Hóa chất bảo vệ thực vật gồm các nhóm nào năm 2024

Thuốc bảo vệ thực vật [BVTV], thuốc trừ dịch hại hay thuốc bảo vệ cây trồng [tiếng Anh: pesticide, crop protection agent] có thể là một hợp chất hoá học hay tác nhân sinh học có khả năng ngăn cản, tiêu diệt, xua đuổi hay hạn chế các loại dịch hại.

Dịch hại có thể là vi khuẩn, virus, nấm, tuyến trùng, cỏ dại, động vật gặm nhấm, chim, cá v.v có sự cạnh tranh với con người về một loại thức ăn nào đó

Thuốc trừ dịch hại thường được sử dụng như là một nhân tố đảm bảo sự phát triển của nền nông nghiệp, đảm bảo tăng năng suất cây trồng, nhưng nếu sử dụng thái quá sẽ gây độc cho con người do tiếp xúc, hay ăn phải nông sản có tồn dư thuốc hay môi trường xung quanh nhiễm độc, có thể làm suy thoái môi trường, ô nhiễm không khí, đất, nước….

Các Nhóm Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

Dựa trên đối tượng sinh vật hại, thuốc bảo vệ thực vật được chia thành nhiều đối tượng:

  • Thuốc trừ bệnh
  • Thuốc trừ sâu
  • Thuốc trừ cỏ
  • Thuốc trừ ốc
  • Thuốc trừ nhện
  • Thuốc trừ tuyến trùng
  • Thuốc điều hòa sinh trưởng
  • Thuốc trừ chuột

Original price was: 60,000VND.Current price is: 55,000VND.

Original price was: 34,000VND.Current price is: 30,000VND.

Original price was: 30,000VND.Current price is: 28,000VND.

Original price was: 180,000VND.Current price is: 170,000VND.

Original price was: 25,000VND.Current price is: 22,000VND.

Original price was: 250,000VND.Current price is: 240,000VND.

Original price was: 115,000VND.Current price is: 107,000VND.

Original price was: 150,000VND.Current price is: 130,000VND.

Original price was: 45,000VND.Current price is: 40,000VND.

Original price was: 100,000VND.Current price is: 78,000VND.

Original price was: 24,000VND.Current price is: 21,000VND.

Original price was: 17,000VND.Current price is: 15,000VND.

Original price was: 75,000VND.Current price is: 68,000VND.

Original price was: 70,000VND.Current price is: 62,000VND.

Original price was: 15,000VND.Current price is: 13,000VND.

Original price was: 100,000VND.Current price is: 93,000VND.

Các Dạng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

  • Nhũ dầu: ND, EC
  • Dung dịch: DD, SL, L, AS
  • Bột hòa nước: BTN, WP, DF, WDG
  • Huyền phù: FL, FC, SC
  • Hạt: H, G, GR
  • Dạng sữa: EW
  • Thuốc phun bột: D, BR
  • Ngoài ra còn những dạng khác như viên nén, thuốc viên, thuốc xông hơi…

Tham khảo các ký hiệu trên bao bì thuốc BVTV

Cách Tác Động Của Thuốc BVTV

Thuốc trừ sâu

  • Tiếp xúc : thuốc tác động qua da.
  • Vị độc : thuốc tác động qua miệng.
  • Xông hơi : thuốc tác động qua đường hô hấp.
  • Nội hấp hay lưu dẫn : thuốc thấm vào trong tế bào và xâm nhập vào hệ thống mạch dẫn trong cây. Sâu chích hút hoặc ăn phần vỏ cây có phun thuốc rồi chết.
  • Thấm sâu : thuốc thấm vào mô cây và giết những côn trùng sống ẩn dưới những phân phun thuốc.

Ngoài ra còn có một số thuốc có tính xua đuổi hoặc gây ngán ăn đối với côn trùng.

Thuốc trừ bệnh

  • Tiếp xúc : tiêu diệt nấm bệnh nơi tiếp xúc với thuốc và ngăn chặn sự xâm nhiễm tiếp tục của nấm bệnh.
  • Nội hấp [lưu dẫn] : thuốc xâm nhập và chuyển vị trong cây nhằm tiêu diệt nấm bệnh trong cây trồng.
    Người dân xịt thuốc trừ sâu cho lúa

Thuốc trừ cỏ

  • Tiếp xúc : thuốc hủy diệt các mô cây có khi trực tiếp tiếp xúc với thuốc .
  • Nội hấp hay lưu dẫn : thuốc được có hấp thu và di chuyển đến các bộ phận làm thay đổi trạng thái sinh học của cỏ.
  • Chọn lọc : diệt cỏ dại nhưng không hại đến cây trồng
  • Không chọn lọc : diệt cỏ kể cả cây trồng
  • Tiền nẩy mầm : sử dụng khi cỏ chưa mọc thành cây.
  • Hậu nẩy mầm sớm : diệt cỏ từ khi sắp mọc, đang mọc và đã mọc [được hai lá trở lại].
  • Hậu nẩy mầm : sử dụng khi có đã mọc [trên hai lá].

Kỹ Thuật Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Hiệu Quả

Sử dụng theo 4 đúng

  • Đúng thuốc : căn cứ đối tượng dịch hại cần diệt trừ và cây trồng hoặc nông sản cần được bảo vệ để chọn đúng loại thuốc và dạng thuốc cần sử dụng.
  • Đúng lúc : dùng thuốc khi sinh vật còn ở diện hẹp và ở các giai đoạn dễ mẫn cảm với thuốc [thời kỳ sâu non, bệnh chớm xuất hiện].
  • Đúng liều lượng, nồng độ : đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn thuốc, đảm bảo liều lượng thuốc và liều lượng nước trên một đơn vị diện tích.
  • Đúng cách : tùy vào dạng thuốc, đặc tính thuốc và những yêu cầu kỹ thuật cũng như nơi xuất hiện dịch bệnh mà sử dụng cho đúng cách.

Hỗn hợp thuốc

  • Là pha hai hay nhiều loại thuốc nhằm trừ cùng một lúc được nhiều dịch hại.
  • Tuy nhiên cần lưu ý các điểm sau : chỉ nên pha các loại thuốc theo sự hướng dẫn ghi trong nhãn thuốc, bảng hướng dẫn pha thuốc hoặc sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật biết rõ về đặc tính của thuốc.

Giải Thích Một Số Thuật Ngữ Về Thuốc Bảo Vệ Thực Vật :

Tên thuốc :

  • Tên thương mại : do Công ty sản xuất hoặc phân phối thuốc đặt ra để phân biệt sản phẩm giữa Công ty này và Công ty khác.
  • Tên hoạt chất : là thành phần chủ yếu trong thuốc có tác dụng tiêu diệt địch hại.
  • Phụ gia : là những chất không mang tính độc được pha trộn vào thuốc để tạo thành dạng thương phẩm giúp cho việc sử dụng dễ dàng.

Nồng độ, liều lượng :

  • Nồng độ : tỷ lệ giữa lượng thuốc cần dùng để pha trộn với một đơn vị thể tích [đơn vị tính là %, g/…].
  • Liều lượng : lượng thuốc cần dùng cho một đơn vị diện tích [đơn vị tính là kg/ha, lít/ha…]. .

Phổ tác động :

Là các loại dịch hại khác nhau mà loại thuốc đó có thể tác động đến.

  • Phổ rộng : thuốc có thể trừ được nhiều dịch hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau.
  • Phổ hẹp : [còn gọi đặc trị] thuốc trừ được ít đối tượng gây hại [một loại thuốc trừ dịch hại có tính chọn lọc càng cao thì phố tác động càng hẹp].

Phòng trị:

  • Phòng : ngăn chặn không cho tác nhân gây hại xâm nhập và phát triển trong cây trồng.
  • Trị : bao vây, tiêu diệt các tác nhân gây hại trước hoặc sau khi chúng đã xâm nhập vào cây.

Độ độc :

  • LD 50 : chỉ số biểu thị độ độc cấp tính của một loại thuốc BVTV đối với động vật màu nóng. Chỉ số LD50 càng thấp độ độc càng cao.
  • LC 50 : độ độc của một hoạt chất có trong không khí hoặc nước.
  • Ngộ độc cấp tính : thuốc xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm độc tức thời biểu hiện bằng những triệu chứng đặc trưng.
  • Ngộ độc mãn tính : khi thuốc xâm nhập vào cơ thể với liều lượng nhỏ, nhiều lần trong thời gian dài, thuốc sẽ tích lũy trong cơ thể đến một lúc nào đó cơ thể sẽ suy yếu, có những bộ phận trong cơ thể bị tổn thương do tác động của thuốc.

Luân phiên sử dụng thuốc

  • Thay đổi thuốc thường xuyên nhằm tránh hình thành tính kháng trên dịch hại.

Dịch hại

  • Là những sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản bao gồm cỏ, sâu bệnh, chuột, cua…

Hiện tượng kháng thuốc

  • Là khả năng của dịch hại ngày càng chịu đựng được lượng thuốc lớn hơn do việc sử dụng nhiều lần một loại thuốc.

Hiện tượng tái phát

Là sự tăng nhanh về quần thể dịch hại sau khi đã sử dụng thuốc hóa học đế phòng trừ. Một số lúc đó cao hơn so với ruộng không phun thuốc Ở cùng thời điểm và điều kiện canh tác.

Thời gian cách ly

Là khoảng thời gian từ khi phun thuốc lần cuối đến khi thu hoạch nông sản nhằm đảm bảo cho thuốc BVTV có đủ thời gian phân hủy đến mức không còn có thể gây ra những tác động xấu đến cơ thể người và gia súc khi tiêu thụ nông sản đó.

Dư lượng

Là hoạt chất và các sản phẩm phân hủy có độc tính còn lưu lại trong nông sản, môi trường sau khi phun thuốc BVTV.

Hy vọng những thông tin giúp nhà nông chúng ta hiểu rõ về các loại thuốc bảo vệ thực vật và phân biệt, lựa chọn đúng loại thuốc BVTV thích hợp cho cây trồng nhà mình.

Chủ Đề