Hoàn cảnh ra đời phong trào văn hóa phục hưng năm 2024

Văn hóa Phục hưng [hay Văn nghệ Phục hưng] là một phong trào cách mạng mới, tư tưởng mới, văn hóa mới của giai cấp tư sản châu Âu trong các lĩnh vực văn học, nghê thuật, triết học, khoa học tự nhiên,..., là một thời đại huy hoàng trong lịch sử châu Âu. Văn hoá Phục hưng là một bước tiến kì diệu trong lịch sử văn minh, mở đường cho sự phát triển cao hơn của văn hoá châu Âu và văn hóa nhân loại. Đây là nền văn hóa đã đánh thức châu Âu thoát khỏi “Đêm trường trung cổ” tăm tối.

“Phục Hưng” có nguồn gốc từ ‘Renaissance’ trong tiếng Pháp, và mang ý nghĩa chỉ sự tái sinh. Ám chỉ việc lật đổ giai cấp cũ và tạo dựng nên một cuộc sống mới, đây cũng chính là thời kỳ đã làm sống lại những tinh hoa văn hóa của Hy Lạp và La Mã cổ. Phục Hưng cũng là từ được dùng để chỉ những dấu mốc lịch sử đã diễn ra trong thời kỳ này.

Phục Hưng có thể được hiểu theo hai nghĩa:

 Một là sự khám phá, nghiên cứu và đưa những dấu ấn cổ điển từ sách vở ứng dụng vào nền văn hóa nghệ thuật thời bấy giờ.  Hai là để chỉ kết quả của những hoạt động văn hóa, thứ đã đánh thức và ‘hồi sinh’ cho nền văn hóa cổ xưa của nghệ thuật Châu Âu.

Giai cấp tư sản ra đời, sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa chính là tiền đề cho sự hình thành của Văn hóa Phục hưng. Nội dung chủ yếu của Văn hóa Phục hưng là đấu tranh chống phong kiến và Giáo hội. Trong cuốn sách “Biện chứng tự nhiên”, Engels từng nhận định rằng: “Đây là một sự cải cách vĩ đại nhất, tiến bộ nhất mà từ trước tới nay nhân loại chưa bao giờ trải qua”.

Nguyên nhân và điều kiện của phong trào Văn hóa Phục hưng

 Nguyên nhân

Văn hóa Tây Âu Trong phần lớn thời kỳ trung đại, những tư tưởng của giáo hội Kitô đã thống trị mọi mặt đời sống chính trị, văn hoá, xã hội của nhân dân. Trong suốt giai đoạn sơ và trung kỳ trung đại thì tất cả các ngành khoa học, duy vật chủ nghĩa đều bị coi là kẻ thù không đội trời chung của Giáo hội. Tầng lớp tăng lữ tự trói mình trong chủ nghĩa khổ hạnh, còn quý tộc võ sĩ thì chỉ suốt ngày tiệc tùng, săn bắn, gây chiến tranh cướp bóc lẫn nhau, không quan tâm đến phát triển văn hóa – xã hội.

Những nền móng vững chắc của chế độ phong kiến bắt đầu bị rạn nứt trước sự phát triển của kinh tế hàng hóa và thủ công nghiệp, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa dần được hình thành. Thành thị trung đại ra đời ở nhiều nơi và bằng hoạt động kinh tế của mình đã dần tách khỏi nền kinh tế tự nhiên và dần chi phối được nền kinh tế. Thành thị ngày càng phát triển, giai cấp tư sản ra đời, giai cấp tư sản ra đời, quan hệ tư bản chủ nghĩa thay thế dần quan hệ phong kiến tình hình đó, thế giới quan, hệ tư tưởng cũ của chế độ phong kiến trở nên lỗi thời và là trở ngại nặng nề cho sự phát triển của tư bản chủ nghĩa. Cuộc đấu tranh về tư tưởng giữa giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến nổ ra. Cuộc đấu tranh về tư tưởng diễn ra trên nhiều mặt và nhiều lĩnh vực khác nhau, diễn ra thành hai phong trào lớn ở thời hậu kì trung đại, là phong trào Văn hóa Phục hưng và phong trào Cải cách tôn giáo.

 Ở Ý

Phong trào Văn hóa Phục hưng diễn ra đầu tiên ở Ý. Với những điều kiện thuận lợi về địa lí, quan hệ tư bản chủ nghĩa ra đời sớm nhất ở đây. Sự phát triển về kinh tế và sự manh nha chủ nghĩa tư bản ở Ý đã cung cấp cơ sở vật chất cho phong trào Văn hóa phục hưng.

Di sản văn hóa và kết cấu nhân tài của bản thân nước Ý chính là cơ sở và điều kiện quan trọng để sản sinh phong trào Văn hóa Phục hưng trong thời kì đầu. Truyền thống văn hóa cổ điển của Hy Lạp, La Mã đã được bảo tồn rất nhiều trong thời trung đại tại nước Ý.

Bên cạnh đó, kỹ thuật làm giấy và in ấn của Trung Quốc được truyền vào và sử dụng rộng rãi ở một số nước Tây Âu trong đó có Ý đã thúc đẩy sự phát triển của phong trào Văn hóa Phục hưng.

 Ở châu Âu

Từ giữa thế kỉ XVI trở về sau, trên cơ sở chủ nghĩa tư sản và nền kinh tế của một số nước gần Ý như Đức ,Pháp, Thụy Sĩ, Anh, Tây Ban Nha và Hà Lan...đều phát triển, phong trào cũng nối gót nhau xuất hiện. Tại những quốc gia này đã xuất hiện một số nhân vật và tác phẩm tiêu biểu cho phong trào Văn hóa Phục hưng.

 Diễn biến

Phong trào bắt đầu bùng nổ ở Ý vào thế kỉ XIV sau đó đã lan rộng đến các quốc gia Tây Âu, cũng như các quốc gia Đông, Bắc Âu, và đạt đến đỉnh cao vào thế kỉ XVI.

Thành tựu

Nổi bật nhất trong Văn hóa Phục hưng là văn học và nghệ thuật

 Văn học

Alighieri Dante

Francesco Patrarca

được nhiều giá trị từ Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại nên nền văn minh này vẫn phát triển mạnh mẽ và mang nhiều dấu ấn riêng biệt. Sự thành công của nền văn minh Hy-La được kiến tạo nên từ những giá trị cốt lõi như tầm ảnh hưởng rộng lớn, sự hiểu biết, nỗ lực học hỏi và sáng tạo không ngừng nghỉ cùng chiến lược đúng đắn – tinh thần đoàn kết. Nền văn minh Hy-La đã đóng góp cho nhân loại nhiều phát kiến vĩ đại, tạo nền tảng vững chắc, có tầm ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của văn minh phương Tây cổ đại trong suốt chiều dài lịch sử của châu Âu. Không ngừng học hỏi, bổ sung và hoàn thiện những tri thức từ những nền văn minh này; đảm bảo sự đi lên của tinh hoa nhân loại, bởi sự thịnh vượng của nhân loại không chỉ đến từ một nền tảng mà phải đến từ tư duy luôn vận động và phát triển.

 Hạn chế

Tuy nhiên là một phong trào văn hóa của giai cấp tư sản. Văn hóa Phục hưng không tránh khỏi những hạn chế

_Giai cấp tư sản chưa triệt để chống Giáo hội, phong kiến. Đó là do giai cấp tư sản mới trỗi dậy nên khi chống Gi áo hội, phong kiến vẫn phải e dè, có khi còn dựa vào phong kiến và Gi áo hội. Do vậy, họ không tránh khỏi mặt hạn chế, thỏa hiệp.

_Bên cạnh đó, trong khi đề cao giá trị của con người, giai cấp tư sản lại ủng hộ sự bóc lột để làm giàu. Một số nhà nhân văn đã nêu cao các đức tính của tư sản như “khôn ngoạn’, “nghị lực”, “kiên nhẫn” mà thực chất là đức tính gian ngoan, xảo huyệt. Ủng hộ bóc lột để làm giàu, đó là mặt hạn chế chủ yếu của phong trào Văn hóa Phục hưng.

 Chủ nghĩa nhân văn

Chủ nghĩa nhân văn là nội dung tư tưởng thể hiện trong các mặt triết học, văn học, nghệ thuật, giáo dục... trong thời kỳ Văn hóa Phục hưng. Người theo chủ nghĩa nhân văn là nhà tư tưởng của giai cấp tư sản. Họ tuy chống lại giáo hội phong kiến, nhưng họ không phải là người vô thần, không chống Tôn giáo và Thượng đế. Đồng thời, họ cũng chưa bao giờ phụ nhận giáo lý của Kitô giáo.

Ý nghĩa và tác động

Văn hóa Phục hưng, bóng đêm thời trung cổ và sự thống trị của giáo hội ở châu Âu đã bị đẩy lùi, chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng. Cuộc vận động tư tưởng và văn hóa Phục Hưng đã gặt hái được những mùa hoa trái tốt đẹp, phong phú vô cùng Nếu gọi thời kỳ phong kiến Trung đại ở phương Tây là “Đêm trường Trung cổ” thì xin được ví thời kỳ văn hóa Phục hưng như ánh mặt trời rực rỡ, xóa tan đi màn đêm tăm tối.

Nó mang đến sinh khí mới trên mọi phương diện, mở đường cho xã hội tư bản chủ nghĩa tiêu diệt chế độ phong kiến, chuẩn bị mở đường cho một cuộc cách mạng xã hội, đưa những nước này tiến nhanh, tiến mạnh vào lịch sử cận đại.

Nền văn hóa xán lạn do phong trào Văn hóa Phục hưng tạo nên đã mở ra một trang mới cho nền văn minh thế giới. Văn hóa Phục Hưng vì vậy được thừa nhận là một trong những nền văn hóa rực rỡ của loài người.

Thời kì văn hoá Phục hưng kéo dài suốt 4 thế kỉ có tác động thúc đẩy quan trọng với sự phát triển văn hoá xã hội của châu Âu và toàn thế giới.

Chủ Đề