Học toán lớp lá

Chi tiết sản phẩm

Nhập khẩu/ trong nước

Phát Triển Tiềm Năng Toán Học Cho Trẻ - Toán Học Cho Trẻ Mẫu Giáo - Lớp Lá 1 ~~~~~~ Giáo dục sớm cho trẻ từ khi còn nhỏ là việc cha mẹ đang ngày càng quan tâm nhưng ba mẹ vẫn phân vân không biết có nên cho con theo học thêm ở ngoài hay cứ để trẻ học theo những gì trường mẫu giáo đưa ra. Nếu cha mẹ vẫn chưa có lựa chọn thì bộ sách này chính là công cụ tuyệt vời giúp các bé bổ trợ kiến thức trước khi bước vào chương trình tiểu học mà không làm trẻ áp lực vì phải học quá nhiều. Bộ sách "Phát Triển Tiềm Năng Toán Học Cho Trẻ - Toán Học Cho Trẻ Mẫu Giáo" vừa cung cấp đầy đủ kiến thức theo từng giai đoạn mẫu giáo vừa có hình vẽ vui nhộn khiến các bé hứng thú với việc học hơn. Bộ sách Toán học cho trẻ mẫu giáo mỗi cuốn có lý thuyết [đơn giản] và các bài tập thực hành về số đếm, hình dạng, phép tính, so sánh, quy luật…, được minh họa sinh động, đẹp mắt, thiết kế phù hợp với từng độ tuổi giúp bé nâng cao khả năng quan sát; ghi nhớ và tư duy logic. Bộ sách gồm 6 tập: Lớp mầm 1; Lớp mầm 2 [3-4 tuổi]; Lớp chồi 1; Lớp chồi 2 [4-5 tuổi]; Lớp lá 1; Lớp lá 2 [5-6 tuổi]. Cuốn sách Lớp lá 1 hướng dẫn và phát triển các khả năng của bé qua các bài học: - Viết số và so sánh - Chia đều - Phân loại và thống kê - Không gian và hình khối - Tổ hợp và lắp ghép hình khối - Thời gian * Đặc biệt ở cuối cuốn sách có 2 trang sách bóc dán cho trẻ. ~+~+~+~+~+~+~+~ Công ty phát hành Huy Hoàng Bookstore Nhà xuất bản NXB Phụ nữ Tác giả Nhiều tác giả Ngày xuất bản 2018 Kích thước 20 x 28.5 cm Số trang 80 Loại bìa Bìa mềm ~+~+~+~+~ #ehon, #flashcard, #sách-truyệnthiếunhi, #btscomic, #thẻhọcthôngminhchobé, #thẻhọcthôngminh, , #ăndặm, #bộthẻhọcthôngminh, #truyệncổtích, #ăndặmkiểunhật, #ăndặmkhôngphảilàcuộcchiến, #đểconđượcốm, , #sáchlậtmở, #sáchăndặm, #truyệntranh, #10vạncâuhỏivìsao, #báchkhoatoànthưchobé, #sáchchiếubóng, #flashcardstiếnganh, #glenndoman, #sáchnuôiconkhôngphảicuộcchiến, #flashcard, #thẻhọc, #combo, #sáchhay, #nhàsáchonline ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM Chưa có đánh giá

Sách - Toán Học Cho Trẻ Mẫu Giáo: Lớp Lá

Shopee Mall Assurance

Ưu đãi miễn phí trả hàng trong 7 ngày để đảm bảo bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi mua hàng ở Shopee Mall. Bạn sẽ được hoàn lại 100% số tiền của đơn hàng nếu thỏa quy định về trả hàng/hoàn tiền của Shopee bằng cách gửi yêu cầu đến Shopee trong 7 ngày kể từ ngày nhận được hàng.

Cam kết 100% hàng chính hãng cho tất cả các sản phẩm từ Shopee Mall. Bạn sẽ được hoàn lại gấp đôi số tiền bạn đã thanh toán cho sản phẩm thuộc Shopee Mall và được chứng minh là không chính hãng.

Miễn phí vận chuyển lên tới 40,000đ khi mua từ Shopee Mall với tổng thanh toán từ một Shop là 150,000đ

Chọn loại hàng

[ví dụ: màu sắc, kích thước]

Loại phiên bản

Nhập khẩu/ trong nước

GIỚI THIỆU SÁCH Toán Học Cho Trẻ Mẫu Giáo: Lớp Lá Bộ sách Toán học cho trẻ mẫu giáo mỗi cuốn có lý thuyết [đơn giản] và các bài tập thực hành về số đếm, hình dạng, phép tính, so sánh, quy luật…, được minh họa sinh động, đẹp mắt, thiết kế phù hợp với từng độ tuổi giúp bé nâng cao khả năng quan sát; ghi nhớ và tư duy logic.Bộ sách gồm 6 tập: Lớp mầm 1; Lớp mầm 2 [3-4 tuổi]; Lớp chồi 1; Lớp chồi 2 [4-5 tuổi]; Lớp lá 1; Lớp lá 2 [5-6 tuổi]. THÔNG TIN CHI TIẾT Công ty phát hành: Huy Hoàng Nhà xuất bản: Phụ Nữ Tác giả: Pillow Studio, Tôn Duyệt Kích thước: 20 x 28.5 cm Số trang: 82 Ngày xuất bản: 03-2018

Xem tất cả

thotho1123

háng okla. tư vấn nhiệt tình. ship cẩn thận. bọc gói cẩn thận nn

2021-08-05 21:28

hodengua

Giao nhanh. Bọc đẹp. Sách hịn rẻ

2020-10-06 13:03

bich_ngoc93

2022-01-19 14:15

Mua ngay

Cách dạy trẻ 5 tuổi học toán như thế nào để trẻ cảm thấy thoải mái và thu được kết quả cao nhất. Về vấn đề này, giáo viên mầm non là người có chuyên môn hơn cả. Các bậc phụ huynh thường gặp phải khó khăn trong quá trình dạy trẻ 5 tuổi học toán.

Dạy trẻ 5 tuổi học toán cần đi từ cơ bản đến nâng cao, mục đích chủ yếu là cho trẻ mầm non làm quen với các biểu tượng toán học hơn là yêu cầu trẻ giải toán chuẩn xác. Hầu hết mọi người cho rằng: Toán học ở lứa tuổi mầm non quá đơn giản, hầu hết chỉ dừng lại ở đếm số và nhận dạng hình học, do đó không nhất thiết phải dạy dỗ bài bản cho trẻ. Đây là quan điểm sai lầm, bởi lẽ cho trẻ làm quen với biểu tượng toán học ở lứa tuổi mầm non chính là tiền đề giúp trẻ phát triển tư duy toán học sau này. Trẻ có đủ năng lực để học tập tốt tại môi trường tiểu học mà không gặp bất kỳ hạn chế nào.

Có thể bạn cũng quan tâm :

Dạy toán cho trẻ 5 tuổi là cho trẻ làm quen với biểu tượng toán học

Cách dạy trẻ 5 tuổi học toán gồm có những nội dung gì?

Nội dung dạy trẻ 5 tuổi học toán được chia thành hai giai đoạn chính tùy theo sự phát triển của lứa tuổi. Dạy trẻ học toán tại thời điểm 4-5 tuổi có sự khác biệt về nội dung và phương pháp so với trẻ 5-6 tuổi. Dưới đây là nội dung dạy toán cho trẻ mầm non đối với trẻ 4-5 tuổi và 5-6 tuổi [căn cứ theo chương trình giáo dục mầm non mới nhất hiện nay].

Đối với trẻ 4-5 tuổi, nội dung dạy toán cho trẻ bao gồm:

[1] Tập hợp số lượng, số thứ tự và đếm

– Dạy trẻ đếm và nhận biết số lượng các nhóm đối tượng trong phạm vi 10.

– Dạy trẻ nhận biết các con số chỉ số lượng và các con số thứ tự trong phạm vi 5.

– Dạy trẻ gộp 2 nhóm đối tượng và đếm.

– Dạy trẻ tách 1 nhóm thành 2 nhóm.

[2] Xếp tương ứng, ghép đôi

– Dạy trẻ xếp tương ứng 1:1 để so sánh số lượng các nhóm đối tượng mà không cần đến phép đếm, trên cơ sở đó dạy trẻ nhận biết và phản ánh bằng lời nói mối quan hệ về số lượng giữa hai nhóm đối tượng bằng nhau – không bằng nhau, nhiều hơn – ít hơn.

[3] So sánh, phân loại và sắp xếp theo quy tắc

– Ôn tập cách so sánh kích thước giữa 2 đối tượng theo từng chiều đo kích thước: chiều dài, chiều rộng, chiều cao và độ lớn bằng các biện pháp so sánh như: xếp chồng, xếp cạnh các vật với nhau và ước lượng kích thước của các vật bằng mắt.

– Dạy trẻ so sánh và sắp xếp 3 đối tượng theo trình tự nhất định về kích thước, dạy trẻ nắm và biết sử dụng các từ: to nhất, nhỏ hơn, nhỏ nhất, ngắn nhất, dài hơn, ngắn nhất,… để diễn đạt bằng lời mối quan hệ kích thước giữa các vật.

– Dạy trẻ so sánh số lượng của 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng cách xếp tương ứng 1:1.

– Phân loại: Tạo thành các nhóm đối tượng theo đặc điểm hay dấu hiệu nào đó như: màu sắc, hình dạng, kích thước, dạy trẻ phân loại theo 1-2 dấu hiệu cho trước.

– Xếp theo quy tắc: dạy trẻ sắp xếp các đối tượng theo 1 quy tắc cho trước, hay theo quy tắc trẻ tự nghĩ ra, nhận ra quy tắc sắp xếp sẵn của đối tượng và tiếp tục xếp theo quy tắc đó.

[4] Đo lường

– Dạy trẻ đo độ dài bằng một đơn vị nào đó.

– Đo thể tích, dung tích bằng một đơn vị nào đó [bát, cốc,…]

[5] Hình dạng

– Dạy trẻ phân biệt các hình: vuông, tròn, tam giác và hình chữ nhật trên cơ sở so sánh để thấy được sự giống và khác nhau giữa các hình đó.

– Dạy trẻ sử dụng các hình học phẳng và các hình khối đã biết để xác định hình dạng của các vật có ở xung quanh trẻ.

[6] Định hướng trong không gian và định hướng về thời gian

– Dạy trẻ nhận biết và xác định các hướng không gian cơ bản so với bản thân trẻ như: phía trên – phía dưới, phía trước – phía sau.

– Dạy trẻ nhận biết các buổi trong ngày: sáng, trưa, chiều, tối.

Đối với trẻ 5-6 tuổi, nội dung dạy toán cho trẻ bao gồm:

[1] Tập hợp, số lượng, số thứ tự và đếm

– Dạy trẻ đếm và nhận biết số lượng, luyện đếm đến 10.

– Dạy trẻ nhận biết các con số trong phạm vi 10.

– Dạy trẻ nhận biết các số thứ tự trong phạm vi 10.

– Dạy trẻ gộp 2 nhóm đối tượng và đếm.

– Dạy trẻ tách 1 nhóm thành 2 nhóm bằng các cách.

[2] Xếp tương ứng, ghép đôi

– Luyện tập cách xếp tương ứng 1:1 để so sánh số lượng các nhóm đối tượng.

– Dạy trẻ tạo thành cặp, thành đôi 2 đối tượng có liên quan đến nhau ở mức độ khó hơn.

[3] So sánh, phân loại và sắp xếp theo quy tắc

– Luyện tập cách so sánh kích thước giữa 2 đối tượng theo từng chiều đo kích thước: chiều dài, chiều rộng, chiều cao và độ lớn bằng các biện pháp so sánh kích thước, như: đặt các đối tượng kề nhau, đặt chồng lên nhau, đặt lồng vào nhau, đặt trên cùng một mặt phẳng hoặc ước lượng bằng mắt.

– Dạy trẻ sắp xếp các đối tượng theo trình tự nhất định về kích thước của từ 3 đối tượng trở lên, dạy trẻ nắm và biết sử dụng các từ: to nhất, nhỏ nhất, nhỏ hơn, ngắn nhất, dài hơn, dài nhất,… để diễn đạt bằng lời mối quan hệ kích thước giữa các vật.

– Luyện tập cách so sánh số lượng của 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng cách xếp tương ứng 1:1.

– Dạy trẻ sắp xếp theo 3 nhóm đối tượng theo sự tăng hay giảm dần về số lượng của các nhóm và sử dụng các từ: nhiều nhất, ít hơn, ít nhất.

– Phân loại: Tạo thành nhóm các đối tượng theo đặc điểm hay dấu hiệu nào đó như: màu sắc, hình dạng, kích thước và một số đặc điểm khác. Luyện cho trẻ tạo nhóm theo 1-2 dấu hiệu cho trước, tự phân chia thành các nhóm theo dấu hiệu chung của nhóm, tự nhận ra dấu hiệu chung của nhóm cho trước, tìm ra 1 đối tượng không thuộc nhóm.

– Xếp theo quy tắc: dạy trẻ sắp xếp các đối tượng theo 1 quy tắc cho trước, hay theo quy tắc trẻ tự nghĩ ra, nhận ra quy tắc sắp xếp sẵn của đối tượng và tiếp tục sắp xếp theo quy tắc đó.

[4] Đo lường

– Dạy trẻ đo độ dài của một vật bằng các đơn vị đo khác nhau.

– Đo thể tích, dung tích bằng một đơn vị nào đó. So sánh và diễn đạt kết quả đo.

[5] Hình dạng

– Dạy trẻ nhận biết và nắm được tên gọi các hình khối: khối vuông, khối cầu, khối trụ và khối hình chữ nhật theo khối mẫu và theo tên gọi.

– Dạy trẻ phân biệt sự giống và khác nhau giữa khối cầu và khối trụ, khối vuông và khối chữ nhật, dạy trẻ tạo ra các khối này.

– Dạy trẻ sử dụng các hình hình học phẳng và các hình khối đã biết để xác định hình dạng của các vật ở xung quanh trẻ.

[6] Định hướng trong không gian và định hướng thời gian

– Củng cố xác định vị trí: phía trên – phía dưới, phía trước – phía sau, phía phải – phía trái của trẻ và của người khác.

– Dạy trẻ xác định phía phải – phía trái của người khác.

– Dạy trẻ xác định vị trí của vật này so với vật khác.

– Dạy trẻ nhận biết và gọi tên các ngày trong tuần, phân biệt hôm qua, hôm nay, ngày mai.

Dạy toán cho trẻ thông qua trò chơi toán học cho trẻ mầm non

Cách dạy trẻ 5 tuổi học toán hiệu quả

Dạy trẻ 5 tuổi so sánh số lượng bằng ghép đôi

– Cho trẻ nhận biết dấu hiệu các nhóm đối tượng.

Cho trẻ ghép đôi từng cặp các đối tượng của hai nhóm theo biện pháp [1] hoặc [2]. Khi đó xảy ra hai trường hợp.

– Giáo viên gợi ý để trẻ nhận xét được:

Trường hợp [1]: cả hai nhóm không có đối tượng nào thừa ra.

– Dạy trẻ hiểu và diễn đạt được mối quan hệ này:

Cả hai nhóm không có đối tượng nào thừa ra nên:

+ Số chấm tròn nhiều bằng số tam giác.

+ Có bao nhiêu chấm tròn thì có bấy nhiêu tam giác.

+ Hai nhóm có số lượng nhiều bằng nhau.

Giáo viên khái quát hóa kết quả để hình thành biểu tượng “Nhiều bằng nhau”: Số lượng hai nhóm nhiều bằng nhau khi ghép đôi cả hai nhóm không có đối tượng thừa ra.

Trường hợp [2]: Thừa một chấm tròn hoặc thiếu một tam giác.

– Giáo viên gợi ý để trẻ hiểu và diễn đạt được mối quan hệ này:

+ Có 1 chấm tròn thừa ra nên số chấm tròn nhiều hơn số tam giác và nhiều hơn là 1.

+ Còn thiếu 1 tam giác nên số tam giác ít hơn số chấm tròn và ít hơn là 1.

– Giáo viên khái quát hóa kết quả để hình thành biểu tượng:

+ Nhiều hơn khi có đối tượng thừa ra.

+ Ít hơn khi còn thiếu không không đủ để ghép đôi.

+ Nhiều bằng nhau khi cả hai nhóm không có đối tượng thừa ra.

– Giáo viên dạy trẻ cách tạo sự bằng nhau về số lượng bằng cả hai cách:

+ Thêm 1 tam giác.

+ Bớt 1 chấm tròn.

– Điều quan trọng là giáo viên cần dạy trẻ phân biệt tổng số với số nhiều hơn hoặc ít hơn. Số nhiều hơn là số đối tượng thừa ra, số ít hơn là số đối tượng còn thiếu chứ không phải là tổng số của cả nhóm.

Ví dụ: Trẻ thường nói “số chấm tròn hơn số tam giác là 4”. Giáo viên cần giúp trẻ hiểu rõ thừa ra 1 chấm tròn vì vậy số chấm tròn nhiều hơn số tam giác, và nhiều hơn là 1.

– Trong phần luyện tập, giáo viên có thể cho trẻ so sánh số lượng hai nhóm qua một nhóm trung gian; cho trẻ so sánh các nhóm có kích thước và số lượng các đối tượng khác nhau rõ rệt [ví dụ: 3 quả với 5 quả nhỏ] để phá vỡ quan niệm số lượng phụ thuộc vào kích thước. Sau khi ghép đôi các đối tượng của hai nhóm để nhận ra kết quả, giáo viên cho trẻ tập diễn đạt kết quả và giải thích kết quả dựa vào mối quan hệ vừa hình thành.

Ví dụ: Nho có phần thừa ra nên số nho nhiều hơn số cam, hoặc số nho nhiều hơn số cam vì nho có phần thừa ra. Số cam ít hơn số nho vì cam còn thiếu không đủ ghép đôi.

Cách dạy trẻ 5 tuổi nhận biết số lượng và so sánh số lượng bằng phép đếm

* Nguyên tắc lập số mới: số mới được thành lập bằng cách thêm vào nhóm đối tượng biểu thị số cũ một đối tượng nữa để được tập hợp có số lượng biểu thị số mới.

* Những lỗi trẻ thường mắc khi dạy trẻ học đếm:

– Chưa thuộc thứ tự các số tự nhiên khi đọc số.

– Khi đếm chưa biết gắn mỗi đối tượng với một số bắt đầu từ số 1, còn đếm lặp lại, đếm bỏ sót, một số ứng với nhiều vật hoặc một vật ứng ứng với nhiều số,…

– Chưa biết tách số cuối cùng ra khỏi quá trình đếm để tạo thành kết quả đếm.

* Cách khắc phục:

– Trước khi dạy đếm, giáo viên cho trẻ đọc các số tự nhiên bắt đầu từ số 1.

– Khi dạy đếm, cho trẻ đếm, các đối tượng được xếp thành dãy [theo hàng ngang hoặc hàng dọc] và nhất thiết phải chỉ tay vào từng vật, mỗi vật ứng với một số bắt đầu từ số 1.

– Sau khi đọc xong số cuối cùng, giáo viên cho trẻ dùng tay khoanh tròn cả nhóm đối tượng và đọc câu:

Tất cả có + Số cuối cùng + Tên đối tượng

* Trình tự dạy:

  1. a] Dạy trẻ nhận biết số lượng [lập số mới]

– Giáo viên và mỗi trẻ có 2 nhóm đối tượng có số lượng bằng số lượng cần lập.

– Giáo viên và trẻ cùng thực hiện các thao tác sau:

+ Chọn tất cả các đối tượng nhóm I [biểu thị nhóm mới] xếp thành dãy [không đếm].

+ Chọn các đối tượng nhóm II biểu thị số cũ, ghép đôi với các đối tượng nhóm I, sau đó cho trẻ đếm lại để kiểm tra kết quả.

+ So sánh số lượng nhóm I và nhóm II bằng cách ghép đôi xem số lượng nhóm nào nhiều hơn, ít hơn và kém hơn nhau bao nhiêu.

+ Cho trẻ tạo ra sự bằng nhau bằng cách thêm một đối tượng vào nhóm II.

+ Giáo viên và trẻ cùng đếm số lượng nhóm II 2-3 lần để gọi tên số mới, sau đó cho trẻ nhận xét kết quả [có thể cho trẻ thực hiện thêm một lần nữa trên nhóm đối tượng III như đối với nhóm đối tượng II].

+ Giáo viên chính xác hóa kết quả và nên nguyên tắc lập số mới:

Ví dụ: 4 con thỏ thêm 1 con thỏ là 5 con thỏ.

4 bông hoa thêm 1 bông hoa là 5 bông hoa.

Giáo viên kết luận: 4 thêm 1 là 5.

+ Cho trẻ đếm số lượng nhóm I, so sánh số lượng nhóm I với nhóm II bằng kết quả đếm, sau đó nhận xét kết quả để thấy: 2 nhóm có số lượng nhiều bằng nhau và cùng bằng số mới.

+ Giáo viên chính xác hóa kết quả, cho trẻ thấy: Các nhóm đối tượng tuy khác nhau nhưng có số lượng nhiều bằng nhau nên được gọi bằng cùng một số.

+ Giáo viên khái quát hóa kết quả để nêu ý nghĩa số lượng của số mới: Mỗi số dùng để chỉ số lượng các nhóm đối tượng nhiều bằng nhau và cùng bằng số đó [số lượng không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài].

Ví dụ: Số 5 dùng để chỉ số lượng tất cả các nhóm có 5 đối tượng.

  1. b] Dạy trẻ so sánh số lượng bằng kết quả đếm

– Giáo viên cho trẻ các nhóm đối tượng có số lượng nhiều bằng hoặc khác nhau.

– Cho trẻ ghép đôi các nhóm đối tượng theo dãy, đếm số lượng từng nhóm.

– Cho trẻ so sánh số lượng 2 nhóm đối tượng bằng kết quả đếm. Giáo viên giúp trẻ hiểu và diễn đạt được mối quan hệ cụ thể về số lượng giữa hai nhóm.

Ví dụ:

Trường hợp [1]: Có 3 hình tròn, có 3 hình tam giác. Số hình tam giác nhiều bằng số hình tròn và cùng bằng 3. Hoặc có 3 hình tròn, có 3 hình tam giác. Số lượng hai nhóm nhiều bằng nhau vì cùng bằng 3.

Trường hợp [2]: Có 4 hình tròn, có 3 hình vuông. 4 hình tròn nhiều hơn 3 hình vuông và nhiều hơn là 1; 3 hình vuông ít hơn 4 hình tròn và ít hơn là 1 vì còn thiếu 1 hình vuông.

Giáo viên dạy trẻ cách tạo sự bằng nhau bằng cả 2 cách: thêm đối tượng vào nhóm ít hơn hoặc bớt đối tượng ở nhóm nhiều hơn.

Ví dụ: 4 hình tròn bớt một hình tròn có 3 hình tròn. Số hình tròn nhiều bằng số tam giác và cùng bằng 3. Hoặc thêm 1 hình tam giác được 4 hình tam giác, số tam giác nhiều bằng số chấm tròn và cùng bằng 4.

– Từ các bài tập cụ thể trên các đối tượng, giáo viên khái quát để trẻ thấy mối quan hệ về số lượng giữa các nhóm và cách tạo sự bằng nhau.

Ví dụ:

+ 5 hình tròn và 3 hình tam giác thì có thể đưa 1 hình tròn vào nhóm hình tam giác để cả 2 nhóm có số lượng là 4.

+ 5 hình tròn, 4 hình tam giác, 3 hình vuông có thể đưa 1 chấm tròn vào nhóm 3 hình vuông để cả 3 nhóm đều bằng nhau, và cùng bằng 4.

Chú ý: Mỗi nội dung dạy trong 2 tiết.

– Tiết 1: Dạy trẻ đếm để nhận biết số lượng và nắm nguyên tắc lập số mới.

– Tiết 2: Dạy trẻ so sánh, thêm bớt để hình thành mối quan hệ về số lượng giữa hai nhóm.

Trên đây là cách dạy trẻ 5 tuổi học toán – áp dụng theo chương trình giáo dục mầm non mới nhất hiện nay. Phương pháp dạy trẻ 5 tuổi học toán như trên chắc hẳn đã quen thuộc với giáo viên mầm non. Hầu hết các trường mầm non trong và ngoài công lập đều sử dụng nội dung và cách thức dạy toán cho trẻ 5 tuổi như trên. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo và tiến hành dạy trẻ học toán tại nhà.

Phương pháp dạy toán cho trẻ nếu thực hiện đúng nguyên tắc giáo dục, biết cách tạo hứng thú cho trẻ trong quá trình học tập, thì việc tiếp nhận kiến thức sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Cách dạy toán cho trẻ 5 tuổi thường đi liền với trò chơi toán học cho trẻ mầm non nhằm củng cố kiến thức – kỹ năng đã học, đồng thời tạo sự hứng khởi nhất định.

Cách dạy trẻ 5 tuổi học toán thông minh, hiệu quả được chia sẻ tại Blog Nuôi dạy trẻ. Các bậc phụ huynh, giáo viên mầm non, sinh viên chuyên ngành Giáo dục mầm non có thể truy cập website chính thức: //nuoidaytre.com.vn để tham khảo thông tin hữu ích. Blog chứa rất nhiều nội dung thiết thực, thú vị về lĩnh vực chăm sóc – giáo dục trẻ em, phù hợp với cha mẹ nuôi con nhỏ, cô giáo mầm non, và người làm việc trong lĩnh vực giáo dục.

Video liên quan

Chủ Đề