Học kế toán có làm trái ngành được không

Ngày nay, làm trái ngành không còn là “chuyện hiếm” trong xã hội, với khoảng 70% sinh viên ra trường làm ngành khác. Kế toán cũng không phải là một ngoại lệ. Vì vậy, có rất nhiều sinh viên thường băn khoăn, liệu mình có thể làm trái ngành được không? Và nếu có thì nên làm gì? Hãy cùng EHOU tìm câu trả lời ngay sau đây:

XEM THÊM: ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA VIỆC LÀM TRÁI NGÀNH SAU KHI TỐT NGHIỆP

Lý do cử nhân kế toán muốn làm trái ngành

Hiện nay, nhiều bạn trẻ nắm bắt xu hướng thị trường lao động Việt Nam, thường chọn những ngành nghề được đánh giá là ổn định và có nhiều cơ hội việc làm. Kế toán là một ngành nghề có tính ổn định như vậy.

Nhiều người có cùng suy nghĩ như bạn, vì thế số lượng sinh viên đăng ký học và tốt nghiệp mỗi năm của ngành kế toán rất đông, trong khi các doanh nghiệp chỉ tuyển dụng đủ chỉ tiêu mà thôi. Để có một công việc kế toán “ổn định”, trước hết bạn phải cạnh tranh với số lượng lớn ứng viên, và nếu không có lợi thế cạnh tranh [như kinh nghiệm, kỹ năng làm việc,…] thì khả năng bạn được tuyển là khá thấp.

Ra trường bị thất nghiệp, áp lực tài chính, áp lực phải có công việc khiến nhiều sinh viên buộc phải tìm một công việc khác điều tất yếu

>> Nhiều người chọn học kế toán online, vừa học vừa làm tích lũy kinh nghiệm, ra trường dễ xin việc hơn

Tất nhiên, mỗi người lại có một lý do khác nhau: Có người thì tự cảm thấy không phù hợp với công việc kế toán nên ra trường là tìm việc trái ngành; có người thì thích một ngành học khác nhưng không dám rẽ ngang, tốt nghiệp đại học mới dám qua ngành mới;… Nhưng tựu chung lại, khi đã làm trái ngành, các bạn sẽ cần thay đổi những suy nghĩ sau đây:

Bằng cấp không phải là tất cả

Nhiều bạn cứ nghĩ rằng chỉ cần chăm chỉ, cố gắng ra trường với tấm bằng giỏi thì tiền đồ sẽ sáng lạn, xin việc chỗ nào cũng nhận. Nếu vẫn còn suy nghĩ này thì bạn đã và đang lãng phí quãng thời gian sinh viên rồi đấy!

Bằng cấp rất quan trọng, nhưng nó không phải là yếu tố tiên quyết để cạnh tranh với ứng viên khác. Các công ty chỉ xem bằng đại học là điều kiện để bạn dự tuyển vào vị trí tương ứng với chuyên môn của bạn mà thôi; sau đó họ sẽ trực tiếp kiểm tra năng lực làm việc và những tố chất của bạn có phù hợp với công việc họ đang cần hay không.

Vì vậy, nếu tự tin vào năng lực của bản thân, sẵn sàng làm trái ngành, bạn vẫn sẽ được tuyển dù công việc không hề liên quan đến kế toán đi chăng nữa.

Dám thử – dám thất bại

Xin việc trái ngành thường rất khó khăn vì công việc chẳng ăn nhập gì với ngành mà bạn học cả. Tuy nhiên, nếu cứ không dám thử, ngại thất bại thì bạn sẽ chẳng bao giờ có cơ hội. Thử nghĩ mà xem, bao nhiêu lần bạn đi xin việc, dù là cùng ngành kế toán, cũng bị từ chối. Vậy giờ có thêm một lần thất bại cũng chẳng sao.

Điều quan trọng khi bạn sẵn sàng đi xin việc khác, đó là bạn có sự tìm hiểu đối với công việc khác. Hiểu được mỗi công việc cần gì, bạn sẽ lựa chọn được công việc phù hợp với bản thân:

“Tôi không thích ngồi một chỗ làm việc với sổ sách, tôi thích năng động, khả năng giao tiếp tốt” Vậy thì tìm hiểu kinh doanh đi!

“Kế toán phải xử lý số liệu nhiều quá! Tôi lại thích nghiên cứu, phân tích số liệu hơn” Vậy thì làm Digital Marketing, hay phân tích tài chính đi!

Chung quy lại, nỗi sợ thất bại, ngại thay đổi dần dà sẽ khiến bạn trì trệ và lười biếng. Lười biếng chính là sự tự hủy hoại bản thân đến thất bại.

Đừng quá đặt nặng về lương thưởng

Khi mới bắt đầu bước chân vào một lĩnh vực mới, đừng bao giờ đặt nặng vấn đề lương thưởng. Doanh nghiệp sẵn sàng trả lương cao hơn để thuê người có chuyên môn hơn bạn vào làm việc. Họ thuê bạn, tức là họ đã trao cho bạn một cơ hội để bạn được học hỏi, tích lũy kinh nghiệm. Nếu bạn có năng lực, doanh nghiệp sẽ giữ bạn làm việc lâu dài, có cơ chế đãi ngộ xứng đáng. Còn nếu bạn chưa đủ năng lực, tất nhiên họ sẽ trao cơ hội cho ứng viên phù hợp hơn.

Những công việc trái ngành bạn có thể làm khi chuyển từ ngành kế toán

Rất khó để bạn xin một công việc hoàn toàn không liên quan với kế toán mà lại yêu cầu chuyên môn cao, như công nghệ thông tin, y bác sĩ, kiến trúc sư,… Vị trí mà bạn chọn nên có ít nhiều liên quan đến kế toán, kinh tế và có chuyên môn không quá cao. Cộng thêm sự tự tin, khả năng giao tiếp tốt thì việc apply vào những công việc trái ngành là hoàn toàn khả thi:

Nhân viên tư vấn [nhân viên kinh doanh, telesale,…]: Đặc điểm chung của vị trí này là việc tư vấn, tiếp thị sản phẩm/dịch vụ [thường là qua điện thoại], rất phù hợp với các bạn nữ có khả năng xử lý tình huống tốt, giọng nói dễ nghe, truyền cảm. Sinh viên ngành kế toán phần lớn là nữ, nên nếu có làm trái ngành thì công việc tư vấn là phù hợp hơn cả.

Nhân viên bán hàng: Đây là vị trí thường xuyên phải tiếp xúc với khách hàng nên yêu cầu bạn phải hiểu rõ về sản phẩm/ dịch vụ và các hóa đơn, chứng từ khác. Khả năng giao tiếp tốt, ngoại hình ưa nhìn là một điểm cộng dành cho bạn. Môi trường làm việc không quá gò bó, thích hợp với những bạn năng động, thích sự thoải mái.

Hành chính nhân sự: Đây là mảng thiên về nhân sự nhiều hơn, tuy nhiên tại doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay, phòng kế toán và hành chính nhân sự thường gộp chung là một. Vì vậy nếu bạn có đủ sức kiêm cả 2 mảng thì có thể xin vào vị trí này.

Ngoài những ngành trên, bạn có thể tìm hiểu thêm các công việc khác. Mỗi công việc đều có chuyên môn riêng, ngoài việc học hỏi đồng nghiệp tại công ty, bạn nên tham gia thêm các lớp nghiệp vụ ngắn hạn hoặc học thêm một bằng đại học phục vụ cho công việc.

Trước đây, các khóa học chính quy, vừa học vừa làm đều yêu cầu sinh viên phải đến trường học tập trung, có nhiều bất cập đối với những người đi làm công việc bận rộn. Với cách học online trên mạng, sinh viên không phải đến trường, được tự chọn không gian, thời gian phù hợp với bản thân.

Các bạn có nhu cầu tư vấn chọn ngành học trực tuyến, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số Hotline: 091.5500.256 hoặc đăng ký tư vấn miễn phí Tại đây. Chúc các bạn thành công!

Trưởng phòng kế toán là vị trí mà mọi chuyên viên kế toán đều mong hướng đến. Tuy nhiên, một thực tế là nhiều người làm việc trong ngành kế toán nhưng bằng cấp chuyên môn lại đến từ một ngành khác, thậm chí một ngành không liên quan gì đến lĩnh vực kinh tế hay các con số cả. Vậy học trái ngành có làm trưởng phòng kế toán được không? Câu hỏi này sẽ được HRchannels hồi đáp ngay sau đây.

I. Yêu cầu bằng cấp khi tuyển dụng trưởng phòng kế toán

Trong các thông tin tuyển dụng trưởng phòng kế toán, ở mục bằng cấp luôn đề cập những chuyên ngành như kế toán kiểm toán, quản trị kinh doanh, kinh tế, tài chính kế toán… Nếu ứng viên có bằng thạc sĩ sẽ được ưu tiên hơn.

Đây là điều kiện cơ bản nhưng thật may mắn, đây không phải là điều kiện bắt buộc. Do vậy, trường hợp bạn không được đào tạo đúng chuyên ngành kế toán thì cơ hội ngồi vào chiếc ghế trưởng phòng kế toán vẫn rộng mở nếu bạn có đủ thực lực và tự tin để cạnh tranh công bằng cùng các ứng viên khác.

II. Làm thế nào để học trái ngành vẫn có thể làm trưởng phòng kế toán

Nhận biết điểm yếu của bản thân chính là bước đi quan trọng để khắc phục điểm yếu đó. Với bạn giờ đây chính là tấm bằng cử nhân liên quan mật thiết đến vị trí trưởng phòng kế toán. Vậy đây là những giải pháp giúp bạn lấy lại vị thế cạnh tranh của mình


>>> Đọc thêm: Trưởng phòng kế toán và những điều cần biết

1. Tham gia khóa học kế toán trưởng

  • Những ứng viên trưởng phòng kế toán đều phải là người có thâm niên và kinh nghiệm lâu năm trong ngành, nên HRchannels sẽ bỏ qua việc bạn tìm hiểu những nền tảng kiến thức cơ bản của ngành này.

  • Nếu bạn có nhiều thời gian vào buổi tối chẳng hạn, chắc hẳn bạn đã thi tuyển văn bằng 2 hay các hệ đào tạo khác để sau 02- 04 năm có được tấm bằng cử nhân kế toán. Vì vậy, HRchannels sẽ giả định quỹ thời gian của bạn không nhiều.

Từ 2 ý trên, chúng tôi nhận thấy việc trau dồi một chứng chỉ kế toán trưởng trong khoảng 03 – 06 tháng tại các trung tâm đào tạo ngắn hạn nổi tiếng sẽ là lựa chọn tốt cho bạn. Dù biết thực lực là quan trọng nhưng hình thức cũng cần được chăm chút.

2. Kinh nghiệm thực tế dày dặn

Thực lực luôn là yếu tố quyết định tuyển dụng của mọi doanh nghiệp, đặc biệt khi bạn cho thấy năng lực của mình tương thích gần như tuyệt đối so với những yêu cầu mà loại hình kinh doanh của nhà tuyển dụng đang đặt ra.

Do vậy, hãy gác lại những lo lắng về việc học trái ngành, tập trung xây dựng một CV hiệu quả với những thành tích và kinh nghiệm nổi bật để gây ấn tượng tốt nhất với nhà tuyển dụng.

Nếu học đúng chuyên ngành, ứng viên chỉ cần bám sát nhiệm vụ công việc mà nhà tuyển dụng đăng trong bản tin để xây dựng mục kinh nghiệm làm việc của mình. Nhưng với bạn, việc tìm hiểu thêm yêu cầu kế toán liên quan đến ngành nghề doanh nghiệp đang hoạt động, làm phong phú hơn nội dung trình bày sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh.

Vậy tìm thêm ở đâu ?

  • Ở các trang web chia sẻ về kế toán, các diễn đàn trao đổi

  • Ở các đồng nghiệp cũ, bạn bè đã và đang làm kế toán tại doanh nghiệp cùng ngành nghề với nhà tuyển dụng.

  • Ở những bài báo chia sẻ sự cố kế toán mà một doanh nghiệp nào đó trong ngành phải đối mặt…


>>>> Có thể bạn quan tâm: Yếu tố quan trọng để trở thành Trưởng phòng kế toán lương cao

3. Nêu bật thành tích trong lĩnh vực kế toán

Nội dung bằng cấp chuyên môn sẽ được thể hiện trước phần nội dung “kinh nghiệm làm việc”, và thường những gì nổi bật phía sau có thể khỏa lấp những khuyết điểm trước đó.

Do vậy, cùng với việc nêu những bằng cấp liên quan đến kế toán trước những bằng cấp khác, ở mục “kinh nghiệm làm việc”, bạn hãy cho nhà tuyển dụng thấy năng lực tuyệt vời của mình.

  • Thành công trong nhiệm vụ kế toán, chú trọng những nhiệm vụ sát với yêu cầu và đặc thù của nhà tuyển dụng.

  • Những cải tiến giúp nâng cao hiệu quả của bộ phận kế toán

  • Bằng khen của đơn vị công tác cho những cống hiến của bạn.

Thông tin nêu ra cần súc tích, có trọng tâm để làm nổi bật năng lực của bạn nhưng không khiến nhà tuyển dụng đọc quá nhiều.

4. Tổng hợp câu hỏi phỏng vấn kế toán

Một CV vận dụng hiệu quả những bí kíp trên sẽ thuận lợi đưa bạn đến vòng phỏng vấn trực tiếp. Lúc này chính là thời điểm nhà tuyển dụng sẽ khai thác và đánh giá ứng viên sát sao nhất. Nhiệm vụ của bạn là tổng hợp ngay những câu hỏi phỏng vấn trưởng phòng kế toán được áp dụng nhiều nhất.

Nguồn tìm không khó, ngay tại trang HRchannels.com và nhiều trang web chuyên ngành kế toán cũng có những bài viết chia sẻ nội dung này. Gom tất cả lại, sàng lọc một danh sách cho mình, chuẩn bị những câu trả lời hoàn hảo, học thuộc và thực tập trả lời trước gương.

Nếu có nhiều thời gian, bạn hãy tìm những câu hỏi tình huống hoặc nhờ những đồng nghiệp trên các diễn đàn kế toán hỗ trợ gửi tình huống mà họ đã gặp cho bạn, tự linh hoạt tìm câu trả lời.

Thông thường buổi hẹn phỏng vấn thường chỉ cách ngày nhà tuyển dụng thông báo với bạn từ 03 – 07 ngày làm việc. Tùy theo quỹ thời gian có được, bạn hãy chuẩn bị cho mình nội dung vấn đáp ưng ý nhất.


>>> Bạn xem thêm: 16 câu hỏi phỏng vấn Trưởng phòng kế toán mới nhất

Học trái ngành có làm trưởng phòng kế toán được không ? Hoàn toàn có thể bạn nhé, vì như HRchannels đã chia sẻ, thực lực mới là điều mà nhà tuyển dụng muốn tìm thấy ở ứng viên của họ. Chúc bạn thành công với định hướng của mình.

HRchannels - Great Solution. Great People!

HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080

Email: /

Website: www.hrchannels.com

Địa chỉ: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội

Nguồn ảnh: internet


  • trưởng phòng kế toán
  • truong phong ke toan
  • chief accountant

Video liên quan

Chủ Đề