Vai trò của ngân hàng trong phương thức chuyển tiền là:

Mục lục bài viết

  • 1. Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến
  • 1.1. Phương thức chuyển tiền [Remittance]
  • 1.2. Phương thức nhờ thu [Collection of payment]
  • 1.3. Phương thức ghi sổ [Open account]
  • 1.4. Phương thức tín dụng chứng từ [Letter of credit]
  • 2. Nội dung phương thức tín dụng chứng từ

1. Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến

1.1. Phương thức chuyển tiền [Remittance]

Đầu tiên, phương thức chuyển tiền [Remitttance] là phương thức mà trong đó một khách hàng của ngân hàng [người yêu cầu chuyển tiền] yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng ở một địa điểm nhất định, với hình thức chuyển tiền trả sau, người xuất khẩu sẽ đứng vào vị trí bất lợi trong trường hợp hàng hóa đã chuyển đi mà vì lý do nào đó người nhập khẩu chậm lập lệnh chuyển tiền gửi cho ngân hàng dẫn đến người xuất khẩu chậm nhận được tiền thanh toán. Và ngược lại, với phương thức chuyển tiền trả trước, rủi ro sẽ chuyển sang cho nhà nhập khẩu ở chỗ người nhập khẩu đã chuyển tiền đi thanh toán cho người xuất khẩu rồi nhưng chưa nhận được hàng vì nhà xuất khẩu chậm trể giao hàng.

>>Luật sư tư vấn pháp luật thuế trực tuyến, gọi:1900.6162

1.2. Phương thức nhờ thu [Collection of payment]

Để khắc phục những yếu điểm của phương thức chuyển tiền trả sau, phương thức nhờ thu điển hình là phương thức nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ ra đời nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu. Ví dụ, nhà xuất khẩu A sau khi giao hàng cho nhà nhập khẩu B đã ủy thác cho ngân hàng của mình thu hộ tiền từ nhà nhập khẩu B không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hóa gửi kèm theo với điều kiện nếu nhà nhập khẩu thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ cho người nhập khẩu B nhận hàng hóa, tuy nhiên từ ví dụ trên cho chúng ta thấy rằng, thông qua bộ chứng từ ngân hàng mới chỉ khống chế được hàng hóa chứ chưa hẳn chắc chắn khống chế được việc trả tiền đối với người nhập khẩu. Trong tình huống giá hàng hóa tại thời điểm hiện tại giảm dẫn đến người nhập khẩu không tha thiết với việc nhận hàng và, do đó, việc khống chế bộ chứng từ hàng hóa trở nên vô nghĩa đối với họ. Khi đó rất có thể họ sẽ “cố tình” kéo dài thời gian thanh toán để gây áp lực đối với người xuất khẩu.

1.3. Phương thức ghi sổ [Open account]

Nếu dùng phương thức ghi sổ, về cơ bản cũng không khác nhiều so với phương thức chuyển tiền, chỉ khác là nhà xuất khẩu B sẽ mở một tài khoản ghi nợ nhà nhập khẩu A rồi tới định kỳ tại một thời điểm nhất định trong quý hoặc năm, nhà nhập khẩu A sẽ trả tiền cho nhà xuất khẩu B. Các phương thức nói trên đều cho thấy ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thực hiện việc chuyển tiền chứ không bị ràng buộc gì cả, và nhà xuất khẩu cũng như nhà nhập khẩu chỉ nên dùng phương thức này trong trường hợp hai bên mua bán có quan hệ mua bán lâu đời, và tín nhiệm lẫn nhau hay giá trị hợp đồng không cao vì việc giao hàng của nhà xuất khẩu và việc trả tiền của nhà nhập khẩu hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng thiện chí của mỗi bên.

Trong các phương thức thanh toán đã trình bày ở trên, chúng ta thấy rằng vai trò trung gian thanh toán của ngân hàng không hề có cam kết gì về việc chắc chắn thu được cho người xuất khẩu, từ những nhược điểm đó, cuối cùng người ta cũng đã đúc rút và tìm ra một phương thức hữu hiệu nhất, an toàn nhất cho cả hai bên. Đó là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ [Documentary Credit]

1.4. Phương thức tín dụng chứng từ [Letter of credit]

Hiểu một cách đơn giản nhất, phương thức tín dụng chứng từ là một trong những phương thức thanh toán mà người nhập khẩu trả tiền cho người xuất khẩu. Phải hiểu là phương thức thanh toán không giống như phương tiện thanh toán như tiền mặt [Cash], hối phiếu [Bill of Exchange], lệnh phiếu [Promissory Notes], Séc [Cheque] và các loại thẻ thanh toán [Plastic Card]. Trong hoạt động ngoại thương, việc thanh toán giữa các nhà xuất khẩu và nhập khẩu trong nước khá đơn giản và nhanh gọn, tuy nhiên giữa hai quốc gia khác nhau phải được tiến hành thông qua ngân hàng bằng những phương thức thanh toán nhất định. Phương thức thanh toán quốc tế là cách thức thực hiện chi trả một hợp đồng xuất nhập khẩu thông qua trung gian ngân hàng bằng cách trích tiền từ tài khoản của người nhập khẩu chuyển vào tài khoản của người xuất khẩu căn cứ vào hợp đồng thương mại và chứng từ do hai bên cung cấp cho ngân hàng. Nói chung, hiện nay người ta vẫn thường sử dụng các phương thức thanh toán như phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu, với hai hình thức nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ, phương thức ghi sổ và phương thức kèm chứng từ. Mỗi phương thức thanh toán đều có ưu và nhược điểm riêng vì thế các nhà xuất nhập khẩu khi lựa chọn phương thức thanh toán phải dựa vào thỏa thuận và sự thương lượng giữa hai bên cũng như để phù hợp với tập quán, luật lệ trong buôn bán quốc tế.

2. Nội dung phương thức tín dụng chứng từ

Theo điều 2 UCP 500 [Quy tắc thực hành thồng nhất về tín dụng chứng từ] do phòng thương mại quốc tế ICC ban hành năm 1993, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó một ngân hàng [ngân hàng phát hành] hành động theo yêu cầu và chỉ thị của khách hàng [người yêu cầu phát hành thư tín dụng] hoặc nhân danh chính mình:

Phải tiến hành trả tiền theo lệnh của một người thứ ba [người hưởng lợi] hoặc phải chấp nhận trả tiền các hối phiếu do người hưởng lợi ký phát, hoặc

Ủy quyền cho một ngân hàng khác tiến hành thanh toán hoặc chấp nhận trả tiền các hối phiếu như thế, hoặc

Ủy quyền cho một ngân hàng khác chiết khấu, khi [các] chứng từ quy định được xuất trình với điều kiện chúng phù hợp với các điều kiện và điều khoản của thư tín dụng đã mở.

Diễn đạt một cách đơn giản hơn, phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận mà trong đó một ngân hàng [ngân hàng mở thư tín dụng] đáp ứng những nhu cầu của khách hàng [người xin mở thư tín dụng] cam kết hay cho phép ngân hàng khác chi trả hoặc chấp thuận những yêu cầu của người hưởng lợi khi những điều kiện và điều khoản quy định trong thư tín dụng được thực hiện đúng và đầy đủ. Một công cụ không thể thiếu trong phương thức tín dụng là thư tín dụng vì điều kiện ràng buộc để xác lập được phương thức thanh toán này là phải mở được thư tín dụng. Thư tín dụng [Letter of Credit] gọi tắt là L/C, là văn bản pháp lý trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng đứng ra cam kết sẽ trả cho người thụ hưởng một số tiền nhất định nếu người này xuất trình bộ chứng từ phù hợp với những quy định đã nêu trong văn bản đó.

Qua khái niệm của phương thức tín dụng chứng từ, chúng ta thấy các bên tham gia cơ bản gồm có:

Người xin mở L/C [Applicant]: Thông thường là người mua hay là tổ chức nhập khẩu.

Người hưởng lợi [Beneficiary]: Là người bán hay là người xuất khẩu hàng hóa.

Ngân hàng mở hay ngân hàng phát hành thư tín dụng [The issuing bank]: Là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu, cung cấp tín dụng cho người nhập khẩu.

Ngân hàng thông báo thư tín dụng [The advising bank]: là ngân hàng phục vụ người xuất khẩu, thông báo cho người xuất khẩu biết thư tín dụng đã mở.

Như vậy có thể thấy ưu điểm nổi bật của phương thức tín dụng chứng từ so với các phương thức thanh toán khác ở chỗ có thể đảm bảo quyền lợi của cả hai bên, nhà xuất khẩu B sẽ được đảm bảo thanh toán tiền hàng cho dù bên nhập khẩu A có muốn hay không, miễn là bên B giao cho ngân hàng bộ chứng từ đúng theo yêu cầu của thư tín dụng để thông báo việc hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình. Tuy vậy, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ chỉ có thể sử dụng trong quan hệ thanh toán mậu dịch còn trong thanh toán phi mậu dịch vẫn phải dùng phương thức chuyển tiền hoặc nhờ thu.

Hiện nay, phương thức tín dụng chứng từ đang được sử dụng nhiều nhất trong thanh toán quốc tế nhưng để hiểu rõ hơn về phương thức này cũng như những ưu điểm của nó, chúng ta sẽ phân tích sâu hơn nội dung thư tín dụng.

Nội dung quy trình thực hiện phương thức tín dụng chứng từ

Nội dung và quy trình thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được mô tả kết hợp ở sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 1.1. Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ

[1] Hai bên xuất khẩu và nhập khẩu ký kết hợp đồng thương mại.

[2] Người nhập khẩu làm thủ tục yêu cầu ngân hàng mở L/C cho người xuất khẩu thụ hưởng.

Muốn mở L/C người nhập khẩu phải trả ngân hàng một khoản phí và phải ký quỹ nhỏ hơn hoặc bằng giá trị của L/C, mức ký quỹ tùy theo hạn mức mỗi ngân hàng quy định và mối quan hệ hợp tác, sự tín nhiêm lẫn nhau giữa ngân hàng với nhà nhập khẩu mà người nhập khẩu có thể được miễn ký quỹ hoặc chỉ ký quỹ một phần trị giá L/C hoặc là phải ký quỹ 100% trị giá L/C.

Dựa trên cơ sở hợp đồng mua bán, luật áp dụng và UCP 600, khi phát hành L/C cho người nhập khẩu cần tư vấn cho người nhập khẩu kỹ về các nội dung của L/C như số lượng và các loại chứng từ, thời hạn giao hàng cụ thể…

Do đó trong bước thứ 2 này thấy rằng người nhập khẩu đã thực hiện nghĩa vụ mở L/C của mình và sẽ không thể từ chối trả tiền nếu người xuất khẩu hoàn thành đúng nghĩa vụ giao hàng và cung cấp chứng từ đúng theo yêu cầu L/C.

[3] Ngân hàng mở L/C mở L/C theo đúng yêu cầu của người nhập khẩu và chuyển L/C sang ngân hàng thông báo để báo cho người xuất khẩu biết về việc thư tín dụng đã được mở.

[4] Ngân hàng thông báo L/C thông báo cho người xuất khẩu biết rằng L/C đã mở và khi nhận được bản gốc của thư tín dụng thì chuyển ngay cho người xuất khẩu.

[5] Dựa vào L/C, người xuất khẩu nếu chấp nhận thư tín dụng đó thì tiến hành giao hàng, còn nếu không thì tiến hành đề nghị ngân hàng phát hành L/C sửa đổi , bổ sung, điều chỉnh thư tín dụng cho phù hợp với hợp đồng.

[6] Người xuất khẩu sau khi giao hàng lập bộ chứng từ thanh toán gửi vào ngân hàng thông báo để được thanh toán.

[7] Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán sang ngân hàng mở L/C xem xét trả tiền.

[8] Ngân hàng mở L/C sau khi kiểm tra chứng từ nếu thấy phù hợp thư tín dụng thì tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu. Nếu không phù hợp thì từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ chứng từ cho người xuất khẩu [tuy nhiên nếu người nhập khẩu chấp nhận thanh toán thì ngân hàng phát hành thư tín dụng vẫn thanh toán và trừ phí sai sót của bộ chứng từ]

[9] Ngân hàng thông báo ghi có và báo có cho người xuất khẩu

[10] Ngân hàng mở L/C trích tài khoản và báo nợ cho người nhập khẩu

[11] Người nhập khẩu xem xét chấp nhận trả tiền và ngân hàng mở L/C trao bộ chứng từ để người nhập khẩu có thể nhận hàng.

Thông qua nội dung và quy trình các bước tiến hành phương thức tín dụng chứng từ như đã mô tả trên đây, chúng ta thấy rằng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu trong việc được ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền còn đối với nhà nhập khẩu thì được ngân hàng đứng ra xem xét, kiểm tra bộ chứng từ nhằm đảm bảo cho bên nhập khẩu nhận đủ hàng, đúng thời hạn giao hàng và chính xác hàng hóa đặt mua trước khi trả tiền.

Trong thực tiễn thanh toán quốc tế, đôi khi cũng xảy ra một số trường hợp không hoàn toàn giống như quy trình trên. Ví dụ, hàng đã về nhưng nhà nhập khẩu chưa nhận được bộ chứng từ, trong trường hợp này nếu muốn nhận hàng ngay nhà nhập khẩu phải làm thế nào? Họ phải thực hiện cam kết đối tịch với ngân hàng rằng sẽ thanh toán vô điều kiện dù chứng từ có khác biệt. Ngân hàng sẽ bằng sự tín nhiệm của mình đề nghị đại lý tàu biển giao hàng cho người nhập khẩu dù chưa có vận đơn gốc và cam kết chịu trách nhiệm về điều đó. Khi ngân hàng nhận được bộ chứng từ, ngân hàng tiến hành ký hậu vận đơn, người nhập khẩu sẽ mang vận đơn tới đại lý tàu biển đổi lấy cam kết đối tịch để hủy cam kết đó.

Trong phương thức này, ngân hàng đóng vai trò chủ động trong thanh toán chứ không chỉ làm trung gian đơn thuần như những phương thức thanh toán khác. Để hiểu rõ về phương thức này và các ưu điểm nổi bật của nó, sau đây chúng ta sẽ phân tích cụ thể các loại thư tín dụng chủ yếu.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật thuế- Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề