Hướng dẫn chụp ảnh máy canon 600d

Máy ảnh Canon EOS R5, R6 là một trong những dòng máy chuyên nghiệp giúp bạn thực hiện những cảnh quay ban đêm ấn tượng. Trong điều kiện thiếu sáng, bạn sẽ cần thay đổi chút về cài đặt khi thực hiện. Yến Tâm Camera xin hướng dẫn bạn một số phương pháp chụp ảnh đêm đẹp bằng máy Canon.

Máy ảnh phù hợp cho cảnh quay ban đêm

Trước hết, Yến Tâm Camera xin chia sẻ về các dòng máy có thể chụp ảnh đêm chất lượng cao.

Để thực hiện các cảnh quay và bức hình ban đêm mà không lo mờ, vỡ hay u ám, bạn nên sử dụng các dòng máy ảnh sau:

  • Máy ảnh Canon EOS R5
  • Máy ảnh Canon EOS R6
  • Các máy ảnh thương hiệu khác như: Máy ảnh Nikon Z6II, Nikon Z7II, Sony A7 Mark IV , Sony A7 mark III.

Xem thêm các máy ảnh chuyên nghiệp tại đây.

Để chụp ảnh đêm được, máy ảnh của bạn cần có chế độ thủ công [ký hiệu M]. Ống kính phù hợp để chụp cảnh đêm cho dòng máy Canon là các loại lens góc rộng khoảng 35mm hoặc các loại lens tiêu chuẩn.

Các thiết bị hỗ trợ đi kèm: chân máy ảnh, thiết bị chống rung…

Máy ảnh ống kính Canon giá siêu tốt tại Yến Tâm Camera

Thiết lập chế độ chụp ảnh ban đêm

Để chụp ảnh đêm đẹp, bạn cần thay đổi các thông số cài đặt máy bằng cách sau:

  • Thiết lập chế độ chụp ảnh đêm bằng cách chuyển máy ảnh sang chế độ thủ công để dễ dàng kiểm soát tốc độ và khẩu độ.
  • Sử dụng chân máy để hỗ trợ ghi hình. Tốc độ màn trập khi chụp ảnh đêm tùy vào bối cảnh và nguồn sáng để điều chỉnh.
  • Ống kính khẩu độ rộng sẽ là lens phù hợp cho chụp ảnh ban đêm. Khẩu độ rộng thì ánh sáng sẽ tốt hơn. Bạn nên dùng các loại lens ít nhất f/2.8.
  • điều chỉnh ISO phù hợp với nguồn sáng. Bạn không nên chỉnh sáng quá sẽ làm nhiễu hình ảnh.
  • Chụp thử để test vài bức hình xem ảnh thu hoạch được đã ổn chưa. Nếu quá tối, hãy tăng tốc độ cửa trập và ISO. Nếu ảnh quá sáng, bạn hãy giảm ISO xuống. hoặc điều chỉnh tốc độ và khẩu độ cho phù hợp.
  • Chuyển chế độ lưu trữ tệp hình ảnh sang RAW để tránh nhiễu hạt hoặc nén tệp như JPEG, PNG.
  • Thiết lập độ sáng màn hình LCD chế độ thấp Thiết lập các chế độ chụp ảnh ban đêm

Sau khi đã thiết lập các chế độ chụp ảnh ban đêm phù hợp, hãy tiến hành chụp các bức hình bạn yêu thích bằng máy Canon.

Một vài bối cảnh gợi ý:

  • Chụp cảnh sông nước ban đêm với ánh đèn điện sáng lấp lánh
  • Chụp đường phố thôn quê, thành phố
  • Chụp sao trời ban đêm

Một số cảnh đêm tuyệt đẹp được chụp bằng máy ảnh Canon EOS R5.

Chụp ảnh đêm đẹp với máy ảnh Canon EOS R5

Các loại ống kính góc rộng sẽ giúp bạn thỏa sức sáng tạo phong cảnh thiên nhiên kỳ thú.

Trên đây là một vài kinh nghiệm từ Yến Tâm Camera khi chụp ảnh đêm bằng máy ảnh Canon. Chúc bạn sáng tạo nhiều bức hình với không gian màn đêm tuyệt đẹp. Đừng quên truy cập Yến Tâm Camera để tìm hiểu các bài viết chia sẻ kinh nghiệm chụp hình, quay phim chuyên nghiệp.

Kỹ thuật lấy nét nhanh và chính xác trong mọi tình huống là một trong những kỹ thuật không dễ trong nhiếp ảnh. Bài viết này sẽ giới thiệu một kỹ thuật gồm 2 phần để tăng hiệu quả việc lấy nét: sử dụng phím lấy nét phía sau thân máy và 'lấy nét rồi dịch khung'.

Phím lấy nét sau thân máy

Đầu tiên là cách thiết lập kỹ thuật này. Thường thì khi mới mua về, máy của bạn được cài đặt để lấy nét tự động khi ấn một nửa phím chụp. Tôi đã cài đặt lại để phím chụp ấy chỉ còn chụp, còn lấy nét sẽ là việc của một phím khác mà bình thường không dùng để làm gì. Có nhiều lý do để tôi làm như vậy. Thứ nhất tôi thích mỗi phím chỉ có 1 chức năng như người ta vẫn thường nghĩ hơn là việc kết hợp 2 chức năng trong 1 phím. Trong nhiều trường hợp, khi đã xác định được đối tượng, bạn chỉ cần chụp, mà không cần phải lấy nét lại từ đầu, nếu sử dụng phím 2 trong 1, khi ấn chụp 1 lần nữa, máy sẽ lại lấy nét nữa, chính quá trình lấy nét không cần thiết đó có thể khiến bạn lỡ khoảnh khắc đẹp.

Phím được thiết kế dành cho việc lấy nét thay cho phải bấm 1/2 phía chụp ở Canon 600D nằm ở phía sau thân máy. Tùy vào dòng máy của mình, bạn cũng có thể tìm được phím này với một biểu tượng hình * hoặc phím AF-ON nằm ở phía bên phải ống ngắm. Cách cài đặt đối với Canon 600D: Menu > Custom Functions [C. Fn] > Shutter/AE lock button > ...

Đối với máy Canon 5D Mark II thì phím AF-ON chính là phím cần tìm, còn với Canon 600D, bạn sẽ phải tìm phím *

Đây chỉ mới là một nửa của kỹ thuật. Việc thay đổi này chỉ đem lại một lợi ích là bạn có thể khóa nét đối tượng của mình dễ dàng hơn mà không cần phải khư khư tay giữa hờ phím chụp.

Lấy nét rồi dịch khung

Mỗi máy ảnh đều có một hệ thống điểm lấy nét của riêng nó, có thể nhìn thấy chúng khi đặt mắt vào ống ngắm. Bình thường chỉ có một điểm trong số chúng là điểm mà bạn đã chọn trước là điểm được lấy nét rõ khi dùng chức năng lấy nét tự động. Việc chúng ta cần làm ở kỹ thuật này là hãy để điểm lấy nét của bạn ở trung tâm màn hình. Việc lấy nét tại điểm trung tâm không có nghĩa rằng chúng ta chọn vùng nét của bức hình nằm ngay trung tâm. Tôi ngắm vào đối tượng và cũng lấy nét điểm cần được lấy nét ngay tại trung tâm ống ngắm, khóa nét bằng việc buông phím * ra và không đụng vào nữa, lúc này hệ thống lấy nét tự động không còn hoạt động, đối tượng đã nét rõ ràng, dịch khung máy ảnh tại chỗ để có bố cục thích hợp, sau đó chỉ việc bấm phím chụp.

Một điều nữa mà tôi muốn giới thiệu ở đây. Trên máy ảnh của mình, phím chụp khi ấn một nửa còn dùng để khóa đo sáng. Điều này rất có ích khi chụp ở chế độ Av [ưu tiên khẩu độ] hoặc Tv [ưu tiên tốc độ]. Tôi đã cài máy ảnh để đo sáng cho khuôn mặt, và trong lúc lấy nét đôi mắt, tôi cũng khóa đo sáng bằng việc ấn một nửa phím chụp. Bằng cách đó, khi dịch khung, máy ảnh sẽ không thay đổi các thiết lập đo sáng.

Lợi ích của kỹ thuật

Lấy nét bằng phím phía sau thân máy sẽ rất tiện khi chụp ảnh sự kiện, thể thao, đám cưới, và bất cứ ai muốn chụp những hành động nhanh, di chuyển nhanh. Còn việc lấy nét rồi dịch khung là một kỹ thuật giúp bạn chụp nhanh hơn rất nhiều, bạn không cần phải tính toán xem đối tượng sẽ nằm ở vùng nào của ánh, mình cần phải lấy nét điểm nào, hơn thế nữa, bạn sẽ có thể sáng tạo nhiều hơn về bố cục khi nhìn đối tượng qua ống ngắm.

Cuối cùng, kỹ thuật này cũng chẳng hẳng hưởng đến việc bạn chụp ảnh liên tiếp. AI Serve Focus, hay Continous Focus vẫn dùng được bình thường.

Tuy nhiên, trong quá trình dịch khung, bạn phải cẩn thận nếu không chú ý khoảng cách, đối tượng của bạn sẽ bị out nét.

TỔNG KẾT

Đối với tôi, những kỹ thuật nhắc đến ở phía trên đã trở thành một phần không thể thiếu khi chụp ảnh. Khả năng lấy nét nhanh và chính xác, lại có bố cục thích hợp là lợi ích cực kỳ lớn mà nó mang lại.

Tuy nhiên, mọi kỹ thuật nhiếp ảnh đều cần một khoảng thời gian để luyện tập và thuần thục. Và chỉ có trải nghiệm bạn mới biết bạn có thích nó hay không, nó có phù hợp với bạn không; nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp vẫn quen với việc lấy nét kiểu thông thường hơn. Nếu bạn đang muốn cái thiện khả năng lấy nét của mình, hãy thử trải nghiệm và kiểm chứng nhé!

Chủ Đề