Hướng dẫn phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng

Các vấn đề xoay quanh việc điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng, bao gồm nguyên tắc, các trường hợp được điều chỉnh giá, trình tự, thủ tục, nội dung và phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng được quy định chi tiết tại Thông tư 07/2016/TT-BXD.

Thông tư này chỉ bắt buộc áp dụng đối với dự án đầu tư xây dựng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập; dự án đầu tư xây dựng của doanh nghiệp nhà nước; dự án có sử dụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án. Các dự án đầu tư xây dựng khác không bắt buộc, nhưng được khuyến khích áp dụng văn bản này.

1. Việc điều chỉnh giá hợp đồng chỉ áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng, bao gồm cả thời gian được gia hạn theo thỏa thuận của hợp đồng.

2. Giá hợp đồng sau điều chỉnh [bao gồm cả khối lượng công việc phát sinh hợp lý ngoài phạm vi hợp đồng đã ký] không vượt giá gói thầu được phê duyệt [bao gồm cả chi phí dự phòng của gói thầu đó] thì Chủ đầu tư được quyền quyết định điều chỉnh; trường hợp vượt giá gói thầu được phê duyệt thì phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư chấp thuận trước khi điều chỉnh.

3. Khi ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng, các bên cần xác định rõ khối lượng công việc bổ sung, phát sinh và đơn giá áp dụng. Khối lượng công việc bổ sung, phát sinh phải được các bên thống nhất trước khi thực hiện.

4. Không điều chỉnh giá hợp đồng đối với phần giá trị hợp đồng tương ứng với mức tạm ứng hợp đồng vượt mức tạm ứng tối thiểu [quy định tại Khoản 5 Điều 18 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP] kể từ thời Điểm tạm ứng; đối với khối lượng công việc phát sinh tăng do lỗi chủ quan của nhà thầu gây ra.

5. Không thực hiện điều chỉnh giá hợp đồng theo những quy định của Thông tư 07/2016/TT-BXD cho những nội dung thuộc trách nhiệm bồi thường của đơn vị bảo hiểm.

6. Việc điều chỉnh giá hợp đồng phải được các bên thỏa thuận và quy định cụ thể trong hợp đồng về các trường hợp được điều chỉnh giá, thủ tục, trình tự, thời gian, phạm vi, Điều kiện điều chỉnh, phương pháp và căn cứ điều chỉnh giá hợp đồng. Phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng phải phù hợp với loại giá hợp đồng, tính chất công việc của hợp đồng. Các nội dung khác [nếu có] mà các bên thỏa thuận được điều chỉnh trong hợp đồng không được trái với những quy định của Thông tư 07/2016/TT-BXD và các quy định pháp luật có liên quan về hợp đồng xây dựng.

Hợp đồng xây dựng chỉ được điều chỉnh giá trong các trường hợp quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 143 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014. Cụ thể một số trường hợp được điều chỉnh giá hợp đồng như sau:

1. Đối với hợp đồng trọn gói:

Chỉ điều chỉnh giá hợp đồng đối với những khối lượng công việc bổ sung hợp lý, những khối lượng thay đổi giảm so với phạm vi công việc phải thực hiện theo hợp đồng đã ký và các trường hợp bất khả kháng, cụ thể như sau:

a] Khối lượng công việc bổ sung hợp lý hoặc những khối lượng thay đổi giảm:

– Đối với hợp đồng tư vấn là những khối lượng công việc bổ sung nằm ngoài nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện, hoặc công việc đã ký kết trong hợp đồng nhưng không thực hiện.

– Đối với hợp đồng thi công xây dựng là những khối lượng công việc nằm ngoài phạm vi công việc phải thực hiện của thiết kế kèm theo hợp đồng; hoặc những công trình, hạng Mục công trình, công việc không phải thực hiện của thiết kế kèm theo hợp đồng.

– Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị là những khối lượng nằm ngoài danh Mục thiết bị thuộc phạm vi hợp đồng đã ký ban đầu.

b] Các trường hợp bất khả kháng quy định tại Khoản 2 Điều 51 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP, bất khả kháng khác [như: khi thi công gặp hang casto, túi bùn, cổ vật, khảo cổ] mà các bên không lường trước được khi ký hợp đồng, được Người quyết định đầu tư chấp thuận.

2. Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định:

a] Bổ sung khối lượng công việc hợp lý chưa có đơn giá trong hợp đồng.

b] Các trường hợp bất khả kháng và bất khả kháng khác như quy định tại Thông tư 07/2016/TT-BXD.

3. Đối với hợp đồng theo thời gian:

a] Thời gian thực tế thực hiện công việc được nghiệm thu tăng hoặc giảm lớn hơn 20% thời gian thực hiện ghi trong hợp đồng.

b] Bổ sung chuyên gia hợp lý chưa có mức thù lao cho chuyên gia trong hợp đồng.

c] Khi Nhà nước thay đổi chính sách về thuế, tiền lương làm thay đổi mặt bằng tiền lương chuyên gia ảnh hưởng trực tiếp đến giá hợp đồng; và các bên có thỏa thuận trong hợp đồng.

4. Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh:

a] Khối lượng thực tế hoàn thành được nghiệm thu tăng hoặc giảm lớn hơn 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng.

b] Bổ sung khối lượng công việc hợp lý chưa có đơn giá trong hợp đồng.

c] Điều chỉnh đơn giá toàn bộ hoặc một số đơn giá cho những công việc mà tại thời Điểm ký hợp đồng bên giao thầu và bên nhận thầu đã thỏa thuận điều chỉnh sau một khoảng thời gian nhất định kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực.

d] Các trường hợp bất khả kháng và bất khả kháng khác như quy định tại Thông tư 07/2016/TT-BXD.

5. Đối với hợp đồng theo giá kết hợp:

Bao gồm các trường hợp được điều chỉnh giá hợp đồng nêu tại Thông tư 07/2016/TT-BXD [các trường hợp được điều chỉnh tương ứng với từng loại giá hợp đồng].

1. Đối với các trường hợp được điều chỉnh giá hợp đồng nêu tại Điều 3 [trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 3] Thông tư 07/2016/TT-BXD, các bên phải ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng làm cơ sở điều chỉnh giá hợp đồng.

2. Chủ đầu tư có trách nhiệm phê duyệt hoặc trình phê duyệt dự toán bổ sung, phát sinh [trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 3 Thông tư 07/2016/TT-BXD] do nhà thầu lập, làm cơ sở ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng. Nhà thầu lập dự toán bổ sung, phát sinh trên cơ sở khối lượng bổ sung, phát sinh được thống nhất giữa các bên, quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và các thỏa thuận trong hợp đồng.

3. Nhà thầu chính có trách nhiệm điều chỉnh giá hợp đồng tương ứng cho nhà thầu phụ theo nội dung hợp đồng ký giữa các bên, khi được điều chỉnh giá.

Xem thêm các vấn đề khác liên quan đến hợp đồng xây dựng:

Các loại hợp đồng xây dựng;

Một số vấn đề chung về hợp đồng xây dựng [phần 1];

Một số vấn đề chung về hợp đồng xây dựng [phần 2];

Vui lòng liên hệ với LTS LAW để được tư vấn chi tiết và cụ thể hơn.

Liên hệ LTS LAW

1. Điều chỉnh hợp đồng bao gồm điều chỉnh khối lượng, điều chỉnh đơn giá, điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng, điều chỉnh giá hợp đồng và các nội dung khác [nếu có] mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.

2. Hợp đồng xây dựng chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 143 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.

Điều 36. Nguyên tắc điều chỉnh hợp đồng xây dựng

1. Việc điều chỉnh hợp đồng xây dựng chỉ được áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng.

2. Đối với hợp đồng trọn gói, chỉ được điều chỉnh hợp đồng cho những khối lượng công việc bổ sung ngoài phạm vi công việc theo hợp đồng đã ký [đối với hợp đồng thi công xây dựng, hợp đồng cung cấp thiết bị là nằm ngoài phạm vi công việc phải thực hiện theo thiết kế, yêu cầu của hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu; đối với hợp đồng tư vấn là nằm ngoài nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện] và trường hợp bất khả kháng.

3. Giá hợp đồng sau điều chỉnh không làm vượt giá gói thầu hoặc dự toán gói thầu được phê duyệt [bao gồm cả chi phí dự phòng cho gói thầu đó] thì chủ đầu tư được quyền quyết định điều chỉnh; trường hợp vượt giá gói thầu hoặc dự toán gói thầu được phê duyệt thì phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư chấp thuận trước khi điều chỉnh và phải đảm bảo đủ vốn để thanh toán cho bên nhận thầu theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.

Điều 37. Điều chỉnh khối lượng công việc trong hợp đồng xây dựng

1. Các bên tham gia hợp đồng phải thỏa thuận cụ thể về các trường hợp được điều chỉnh khối lượng, phạm vi và trình tự, thủ tục điều chỉnh khối lượng.

2. Việc điều chỉnh khối lượng công việc trong hợp đồng xây dựng được quy định sau:

a] Đối với hợp đồng trọn gói: Trường hợp có phát sinh hợp lý những công việc ngoài phạm vi hợp đồng đã ký [đối với hợp đồng thi công xây dựng, hợp đồng cung cấp thiết bị là nằm ngoài phạm vi công việc phải thực hiện theo thiết kế; đối với hợp đồng tư vấn là nằm ngoài nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện].

Trường hợp này, khi điều chỉnh khối lượng không làm vượt giá gói thầu được phê duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu tính toán, thỏa thuận và ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng; trường hợp vượt giá gói thầu được phê duyệt thì phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định; trường hợp thỏa thuận không được thì khối lượng các công việc phát sinh đó sẽ hình thành gói thầu mới, việc lựa chọn nhà thầu để thực hiện gói thầu này theo quy định hiện hành.

b] Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và đơn giá điều chỉnh: Bổ sung những khối lượng công việc hợp lý chưa có đơn giá trong hợp đồng nhưng không làm vượt giá gói thầu được phê duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu tính toán, thỏa thuận và ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng; trường hợp vượt giá gói thầu được phê duyệt thì phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định; các khối lượng công việc đã có đơn giá trong hợp đồng được xác định theo khối lượng hoàn thành thực tế [tăng hoặc giảm so với khối lượng trong hợp đồng đã ký] được nghiệm thu.

3. Đối với những khối lượng phát sinh nằm ngoài phạm vi hợp đồng đã ký mà chưa có đơn giá trong hợp đồng, các bên tham gia hợp đồng phải thống nhất đơn giá để thực hiện khối lượng công việc này trước khi thực hiện.

Điều 38. Điều chỉnh đơn giá và giá hợp đồng xây dựng

1. Trong hợp đồng xây dựng các bên phải thỏa thuận cụ thể các trường hợp được điều chỉnh đơn giá và giá hợp đồng xây dựng; trình tự, phạm vi, phương pháp và căn cứ điều chỉnh giá hợp đồng; phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng phải phù hợp với loại giá hợp đồng, tính chất công việc trong hợp đồng xây dựng.

2. Việc điều chỉnh đơn giá hợp đồng được quy định như sau:

a] Việc điều chỉnh đơn giá thực hiện hợp đồng chỉ áp dụng đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh và hợp đồng theo thời gian khi các bên có thỏa thuận trong hợp đồng.

b] Trường hợp khối lượng công việc thực tế thực hiện tăng hoặc giảm lớn hơn 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng hoặc khối lượng phát sinh chưa có đơn giá trong hợp đồng thì các bên thống nhất xác định đơn giá mới theo nguyên tắc đã thỏa thuận trong hợp đồng về đơn giá cho các khối lượng này để thanh toán.

c] Trường hợp khối lượng thực tế thực hiện tăng hoặc giảm nhỏ hơn hoặc bằng 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng thì áp dụng đơn giá trong hợp đồng, kể cả đơn giá đã được điều chỉnh theo thỏa thuận của hợp đồng [nếu có] để thanh toán.

d] Việc điều chỉnh đơn giá hợp đồng cho những khối lượng công việc mà tại thời điểm ký hợp đồng bên giao thầu và bên nhận thầu có thỏa thuận điều chỉnh đơn giá thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều này và hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

3. Phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng:

a] Việc áp dụng các phương pháp điều chỉnh giá phải phù hợp với tính chất công việc, loại giá hợp đồng, đồng tiền thanh toán và phải được các bên thỏa thuận trong hợp đồng.

b] Cơ sở dữ liệu đầu vào để tính toán điều chỉnh giá phải phù hợp với nội dung công việc trong hợp đồng. Trong hợp đồng phải quy định việc sử dụng nguồn thông tin về giá hoặc nguồn chỉ số giá của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để điều chỉnh giá hợp đồng theo công thức sau:

GTT = GHĐ x Pn

Trong đó:

- “GTT”: Là giá thanh toán tương ứng với các khối lượng công việc hoàn thành được nghiệm thu.

- “GHĐ”: Là giá trong hợp đồng tương ứng với các khối lượng công việc hoàn thành được nghiệm thu.

- “Pn”: Hệ số điều chỉnh [tăng hoặc giảm] được áp dụng cho thanh toán hợp đồng đối với các khối lượng công việc hoàn thành được nghiệm thu trong khoảng thời gian “n”.

4. Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể về điều chỉnh hợp đồng xây dựng.

Điều 39. Điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng

1. Trong hợp đồng xây dựng các bên phải thỏa thuận về các trường hợp được điều chỉnh tiến độ. Trường hợp thời hạn hoàn thành chậm hơn so với tiến độ của hợp đồng, các bên phải xác định rõ trách nhiệm của mỗi bên đối với những thiệt hại do chậm tiến độ gây ra.

2. Tiến độ thực hiện hợp đồng được điều chỉnh trong các trường hợp sau:

a] Do ảnh hưởng của động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, hỏa hoạn, địch họa hoặc các sự kiện bất khả kháng khác.

b] Thay đổi, điều chỉnh dự án, phạm vi công việc, thiết kế, biện pháp thi công theo yêu cầu của bên giao thầu làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng.

c] Do việc bàn giao mặt bằng không đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng, tạm dừng hợp đồng do lỗi của bên giao thầu, các thủ tục liên quan ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng mà không do lỗi của bên nhận thầu gây ra.

d] Tạm dừng thực hiện công việc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không do lỗi của bên giao thầu gây ra.

3. Khi điều chỉnh tiến độ hợp đồng không làm kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng [bao gồm cả thời gian được kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng theo quy định của hợp đồng xây dựng] thì chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận, thống nhất việc điều chỉnh. Trường hợp điều chỉnh tiến độ làm kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng thì chủ đầu tư phải báo cáo Người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định.

Video liên quan

Chủ Đề