Huyệt dương trì nằm ở đâu

Theo số liệu thống kê những năm gần đây trên thế giới và tại nước ta, các bệnh lý về mắt không ngừng gia tăng. Đáng chú ý, trước đây bệnh mắt thường được xem là đặc trưng của tuổi già nhưng hiện không ít người trẻ, mới bước sang tuổi 30 nhưng “tuổi của mắt” đã già hóa, lên đến độ tuổi 40, 50 và nguy cơ bệnh lý đến rất sớm. Sở dĩ có tình trạng này là do ngoài yếu tố tuổi tác, các tác động tiêu cực như ô nhiễm môi trường, thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử cũng như các stress đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến mắt. Trong khi đó, đây lại là các yếu tố gắn liền với con người trong xã hội hiện đại, nhất là người trẻ càng khiến các bệnh về mắt ngày càng phát triển.

Tự xoa bóp bấm huyệt

Tự xoa bóp của y học cổ truyền có tác dụng tư bổ can thận, điều can minh mục [điều hòa tạng can, làm sáng mắt], cụ thể như sau:

Day các huyệt vùng xung quanh hốc mắt có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về mắt, cải thiện tình trạng suy giảm thị lực.

Day huyệt Toản trúc: Dùng hai ngón tay cái ấn vào huyệt Toản trúc day trong nửa phút. Huyệt Toản trúc nằm ở chỗ lõm đầu trong chân mày, thẳng trên góc mắt trong. Tác dụng: Khứ phong, minh mục, chữa đau đầu vùng trán, mờ mắt, chảy nước mắt, đau mắt đỏ, nháy mắt liên tục.

Vị trí các huyệt Thái dương, Tình minh, Tứ bạch.

Day huyệt Tình minh: Dùng hai ngón trỏ ấn vào huyệt Tình minh bên trong khóe mắt, cách đầu trong góc mắt 0,1 thốn, day trong nửa phút. Tác dụng: Sơ phong tiết nhiệt, thanh hoả, minh mục; chữa viêm màng tiếp hợp, liệt dây thần kinh VII, chắp lẹo, viêm tuyến lệ.

Day huyệt Tứ bạch: Hai ngón tay cái gập lại, dùng gồ ngón tay cái đồng thời day huyệt Tứ bạch trong nửa phút. Huyệt Tứ bạch nằm ngay giữa mi dưới thẳng xuống 1 tấc, chỗ lõm dưới hố mắt, bờ dưới cơ vòng mi. Tác dụng: Làm sáng mắt, thư can, minh mục, sơ can, lợi đởm.

Day huyệt Thái dương: Dùng hai ngón cái hoặc ngón trỏ đồng thời day huyệt Thái dương trong nửa phút. Huyệt Thái dương nằm khoảng giữa của đuôi mắt và đuôi chân mày đo ra 1 tấc, nơi lõm xuống. Tác dụng: Chữa các bệnh về mắt, đau đầu.

Vuốt da mi mắt: Nhắm mắt lại, dùng ngón tay trỏ vuốt nhẹ lên lớp da mi mắt từ trong ra ngoài, làm mi mắt trên trước, mi dưới sau. Vuốt khoảng 50 lần. Có tác dụng sơ can, minh mục, giảm stress và giảm tình trạng mỏi mắt.

Xoa vòng quanh mắt: Dùng hai ngón trỏ và giữa để cạnh nhau, bắt đầu từ hai phía cánh mũi men theo hai phía sống mũi đẩy ngược lên tận trán, sau đó thuận theo trán kéo xuống huyệt thái dương rồi trở về chỗ cũ. Làm như vậy 50 lần. Có tác dụng sơ can, minh mục, giảm stress và giảm tình trạng mỏi mắt.

Day các huyệt có tác dụng khu phong, sơ can, minh mục, tư bổ can thận:

Day huyệt Phong trì: Dùng hai ngón tay cái day ấn đồng thời vào huyệt Phong trì trong khoảng nửa phút. Huyệt nằm ở chỗ lõm của bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ. Tác dụng: Khu phong, giải biểu, thanh nhiệt, thông nhĩ, minh mục, sơ tà khí.

Bài tập dưỡng sinh “luyện thư giãn” có tác dụng điều hòa, thư giãn giảm stress, sơ can, minh mục, góp phần hỗ trợ cải thiện thị lực.

Day huyệt Hợp cốc: Dùng ngón tay cái hoặc ngón trỏ bấm huyệt Hợp cốc lần lượt hai bên mỗi bên khoảng 10 lần. Bấm theo nhịp một mạnh, một nhẹ. Vị trí huyệt Hợp cốc: Khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau, huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ ngón cái. Tác dụng: Trấn thống, thanh tiết phế khí, thông giáng trường vị, phát biểu, giải nhiệt, khu phong.

Day huyệt Can du: Hai tay đưa ra sau lưng, dùng ngón tay cái đồng thời day bấm huyệt Can du trong khoảng 1 phút. Huyệt Can du nằm dưới gai sống lưng 9 đo ngang ra 1,5 tấc. Tác dụng: Điều khí trệ, bổ vinh huyết, lợi can đởm. Trị các bệnh về mắt mạn tính, mắt sưng đau, hoa mắt, mắt có màng, hoàng đản, túi mật viêm, viêm gan, đau lưng, chảy máu mũi.

Day các huyệt Phượng nhãn, Mục minh, Quang minh: Có thể dùng đầu ngón tay cái hoặc đầu ngón trỏ day bấm vào các huyệt vị nói trên. Khi kích thích huyệt Phượng nhãn, có thể dùng vật có đầu tù như đầu bút, đầu đũa... day ấn vuông góc vào huyệt. Huyệt Phượng nhãn là kỳ huyệt [huyệt có tác dụng đặc biệt], vị trí ở đầu mút ngoài của lằn chỉ giữa ngón tay cái. Tác dụng: Minh mục, thông nhĩ. Trị các bệnh về mắt và tai.

Ở tư thế ngồi thoải mái, dùng đầu ngón cái day bấm huyệt Quang minh 2 - 3 phút. Vị trí huyệt Quang minh nằm ở bờ ngoài cẳng chân, cách đỉnh mắt cá ngoài đo lên 5 thốn, sát bờ trước xương mác ở cẳng chân. Tác dụng: Điều can, minh mục; chữa các bệnh suy giảm thị lực, quáng gà, teo thần kinh thị giác…

Khi bấm huyệt Mục minh, nên dùng cả hai ngón tay trỏ day bấm cùng lúc vào huyệt. Huyệt Mục minh là kỳ huyệt, vị trí nằm ở trước trán, là giao điểm của bờ chân tóc với đường thẳng nối từ con ngươi [đồng tử mắt] thẳng lên. Tác dụng: Chữa suy giảm thị lực, quáng gà...

Day huyệt Thận du: Hai tay đưa ra sau lưng, dùng ngón tay cái đồng thời day bấm huyệt Thận du trong khoảng 1 phút. Vị trí huyệt Thận du: Dưới gai sống thắt lưng 2 đo sang ngang 1,5 tấc. Tác dụng: Ích thủy, tráng hoả, điều thận khí, kiện cân cốt, minh mục, thông nhĩ. Trị bệnh về mắt, tiểu dầm, thắt lưng đau, điếc, tai ù, tiêu chảy mạn tính, kinh nguyệt rối loạn, liệt dương, di mộng tinh.

Xoa vòng quanh mắt giúp giảm stress, mỏi mắt.

Bài tập dưỡng sinh

Như chúng ta đã biết, stress tâm lý và công việc cũng là một tác nhân gây ảnh hưởng không nhỏ  tới sức khỏe của mắt. Vì vậy, các bạn có thể áp dụng bài tập dưỡng sinh “luyện thư giãn” có tác dụng điều hòa, thư giãn giảm stress, sơ can, minh mục, góp phần hỗ trợ cải thiện thị lực, cụ thể như sau:

Tư thế tập: Nằm ngửa, hai tay duỗi xuôi sát người, bàn tay hoặc để tự nhiên  bên cạnh người hoặc úp tự nhiên trên hai mấu trước của mào chậu, ngón tay để vào bụng dưới [nên để đệm dưới khuỷu tay cho khỏi đau].

Làm giãn theo 3 đường:

Đường 1: Đi từ đỉnh đầu qua hai bên mặt, hai bên cổ, vai, cánh tay, cẳng tay, bàn tay rồi đến ngón tay.

Đường 2: Đi từ đỉnh đầu qua mắt, cổ, ngực, bụng, đùi, cẳng chân, bàn chân, xuống ngón chân.

Đường 3: Đi từ đỉnh đầu qua gáy, lưng, thắt lưng, mông, bắp đùi, bắp chân, rồi xuống đến gót chân. Theo trình tự đó ta làm giãn như sau:

Tự ra lệnh thầm [thầm nghĩ] cho ta giãn lần lượt các vị trí đã định, chú ý theo dõi cảm giác ở đó [nếu có]. Làm tuần tự hết đường 1 giữ cảm giác thoải mái ở đó khoảng thời gian dài 5 - 10 hơi thở tự nhiên của mình rồi làm giãn đến đường 2 rồi đường 3. Cách làm là khi hít vào ra lệnh thầm vị trí, khi thở ra tự ra lệnh giãn.

Ví dụ: Khi hít vào ra lệnh đỉnh đầu, khi thở ra ra lệnh giãn, và cứ tuần tự theo các đường đã nói trên.

Một số điểm cần lưu ý

Bạn cần đi khám chuyên khoa mắt để xác định chẩn đoán bệnh về mắt và điều trị thuốc theo đơn của bác sĩ chuyên khoa.

Cần có một chế độ làm việc sinh hoạt điều độ và lành mạnh kết hợp với ăn các loại hoa quả có chứa nhiều carotene như cà rốt, cà chua, hồng, gấc...

Kiên trì thực hiện tự xoa bóp bấm huyệt kết hợp tập dưỡng sinh luyện thư giãn sẽ góp phần mang lại hiệu quả trong việc phòng và cải thiện tình trạng suy giảm thị lực cũng như làm chậm tiến trình lão hóa mắt.


DƯƠNG TRÌ

[ Huyệt Nguyên]

Vị trí: - Ở chỗ lõm trên cổ tay phía mu tay [Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành]

- Lấy ở trên nếp gấp của mặt sau khớp cổ tay, giữa gân ruỗi chung ngón tay và gân ruỗi riêng ngón tay út [ngửa bàn tay ra sau để nổi rõ nếp gấp khớp và các gân]

Giải phẫu: Dưới da là khe giữa gân cơ ruỗi chung ngón tay và ruỗi riêng ngón tay trỏ ở ngoài với gân cơ ruỗi riêng ngón tay út ở trong, khe giữa đầu dưới xương quay và xương trụ, ở trên xương nguyệt. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh trụ. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C8 hay D1.

Tác dụng:
     - Taị chỗ: Đau sưng cổ tay.

     - Theo kinh: Đau tay, đau vai, điếc tai, đau họng, đau mắt.

     - Toàn thân: Sốt rét, tiêu khát.

Cách châm cứu: Châm 0,2-0,3 tấc. Cứu 5-7 phút.

 Từ khóa: tác dụng, vị trí, ngón tay, sốt rét, phát huy, toàn thân, thần kinh, chi phối, giải phẫu, bàn tay, ngón tay trỏ, ngón tay út, động cơ


PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: | ĐT: 0905 147 543

 

Bấm huyệt chữa đau đầu gối là một thủ pháp chữa bệnh cổ truyền, giúp tạo ra những thay đổi tích cực. Đây được xem là phương pháp an toàn, không để lại tác dụng phụ. Hãy cùng tới với cách bấm huyệt và những lưu ý cần biết ngay dưới đây.

Đau đầu gối xảy ra do nhiều nguyên nhân như chấn thương, vận động quá sức, chế độ ăn thiếu dưỡng chất. Bên cạnh đó, đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý xương khớp. Có thể kể đến như: Thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng thấp, bệnh gút

Để điều trị tình trạng này, bên cạnh các phương pháp khác, bấm huyệt chữa bệnh đau đầu gối cũng được nhiều người lựa chọn. Bởi nó mang tới cho người bệnh nhiều lợi ích:

– Kích thích cơ thể sản sinh ra endorphin – chất giảm đau tự nhiên. Từ đó, người bệnh sẽ cảm thấy đỡ đau đầu gối hơn

– Giảm co cứng cơ, tê bì

– Cải thiện khả năng vận động cho khớp gối cũng như chi dưới

– Tăng cường chuyển hóa và cung cấp chất dinh dưỡng cho xương khớp

– Thúc đẩy lưu thông khí huyết

– Tạo cảm giác thư giãn, thoải mái cho người bệnh

Vậy đau đầu gối bấm huyệt nào? Dưới đây là hướng dẫn bấm huyệt chữa đau đầu gối một cách cụ thể.

>>Xem thêm: Nguyên nhân nào gây nên tình trạng đau đầu gối?

Thông thường xoa bóp bấm huyệt thường song hành. Việc xoa bóp được thực hiện trước khi bấm huyệt chữa đau gối để tăng cường lưu thông máu. Đồng thời nó cũng tạo điều kiện tốt nhất cho cơ thể trong quá trình châm cứu.

Hãy làm ấm bàn tay trước khi xoa bóp và thực hiện lần lượt các thao tác sau:

– Xoa: Dùng gốc bàn tay xoay tròn nhẹ nhàng trên khớp gối trong 1 phút.

– Day: Dùng gốc bàn tay day với lực mạnh hơn xoa trên đầu gối bị đau. Thực hiện trong 1 phút.

– Miết: Dùng vân của 2 ngón tay cái miết đầu gối từ trong ra ngoài.

– Bóp: Dùng cả bàn tay để nắn bóp nhẹ nhàng vùng đầu gối và các khu vực lân cận.

Sau khi xoa bóp, hãy để cơ thể nghỉ ngơi trong 3 phút rồi tiến hành bấm huyệt. Dưới đây là 12 huyệt chữa đau đầu gối.

– Tác dụng: Thông kinh hoạt lạc, tăng cường lưu thông máu, giảm đau

– Vị trí: Huyệt này còn có tên gọi khác là Bất định huyệt. Nguyên nhân là do vị trí của nó rất linh hoạt. Nó thường được xác định qua cảm giác đau của người bệnh. Theo đó, hãy dùng tay ấn nhẹ lên khắp hai chân, vị trí nào đau nhất chính là huyệt A thị.

– Cách bấm huyệt: Dùng ngón cái day huyệt này với lực từ nhẹ đến mạnh trong 3 phút.

– Tác dụng: Thường được sử dụng trong trường hợp bị viêm khớp gối. Bấm huyệt này cũng góp phần giải phóng dây thần kinh bị chèn ép.

– Vị trí: Người bệnh co duỗi đầu gối để làm xuất hiện khe giữa cơ ngoài và cơ thẳng trước của cơ tứ đầu. Vị trí huyệt nằm ở khe này cách xương bánh chè khoảng 6cm.

– Cách bấm huyệt: Dùng ngón tay cái day bấm huyệt trong 1 phút.

– Tác dụng: Giảm thiểu các cơn đau ở đầu gối

– Vị trí: Nằm tại chỗ lõm mặt ngoài xương bánh chè

– Cách bấm huyệt: Dùng ngón tay trỏ ấn mạnh vuông góc với da vừa ấn vừa day khoảng 3 phút.

– Tác dụng: Lưu thông khí huyết, tăng khả năng vận động của đầu gối.

– Vị trí: Nằm đối diện với huyệt Độc tỵ ở mặt trong đầu gối.

– Cách bấm huyệt: Lấy ngón giữa ấn vào huyệt, sau đó day nhẹ nhàng.

– Tác dụng: Giúp giảm đau nhức chân, giảm đau đầu gối do viêm khớp. Nó cũng giúp cải thiện khả năng co duỗi đầu gối.

– Vị trí: Nằm ở mặt ngoài ống chân, dưới đầu gối khoảng 3cm.

– Cách bấm huyệt: Day bấm huyệt chữa đau đầu gối theo chiều kim đồng hồ trong 2 phút.

– Tác dụng: Giúp giảm đau nhức chân, viêm khớp đầu gối.

– Vị trí: Nằm ở mặt trong cẳng chân, đối diện với huyệt Dương lăng tuyền. Huyệt Âm lăng tuyền ở chỗ lõm tiếp giáp đường thẳng và đường cong phía sau xương chày.

– Cách bấm huyệt: Dùng ngón cái bấm huyệt rồi day nhẹ trong 2 phút.

– Tác dụng: Giảm đau, sưng khớp gối

– Vị trí: Nằm chính giữa phía trên xương bánh chè

– Cách bấm huyệt: Lấy ngón cái day mạnh vào huyệt Hạc đỉnh. Sau đó dùng cả lòng bàn tay xoa toàn bộ khớp gối.

– Tác dụng: Là vị trí bấm huyệt trị đau đầu gối do viêm khớp gối. Ngoài ra nó còn giúp giảm tê nhức, co cơ bắp ở chi dưới, đau thắt lưng.

– Vị trí: Nằm giữa lằn chỉ ngang nếp gấp phía sau đầu gối

– Cách bấm huyệt: Dùng lực vừa phải của ngón tay giữa tác động lên huyệt trong 1 phút.

– Tác dụng: Thúc đẩy lưu thông máu, tăng cường chất dinh dưỡng tới phần khớp gối bị viêm hay bị thoái hóa khớp.

– Vị trí: Từ bờ trong của đầu xương bánh chè đo thẳng lên khoảng 4 – 5cm.

– Cách bấm huyệt: Đầu gối hơi co, một tay đỡ trên đầu gối. Tay còn lại dùng ngón cái ấn vào huyệt Huyết hải.

– Tác dụng: Tăng tuần hoàn máu, giảm đau, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.

– Vị trí: Người bệnh ngồi trên ghế, cẳng chân tạo với đùi một góc 90 độ.

– Cách bấm huyệt: Dùng lực của ngón tay cái dây bấm thẳng vuông góc vào huyệt. Thời gian kéo dài trong 1 phút.

– Tác dụng: Ngoài việc bấm huyệt trị đau đầu gối, tác động vào huyệt Thừa Sơn còn giúp tăng khả năng vận động khớp gối của người liệt chi dưới.

– Vị trí: Nằm cuối bắp chân. Vị trí của huyệt là vùng lõm tạo bởi khe cơ sinh đôi ngoài và trong.

– Cách bấm huyệt: Lấy một tay nắm chặt bắp chân bên bị đau. Đồng thời lấy ngón tay cái của tay còn lại day bấm huyệt 2 phút.

– Tác dụng: Trị đau đầu gối, tê bắp chân

– Vị trí: Gập chân 90 độ. Huyệt nằm ở chỗ lõm phía trên bên ngoài đầu gối.

– Cách bấm huyệt: Dùng ngón tay cái day mạnh lên huyệt 20 lần.

– Hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện xoa bóp bấm huyệt chữa đau đầu gối. Đây có thể là cách trị đau đầu gối tại nhà. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, hiệu quả hãy tới các cơ sở uy tín để được bác sĩ, chuyên gia trị liệu.

– Bấm huyệt chữa đau khớp gối chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ hoặc hỗ trợ điều trị.

– Cần thời gian dài mới phát huy tác dụng.

– Phương pháp này không phù hợp với người vừa bị chấn thương tại khớp gối, tinh thần không tỉnh táo, đầu gối có vết thương hở, mụn nhọt. Thêm vào đó, trẻ em, người già yếu, phụ nữ có thai cũng không nên bấm huyệt chữa đau khớp đầu gối.

– Kết hợp bấm huyệt với chế độ ăn uống bổ sung thực phẩm giàu canxi, rau xanh, ngũ cốc…

– Không vận động quá sức để tránh gây sức ép lên khớp gối.

Trên đây là những thông tin về tính hiệu quả cũng như cách bấm huyệt chữa đau đầu gối. Nếu cần tư vấn thêm về những vấn đề có liên quan tới tình trạng đau đầu gối, đừng ngần ngại liên hệ với chuyên gia qua tổng đài 0343 44 66 99.

XEM THÊM

Video liên quan

Chủ Đề