Học song bằng đại học Bách khoa Hà Nội

Năm nay, Đại học Bách khoa Hà Nội tuyển sinh 60 chương trình đào tạo ở sáu nhóm ngành, tăng một chương trình là Kỹ thuật Y sinh [mã ET2] với 80 chỉ tiêu. Kỹ thuật hóa học vẫn là ngành tuyển nhiều nhất với 600 chỉ tiêu, cao hơn năm ngoái 80 em. Một số ngành tuyển tới 500 như Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật điều khiển - Tự động hóa.

Trong khi đó, các chương trình đào tạo liên kết quốc tế tuyển ít thí sinh nhất, tương tự những năm trước. Có hai chương trình chỉ tuyển 35 em, gồm Cơ khí hàng không [Chương trình Việt - Pháp PFIEV], Tin học công nghiệp và Tự động hóa [Chương trình Việt - Pháp PFIEV]. Tuy nhiên, trường cũng có một số chương trình liên kết tăng gấp đôi chỉ tiêu so với 2021 [từ 40 lên thành 80] như Quản trị kinh doanh hay Khoa học máy tính hợp tác với Đại học Troy [Mỹ].

Chỉ tiêu cụ thể một số ngành của Đại học Bách khoa Hà Nội.

* Xem đầy đủ chỉ tiêu cụ thể từng ngành

Quảng cáo

Về phương thức tuyển sinh, Đại học Bách khoa Hà Nội sử dụng ba phương thức gồm: xét tuyển tài năng [10-20% chỉ tiêu], dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá tư duy do trường tổ chức [50-60%] và dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT [30-40%]. So với công bố hồi tháng 11/2021, trường đã giảm tỷ lệ phân bố chỉ tiêu bằng kết quả thi đánh giá tư duy và tăng chỉ tiêu dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT. Sự thay đổi này phù hợp với khuyến cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc không đột ngột giảm mạnh hay bỏ phương thức tuyển sinh truyền thống.

Với xét tuyển tài năng, trường xét tuyển thẳng học sinh giỏi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; dựa trên các chứng chỉ quốc tế SAT, ACT, A-Level; kết quả và thành tích học tập phổ thông kết hợp phỏng vấn.

Các thành tích ở thời phổ thông có thể đăng ký xét tuyển kết hợp phỏng vấn gồm: được chọn tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia hoặc đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh/ thành phố các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin, Ngoại ngữ [lớp 10, 11, 12]; tham dự cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia; được vào vòng thi tháng, quý, năm Đường lên đỉnh Olympia.

Ngoài ra, học sinh hệ chuyên [gồm chuyên Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin học, Ngoại ngữ] của các trường THPT cũng được đăng ký xét tuyển theo phương thức này. Các thí sinh có chứng chỉ IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương được đăng ký xét tuyển vào các ngành Ngôn ngữ Anh và Kinh tế - Quản lý.

Quảng cáo

Điều kiện dự tuyển là phải đạt điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11 và 12 từ 8 trở lên. Thí sinh được chọn tối đa hai nguyện vọng tương ứng với hai chương trình đào tạo theo phương thức này.

Ở phương thức dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT, nhà trường áp dụng cho một số chương trình đào tạo có tổ hợp xét tuyển A00, A01, A02, B00, D01, D07, D26, D28 và D29. Thí sinh phải có điểm trung bình chung 6 học kỳ mỗi môn học THPT trong tổ hợp đạt từ 7 trở lên [hoặc tổng điểm trung bình 6 học kỳ của 3 môn từ 42 trở lên].

Thí sinh có chứng chỉ IELTS, TOEFL iBT, TOEFL ITP, TOEIC 4 kỹ năng có mức điểm quy đổi tương đương IELTS 5.0 trở lên có thể sử dụng để quy đổi sang điểm tiếng Anh để xét tuyển các tổ hợp A01, D01, D07.

Một góc khuôn viên Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: HUST

Phương thức cuối cùng là dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá tư duy do trường tổ chức. Kỳ thi này dự kiến diễn ra sau kỳ thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh chọn các phần thi tương ứng của bài thi đánh giá tư duy để đăng ký vào các chương trình đào tạo.

Năm ngoái, do ảnh hưởng của Covid-19, Đại học Bách khoa Hà Nội phải hủy kỳ thi đánh giá tư duy. Điểm trúng tuyển vào trường theo kết quả thi tốt nghiệp THPT là từ 23,25 đến 28,43, trong đó ngành Khoa học máy tính [IT1] cao nhất.

Đó là một trong những nội dung ký kết về hợp tác đào tạo giữa Trường ĐH Bách Khoa ĐHQG-HCM và Trường ĐH Auckland, New Zealand. Buổi lễ được tổ chức trực tuyến và trực tiếp tại 2 đơn vị vào ngày 15/3.

2 đơn vị trao đổi trực tuyến về ký kết hợp tác. Nguồn: HCMUT

Theo nội dung ký kết, Trường ĐH Bách Khoa và Trường ĐH Auckland sẽ hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, trao đổi giảng viên - sinh viên, các học liệu trong giảng dạy - nghiên cứu và cùng thực hiện các nghiên cứu.

Hai đơn vị sẽ thực hiện chương trình liên kết đào tạo, gồm chương trình chuyển tiếp tín chỉ [thực hiện hợp tác với Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính]. Dự kiến, chương trình sẽ triển khai từ tháng 9/2022.

Về đào tạo đại học, sinh viên sẽ học 2 năm tại Trường ĐH Bách Khoa và nếu đủ điều kiện sẽ theo học tại Trường ĐH Auckland trong 2 năm tiếp theo. Đối với chương trình cao học, học viên sẽ học 1 năm tại Trường ĐH Bách Khoa, 2 năm tiếp theo tại Trường ĐH Auckland [nếu đủ điều kiện] và được cấp song bằng tốt nghiệp của cả 2 đơn vị.

Hai bên cũng thảo luận về các hướng hợp tác trong thời gian tới, đặc biệt là chương trình đồng hướng dẫn nghiên cứu sinh cũng như cơ hội học bổng dành cho sinh viên, học viên lên đến 10.000 NZD [hơn 150 triệu đồng].

PHAN ANH

Chương trình liên kết quốc tế của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

I. CÁC CHƯƠNG TRÌNH LIÊN KẾT ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

1. Chương trình LUH [Đức]

NGÀNH ĐÀO TẠO

* Học tại ĐHBK Hà Nội: Kỹ thuật điện tử – Truyền thông

* Chuyển sang học GĐ 2 tại LUH: Kỹ thuật điện tử – Truyền thông, Điện

ĐẠI HỌC LEIBNIZ HANNOVER

Được thành lập năm 1831, Đại học Leibniz Hannover nằm ở thành phố Hannover, trung tâm nước Đức và là một trong 9 trường đại học kĩ thuật hàng đầu của Đức. Đại học Leibniz Hannover có khoảng 2000 nhà khoa học tham gia giảng dạy và nghiên cứu ở 17 khoa với 160 viện trực thuộc. Hàng năm Trường thu hút một lượng lớn sinh viên quốc tế đến từ hàng trăm quốc gia khác nhau, chiếm 12% tổng số sinh viên cả Trường.

CHƯƠNG TRÌNH HTĐT ĐHBK HÀ NỘI – ĐH LEIBNIZ HANNOVER

1. Phương thức đào tạo và bằng cấp

Giai đoạn 1 [4 năm]: Sinh viên học tại ĐHBK Hà Nội theo chương trình học thống nhất giữa ĐHBK Hà Nội và Đại học Leibniz Hannover. Sinh viên được học tăng cường tiếng Đức.

Giai đoạn 2 [1 – 2 năm]: Có 2 lựa chọn.

Lựa chọn 1 [1 năm]: Sinh viên tiếp tục học tại ĐHBK Hà Nội, viết tóm tắt luận văn và bảo vệ tốt nghiệp bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh để nhận bằng kỹ sư chính quy của ĐHBK Hà Nội. Sinh viên có thể tiếp tục học 1 năm để nhận bằng Thạc sỹ.

Lựa chọn 2 [2 năm]: Sinh viên đáp ứng đủ các điều kiện về chuyên môn, ngoại ngữ [đạt kỳ thi kiểm tra đầu vào của Đại học Leibniz Hannover; điểm trung bình 4 năm đầu ³ 7.0; đạt Tiếng Đức TestDaf 3] và tài chính có thể chuyển tiếp sang học giai đoạn 2 để nhận bằng Thạc sỹ kỹ thuật của ĐH Leibniz Hannover. Chương trình sẽ hỗ trợ sinh viên chuyển tiếp sinh sang Đức.

2. Kinh phí khoảng 123.536.000Đ/ 5 năm [học tại ĐHBK Hà Nội].

Ghi chú: Kinh phí trên được tính tại thời điểm tháng 02/2012. Học phí có thể thay đổi tại mỗi học kỳ nhưng không vượt quá mức độ thay đổi tỷ giá của Ngân hàng Ngoại thương.

*****

2. Chương trình NUT [Nhật]

NGÀNH ĐÀO TẠO

* Học tại ĐHBK Hà Nội: Kỹ thuật cơ điện tử

* Chuyển sang học GĐ 2 tại NUT: Cơ khí

ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ NAGAOKA

Trường Đại học Công nghệ Nagaoka là một trong những trường đại học kỹ thuật hàng đầu của Nhật Bản, có trụ sở đặt tại thành phố Nagaoka của tỉnh Niigata. Nhằm tạo dựng môi trường đào tạo quốc tế, Trường có chính sách khuyến khích sinh viên nước ngoài đến học tập và nghiên cứu tại Trường. Hiện tại NUT có hàng ngàn sinh viên, nghiên cứu sinh quốc tế đến từ hơn 20 nước trên thế giới, trong đó sinh viên Trường ĐHBK Hà Nội chiếm khoảng 10% tổng số sinh viên quốc tế của Trường.

CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO ĐHBK HÀ NỘI – ĐHCN NAGAOKA

1. Phương thức đào tạo và bằng cấp

Giai đoạn 1 [2,5 năm]: Sinh viên học tại ĐHBK Hà Nội theo chương trình đào tạo thống nhất giữa ĐHBK Hà Nội và ĐHCN Nagaoka. Sinh viên được học tiếng Nhật tăng cường và tiếng Anh.

Giai đoạn 2 [2 – 2,5 năm]: Có 2 lựa chọn.

Lựa chọn 1 [2,5 năm]: Sinh viên tiếp tục học tại ĐHBK Hà Nội, viết tóm tắt luận văn tốt nghiệp bằng tiếng Nhật và bảo vệ tốt nghiệp bằng tiếng Nhật [hoặc tiếng Anh] để nhận bằng kỹ sư chính quy của ĐHBK Hà Nội. Sinh viên có thể tiếp tục học 1 năm để nhận bằng Thạc sỹ.

Lựa chọn 2 [2 năm]: Sinh viên có đủ điều kiện về chuyên môn, ngoại ngữ và tài chính có thể chuyển tiếp học giai đoạn 2 tại ĐHCN Nagaoka hoặc tại các trường đại học trong cụm đại học công nghệ, bao gồm: ĐHCN Nagoya, ĐH Gifu, ĐHCN Toyohashi, ĐH Gunma, để nhận bằng đại học của trường bạn. Chương trình sẽ hỗ trợ sinh viên chuyển tiếp sinh sang Nhật.

2. Kinh phí khoảng 106.856.000Đ/ 5 năm [học tại ĐHBK Hà Nội].

Ghi chú: Kinh phí trên được tính tại thời điểm tháng 02/2012. Học phí có thể thay đổi tại mỗi học kỳ nhưng không vượt quá mức độ thay đổi tỷ giá của Ngân hàng Ngoại thương.

*****

3. Chương trình INPG [Pháp]

NGÀNH ĐÀO TẠO

* Học tại ĐHBK Hà Nội: Công nghệ thông tin

* Chuyển sang học GĐ 2 tại Grenoble INP: Công nghệ thông tin

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA GRENOBLE

Đại học Bách Khoa Grenoble [Grenoble INP] được thành lập năm 1900, là thành viên của Hiệp hội các trường đại học kỹ thuật về giảng dạy và nghiên cứu của Châu Âu [CLUSTER]. Grenoble INP là một trong những cơ sở đào tạo và nghiên cứu hàng đầu của Pháp và Châu Âu, là một trong 5 trung tâm nghiên cứu về Công nghệ thông tin tốt nhất thế giới. Văn bằng tốt nghiệp của Grenoble INP được chứng nhận bởi Hội đồng Chức danh Kỹ sư Quốc tế [CTI]. Trong chương trình hợp tác Pháp – Việt, Grenoble INP đã đặt một phòng thí nghiệm nghiên cứu công nghệ thông tin đa phương tiện [MICA] tại ĐHBK Hà Nội.

CHƯƠNG TRÌNH HTĐT ĐHBK HÀ NỘI – ĐH BÁCH KHOA GRENOBLE

1- Phương thức đào tạo và bằng cấp

Giai đoạn 1 [2 năm]: Sinh viên học tại ĐHBK Hà Nội theo chương trình học đã thống nhất giữa ĐHBK Hà Nội và Grenoble INP, sinh viên được học tăng cường tiếng Pháp.

Giai đoạn 2 [3 năm]: Có 2 lựa chọn.

Lựa chọn 1: Sinh viên tiếp tục học tại ĐHBK Hà Nội, viết tóm tắt luận văn và bảo vệ tốt nghiệp bằng tiếng Pháp để nhận bằng kỹ sư chính quy của ĐHBK Hà Nội. Sinh viên có thể tiếp tục học 1 năm để nhận bằng Thạc sỹ.

Lựa chọn 2: Những sinh viên đáp ứng đủ các điều kiện về chuyên môn, ngoại ngữ và tài chính được chuyển tiếp học giai đoạn 2 tại Grenoble INP. Chương trình sẽ hỗ trợ sinh viên chuyển tiếp sinh sang Pháp.

2- Kinh phí khoảng 106.856.000Đ/ 5 năm [học tại ĐHBK Hà Nội].

Ghi chú: Kinh phí trên được tính tại thời điểm tháng 02/2012. Học phí có thể thay đổi tại mỗi học kỳ nhưng không vượt quá mức độ thay đổi tỷ giá của Ngân hàng Ngoại thương.

*****

4. Chương trình VUW [Niu-Di-lân]

NGÀNH ĐÀO TẠO

* Học tại ĐHBK Hà Nội: Quản trị kinh doanh

* Chuyển sang học GĐ 2 tại VUW: Thương mại và quản trị

ĐẠI HỌC VICTORIA WELLINGTON

Được thành lập từ năm 1897, Trường Đại học Victoria Wellington nằm tại thủ đô Wellington, là một trong những trường đại học hàng đầu của Niu Dilân. Đại học Victoria Wellington hiện có khoảng 1500 giáo sư và giảng viên giàu kinh nghiệm tham gia giảng dạy và nghiên cứu, trường đang đào tạo hơn 20.000 sinh viên thuộc các hệ Đại học và Sau Đại học, trong đó có hơn 3200 sinh viên quốc tế.

CHƯƠNG TRÌNH HTĐT ĐHBK HÀ NỘI – ĐH VICTORIA WELLINGTON

1. Phương thức đào tạo và bằng cấp

Giai đoạn 1 [2 năm]:Sinh viên đạt điểm tiếng Anh đầu vào tương đương 4.0 IELTS được học giai đoạn 1 tại ĐHBK Hà Nội theo chương trình đào tạo thống nhất giữa ĐHBK Hà Nội và ĐH Victoria Wellington. Những sinh viên chưa đạt điểm tiếng Anh đầu vào được học khóa tiếng Anh tăng cường [học phí khoảng 6.255.000Đ/ khóa]. Từ năm thứ hai, sinh viên được học các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh.

Giai đoạn 2 [2 năm]:Có 2 lựa chọn.

Lựa chọn 1: Sinh viên tiếp tục học tại ĐHBK Hà Nội, học các môn chuyên ngành, viết luận văn và bảo vệ tốt nghiệp bằng tiếng Anh để nhậnbằng Cử nhân chính quy của ĐHBK Hà Nội.

Lựa chọn 2: Sinh viên đáp ứng đủ điều kiện về chuyên môn, ngoại ngữ [tiếng Anh đầu vào năm thứ nhất tương đương 5.5 IELTS và tiếng Anh trước khi chuyển tiếp tương đương 6.0IELTS với các điểm thành phần không thấp hơn 5.5] và tài chính sẽ được đăng ký học chuyển tiếp giai đoạn 2 tại VUW để nhận bằng Cử nhân của VUW. Chương trình sẽ hỗ trợ sinh viên chuyển tiếp sinh sang Niu Dilân.

2. Kinh phí khoảng 106.335.000Đ/ 4 năm[học tại ĐHBK Hà Nội].

Ghi chú:

- Kinh phí trên được tính tại thời điểm tháng 02/2012. Học phí có thể thay đổi tại mỗi học kỳ nhưng không vượt quá mức độ thay đổi tỷ giá của Ngân hàng Ngoại thương.

- Sinh viên chương trình VUW có thể đăng ký học song bằng, song ngành Tài chính ngân hàng theo quy định của Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

*****

5. Chương trình LTU [Úc]

NGÀNH ĐÀO TẠO

* Học tại ĐHBK Hà Nội: Công nghệ thông tin

* Chuyển sang học GĐ 2 tại LTU: Công nghệ thông tin

ĐẠI HỌC LATROBE [LTU]

Đại học La Trobe [LTU] được thành lập từ năm 1967 và là một trong những trường đại học tốt nhất của Úc. Trong lĩnh vực đào tạo Công nghệ thông tin, LTU nằm trong danh sách 10 trường đại học hàng đầu thế giới [Theo tạp chí thế giớiJournal of Systems and Software]. Hiện tại, LTU có hơn 30.000 sinh viên, trong đó có khoảng 3.000 sinh viên quốc tế đến từ hơn 100 quốc gia trên thế giới. LTU có 7 cơ sở trên toàn nước Úc. Cơ sở chính đặt tại thành phố Bundoora, Melbourne có 16.000 sinh viên, với khuôn viên rộng gần 1000 hecta với hệ thống trang thiết bị hiện đại hàng đầu của Úc. Ngành Công nghệ thông tin có trụ sở tại Bundoora, Melbourne.

CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO ĐHBK HÀ NỘI – ĐH LA TROBE

1. Phương thức đào tạo và cấp bằng

Giai đoạn 1 [2 năm]: Sinh viên đạt điểm tiếng Anh đầu vào tương đương 4.0 IELTS được học giai đoạn 1 tại ĐHBK Hà Nội theo chương trình đào tạo được thống nhất giữa ĐHBK Hà Nội và ĐH La Trobe. Những sinh viên chưa đạt điểm tiếng Anh đầu vào được học khóa tiếng Anh tăng cường [học phí khoảng 6.255.000Đ/ khóa].

Giai đoạn 2 [2-3 năm]: Có 2 lựa chọn.

Lựa chọn 1 [3 năm]: Sinh viên tiếp tục học tại ĐHBK Hà Nội, viết luận văn và bảo vệ tốt nghiệp bằng tiếng Anh để nhận bằng Kĩ sư chính quy ngành Công nghệ thông tin của ĐHBK Hà Nội. Sinh viên có thể tiếp tục học 1 năm để nhận bằng Thạc sĩ.

Lựa chọn 2[2 năm]: Sinh viên có đủ điều kiện về chuyên môn và ngoại ngữ có thể chuyển tiếp học giai đoạn 2 tại LTU để nhận bằng Cử nhân Công nghệ thông tin của LTU. Chương trình sẽ hỗ trợ sinh viên chuyển tiếp sinh sang Úc.

2. Kinh phí khoảng 106.856.000Đ/ 5 năm [học tại ĐHBK Hà Nội].

Ghi chú: Kinh phí trên được tính tại thời điểm tháng 02/2012. Học phí có thể thay đổi tại mỗi học kỳ nhưng không vượt quá mức độ thay đổi tỷ giá của Ngân hàng Ngoại thương.

*****

6. Chương trình TROY [Mỹ]

NGÀNH ĐÀO TẠO

* Học tại ĐHBK Hà Nội: Khoa học Máy tính, Quản trị kinh doanh

* Chuyển sang học GĐ 2 tại TROY: Khoa học Máy tính, Quản trị kinh doanh

ĐẠI HỌC TROY

Được thành lập năm 1887, Đại học Troy [TROY] là trường đại học công lập thuộc bang Alabama, Hoa Kỳ. TROY được Hiệp hội các trường đại học phía Nam Hoa Kỳ [Commision on Colleges of the Southern Association of Colleges and Schools – SACS] chứng nhận chất lượng giảng dạy. Trường đào tạo hơn 70 chuyên ngành với trên 20.000 sinh viên. Chương trình đào tạo của TROY được đưa vào giảng dạy tại 10 quốc gia và hơn 60 phân viện trên toàn thế giới. Chương trình đào tạo Cử nhân Quản trị Kinh doanh và chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh của TROY được tổ chức chứng nhận chất lượng ACBSP [The Association of Collegiate Business Schools and Programs] chứng nhận về chất lượng đào tạo.

CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO ĐHBK HÀ NỘI – ĐH TROY

1. Điều kiện tiếng Anh đầu vào

Sinh viên trúng tuyển vào chương trình có điểm tiếng Anh đầu vào đạt tương đương 61 iBT hoặc 5.5 IELTS được vào học chuyên môn bằng tiếng Anh. Các sinh viên khác phải tham dự bài kiểm tra tiếng Anh đầu vào do TROY tổ chức. Sinh viên chưa đạt trình độ tiếng Anh đầu vào sẽ được học khóa tiếng Anh tăng cường trước khi vào học chuyên môn [học phí khóa học tiếng Anh khoảng 6.255.000Đ/ khóa].

2. Chương trình đào tạo và bằng cấp

Chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Anh. Riêng các môn khoa học xã hội theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam dạy bằng tiếng Việt. Sinh viên phải hoàn tất tối thiểu 120 tín chỉ [khoảng 40 môn học] để được cấp bằng Cử nhân do TROY tại Hoa Kỳ cấp. Tất cả sinh viên thuộc hệ thống của TROY trên toàn thế giới đều được nhận cùng một loại văn bằng.

Sinh viên cũng có thể học tích lũy tín chỉ để chuyển tiếp sang học tại TROY hoặc các trường đại học khác tại Hoa Kỳ.

3. Kinh phí khoảng 200.160.000/10 học kỳ [học tại ĐHBK Hà Nội].

Ghi chú: Kinh phí đào tạo và phí ghi danh trên được tính theo tỉ giá đồng ngoại tệ tại thời điểm tháng 02/2012. Kinh phí có thể thay đổi tại mỗi học kỳ theo sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương Việt nam

7. Chương trình UPMF [Pháp]

NGÀNH ĐÀO TẠO

* Học tại ĐHBK Hà Nội: Quản trị kinh doanh

* Chuyển sang học GĐ 2 tại UPMF: Các chuyên ngành thuộc khoa học quản lý

ĐẠI HỌC PIERRE MENDÈS FRANCE

Đại học Pierre Mendès France [UPMF] được thành lập năm 1970 và có khoảng 20.000 sinh viên đang theo học, trong đó có khoảng 3.200 sinh viên quốc tế. UPMF đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, đặc biệt với các khoá đào tạo chuyên sâu ngành Kinh tế và Quản lý. Hệ thống đào tạo của UPMF được thực hiện với mô hình chung của Cộng Đồng Châu Âu: Cử nhân – Thạc sỹ – Tiến sỹ [Licence – Master – Docteur].

CHƯƠNG TRÌNH HTĐT ĐHBK HÀ NỘI – ĐH PIERRE MENDÈS FRANCE

1. Phương thức đào tạo và bằng cấp

Giai đoạn 1 [2 năm]: Sinh viên được đào tạo 2 năm cơ bản tại ĐHBK Hà Nội theo chương trình đào tạo thống nhất giữa ĐHBK Hà Nội và UPMF.

Giai đoạn 2 [1-2 năm]: Có hai lựa chọn.

Lựa chọn 1 [2 năm]: Sinh viên tiếp tục học giai đoạn 2 tại ĐHBK Hà Nội để nhận bằng cử nhân [Licence] Quản trị kinh doanh do UPMF cấp.

Lựa chọn 2 [1 năm]: Sinh viên đáp ứng đủ các yêu cầu về chuyên môn, ngoại ngữ và tài chính sẽ được sang học giai đoạn 2 tại UPMF để nhận bằng tốt nghiệp của UPMF. Sinh viên chuyển tiếp phải học một số môn bổ sung và tiếng Pháp tăng cường trước khi chuyển tiếp sang UPMF. Chương trình sẽ hỗ trợ sinh viên làm thủ tục chuyển tiếp sinh sang học tại Pháp.

2. Kinh phí khoảng 114.706.100Đ/ 4 năm [học tại ĐHBK Hà Nội].

Ghi chú: Kinh phí trên được tính tại thời điểm tháng 02/2012. Học phí có thể thay đổi tại mỗi học kỳ nhưng không vượt quá mức độ thay đổi tỷ giá của Ngân hàng Ngoại thương.

*****

II. CÁC CHƯƠNG TRÌNH LIÊN KẾT ĐÀO TẠO THẠC SĨ

1. Chương trình SEPT

THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH [SEPT-MBA] DO ĐẠI HỌC LEIPZIG CẤP BẰNG

ĐỐI TÁC: ĐẠI HỌC LEIPZIG

Trường ĐH Leipzig là một trong những trường đại học lâu đời nhất nước Đức, ra đời năm 1409. Trường ĐH Leipzig là nơi học tập của nhiều học giả nổi tiếng thế giới. Kể từ khi giải thưởng Nobel ra đời, các nhà khoa học, giảng viên của ĐH Leipzig đã giành được 30 giải Nobel trên nhiều lĩnh vực. Nữ chính trị gia, thủ tướng Đức – Angela Merkel cũng là cựu học viên của ĐH Leipzig.

Ngày nay, ĐH Leipzig là trường Đại học lớn thứ hai của bang Saxony với hơn 25,000 sinh viên. Theo xếp hạng của //www.shanghairanking.com/ARWU2011.html, ĐH Leipzig đứng trong tốp 300 trường đại học lớn của thế giới. Trang thông tin điện tử: www.zv.uni-leipzig.de/en/

SEPT là chương trình quốc tế của trường Đại học Leipzig chuyên về đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực xúc tiến và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là nguồn lớn nhất tạo ra việc làm và thu nhập tại đa số các quốc gia trên thế giới. Tuy vậy, hầu hết các chương trình đào tạo tại các trường đại học lại chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp lớn hơn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH

Đối tượng tuyển sinh:Thí sinh có bằng đại học một trong các ngành: kinh tế, luật, kỹ thuật, chính trị hoặc các ngành có liên quan, có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc và có chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT 61 hoặc IELTS 6.0.

Phương thức tuyển sinh: Trường ĐH Leipzig xét hồ sơ và trực tiếp phỏng vấn. Đối với thí sinh chưa có chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT 61 hoặc IELTS 6.0 sẽ phải tham gia khóa dự bị Pre-MBA và làm bài kiểm tra tiếng Anh đầu vào. Hội đồng tuyển sinh [Examination Board] của chương trình quốc tế SEPT, trường Đại học Leipzig sẽ đánh giá và trường Đại học Leipzig sẽ thông báo từng học viên trúng tuyển.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ BẰNG CẤP

Đào tạo theo chương trình đào tạo của ĐH Leipzig. Học viên sau khi hoàn thành chương trình học tập sẽ được cấp bằng Thạc sĩ của ĐH Leipzig.

Đào tạo theo chương trình của ĐH Leipzig. Học viên sau khi hoàn thành chương trình học tập sẽ được cấp bằng Thạc sỹ của ĐH Leipzig. Chương trình đào tạo được phối hợp giữa kiến thức lý thuyết với các ứng dụng và kinh nghiệm thực tiễn liên quan tới việc quản lý, xúc tiến và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chương trình được giảng dạy bằng tiếng Anh bởi giảng viên của ĐH Leipzig và ĐH Bách Khoa Hà Nội.

THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO

Thời gian đào tạo là 20 – 24 tháng, học viên có thể lựa chọn một trong hai cách thức sau:

- Lựa chọn 1: Học viên học 14 – 18 tháng tại ĐHBK Hà Nội và 6 tháng cuối tại ĐH Leipzig, CHLB Đức.

- Lựa chọn 2: Học viên học toàn thời gian tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội

NGÔN NGỮ SỬ DỤNG TRONG GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP: Tiếng Anh.

GIẢNG VIÊN: Giảng viên của Đại học Leipzig và ĐHBK Hà Nội.

KINH PHÍ ĐÀO TẠO:

Học phí cho toàn bộ khóa học là 156.200.000,0 VNĐ [một trăm năm sáu triệu hai trăm ngàn đồng chẵn]. Học phí có điều chỉnh nhưng không vượt quá mức thay đổi tỷ giá hối đoái của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam [Vietcombank]. Học viên có kết quả học tập tốt có cơ hội được nhận học bổng sang học tại ĐH Leipzig.

Thông tin chi tiết xin liên hệ Văn phòng Viện Đào tạo Quốc tế [SIE]

Phòng 205 nhà D7, trường Đại học Bách khoa Hà Nội, số 1 Đại Cồ Việt, Hà Nội

ĐT: [04] 38684773/3868 2261 • E-mail: • Website: www.sie.vn

2. Chương trình MBA – UN [Anh]

ĐẠI HỌC NORTHAMPTON

- Tọa lạc tại phần trung tâm nước Anh, chỉ mất một giờ đi từ London, Trường Tổng hợp Northampton là trường đại học năng động và hiện đại, cung cấp những kinh nghiệm đào tạo đại học chất lượng cao, những khóa học được thiết kế tốt và phương pháp giảng dạy hàng đầu trong môi trường thân thiện và hỗ trợ. Hàng năm Trường Tổng hợp chào đón hơn 1,000 sinh viên quốc tế đến từ hơn 100 đất nước khác nhau. Northampton là trường đại học thân thiện, có đội ngũ nghiên cứu quốc tế chuyên nghiệp luôn sẵn sàng hướng dẫn bạn hoàn thành quá trình nộp đơn và đảm bảo rằng thời gian của bạn tại Trường Tổng hợp là hữu ích.

- Viện Quản trị Kinh doanh Northampton có danh tiếng lâu đời về giảng dạy xuất sắc và nổi tiếng toàn cầu về các môn kinh doanh như là Hành chính và Quản trị Kinh doanh, Ngân hàng và Tài chính, Quản trị Nguồn Nhân lực và Quản trị Dịch vụ IT.

Chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh [MBA] do đại học Northampton cấp bằng:

1. Đối tượng đào tạo:

- Công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sinh sống ở Việt Nam, tốt nghiệp đại học tại Việt Nam hoặc nước ngoài được Bộ GD&ĐT công nhận;

- Hai năm kinh nghiệm công tác;

- Trình độ tiếng Anh: học viên được chấp nhận vào kỳ I nếu có trình độ tiếng Anh tương đương chuẩn B2 của châu Âu như IELTS 5.5 hoặc iBT TOEFL 61/PBT, TOEFL 500 hoặc tương đương. Học viên phải đạt trình độ tiếng Anh tương đương IELTS 6,5 để được tiếp tục học kỳ II.

2. Chương trình, thời gian đào tạo:

a] Chương trình đào tao: do Trường Đại học Northampton, vương quốc Anh cung cấp, bao gồm 3 học kỳ, kể cả học kỳ làm luận văn tốt nghiệp, tổng cộng 180 tín chỉ.

b] Thời gian đào tạo: khoảng 18 tháng;

3. Phương thức đào tạo: đào tạo toàn phần tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Học viên có thể lựa chọn chuyển tiếp học một kỳ tại UN, Vương quốc Anh nhưng phải nộp học phí kỳ chuyển tiếp theo mức do UN quy định.

4. Đội ngũ giảng viên:của trường Northampton và giảng viên Việt Nam được sự phê duyệt của NBS cùng giảng dạy và hướng dẫn tốt nghiệp.

5. Ngôn ngữ sử dụng:tiếng Anh.

6.Văn bằng:bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh doTrường Đại học Northampton, Vương quốc Anh cấp.

7. Kinh phí đào tạo và quản lý tài chính:190.000.000,0 VNĐ/học viên/khóa học thu làm 3 kỳ đối với học viên học toàn phần tại Việt Nam, có thể điều chỉnh theo mức thay đổi tỷ giá Ngân hàng Ngoại thương;

Thông tin chi tiết xin liên hệ Văn phòng Chương trình Thạc sỹ, Viện Đào tạo Quốc tế [SIE], Phòng 205 nhà D7, trường Đại học Bách khoa Hà Nội, số 1 Đại Cồ Việt, Hà Nội

ĐT: [04] 38682261 •

Nguồn thông tin: sie.vn

Video liên quan

Chủ Đề