấp là mục đích, là công cụ vạn năng, duy nhất để giải quyết mâu thuẫn xã hội, mà đó chỉ là phương tiện để giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Quan điểm đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác - Lênin mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc.
Theo V.I.Lênin “Đấu tranh giai cấp là đấu tranh của một bộ phân nhân dân này chống một bộ phân khác, cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động, chống bọn có đặc quyền đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản’’1
Đấu tranh giai cấp là một quá trình phức tạp trong sự vận động của lịch sử - xã hội, một xu thế tất yếu, khách quan của xã hội có giai cấp. Trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” [năm 1848], C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết: “Lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến ngày nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp”2.
Trong nhiều tác phẩm, các ông đã trình bày rõ quan điểm của mình cho rằng, đấu tranh giai cấp không phải là những cuộc bạo loạn, khủng bố, lật đổ, chỉ có ý nghĩa phá hoại gây chia rẽ, bè phái, gây rối loạn, làm thiệt hại cho xã hội, mà là một quá trình tất yếu, khách quan của xã hội có áp bức giai cấp, là những cuộc đấu tranh rộng khắp của quần chúng nhân dân lao động chống lại giai cấp thống trị bảo thủ. Đấu tranh giai cấp có nguyên nhân khách quan từ sự phát triển mang tính xã hội hóa ngày càng sâu rộng của lực lượng sản xuất mâu thuẫn với quan hệ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Biểu hiện của mâu thuẫn này về phương diện xã hội: mâu thuẫn giữa một bên là giai cấp cách mạng, tiến bộ đại diện cho phương thức sản xuất mới một bên là giai cấp thống trị, bóc lột, đại diện cho những lợi ích gắn với quan hệ sản xuất lỡi thời, lạc hậu. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tự nó không giải quyết được, mà phải thông qua cuộc đấu tranh của giai cấp bị trị lật đỗ giai cấp thống trị, sau đó mới xóa bỏ được quan hệ sản xuất cũ xây dựng quan hệ sản xuất mới cho phù hợp với trình độ sản xuất mới của lực lượng sản xuất. Với ý nghĩa ấy đấu tranh giai cấp được coi là động lực trực tiếp của sự phát triển lịch sử chứ không phải là sự gây rối, phá hoại. Trong xã hội có giai cấp đối kháng về mặt lợi ích thì tất yếu có đấu tranh giai cấp. Điều đó hoàn toàn không phụ thuộc vào việc người ta có nói về nó hay không, hoặc nói như thế nào về nó. Không phải cứ cố tình không nói đến đấu tranh giai cấp thì trên thực tế, đấu tranh giai cấp sẽ mất đi hoặc mức độ xung đột sẽ dịu đi.
Đấu tranh giai cấp là quy luật chung của mọi xã hội có giai cấp. Nhưng trong quy luật ấy có những biểu hiện đặc thù trong từng xã hội cụ thể. Điều đó do kết cấu giai cấp của mỗi xã hội và do địa vị lịch sử của mỗi giai cấp cách mạng trong từng phương thức sản xuất quyết định.
Đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là cuộc đấu trạnh khác về chất so với các cuộc đấu tranh trước đó trong lịch sử. Bởi mục tiêu là thay đổi về căn bản sở hữu tư nhân bằng sở hữu xã hội. Do vậy, đây là cuộc đấu tranh gay go và phức tạp nhất trong lịch sử. Cuộc đấu tranh này tất yếu dẫn đến chuyên chính vô sản. Nhưng, chuyên chính vô sản không phải là mục đích cuối cùng của cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản. Nó chỉ là bước quá độ để tiến tới thủ tiêu mọi giai cấp, tiến tới xã hội không có giai cấp. Giai cấp vô sản cần phải sử dụng nền chuyên chính của mình để tiếp tục cuộc đấu tranh trong điều kiện mới. Như vậy, ngay từ khi giai cấp vô sản ra đời thì cuộc đấu tranh của nó với giai cấp tư sản và các giai cấp bóc lột khác cũng xuất hiện. Cuộc đấu tranh đó diễn ra thường xuyên, liên tục cả khi giai cấp vô sản chưa giành được chính quyền từ tay giai cấp thống trị cũ, lẫn khi đã thiết lập được chính quyền cách mạng của mình và sử dụng chính quyền ấy như một công cụ để xây dựng xã hội mới.
Trước khi giành được chính quyền, nội dung của đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là đấu tranh kinh tế, đấu tranh tư tưởng, đấu tranh chính trị. Sau khi giành được chính quyền, thiết lập nền chuyên chính của giai cấp vô sản, mục tiêu và hình thức đấu tranh giai cấp cũng thay đổi. V.I.Lênin viết: “Trong điều kiện chuyên chính vô sản, những hình thức đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản không thể giống như trước được”3
2. Đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay:
Ở Việt Nam, đấu tranh trong giai đoạn quá độ là tất yếu. Bởi lẽ, ở nước ta hiện nay còn có những lực lượng đi ngược lại lợi ích của dân tộc, của nhân dân, của cách mạng, của Đảng. Chúng ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong đó có cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, cái cách mạng, tiến bộ và cái bảo thủ, trì trệ, v.v. nên đấu tranh giai cấp là tất yếu.
Đại hội IX của Đảng đã xác định rõ thực chất “mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội là quan hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân, đoàn kết và hợp tác lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng”; Nội dung chủ yếu cuộc đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay là thực hiện thắng lợi sự nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển, thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức, bất công, đấu tranh ngăn chặn, khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá các thế lực thù địch; bảo vệ nền độc lập dân tộc, xây dựng nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh, nhân dân hạnh phúc4.
Những nội dung của cuộc đấu tranh giai cấp trên đây là rất lớn lao và phức tạp. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, chúng ta phải sử dụng nhiều hình thức đấu tranh khác nhau, vừa mềm dẻo, vừa kiên quyết, bao gồm cả đấu tranh trực diện bằng bạo lực, trấn áp đối với thế lực thù địch trong nước và trên thế giới luôn tìm cách ngăn cản, phá hoại cuộc cách mạng của nhân dân ta, đấu tranh bằng giáo dục, tuyên truyền, vận động, cả hành chính và đấu tranh chống khuynh hướng bảo thủ, tiêu cực của tầng lớp tư sản nói riêng.
Đấu tranh ở đây không có nghĩa là phá hoại sự ổn định xã hội mà chính là thông qua đấu tranh để ngăn chặn, loại trừ những phần tử bảo thủ, thoái hóa, biến chất và chống đối nhằm củng cố, tăng cường và phát huy vai trò của sự đoàn kết thống nhất trong Đảng và trong nhân dân.
Hiện nay, cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta vẫn đang tiếp tục diễn ra một cách khá gay gắt và phức tạp. Sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc đang đứng trước nhiều thách thức, khó khăn mới. Các thế lực thù địch chưa từ bỏ ý đồ phá hoại, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Chúng đang ra sức đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hoà bình”, kết hợp gây bạo loạn lật đổ, với những âm mưu, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Đặc biệt, chúng đang ra sức lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền và những yếu kém, sự suy thoái, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên để phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta; chia rẽ các tầng lớp nhân dân nhằm tạo ra mâu thuẫn, xung đột trong xã hội để làm suy yếu và lật đổ chế độ ta. Vì vậy, hơn bao giờ hết, chúng ta cần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc đồng thời tiếp tục nghiên cứu để thấy rõ đặc điểm, nội dung, hình thức của cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta trên tất cả các lĩnh vực trong điều kiện mới.
Đều kiện mới của đấu tranh giai cấp hiện nay đó là lợi ích cơ bản, lâu dài của các giai cấp trong cộng đồng Việt Nam thống nhất với lợi ích dân tộc; cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa hai con đường vẫn còn nhưng gắn liền với sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc, chống nghèo nàn lạc hậu, khắc phục tình trạng nước nghèo, chậm phát triển. Đấu tranh trong điều kiện phát triển kinh tế nhiều thành phần, mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới, trong cơ cấu giai cấp - xã hội của nước ta hiện nay, ngoài giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức và các tầng lớp nhân dân lao động khác, còn có tầng lớp tư sản. Với kết cấu giai cấp đó, tất yếu nảy sinh mâu thuẫn giữa lợi ích của những người lao động làm thuê với tầng lớp tư sản và mâu thuẫn giữa sự phát triển tự giác theo con đường xã hội chủ nghĩa với khuynh hướng tự phát đi lên chủ nghĩa tư bản. Đây là mặt mâu thuẫn trong quan hệ giữa giai cấp công nhân và nhân dân lao động với tầng lớp tư sản. Mâu thuẫn đó biểu hiện rất rõ trong các doanh nghiệp tư bản, nhất là các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, chúng ta có Nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong điều kiện như vậy, mâu thuẫn giữa công nhân và tầng lớp tư sản là mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Ở nước ta, tầng lớp tư sản không có công cụ để thực hiện sự thống trị về chính trị và kinh tế của nó. Giai cấp công nhân, dù làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân, vẫn được Nhà nước ta bảo vệ quyền lợi. Mặt khác, kinh tế tư bản tư nhân là bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế nhiều thành phần. Tầng lớp tư sản có vai trò nhất định trong sự nghiệp phát triển kinh tế, có khả năng tham gia tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Lợi ích hợp pháp của các nhà tư sản thống nhất với lợi ích chung của cả cộng đồng dân tộc. Đây là mặt thống nhất giữa giai cấp công nhân và tầng lớp tư sản. Như vậy, quan hệ giữa giai cấp công nhân, nhân dân lao động với tầng lớp tư sản là quan hệ vừa hợp tác, vừa đấu tranh. Hợp tác cùng xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; đấu tranh chống khuynh hướng bảo thủ, tiêu cực của tầng lớp tư sản.
Những sự phân tích trên đây cho thấy, ở nước ta hiện nay và trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, sự tồn tại của các giai cấp và đấu tranh giai cấp vẫn là một tất yếu. Cuộc đấu tranh đó có lúc, có mặt còn gay go, quyết liệt hơn so với những thời kỳ trước đây.
Tóm lại, trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần nhận thức rõ tính chất gay go, phức tạp của cuộc đấu tranh giai cấp. Chúng ta cần nghiên cứu thấu đáo, cẩn thận, nghiêm túc những tác phẩm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và quan điểm của Đảng ta, kết hợp với nghiên cứu thực tiễn một cách cụ thể, tránh rơi vào hai thái cực sai lầm: hoặc là quá cường điệu đấu tranh giai cấp, dẫn đến mất phương hướng trong huy động nguồn lực phát triển đất nước; hoặc là xem thường, xóa nhòa đấu tranh giai cấp đi đến mơ hồ, mất cảnh giác, mắc vào âm mưu diễn biến hòa bình của các lực lượng phản động trên thế giới đang luôn tìm cách lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Tài liệu tham khảo:
1. V.I.Lênin.Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1979, t.7, tr.238 -239.
2. C.Mác và Ph.Ăngghen.Toàn tập, t.4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.596.
3. V.I.Lênin.Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1977, t.39, tr.298.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam.Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr85-86.

Tác giả bài viết: Ths. Nguyễn Kim Dự

Một số hình ảnh

Video liên quan

Chủ Đề