Học xây dựng dân dụng tại đà nẵng

Hiện nay khái niệm ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp vẫn còn lạ lẫm với rất nhiều bạn trẻ. Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra, ngành học này đóng vai trò như thế nào trong nền kinh tế hiện nay,  hoặc học ngành này ra trường có cơ hội việc làm không? Vậy hôm nay, HOCMAI.VN sẽ giới thiệu tới bạn đọc về chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp tại đại học Bách khoa Đà Nẵng [DUT] nhé!

Mô hình thiết kế công trình

1. Tổng quan về ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp

Nghề Xây dựng đã có truyền thống từ lâu và luôn có nhu cầu cao về lao động. Đặc biệt, trong đời sống kinh tế thị trường hiện nay, yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng cho nhà ở, công xưởng, nhà máy, trung tâm thương mại, khu đô thị… đang ngày càng cao. Trước tốc độ tăng trưởng nhanh, thì tốc độ phát triển của xã hội luôn tỷ lệ thuận với nhu cầu về nguồn nhân lực trong ngành xây dựng.

Ngành Xây dựng dân dụng và Công nghiệp đào tạo về khảo sát thiết kế, khai thác, thi công và quản lý các công trình phục vụ cho đời sống sinh hoạt con người, và phát triển nền kinh tế – xã hội như: nhà ở, khách sạn, văn phòng làm việc, nhà hàng, trung tâm thương mại, các công trình thủy lợi, nhà xưởng, giao thông công cộng.

2. Đào tạo ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp tại Đại học Bách khoa Đà Nẵng [DUT]

Hiện nay để phù hợp với nền kinh tế thị trường, các cơ sở đào tạo đang có xu hướng  đào tạo đa ngành. Trong đó,  ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp hiện đang là một trong những ngành trọng điểm. Đón đầu xu thế đó, ĐH Bách khoa Đà Nẵng cũng góp một phần đào tạo ra các kỹ sư Xây dựng dân dụng và công nghiệp cho nền kinh tế nước nhà.

Ngành Kỹ thuật Xây dựng dân dụng và công nghiệp được DUT thành lập từ năm 1976. Hiện nay, Khoa đang đào tạo chuyên ngành ở cả 3 trình độ. Trong đó, trình độ Đại học đào tạo Kỹ thuật xây dựng – chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp; trình độ Thạc sĩ và trình độ Tiến sĩ đào tạo chuyên sâu ngành Kỹ thuật Xây dựng

Đội ngũ giảng viên trong khoa hiện nay đang bao gồm: PGS.TS: 03; Tiến sĩ: 09, Thạc sĩ: 17, Kỹ sư  và cử nhân: 03. Trong đó, hiện đang có 07 giảng viên đang làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài, và 01 giảng viên làm nghiên cứu sinh trong nước.

Năm 2020, Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp  –  ĐH Bách khoa Đà Nẵng được công nhận đạt tiêu chuẩn  AUN-QA –  Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo khu vực Đông Nam Á.

Tham gia đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng dân dụng và công nghiệp tại ĐH Bách khoa Đà Nẵng, các bạn sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức về vật lý kỹ thuật, toán ứng dụng,  kiến thức chuyên sâu và các phần mềm thiết kế chuyên sâu trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp. Ví dụ như: trắc địa,  kết cấu xây dựng; thủy lực, các phương pháp thí nghiệm chuyên ngành phục vụ cho việc tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công và giám sát công trình xây dựng,…

Học tại ĐH Bách khoa Đà Nẵng, các bạn  sẽ có nhiều cơ hội được tham gia các tọa đàm, các buổi liên kết hợp tác giữa Nhà trường và các doanh nghiệp; hoăc tham gia các câu lạc bộ sức trẻ về Nghệ thuật và học thuật do Nhà trường tổ chức.

Ngày 24/04/2021, Lễ Ký kết hợp tác giữa ĐH Bách khoa Đà Nẵng và Công ty OneCAD Việt Nam – mở ra nhiều cơ hội thực tập thực tế và việc làm tương lai cho sinh viên Ngành Xây dựng tại DUT. OneCAD Việt Nam là Công ty Autodesk gold Partner, đây là đối tác cấp độ cao nhất của Autodesk có trụ sở tại Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp bản quyền phần mềm Autodesk và các dịch vụ khác liên quan.

Sau Lễ ký kết, OneCAD Việt Nam giới thiệu tới sinh viên Khoa Xây dựng dân dụng và công nghiệp về Autodesk

3. Điểm chuẩn ngành Xây dựng dân dụng  và công nghiệp tại Đại học Bách khoa Đà Nẵng [DUT]

4. Cơ hội việc làm

Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam  đang trong quá trình hội nhập quốc tế khiến cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nói chung và Xây dựng dân dụng và công nghiệp nói riêng cũng không ngừng phát triển. Theo khảo sát của các chuyên gia thuộc Tổ chức Global Construction Perspectives [GCP] và Trung tâm Kinh tế Oxford về dân số, ngân sách công, ước tính GDP trong những năm tới tại Việt Nam, ngành xây dựng công nghiệp sẽ ngày càng tăng trưởng, đòi hỏi nguồn nhân lực có khả năng chuyên môn và quản lý cao. Đây sẽ là một tín hiệu tốt mở ra cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp nói riêng và ngành Xây dựng nói chung.

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp –  ĐH Bách khoa Đà Nẵng, sinh viên có thể đảm nhiệm các vị trí việc làm sau:

Kỹ sư làm việc ở công trường: Các vị trí làm việc thường là thiết kế công trình,  quản lý tiến độ, giám sát dự án, và nghiệm thu công trình. Các vị trí này yêu cầu bạn phải có sức khỏe thật tốt vì tính chất công việc là tần suất đi công tác xa nhiều. Bên cạnh các kiến thức chuyên môn về xây dựng, các bạn  còn phải có kiến thức quản lý để có thể đảm bảo tiến độ công trình.

Kỹ sư Công xưởng: Công việc này yêu cầu bạn phải nắm vững kiến thức và đảm bảo các tiêu chuẩn vô cùng  khắt khe và nghiêm ngặt. Một số công việc cụ thể: giám sát, ban quản lý chất lượng dự án, quản lý nội bộ, …

Kỹ sư, nhân viên làm việc tại các cơ quan nhà nước, các cơ sở ban ngành, các cơ sở nghiên cứu trực thuộc liên quan tới lĩnh vực xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp.

Bên cạnh đó, sinh viên chuyên ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp tại DUT có thể liên thông, làm việc trong các lĩnh vực khác cùng ngành xây dựng: xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện, công trình biển,  giao thông, tháp truyền hình, truyền thông, hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng truyền tải điện lực, …

Trên đây là tất cả thông tin về đào tạo chuyên ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp tại ĐH Bách khoa Đà Nẵng. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc trong việc lựa chọn ngành học tương lai.

1. NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG LÀ GÌ?

Ngành Kỹ thuật Xây dựng là quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động về tư vấn - thiết kế kết cấu, tổ chức, giám sát, kiểm soát và quản lý thi công và quản lý dự án các công trình xây dựng như: nhà ở, khách sạn, khu chung cư, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại du lịch, khu đô thị, và xây dựng cụm công nghiệp; có khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu, phát hiện và tổ chức thực hiện các công việc phức tạp trong hoạt động chuyên môn xây dựng đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của thế giới việc làm.

2 MÃ TRƯỜNG, MÃ NGÀNH VÀ CÁC CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO

- Mã trường: XDN

- Bậc đào tạo:

  + Đại học chính quy

  + Liên thông chính quy

  + Vừa làm vừa học

- Mã ngành: 7580201

- Chuyên ngành đào tạo:

  + Chuyên ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp;

   * Hệ 4,5 năm, tốt nghiệp cấp bằng kỹ sư;

   * Hệ 3,5 năm, tốt nghiệp cấp bằng cử nhân.

  + Chuyên ngành Kỹ thuật nền móng công trình [Hệ 4,5 năm, tốt nghiệp cấp bằng kỹ sư];

  + Chuyên ngành Công nghệ thi công và an toàn lao động [Hệ 4,5 năm, tốt nghiệp cấp bằng kỹ sư];

  + Chuyên ngành Hệ thống kỹ thuật cơ điện công trình [Hệ 4,5 năm, tốt nghiệp cấp bằng kỹ sư].

3. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng theo định hướng ứng dụng cung cấp cho người học:

- Nhận thức rõ về trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp và có tư cách, trách nhiệm với xã hội. Hiểu biết chủ trương chính sách, các vấn đề kinh tế và pháp luật của đất nước.

- Có khả năng áp dụng các kiến thức khoa học cơ bản và khoa học kỹ thuật trong công tác chuyên môn.

- Xây dựng và tiến hành các thí nghiệm, cũng như phân tích và xử lý kết quả thí nghiệm và áp dụng trong việc kiểm tra chất lượng công trình xây dựng.

- Phân tích, thiết kế, cấu tạo kết cấu cho các loại công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn về kỹ thuật, kinh tế, và xã hội.

- Tư vấn, thiết kế biện pháp kỹ thuật, tổ chức thi công và quản lí dự án cho các công trình xây dựng.

- Khả năng tính tiên lượng, lập tổng mức đầu tư, dự toán, thanh quyết toán và thực hiện hoàn công các công trình xây dựng.

- Có khả năng xác định, phân tích và giải quyết các vấn đề của kỹ thuật.

- Sử dụng được các thiết bị, các công cụ kỹ thuật hiện đại, các phần mềm chuyên dùng, các kỹ năng cần thiết cho lĩnh vực chuyên môn.

- Trình bày và báo cáo kết quả các công việc thực hiện. Có khả năng giao tiếp tiếng Việt và tiếng Anh, tư duy độc lập và làm việc nhóm có hiệu quả. Nhận thức về sự cần thiết và có khả năng tham gia quá trình học tập - suốt đời.

4. CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP

Sau khi tốt nghiệp, tân kỹ sư xây dựng có khả năng đảm nhiệm các vị trí việc làm sau: - Làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước các cấp: xã, phường, huyện, quận, và các sở ban ngành có liên quan đến xây dựng cơ bản; - Làm việc trong các tổ chức nghề nghiệp và các tổ chức chính trị xã hội về quản lý công tác xây dựng cơ bản; - Làm việc trong các công ty, tổng công ty, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế với các vị trí tư vấn thiết kế, thi công, giám sát công trình, quản lý dự án xây dựng; - Làm việc trong các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học; - Làm việc cho các tổ chức, doanh nghiệp trong nước, nước ngoài về xây dựng; - Có khả năng thành lập các công ty cổ phần về lĩnh vực tư vấn thiết kế, thi công các công trình xây dựng, lĩnh vực quản lý – giám sát các dự án xây dựng, về lĩnh vực vật liệu xây dựng, về lĩnh vực trang thiết bị trong công trình.

5. TỐ CHẤT PHÙ HỢP VỚI NGÀNH

PHÙ HỢP VỚI TẤT CẢ NGƯỜI HỌC VÀ NGƯỜI ĐANG MUỐN HỌC.

Video liên quan

Chủ Đề