Học tiếng Đức B2 mất bao lâu

  • Học tiếng Đức
  • Kỳ thi B2

B2 tiếng Đức: 4 tháng bạn cũng sẽ làm được

Đúng như tên gọi, mình hồi tưởng lại tí xíu những câu chuyện bên lề, thành tích vụn vặt trước và xuyên suốt hành trình học tiếng Đức, nếu không thích các bạn có thể bỏ qua ạh. Bốn tháng để học A2 B2.

By annebao -
May 28, 2016
0
10626
Share on Facebook
Tweet on Twitter
  • tweet

Contents

  • 1.Chuyện bên lề
  • 2. Tớ đã làm điều đó như thế nào? Bạn cần gì để học tiếng Đức tốt?

Học đi nào các bạn, để thấy tiếng Đức, cũng đẹp như tiếng mẹ đẻ của mình vậy.

Không phải kiêu đâu nhưng mình tin rằng với phương pháp học đúng và biết rõ những yếu tố quan trọng khi học ngoại ngữ thì bốn tháng cũng không là một mục tiêu xa vời, thật ấy

1.Chuyện bên lề

Đúng như tên gọi, mình hồi tưởng lại tí xíu những câu chuyện bên lề, thành tích vụn vặt trước và xuyên suốt hành trình học tiếng Đức, nếu không thích các bạn có thể bỏ qua ạh. Bốn tháng để học A2 B2. Thế còn A1, chắc có bạn sẽ hỏi mình đây. Bức tranh toàn cảnh sẽ là : hè năm 11 lên 12 mẹ cho mình học một khoá A1 cấp tốc ở DZ, vừa vặn trọn 2 tháng hè, cũng là để xem mình học nổi hông, có thích tiếng Đức không ấy mà. Và dĩ nhiên là, hết hè thì lại lo chạy bài ôn thi Đại học cho năm 12, và mình dừng hẳn việc học tiếng Đức 1 năm liền. Sau đó, khi gần thi ĐH thì xác định là sẽ đi Đức, và dự định là sẽ học lại từ A1 vì ai cũng bảo bằng A1 6 tháng hết hạn rồi, mà sau 6 tháng thì hầu như không còn nhớ gì và được khuyên là phải học lại. Ồ, thế cũng được, thế thì tận hè 2016 mới đi.

Trước khi học, cô giáo tư vấn muốn test thử một chút xem trình độ ở đâu để dạy cho phù hợp. Thế nhưng test xong thì cô giáo bảo học 1 năm rồi mà test được A2.1, gần qua A2.2 rồi cơ àh, thế là kế hoạch thay đổi. Tháng 1 đi luôn và từ đây bắt đầu quãng thời gian ăn ngủ với Tiếng Đức. Sáng học A2 rồi lên B1 giáo trình Menschen với sự hướng dẫn của một anh học trò cũ của cô, chiều học lớp B1+ rồi lên B2 giáo trình Sicher chung lớp với mấy bạn có B1 rồi và sắp bay. Sáng 3 tiếng chiều 4 tiếng từ thứ hai đến thứ sáu. Mình bắt đầu từ đầu tháng 8 đến tháng 10 thì thi B1 ở Bangkok [vì TPHCM hết chỗ, hic]. Và lúc đấy thì lớp buổi chiều của mình cũng kết thúc rồi vì các bạn học chung tháng 11 là bay. Mình mang tâm trạng hơi lo lắng đi thi nhưng kết quả cũng làm mình hài lòng đôi chút dù mình luôn ngẫm thấy nếu chăm hơn tí nữa chắc sẽ cao điểm hơn : Đọc với Nói 90, Viết 87 và Nghe có 83 thôi. Cô mình phấn khích quá lại động viên đi thi B2, dụ dỗ rằng có B2 nộp xin zu của TUM, ngôi trường mình đã có lần hỏi cô. Thế là chưa xoã được bao lâu đã phải ôn thi tiếp. Và đây là lúc mình phải cảm ơn cô giáo dạy mình nhiều nhất [mình xin phép không nêu tên]. Cô rất bận và còn nhiều việc hứng thú hơn là đi dạy nhưng cô sẵn lòng dành ra 2 buổi chiều để chỉ dạy thêm cho mình chuẩn bị cho kỳ thi B2 [mình dùng chữ chỉ dạy, không phải ôn thi hay luyện thi, chút nữa mình kể nghen]. Tới giữa tháng 12 lại khăn gói ra Hà Nội thi B2. Lần này đỡ run hơn chút, kết quả thì cũng ổn : 75/100 [ Đọc 14 thôi, hic, Nghe 15, Nói và Viết mỗi phần 23, đủ gánh hai kỹ năng kia]. Và rồi các thủ tục phía sau như nộp hồ sơ xin zu, nhận zu và lên đường đi thi là những phần các bạn chắc còn nắm rõ hơn mình.

2. Tớ đã làm điều đó như thế nào? Bạn cần gì để học tiếng Đức tốt?

Mình đi từ những kỹ năng, yếu tố chung chung trước và sau đó là các yếu tố cụ thể nha.

  • Thứ nhất : Kỹ năng tự học

Thật ra đây là kỹ năng cần có không chỉ trong việc học ngoại ngữ, mà còn phát huy rất hiệu quả gần như trong mọi môn, toán lý, hoá, sinh, vân vân và mây mây. Thế thì, có bạn sẽ hỏi, vậy tự học là làm sao? Dễ lắm. Là tự giác học từ vựng, làm bài tập, luyện nghe, luyện viết hằng ngày mà không cần thầy cô giao bài và kiểm tra. Là tự tìm tòi tài liệu để học thêm, cũng là tự tìm kiếm câu trả lời cho những thắc mắc của mình trước khi mang đi hỏi thầy cô, bạn bè. Là tìm kiếm các ứng dụng giúp việc luyện tập tiếng Đức, học từ dễ dàng hơn. Điều này các bạn tham khảo thêm ở bài viết này.

  • Thứ hai : Sự đầu tư đúng đắn

Mình đang nói đến TỪ ĐIỂN. Các bạn sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để theo học các lớp dạy tiếng Đức, thì hãy tin mình, một quyển từ điển đầy đủ [không phải loại bỏ túi, cầm tay] là một sự đầu tư khôn ngoan và đúng đắn, không sợ bị lỗ. Nếu không có từ điển, bạn sẽ tự học và tự tra từ thế nào đây? Thị trường từ điển tiếng Đức hiện nay chưa nhiều như Tiếng Anh nên việc có một quyển từ điển giấy là khá khó. Thế nên giải pháp mình lựa chọn và tư vấn cho các bạn, là ứng dụng từ điển trả phí Langenscheidt trên điện thoại phiên bản Deutsch als Fremdsprache, tức Đức Đức.

Vì sao là trả phí? Một quy luật bất di bất dịch của cuộc đời là đồ miễn phí thì khó có thể [nếu không muốn nói là luôn] không sánh được, không trọn vẹn như với ứng dụng trả phí. Mình đã bỏ ra xấp xỉ 500k để mua ứng dụng này trên Google Play và qua thời gian sử dụng mình thấy rất xứng đáng. Mình ban đầu cũng tiếc đứt ruột ấy chứ, vèo cái mất 500k, nhưng phải chịu thôi vì nếu bạn muốn giỏi tiếng Đức, một cuốn từ điển hữu dụng là không thể thiếu. Dĩ nhiên nếu bạn tìm được bản crack thì cũng được, nhưng quan điểm của mình thì với món đầu tư này, không nên keo kiệt.

Vì sao là Đức Đức? Một số bạn có xu hướng thích dùng Đức Anh hoặc Đức Việt. Cũng ổn nhưng để tối ưu hoá hiệu quá, hãy là bản Đức Đức. Nó mất nhiều thời gian hơn để bạn có thể hiểu chính xác nghĩa một từ cỏn con, nhưng bù lại bạn sẽ quen dần cách định nghĩa, các ví dụ được đưa ra và quan trọng nhất, rèn khả năng suy nghĩ bằng tiếng Đức. Có ai đó từng nói với mình, khi học ngoại ngữ, đừng cố dịch, nhưng hãy cố để hiểu và suy nghĩ bằng chính thứ tiếng ấy. Điều đó mới giúp bạn giỏi tiếng Đức như thể tiếng Việt và tiếng Anh với bạn nào đã thành thạo tiếng Anh trước khi học tiếng Đức. Chưa hết, thời gian đầu, với các bạn có vốn tiếng Anh đã vững vàng và học nhiều năm trước đó, sẽ gặp giai đoạn bị nhiễu. Có nghĩa là, bộ não bạn luôn cố gắng dịch từ tiếng Đức đó sang tiếng Anh, trở về môn ngoại ngữ mà nó quen thuộc và nó không chấp nhận chuyển sang một chế độ ngoại ngữ hoàn toàn mới. Vì vậy từ điển Đức Đức sẽ là môi trường giúp bạn như mở ra một không gian mới để chứa kiến thức tiếng Đức, không lẫn lộn và và xáo trộn cảm giác ngoại ngữ giữa Đức và tiếng Anh

Một quyển từ điển khác nên có nhưng không bắt buộc : Từ điển các từ đồng nghĩa. Thích hợp khi các bạn đã sang đây và ổn định chỗ ở, chuyên tâm học hành. Từ điển đồng nghĩa giúp mở rộng vốn từ, làm phong phú cách diễn đạt, hành văn khi viết. Mình dùng cuốn của Duden, thấy rất thích. Nhiều khi tra từ trong từ điển xong bạn vẫn chưa thực sự hiểu hay không chắc chắc với cách hiểu của mình, chỉ cần kiểm lại trong cuốn Synonym Wörterbuch sẽ tìm được từ đồng nghĩa mà mình đã biết trước đó.

Đọc đến đây rồi đừng vội hụt hẫng nha vì còn một yếu tớ không kém phần quan trọng đang chờ bạn ở kỳ tiếp theo Nhanh tay tìm đọc các bạn nghen!

  • Thứ ba : Phương pháp học đúng

Phương pháp học tiếng Đức hiệu quả

Bài chia sẻ của Bảo Nguyễn STK München 2016. Bạn bảo cũng là tác giả của bài viết thi dự bị tại STK München và Karlruhe

Aufnahmetest zum Studienkolleg in München

Aufnahmetest zum STK Karlsruhe SS2016

Có bình loạn gì không? Comment ở đây
  • TAGS
  • B2
  • học tiếng Đức
  • kinh nghiệm
SHARE
Facebook
Twitter
  • tweet
Previous articleTìm trường du học Đức
Next articlePhương pháp học tiếng Đức hiệu quả

Video liên quan

Chủ Đề