Hút dịch dạ dày cho người lớn thường sử dụng ống thông

Ống thông mũi dạ dày hay ruột non được dùng để làm giảm áp lực dạ dày. Dùng để điều trị mất trương lưc dạ dày, tắc ruột, loại bỏ chất độc đường tiêu hóa, đưa thuốc giải độc [như, than hoạt], hoặc cả hai; lấy chất chứa trong dạ dày làm xét nghiệm [thể tích, lượng axit, máu]; cung cấp dinh dưỡng.

Chống chỉ định đặt thông mũi dạ dày bao gồm

  • Tắc mũi họng hoặc thực quản

  • Chấn thương hàm mặt mức độ nặng

  • Bất thường đông máu chưa điều trị

Giãn tĩnh mạch thực quản trước đó có thể cân nhắc là chống chỉ định, nhưng thiếu bằng chứng về tác dụng không mong muỗn.

Một số loại ống thông có sẵn. Ống Levin hay Salem được dùng để giảm áp lực dạ dày, phân tích, hiếm khi dùng để cho ăn ngắn ngày. Một loạt ống dài, mỏng được dùng dài ngày nuôi dưỡng đường ruột Dinh dưỡng qua ống thông .

Để đăt ống thông, bệnh nhân ngồi thẳng, nếu không thể, nằm ở tư thế nghiêng trái. Thuốc gây tê tại chỗ được xịt vào mũi và họng sẽ làm giảm khó chịu. Với tư thế đầu bệnh nhân uốn cong một phần. ống đã bôi trơn được đưa vào qua lỗ mũi trước, ra sau xuống dưới để phù hợp với giải phẫu mũi họng. Kỹ thuật để tiếp cận thành trước họng, bệnh nhân uống một chút nước qua ống hút. Ho dữ dội với luồng khí thở ra qua ống thông cho biết đã đặt nhầm vị trí vào khí quản. Hút dịch dạ dày sau đó bơm lại dạ dày. Vi trí của các ống lớn hơn có thể được xác định bằng cách bơm 20-30 mL không khí vào và dùng ống nghe nghe tiếng thổi của luồng khí ở vị trí hạ sườn trái.

Unable to find ViewModel builder for Vasont.Multimedia.

Với vài loại ống nhỏ hơn, ống cho ăn đường ruột linh hoạt cần sử dụng que sắt cứng hoặc que thông. Những ống này cần đèn huỳnh quang hoặc nội soi trợ giúp để qua được môn vị.

Biến chứng đặt ống nội khí quản hiếm gặp bao gồm, chấn thương mũi họng có hay không có chảy máu, khó thở, chấn thương thực quản hoặc xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày [và rất hiếm] nội sọ hoặc trung thất.

[Cập nhật: 19/11/2017]

I. ĐẠI CƯƠNG/ĐỊNH NGHĨA

Đặt ống thông dạ dày là kỹ thuật đưa ống thông qua đường miệng hoặc đường mũi vào dạ dày người bệnh.

II. CHỈ ĐỊNH

Để nuôi dưỡng: đối với những người bệnh hôn mê, co giật, trẻ đẻ non [phản xạ mút, nuốt kém], dị dạng đường tiêu hóa nặng hoặc ăn bằng đường miệng có nguy cơ suy hô hấp hoặc ngạt.

Để rửa dạ dày: trong trường hợp ngộ độc cấp hoặc chảy máu

Để dẫn lưu dịch dạ dày, giúp giảm áp lực trong ống tiêu hóa: trong các trường hợp tắc ruột, liệt ruột cơ năng [viêm tụy cấp…] hoặc sau phẫu thuật đường tiêu hóa.

Theo dõi tình trạng chảy máu dạ dày, sự tái phát của chảy máu dạ dày.

Lấy dịch dạ dày làm xét nghiệm.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Tổn thương ở thực quản: u, dò, bỏng thực quản dạ dày do acid hoặc kiềm mạnh, teo thực quản.

- Nghi thủng dạ dày

- Áp xe thành họng

- Tổn thương vùng hàm mặt

- Bệnh ở thực quản: co thắt, chít hẹp, phình tĩnh mạch, động mạch thực quản.

IV. CHUẨN BỊ

Người thực hiện: một điều dưỡng [điều dưỡng]

Phương tiện

Ống Faucher cỡ to 14-22 [đường kính trong từ 6-10mm].

Găng tay sạch: 2 đôi.

Dầu nhờn: K - Y hoặc parafin.

Gạc vô trùng

Băng dính.

Túi dẫn lưu ống thông dạ dày.

Ống nghe. Bộ đo huyết áp

- Bơm tiêm 50 ml, máy hút [nếu có]

- Ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm, giấy xét nghiệm [nếu có] - Hộp thuốc chống shock

- Bát kền

3. Người bệnh

- Động viên, giải thích cho người bệnh thủ thuật sắp làm để người bệnh yên tâm và hợp tác. Nếu người bệnh hôn mê phải giải thích cho người nhà.

- Tháo răng giả [nếu có]

- Nếu hôn mê có nguy cơ sặc: đặt nội khí quản có bóng chèn, bơm căng bóng.

4. Hồ sơ bệnh án

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

3. Thực hiện kỹ thuật

Đặt người bệnh ở tư thế nửa nằm nửa ngồi [người bệnh tỉnh] hoặc nằm đầu thấp, mặt nghiêng về bên trái [người bệnh hôn mê].

Đo độ dài của ống thông [đo từ cánh mũi tới dái tai vòng xuống mũi ức, khoảng 45- 50 cm là ngang phần đáy dạ dày hoặc từ răng cho đến rốn].

Bôi trơn đầu ống thông [khoảng 5 cm, không để dầu đọng trong ống làm người bệnh sặc]

Bảo người bệnh há miệng hoặc dùng dụng cụ mở miệng hoặc canun Guedel [người bệnh không tỉnh], luồn ống thông qua miệng. Nếu khó khăn có thể luồn qua mũi theo đường đi của lỗ mũi.

Nhẹ nhàng đưa ống vào miệng, sát má, tránh vòm họng và lưỡi gà, động viên người bệnh nuốt mặc dầu rất khó chịu, trong khi đó người điều dưỡng từ từ đẩy ống và đến khi vạch đánh dấu chạm tới cung răng thì dừng lại. Nếu người bệnh có sặc, ho dữ dội, tái mặt, tím môi thì rút ra và đưa lại.

Kiểm tra xem ống thông đã vào đúng dạ dày chưa bằng 3 cách: bơm khí khoảng 30 ml và nghe vùng thượng vị thấy tiếng sục của khí qua nước hoặc dùng bơm tiêm hút dịch vị hoặc nhúng đầu ngoài của ống thông vào cốc nước sạch không thấy sủi khí.

Cố định ống thông dạ dày bằng băng dính.

Lắp túi dẫn lưu vào đầu ống thông dạ dày

- Ghi hồ sơ bệnh án: loại ống thông, kých cỡ, sự hợp tác của người bệnh trong quá trình làm thủ thuật và phương pháp kiểm tra vị trí của ống thông.

VI. THEO DÕI

Toàn trạng: mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ.

Phản xạ ho sặc tránh hít phải dịch.

Trường hợp lưu ống thông, thì sau 3 – 7 ngày [tùy điều kiện] thay ống thông và đổi lỗ mũi.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

Nôn mửa gây sặc dịch dạ dày: máy hút, đặt nội khí quản

Nhịp tim chậm, ngất do kých thích dây X: hồi sức cấp cứu.

Đặt nhầm vào khí quản: khi thấy người bệnh ho, sặc, tím môi phải rút ống thông ngay.

Tổn thương vùng mặt.

Sonde dạ dày [đặt ống thông dạ dày] được biết đến là một kỹ thuật quan trọng để cung cấp dinh dưỡng, theo dõi tình trạng bệnh hoặc hút dịch. Cùng tìm hiểu rõ hơn Sonde dạ dày nghĩa là gì? Đối tượng nào cần đặt Sonde dạ dày và những lưu ý khi chăm sóc?

Đặt sonde dạ dày là một phương pháp phổ biến trong y khoa sử dụng để truyền thức ăn, thăm khám, điều trị cho hầu hết các bệnh nhân hôn mê. Sau đây là một số thông tin bạn cần nắm rõ về đặt sonde hay còn gọi là ống thông dạ dày.

Đặt sonde dạ dày được áp dụng phổ biến nhất với bệnh nhân không có khả năng ăn uống. Thường thì bác sĩ sẽ đưa ống thông dạ dày từ miệng hoặc mũi xuống dạ dày  để truyền thức ăn cho người bệnh. Bên cạnh đó, đặt ống thông dạ dày còn được các bác sĩ dùng để hút dịch, chẩn đoán bệnh tình và theo dõi sức khỏe cho bệnh nhân.

Đặt ống thông dạ dày được thực hiện qua hai đường đó là đặt ống theo đường mũi vào dạ dày. Đây là phương pháp phổ biến nhất, ít ảnh hưởng tới vấn đề răng miệng và giao tiếp của bệnh nhân. Còn biện pháp thứ hai đó là đi ống thông qua miệng đến dạ dày, thường dùng cho bệnh nhân không thể nói chuyện và mũi đang có vấn đề.

Tùy theo độ tuổi mà bác sĩ áp dụng các loại ống thông dạ dày khác nhau. Thường thì trẻ em sẽ sử dụng ống thông có kích thước 5-10mm còn người lớn thì ống thông có kích thước là 10-22mm.

Sonde dạ dày được thực hiện để đưa thức ăn, dinh dưỡng vào cơ thể bệnh nhân

Đặt ống thông dạ dày thường được áp dụng với các trường hợp sau:

  • Trẻ em nghi ngờ bị lao phổi hoặc các vấn đề hô hấp.
  • Các bệnh nhân bị ung thư dạ dày tá tràng, viêm loét dạ dày.
  • Các trường hợp chướng bụng sau các ca phẫu thuật.
  • Bệnh nhân khó nuốt thức ăn, khó thở khi ăn trong trường hợp bị dạng đường tiêu hóa.
  • Bệnh nhân ngộ độc và phải rửa dạ dày.
  • Bệnh nhân hôn mê, bất tỉnh.

Các đối tượng không nên sử dụng ống thông dạ dày thường là:

  • Bị áp xe ở thành họng.
  • Bệnh nhân bị tổn thương vùng hàm và mặt.
  • Có bệnh ở thực quản như chít hẹp, phình tĩnh mạch, co thắt, động mạch thực quản.
  • Bệnh nhân bị nghi thủng dạ dày.
  • Bệnh nhân bị tổn thương thực quản như u, ung thư, bỏng thực quản do acid/kiềm mạnh, bệnh nhân teo thực quản.

Đặt ống thông dạ dày sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Một số mục đích sau chính là điểm mấu chốt để bác sĩ sử dụng ống thông dạ dày cho bệnh nhân:

  • Lấy dịch dạ dày để tiện hơn trong khâu chẩn đoán và xét nghiệm các bệnh đường tiêu hóa.
  • Cung cấp thức ăn để nuôi bệnh nhân không có khả năng ăn uống như hôn mê, bất tỉnh, tiêu hóa không hiệu quả.
  • Giảm áp lực của dịch ứ đọng trong dạ dày sau phẫu thuật. Tránh tình trạng chướng bụng và khó chịu.
  • Bơm rửa và làm sạch dạ dày trong trường hợp bệnh nhân ngộ độc thức ăn hoặc thuốc bảo vệ thực vật.

Về mặt ưu điểm, đặt ống thông dạ dày có những lợi ích sau:

  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bệnh nhân.
  • Không gây tai biến.
  • Giá thành không đắt đỏ, phù hợp với nhiều bệnh nhân.
  • Cung cấp năng lượng cho người bệnh.
  • Không phụ thuộc vào cảm quan của bệnh nhân.

Còn về mặt nhược điểm, ống thông dạ dày vẫn tồn tại những điểm bất cập sau:

  • Người bệnh không có cảm giác ăn ngon miệng.
  • Viêm phổi và dễ sặc khi có vật thể lạ đi vào phổi.
  • Có thể gây viêm tuyến nước bọt.
  • Nguy cơ tổn thương vùng niêm mạc mũi nơi cố định ống thông dạ dày.
  • Người bệnh thậm chí còn bị rối loạn tiêu hóa.

Thời gian lưu ống thông dạ dày trong cơ thể thường là 5 đến 7 ngày để tránh tình trạng viêm nhiễm từ ống dẫn đến. Nếu ở các cơ sở y tế, các y bác sĩ sẽ trực tiếp thay cho bệnh nhân. Còn bệnh nhân được đặt ống tại nhà, lưu ý thời gian lưu sonde dạ dày để kịp thời thay và lắp đặt sonde mới.

Quy trình thực hiện đặt ống thông dạ dày không khó, tuy nhiên bạn cần được sự hỗ trợ của bác sĩ có uy tín để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.

Nếu bệnh nhân còn tỉnh thì đặt họ trong tư thế nửa nằm nửa ngồi hoặc bệnh nhân hôn mê thì tiến hành đặt họ ở tư thế đầu nằm thấp, mặt nghiêng bên trái.

Đo độ dài của sonde từ cánh mũi tới dái tai vòng sang mũi ức, tầm 50cm là ngang với dạ dày hoặc từ răng cho tới rốn. Bôi trơn đầu ống khoảng 5cm, tránh để dầu đọng trong ống khiến người bệnh bị sặc và khó chịu.

Cho người bệnh há miệng hoặc trong trường hợp họ bị hôn mê thì dùng dụng cụ chuyên mở miệng hoặc canun Guedel, luồn ống thông qua miệng. Nếu việc luồn qua miệng khó khăn thì nên sử dụng đường mũi.

Đưa ống thông vào miệng thật nhẹ nhàng, sát phía bên má, không nên đi gầy vòm họng và lưỡi gà. Nếu bệnh nhân tỉnh thì khuyên bệnh nhân nuốt xuống, trong khi y tá, bác sĩ đẩy từ từ ống vào đến khi vạch được đánh dấu khi đo độ dài sonde thì dừng. Người bệnh bị ho sặc và tím tái thì nên rút ra và đặt lại.

Trường hợp người sonde dạ dày là trẻ em thì việc đặt ống diễn ra khó khăn hơn

Kiểm tra ống thông bằng cách bơm 30ml khí và nghe tiếng sôi sục từ vùng thượng vị, cách khác dùng tiêm rút dịch vị hoặc nhúng đầu ngoài của ống thông vào một cốc nước sạch không thấy sủi khí.

Hoàn thiện kỹ thuật với việc cố định sonde dạ dày bằng băng dính và lắp túi dẫn lưu vào đầu sonde dạ dày.

Ghi hồ sơ bệnh án của bệnh nhân gồm có loại ống thông, kích thước, sự hợp tác và tình trạng người bệnh trong khi phẫu thuật và định vị ống thông.

Sau khi đặt ống thông, cơ thể vì có vật lạ vào mà không khỏi khó chịu. Phụ thuộc vào chất lượng ống và tay nghề điều dưỡng, bác sĩ mà người bệnh có phản ứng khác nhau. Sau đây là một số dấu hiệu sau khi đặt ống thông dạ dày.

Thường thì bệnh nhân có dấu hiệu buồn nôn, mệt mỏi, khó chịu, suy nhược và chảy máu nơi đặt ống.

Nếu bệnh nhân bị sặc dịch dạ dày, nhịp tim không ổn định, chậm và ngất do kích thích dây X, tím tái mặt, bệch môi và ho sặc sụa thì hãy liên hệ gấp với bác sĩ để được đặt lại ống thông và khám ngay lập tức.

Sau khi đặt ống thông dạ dày, bệnh nhân cần được chăm sóc một cách cẩn thận, thức ăn mang vào cơ thể cũng có một số lưu ý nhất định.

  • Thức ăn mang vào cơ thể thường là thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt. Nên sử dụng những loại thức ăn đã được xay nhuyễn/ép lấy nước như cháo, súp, sữa, sinh tố. Những thực phẩm này sẽ giúp cung cấp năng lượng cho bệnh nhân để hồi phục sức khỏe.
  • Dựa vào tình trạng của bệnh nhân để làm những thức ăn khác nhau. Mỗi người có một bệnh nền và tình trạng riêng nên họ đòi hỏi chế độ ăn uống khác nhau. 
  • Thay vì ăn nhiều trong một bữa làm tăng nguy cơ sặc, nôn trớ thì hãy chia nhỏ bữa ăn trong một ngày. Có thể là 5 đến 6 bữa, mỗi lần 400ml, còn trẻ em thì trên dưới 20ml mỗi bữa ăn.
  • Thức ăn cần được xay nhuyễn và không có tình trạng khó tiêu hóa.
  • Không cho bệnh nhân ăn quá nhanh, tránh bị nôn ói và trào ngược.
  • Đảm bảo ống thức ăn luôn sạch, không nhiễm khuẩn. Ngay sau khi cho bệnh nhân ăn cần phải vệ sinh ống sạch sẽ. Nên thay ống khi ống đã có dấu hiệu bẩn và hết kỳ sử dụng.
  • Vệ sinh khoang miệng bằng nước muối sinh lý hằng ngày.

Người đặt sonde dạ dày chỉ ăn được thức ăn xay nhuyễn

Sau khi đặt ống thông dạ dày, trong quá trình chăm sóc cần theo dõi và lưu ý một số tai biến có thể xảy ra. Bạn cần nắm được cách xử trí cho từng trường hợp như sau:

  • Trào ngược thức ăn: bạn nên cho bệnh nhân ăn chậm lại và kiểm tra thức ăn còn dư trong dạ dày bằng cách hút dịch trước khi ăn, báo cáo bác sĩ lượng thức ăn còn dư thừa. Khi ăn cần giữ đầu cao 30 độ và sau khi ăn 30 phút đến một tiếng.
  • Hít sặc: cho bệnh nhân nằm đầu 30 phút trước và sau khi ăn.
  • Nôn: khi ăn quá nhanh, quá nhiều trong một cữ ăn thì bệnh nhân thường có dấu hiệu buồn nôn và nôn. Tiến hành hút dịch ở họng và phế quản cho bệnh nhân.
  • Tiêu chảy: cần giảm tốc độ truyền thức ăn vào cơ thể, giảm chế độ ăn và kiểm tra vấn đề thức ăn. 
  • Cân nặng: cần xem xét nếu bệnh nhân sụt cân để có chế độ ăn uống bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng hơn.

Sonde dạ dày là kỹ thuật không quá phức tạp nhưng đòi hỏi độ chính xác và an toàn cao. Vì vậy, bạn hãy lựa chọn cơ sở y tế thật uy tín để thực hiện quy trình này.

Bệnh viện Hồng Ngọc là địa chỉ uy tín hàng đầu trong việc đặt Sonde dạ dày tại nhà được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn. Việc đặt sonde được tiến hành bởi đội ngũ nhân viên y tế chuyên nghiệp, tuân thủ nghiêm ngặt theo đúng quy trình của Bộ Y tế, đảm bảo an toàn tối đa cho người bệnh. Vui lòng liên hệ theo hotline 0949.416.006 – 0947.616.006 – 0911.858.616 để được tư vấn về dịch vụ đặt sonde dạ dày tại nhà.

Bên cạnh đó, Bệnh viện Hồng Ngọc cũng sở hữu Trung tâm tiêu hóa chất lượng cao, thăm khám và điều trị các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa. Với nhiều ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ như quy tụ đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, từng công tác tại Bệnh viện Bạch Mai; hệ thống máy móc hiện đại; phục vụ chuyên nghiệp… trung tâm luôn nhận được sự tin tưởng của đông đảo bệnh nhân.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý cũng như kê đơn thuốc hiệu quả tốt nhất.

“”

Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  3. Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Hotline: 0911 908 856 – 0932 232 016

Email:

Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:

//www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc

Video liên quan

Chủ Đề