Jacquard fabric là gì

Jacquard là chất vải được đánh giá cao trong nhiều lĩnh vực, nhất là ngành thời trang. Vậy, bạn có biết vải jacquard là gì? Lịch sử hình thành, ưu điểm, nhược điểm và cách phân loại vải jacquard như thế nào không? Nếu đây là vấn đề bạn băn khoăn thì hãy cùng Gạo House tìm kiếm đáp án qua bài viết dưới đây nhé! 

1. Vải Jacquard là gì? Lịch sử hình thành và phát triển

Mặc dù đã xuất hiện khá lâu trên thị trường nhưng vải Jacquard vẫn là cái tên còn nhiều lạ lẫm đối với nhiều người. Nếu bạn cũng chưa hiểu rõ jacquard fabric là gì hãy theo dõi phần dưới đây của Gạo để tìm câu trả lời nhé!. 

1.1. Vải Jacquard là vải gì? Giải thích cụm từ “jacquard”

Vải Jacquard là chất liệu vô cùng đặc biệt, bởi lẽ hoa văn của vải thay vì được thêu hay in như những loại thông thường thì nó lại được hình thành thông qua quá trình dệt. Do đó, khi nhìn bằng mắt thường bạn có thể thấy phần hoa văn nổi trên bề mặt của tấm vải. Các loại vải dệt kiểu jacquard một mặt hoa văn nổi và một mặt hoa văn chìm.

Vải Jacquard được đặt theo tên của người thợ dệt đã phát minh ra nó là Joseph – Marie Jacquard [ông là người phát minh ra cách dệt Jacquard]. 

Ngày xưa, người ta sử dụng công nghệ jacquart chủ yếu để dệt sợi tơ lụa. Tuy nhiên khi nhu cầu sử dụng những loại vải dệt theo kiểu này ngày càng nhiều thì các loại sợi giá rẻ như: bông, polyester,.. đã được sử dụng để thay thế. 

Vải dệt kiểu Jacquard – trào lưu thời trang thế kỷ 15

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển vải Jacquard

Vải Jacquard có xuất xứ từ Hy Lạp và bắt đầu phát triển trong thời kỳ giao thương giữa các quốc gia phương Tây và Châu Á. Vào thời điểm đó, loại vải này chỉ được sử dụng trong các gia đình quý tộc, giới thượng lưu và quan lại lớn. 

Trong thế kỷ 15, chất vải Jacquard chỉ được dệt bằng phương pháp thủ công. Sau vài thế kỷ, loại vải này mới được dệt trên khung hoa thay vì dệt tay. Để sử dụng cách dệt này cần phải có hai người thợ phối hợp nhịp nhàng cùng nhau.

Đến cuối thế kỷ 17, những tấm vải Jacquard dệt bằng máy đầu tiên đã ra đời. Cha đẻ của phương pháp dệt vải này là Joseph – Marie Jacquard, công nghệ này cho phép tạo ra hoa văn bằng các lỗ đục. Năm 1801, Vua Napoleon đã biết đến máy dệt vải Jacquard và quyết định tài trợ để hoàn thiện nó. Từ đó, nước Pháp cũng mở ra một kỷ nguyên mới trong ngành dệt may. 

Ngày nay, khi công nghệ phát triển máy dệt Jacquard được thay thế bằng những phần mềm hiện đại hơn. Tuy nhiên, chất liệu này vẫn mang tên Joseph – Marie Jacquard để tưởng nhớ công ơn của ông.

Nước Pháp trở thành cái nôi của công nghệ dệt vải Jacquard bằng máy

2. Phân loại vải Jacquard theo sợi

Để phân loại chất liệu này, người ta căn cứ vào thành phần sợi vải. Cụ thể như sau:

2.1. Vải thổ cẩm Jacquard

Vải thổ cẩm Jacquard được dệt từ 97% sợi polyester và 3% sợi Spandex. Tuy nhiên, trên thị trường vẫn có những tấm vải thổ cẩm Jacquard được dệt từ 100% sợi polyester. Chất liệu này thường được dùng để may rèm cửa và vật dụng trang trí nội thất. So với những loại vải khác, vải thổ cẩm Jacquard có phần nặng hơn.

Vải thổ cẩm Jacquard có màu sắc khá đa dạng 

2.2. Vải Damask 

Vải Damask được dệt từ nhiều loại sợi như: sợi len, lanh hoặc tơ lụa. Một số nơi người ta lại dệt vải bằng sợi tổng hợp để tiết kiệm chi phí. Chất liệu Damask được nhiều chuyên gia đánh giá là có chất lượng cao hơn so với thổ cẩm. Ngoài ra, do vải Damask được dệt từ các loại sợi cao cấp nên trông rất đẹp mắt. Chúng óng ánh và đem đến cảm giác quý phái, sang trọng cho người mặc.

 

Vải Damask được xếp vào hạng vải dệt theo kiểu Jacquard cao cấp nhất hiện nay

2.3. Vải sợi cotton Jacquard

Vải cotton Jacquard được dệt từ 100% sợi cotton nguyên chất nên có tính chất tương tự như vải thun cotton. Do đó, cotton Jacquard có khả năng thấm hút mồ hôi, co giãn 4 chiều, bền bỉ và thân thiện với làn da của người mặc. Để nhận biết vải sợi cotton Jacquard, bạn có thể sờ vào hoa văn [nếu một mặt lồi và một mặt lõm thì đó chính là Jacquard].

Vải cotton Jacquard thường được dùng để làm khăn lau bởi đặc tính thấm hút tốt 

2.4. Vải Matelassé

Vải Matelassé là chất liệu được dệt từ sợi bông hoặc sợi tơ lụa theo công nghệ Jacquard. Vải có độ co giãn cao, khả năng thấm hút mồ hôi cực tốt. Tuy nhiên, điểm trừ của Matelasse’ là dễ bị xù lông nên chỉ được dùng để làm lót gối hoặc các vật dụng cá nhân. 

Hoa văn trên vải Matelassé được thiết kế vô cùng tinh tế và không quá gồ

2.5. Vải lụa Jacquard

Vải lụa Jacquard được dệt từ 100% sợi tơ tằm theo công nghệ Jacquard nên có độ bóng rất hoàn hảo. Hơn nữa, vải rất mềm mịn, thoáng mát nên được rất nhiều người yêu thích và sử dụng. Khi mặc vào, vải lụa Jacquard sẽ mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu và sang trọng. 

Vải lụa Jacquard còn được gọi là vải gấm Jacquard có hoa văn nổi vô cùng tinh tế

3. Quy trình sản xuất vải Jacquard

Quy trình sản xuất vải dệt kiểu Jacquard đạt chuẩn cần trải qua 4 bước sau đây: 

Mỗi một loại sợi trước khi đưa vào công đoạn dệt vải sẽ được làm sạch để loại bỏ tạp chất. Sau đó, người ta sẽ thực hiện kéo thô để gia tăng độ dài sợi vải. Tiếp sau đó, người sản xuất sẽ sử dụng một số loại hồ để tạo màng bọc cho từng sợi vải. Mục đích của phương pháp này là để sợi vải trở nên trơn bóng và bền hơn.

  • Bước 2: Nhuộm màu cho sợi vải

Trước khi nhuộm, người ta sẽ tẩy đi lớp màu tự nhiên của sợi vải. Sau đó sẽ xử lý bằng thuốc nhuộm và dung dịch hữu cơ để vải dễ lên màu hơn khi nhuộm. 

  • Bước 3: Dệt vải [dệt bằng máy]

Hiện nay, đa phần người ta dệt vải bằng máy theo chiều ngang và dọc để tạo ra  các lớp họa tiết lồi lõm. Sau khi dệt hoàn thiện, người ta tiếp tục nấu chúng trong các loại dung dịch có chất phụ trợ. Quá trình này sẽ giúp màu sắc sợi vải trở nên rõ nét hơn. 

Các hoa văn được tạo ra ngay khi dệt theo kiểu Jacquard

4. Những đặc điểm của vải Jacquard

Là loại vải được tạo thành từ nhiều sợi khác nhau nên vải Jacquard cũng mang trong mình nhiều đặc điểm như:

4.1. Ưu điểm 

Vải dệt có những ưu điểm nổi trội như sau:

  • Co giãn tốt: Vải Jacquard đa phần được làm từ sợi Cotton hoặc có thêm sợi Spandex. Do đó, vải có độ co giãn 4 chiều mang đến cảm giác thoải mái cho người mặc khi tham gia các hoạt động hoặc trò chơi cần vận động mạnh. 
  • Bền bỉ: So với những chất liệu khác, vải Jacquard có độ bền được đánh giá rất cao. Chúng không hề bị ảnh hưởng nhiều bởi tác động của con người, thời tiết và thời gian. Chúng gần như giữ trọn những đặc điểm  ban đầu và không hề có dấu hiệu biến dạng trước những tác động tiêu cực.
  • Thẩm mỹ cao: Đây là chất liệu vải có tính thẩm mỹ cực kỳ cao. Các hoa văn được dệt thay vì in nên rất rõ nét, sống động và chân thực.
  • Màu sắc hài hòa: Loại vải này không chỉ nhiều màu nền mà trên mỗi tấm vải còn có sự kết hợp hài hòa giữa nhiều màu sắc với nhau. Dựa vào sự đa dạng màu sắc của mình, chất liệu Jacquard đem đến cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn hơn.

Mỗi một tấm vải Jacquard đều mang vẻ đẹp riêng

4.2. Nhược điểm

Ngoài các ưu điểm trên, vải jacquard còn mang lại một số nhược điểm bất lợi cho người dùng như: 

  • Khó gia công: Chất liệu Jacquard khá dày nên đòi hỏi người thiết kế phải có tay nghề cực kỳ cao. Đây cũng là lý do chúng ta chỉ thường bắt gặp loại vải này ở những trang phục được may đo cao cấp.
  • Giá thành cao: Vải khá bền bỉ và quá trình dệt vải có đôi chút phức tạp thế nên giá thành của Jacquard cũng cao hơn so với những chất liệu phổ biến trên thị trường.
  • Khó bảo quản: Hoa văn của Jacquard được dệt trực tiếp lên trên bề mặt bằng những sợi vải có nguồn gốc từ thiên nhiên như sợi bông, sợi tơ tằm và sợi lanh. Vì thế, nếu vải không được bảo quản đúng cách sẽ rất dễ bị xù lông.

5. Những ứng dụng của vải Jacquard

Vải Jacquard là chất liệu được ứng dụng nhiều trong đời sống và lĩnh vực thời trang. Cụ thể như sau:.

5.1. Trong lĩnh vực thời trang

Là một loại vải đẹp mang đến cảm giác quý tộc và sang trọng nên chất vải Jacquard được sử dụng nhiều trong các bộ sưu tập Haute Couture. Chúng đều là những thiết kế độc nhất vô nhị, là tác phẩm đại diện cho tầng lớp cao cấp nhất.

Vải dệt theo kiểu Jacquard thường có hoa văn mang nét truyền thống điển hình như vải thổ cẩm. Vì thế, chúng ta cũng sẽ thường bắt gặp những trang phục truyền thống với các nét văn hóa riêng được may bằng chất liệu này. Ngoài ra, người ta còn may áo dài từ lụa Jacquard. 

Chất liệu Jacquard càng làm tôn lên vẻ cao cấp của các thiết kế Haute Couture

5.2. Trong trang trí nội thất, chăn ga gối

Với độ bền cao cùng họa tiết đẹp mắt và màu sắc đa dạng nên chất liệu này được ứng dụng rất nhiều trong trang trí nội thất. Do đó, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp chúng dưới hình dáng những chiếc bọc ghế, bọc sofa, thảm, rèm cửa...

Bên cạnh đó, vải cotton Jacquard với khả năng thấm hút mồ hôi tốt, thoáng khí nên còn được dùng để may chăn ga gối đệm. 

Vải dệt Jacquard phù hợp với những ngôi nhà theo phong cách cổ điển

6. Hướng dẫn sử dụng và bảo quản vải Jacquard đúng cách

Mỗi loại vải đều có những cấu trúc sợi khác nhau. Do đó bạn phải khéo léo trong cách sử dụng và bảo quản chúng để kéo dài tuổi thọ của sợi vải. Đối với chất liệu Jacquard cần ghi nhớ những lưu ý sau:

  • Vải nên được giặt tay để tránh trường hợp hoa văn trên vải bị xù khi quay trong buồng máy giặt.
  • Hạn chế sử dụng chất tẩy vì chúng sẽ làm thay đổi cấu trúc vải và khiến màu sắc vải bị phai. 
  • Đối với những mẫu thiết kế thời trang cao cấp làm từ vải Jacquard, chúng ta nên cố gắng giặt chúng bằng nước ấm. Nhiệt độ trung bình giúp các sợi vải có độ co rút tốt hơn.
  • Nếu có điều kiện kinh tế thì các bạn nên gửi các sản phẩm dệt theo kiểu Jacquard đến các cửa tiệm giặt khô để vải được vệ sinh đúng cách
  • Vải Jacquard thường đến từ tự nhiên vì vậy chúng rất dễ bị giòn khi gặp nhiệt độ cao. Do đóVì vậy, khi phơi chúng hãy chọn những chỗ thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời.

Giặt khô là phương pháp giữ độ bền vải tốt nhất hiện nay

Với những thông tin trên đây về vải Jacquard, Gạo House hy vọng rằng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn vải jacquard là gì? Nếu còn thắc mắc về các chất liệu được sử dụng trong ngày đồng phục. Hãy liên hệ ngay với Gạo House để được giải đáp bạn nhé!

Mọi thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ: 

✤ Website: //xuongmayaodongphuc.vn

✤Zalo shop: //zalo.me/4396320771975031169

✤Email:

☎️ Hotline : 0886.883.555

▶Địa chỉ: Số nhà 23, Ngách 97/16 Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.

Video liên quan

Chủ Đề