Học viện chính sách và phát triển là trường gì năm 2024

* Địa chỉ 1: Văn phòng tư vấn tuyển sinh đại học và đào tạo sau đại học: Tầng 2, Tòa nhà Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngõ 7, phố Tôn Thất Thuyết, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

* Địa chỉ 2 (Trụ sở chính): Học viện Chính sách và Phát triển – Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Khu đô thị Nam An Khánh - Xã An Thượng – Huyện Hoài Đức – Thành phố Hà Nội.

* Điện thoại: 024 37473186/024 37957368 Fax: 024 35562392

* Email: [email protected]

* Website: http//www.apd.edu.vn

* Facebook: http//www.facebook.com/tvtsapd/.

\>> Điểm chuẩn trúng tuyển đại học chính quy năm 2023

1. Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh được đăng ký xét tuyển vào Học viện Chính sách và Phát triển nếu có đủ các điều kiện sau:

- Tất cả thí sinh tính tới thời điểm xác định trúng tuyển đã tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương) bao gồm các thí sinh đã tốt nghiệp THPT tại Việt Nam và nước ngoài đáp ứng các điều kiện trong đề án tuyển sinh năm 2023 của Học viện.

- Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định, không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2 Phạm vi tuyển sinh: Tuyển sinh trong cả nước.

3 Phương thức tuyển sinh: Năm 2023 Học viện tuyển sinh theo các phương thức sau đây:

STT

Phương thức tuyển sinh

Cơ cấu chỉ tiêu

1

Xét tuyển thẳng

1%

2

Xét tuyển kết hợp theo Đề án tuyển sinh của Học viện

55%

3

Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023

44%

Tổng

100%

Nếu xét tuyển theo từng đợt/phương thức xét tuyển trước chưa đủ chỉ tiêu, chỉ tiêu còn lại được chuyển sang xét tuyển cho các đợt/phương thức xét tuyển sau và ngược lại.

3.1. Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3.2. Xét tuyển kết hợp

a/ Phương thức 1: Xét tuyển kết hợp kết quả học tập THPT và đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp Tỉnh

+ Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh học tại các trường THPT có điểm trung bình chung học tập (TBCHT) lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên và đạt giải Nhất, Nhì, Ba các môn thuộc tổ hợp xét tuyển của Học viện tại kỳ thi học sinh giỏi cấp Tỉnh.

+ Cách thức xét tuyển: Xét theo điểm từ trên cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu xét tuyển. Điểm xét tuyển (ĐXT) theo thang 30 được xác định như sau:

ĐXT = Điểm quy đổi giải thưởng x 3 + điểm ưu tiên (nếu có)

Bảng điểm quy đổi giải thưởng:

STT

Giải thi Học sinh giỏi

Mức điểm quy đổi

1

Từ giải Ba cấp Quốc gia trở lên

10.0

2

Giải Nhất cấp Tỉnh

9.5

3

Giải Nhì cấp Tỉnh

9.0

Giải Ba cấp Tỉnh

8.5

b/ Phương thức 2: Xét tuyển kết hợp kết quả học tập THPT và chứng chỉ năng lực quốc tế

+ Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh học tại các trường THPT có điểm TBCHT lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên và có chứng chỉ năng lực quốc tế trong thời hạn 3 năm (tính đến ngày xét tuyển): SAT từ 1000 điểm trở lên hoặc ACT từ 25 điểm trở lên hoặc A-Level từ 70 điểm trở lên.

- Cách thức xét tuyển: xét theo điểm từ trên cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu xét tuyển. Điểm xét tuyển (ĐXT) theo thang 30 được xác định như sau:

ĐXT = Điểm SAT x 30 : 1600 + điểm ưu tiên (nếu có)

ĐXT = Điểm ACT x 30 : 36 + điểm ưu tiên (nếu có)

ĐXT \= Điểm A-Level quy đổi x 3 + điểm ưu tiên (nếu có)

Bảng điểm quy đổi chứng chỉ A – Level:

Chứng chỉ

Mức điểm chứng chỉ A – Level

Mức điểm quy đổi

A+

97-100

10,0

A

93-96

10,0

A-

90-92

9,5

B+

87-89

9,2

B

83-86

9,0

B-

80-82

8,7

C+

77-79

8,5

C

73-76

8.2

C-

70-72

8,0

c/ Phương thức 3: Xét tuyển kết hợp kết quả học tập THPT và chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế

- Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh học tại các trường THPT có điểm TBCHT lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên và có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế trong thời hạn 2 năm (tính đến ngày xét tuyển): đạt điểm IELTS 5.0 (hoặc chứng chỉ tương đương) trở lên.

- Cách thức xét tuyển: xét theo điểm từ trên cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu xét tuyển. Điểm xét tuyển (ĐXT) theo thang 30 được xác định như sau: Đ

XT = Điểm quy đổi CCTAQT x 3 + điểm ưu tiên (nếu có)

Bảng điểm quy đổi chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế:

Học viện chính sách và phát triển là trường gì năm 2024

3.3. Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐGNL)

+ Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh có kết quả bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2023 đạt từ 75 điểm trở lên.

+ Cách thức xét tuyển: xét theo điểm từ trên cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu xét tuyển. Điểm xét tuyển (ĐXT) theo thang 30 được xác định như sau:

ĐXT = Điểm ĐGNL *30/150 + điểm ưu tiên (nếu có)

3.4. Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả bài thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội (ĐGTD)

+ Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh tham dự bài thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2023 đạt từ 60 điểm trở lên.

+ Cách thức xét tuyển: xét theo điểm từ trên cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu xét tuyển. Điểm xét tuyển (ĐXT) theo thang 30 được xác định như sau:

ĐXT = Điểm ĐGTD *30/100+ điểm ưu tiên (nếu có)

3.5. Phương thức 6: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT

+ Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh có điểm trung bình cộng kết quả học tập theo học kỳ 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của lớp 11 và lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên, riêng ngành Quản lí Nhà nước đạt từ 7,0 điểm trở lên.

+ Cách thức xét tuyển: xét theo điểm từ trên cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu xét tuyển. Điểm xét tuyển (ĐXT) được xác định như sau:

ĐXT = (Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3) + Điểm ưu tiên (nếu có)

Trong đó: Điểm môn 1, Điểm môn 2, Điểm môn 3 lần lượt là điểm trung bình cộng theo học kỳ các môn thuộc tổ hợp xét tuyển của ngành theo cách tính sau:

\> Điểm môn 1 \= (Điểm M1 TB HK1 lớp 11 + Điểm M1 TB HK2 lớp 11 + Điểm M1 TB HK1 lớp 12 + Điểm M1 TB HK2 lớp 12)/4

\> Điểm môn 2 \= (Điểm M2 TB HK1 lớp 11 + Điểm M2 TB HK2 lớp 11 + Điểm M2 TB HK1 lớp 12 + Điểm M2 TB HK2 lớp 12)/4

\> Điểm môn 3 \= (Điểm M3 TB HK1 lớp 11 + Điểm M3 TB HK2 lớp 11 + Điểm M3 TB HK1 lớp 12 + Điểm M3 TB HK2 lớp 12)/4 R

iêng đối với ngành Ngôn ngữ Anh thì điểm môn tiếng Anh được nhân hệ số 2,0.

3.6. Phương thức 7: Xét tuyển dựa trên kết quả thi Tốt nghiệp THPT năm 2023

Xét tuyển theo thang điểm 30 với 09 tổ hợp (A00, A01, C00, C01, C02, D01, D07, D09, D10) theo từng mã ngành/mã tuyển sinh. Riêng ngành ngôn ngữ Anh: Xét tuyển theo thang điểm 40 với điểm môn Tiếng Anh được nhân hệ số 2,0.

Học viện chính sách và phát triển là trường gì năm 2024

4. Thời gian nhận hồ sơ: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của Học viện.

5. Chỉ tiêu tuyển sinh: Chỉ tiêu tuyển sinh đối với từng ngành/chương trình theo từng phương thức tuyển sinh.

Chỉ tiêu của từng phương thức tuyển sinh nếu không tuyển đủ sẽ được chuyển sang sang phương thức tuyển sinh cuối cùng và ngược lại.

5.1. Chỉ tiêu từng phương thức

5.2. Quy định mã phương thức xét tuyển đại học chính quy

Học viện chính sách và phát triển là trường gì năm 2024

6. Ngưỡng đầu vào:

(1) Phương thức 1: Xét tuyển kết hợp kết quả học tập THPT và đạt giải trong kì thi học sinh giỏi cấp Tỉnh

- Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh học tại các trường THPT có điểm TBCHT lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên và đạt giải Nhất, Nhì, Ba tại các kỳ thi học sinh giỏi cấp Tỉnh các môn thuộc tổ hợp xét tuyển của ngành.

(2) Phương thức 2: Xét tuyển kết hợp kết quả học tập THPT và chứng chỉ năng lực quốc tế

- Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh học tại các trường THPT có điểm TBCHT lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên và có chứng chỉ năng lực quốc tế trong thời hạn 3 năm (tính đến ngày xét tuyển): SAT từ 1000 điểm trở lên hoặc ACT từ 25 điểm trở lên hoặc A-Level từ 70 điểm trở lên.

(3) Phương thức 3: Xét tuyển kết hợp kết quả học tập THPT và chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế

- Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh học tại các trường THPT có điểm TBCHT lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên và có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế trong thời hạn 2 năm (tính đến ngày xét tuyển): đạt điểm IELTS 5.0 (hoặc chứng chỉ tương đương) trở lên.

(4) Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐGNL)

- Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh có kết quả bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2023 đạt từ 75 điểm trở lên.

(5) Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả bài thi đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa Hà Nội (ĐGTD)

- Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh tham dự bài thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2023 đạt từ 60 điểm trở lên.

(6) Phương thức 6: Xét tuyển theo điểm học tập THPT

- Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh có điểm trung bình cộng kết quả học tập theo học kỳ 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của lớp 11, 12 đạt từ 7,5 trở lên, riêng ngành Quản lí Nhà nước đạt từ 7,0 điểm trở lên.

(7) Phương thức 7: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023

Ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét tuyển theo thông báo của Học viện ngay sau khi có kết quả thi Tốt nghiệp THPT năm 2023.

6. Các thông tin cần thiết khác để thí sinh dự tuyển vào các ngành của trường:

- Học viện thực hiện xét tuyển theo ngành/chương trình, theo từng phương thức xét tuyển, không quy định chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp; lấy từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu; nếu mỗi phương thức không đủ chỉ tiêu, chỉ tiêu còn lại sẽ được chuyển cho phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 và ngược lại.

- Học viện không áp dụng thêm tiêu chí phụ trong xét tuyển ngoài các quy định trong Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy chế tuyển sinh của Học viện Chính sách và Phát triển.

7. Về việc cập nhật, bổ sung, điều chỉnh, hiệu đính Đề án tuyển sinh đại học

Đề án tuyển sinh đại học năm 2023 sẽ được cập nhật, bổ sung, điều chỉnh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được công bố trước khi thí sinh đăng kí xét tuyển ít nhất 30 ngày theo quy định.

8. Tổ chức tuyển sinh:

- Thời gian: Theo lịch trình chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của Học viện.

- Hình thức nhận đăng ký xét tuyển theo phương thức xét tuyển riêng: Nhận hồ sơ trực tuyến theo Thông báo của Học viện.

9. Chính sách ưu tiên:

9.1. Chính sách ưu tiên chung: Học viện áp dụng chính sách ưu tiên chung theo quy chế tuyển sinh hiện hành theo khu vực và theo đối tượng, cụ thể:

- Mức điểm ưu tiên áp dụng cho khu vực 1(KV1) là 0,75 điểm, khu vực 2 nông thôn (KV2-NT) là 0,5 điểm, khu vực 2 (KV2) là 0,25 điểm, khu vực 3 (KV3) không được tính điểm ưu tiên;

- Mức điểm ưu tiên áp dụng cho nhóm đối tượng UT1 (gồm các đối tượng 01 đến 04) là 2,0 điểm và cho nhóm đối tượng UT2 (gồm các đối tượng 05 đến 07) là 1,0 điểm;

- Các mức điểm ưu tiên được quy định nêu trên tương ứng với tổng điểm 3 môn (trong tổ hợp môn xét tuyển) theo thang điểm 10 đối với từng môn thi (không nhân hệ số); trường hợp phương thức tuyển sinh sử dụng thang điểm 40 thì mức điểm ưu tiên được quy đổi tương ứng.

- Từ năm 2023, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau:

Điểm ưu tiên = [(30-Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên quy định

- Từ năm 2023, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp.

9.2. Xét tuyển thẳng: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9.3. Ưu tiên xét tuyển: Thí sinh không sử dụng quyền tuyển thẳng và không tham gia xét tuyển theo phương thức 1 sẽ được cộng điểm thưởng vào tổng điểm xét tuyển của thí sinh căn cứ theo giải thí sinh đạt được. Mức ưu tiên cụ thể:

+ Giải Nhất Học sinh giỏi Quốc gia: được cộng 3,0 (ba) điểm

+ Giải Nhì Học sinh giỏi Quốc gia: được cộng 2,0 (hai) điểm

+ Giải Ba Học sinh giỏi Quốc gia: được cộng 1,0 (một) điểm

+ Giải Khuyến khích Học sinh giỏi Quốc gia: được cộng 0,5 (không phẩy năm) điểm.

10. Lệ phí xét tuyển: Lệ phí xét tuyển: Thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông báo của Học viện.

11. Học phí dự kiến với sinh viên chính quy:

Học viện thu Học phí theo quy định của Nhà nước đối với trường công lập. Năm học 2023 – 2024:

+ Các chương trình đào tạo (CTĐT) đang triển khai, các CTĐT phát triển năm 2023 thuộc các ngành chưa kiểm định chất lượng, học phí năm học 2023-2024 là: 310.000 đồng/Tín chỉ (tương đương 1.023.000 đồng /tháng; 10.230.000 đồng/năm).

Lộ trình tăng học phí hàng năm không quá 15% và thực hiện theo Nghị định số 81/NĐ-CP ngày 27/08/2021 của Chính phủ.

Học viện Chính sách và Phát triển đào tạo những ngành gì?

Tuyển sinh.

Ngành Kinh tế.

Ngành Ngôn ngữ Anh..

Ngành Kinh tế quốc tế.

Ngành Kinh tế phát triển..

Ngành Quản trị kinh doanh..

Ngành Tài chính - Ngân hàng..

Ngành Quản lý Nhà nước..

Ngành Luật kinh tế.

Học viện Chính sách và Phát triển bao nhiêu điểm?

Học viện Chính sách và Phát triển lấy điểm chuẩn từ 23,5 đến 25,5 ở phương thức xét điểm thi tốt nghiệp. Trong 11/12 ngành lấy điểm chuẩn theo thang 30, Luật kinh tế cao nhất với 25,5 điểm, còn lại dao động 23-24.

Học viện Chính sách và Phát triển có bao nhiêu khoa?

Là cơ sở đào tạo sau Đại học trong lĩnh vực chính sách phát triển, kinh tế và quản lý, Học viện định hướng trở thành trường đại học có uy tín trong hệ thống giáo dục quốc dân về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tư vấn và phản biện chính sách vĩ mô. Hiện tại, Học viện có 10 ngành và 19 chuyên ngành đào tạo hệ đại trà: 1.

Học viện Chính sách và Phát triển cách trung tâm bao nhiêu km?

Học viện Chính sách và Phát triển Học viện tọa lạc tại Khu đô thị Nam An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội và cách khu đô thị Vinhomes Smart City khoảng 10 km với hơn 30 phút chạy xe. Ngoài ra, sinh viên sống tại dự án có thể di chuyển bằng tuyến xe bus 19 cực kỳ thuận tiện và tiết kiệm.